MỤC LỤC
Lời mở đầu
Tóm tắt
I. Biến đổi khí hậu nguyên nhân và hậu quả 1
1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu 1
1.2. Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 1
1.2.1. Hiệu ứng nhà kính 1
1.2.2. Những dòng nước đại dương 2
1.2.3. Chu kì mặt trời 2
1.2.4. Sự phun trào núi lửa 3
1.2.5. Sự trôi dạt của các lục địa 3
1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu 3
1.3.1. Biến đổi khí hậu tác động đến kinh tế 4
1.3.2. Biến đổi khí hậu tác động đến xã hội 10
II. Đặc điểm địa lí, kinh tế xã hội, của tỉnh BR-VT tác động của biến đổi khí hậu đến những đặc điểm đó 19
2.1. Đặc điểm địa lí kinh tế xã hội của tỉnh BR-VT 19
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh BR-VT 25
2.2.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cơ sở của dự báo đối với BR-VT 26
2.2.2. Phác thảo tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh BR-VT 28
2.2.3. Định hướng chung trong ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh BR-VT 32
III. Những biện pháp, cách khắc phục, hạn chế ảnh hưỡng của biến đổi khí hậu đến BR-VT nói riêng và Việt Nam nói chung 33
Tài liệu tham khảo 40
44 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5832 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng thủy văn và môi trường – tại nhiều khu vực, trong đó có TPHCM và Vũng Tàu đã cho thấy, từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ ở đây đã tăng lên 20 độ C. Tại nhiều khu vực như Bến Tre - trước đây chưa bao giờ có bão, nhưng năm 2007 đã có bão. Mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm.Tại Thừa Thiên - Huế, thay đổi khí hậu còn đậm nét hơn. Cường độ mưa tăng rõ rệt. Trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước. Mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn lần trước.
Tại TP.HCM, cuối tháng 11 vừa qua, triều cường đã đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua, là minh chứng rõ nét nhất cho hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu .Để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam là quốc gia được đánh giá là tham gia sớm và khá đầy đủ các công ước quốc tế như ký Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, cơ chế phát triển sạch...Chính phủ Việt Nam đã khẳng định việc phòng chống, kiểm soát và giảm thiểu hậu quả của thiên tai là một trong những mục tiêu ưu tiên. Mặc dù vậy, nước ta vẫn còn thiếu một chiến lược dài hạn về giảm thiểu biến đổi khí hậu .
Theo khuyến nghị của Cơ quan phát triển LHQ Việt Nam, để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu , Việt Nam cần giải quyết ở cả ba cấp độ: cộng đồng, chính sách và năng lực thể chế, trong đó quan trọng nhất là xây dựng năng lực thể chế. Để giải quyết vấn đề này, trong phiên họp thường kỳ chính phủ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đang gấp rút hoàn thành đề cương chương trình này trong tháng 12.
Theo nhận định của Cơ quan phát triển LHQ - UNDP tại Việt Nam, để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu, ngay từ bây giờ, nước ta cần phải có ngay các biện pháp ứng phó và thích ứng với BĐKH. Cùng với đó là các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính như hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, thực hiện tiết kiệm năng lượng. Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Bởi lẽ biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả vô cùng lớn đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tổ chức Oxfam (có trụ sở tại Anh) đưa ra dự báo, trong vòng 6 năm tới, hàng triệu người sẽ trở thành nạn nhân của những thảm hoạ do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Chính vì thế, cộng đồng các quốc gia trên thế giới cùng chung tay chống lại BĐKH, vì sức khoẻ của mỗi người.Oxfam ước tính trung bình đến năm 2015 sẽ có 375 triệu người/năm bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng 54%.
Trong khi đó, Diễn đàn Nhân đạo Toàn cầu (GHF), ngày 29/5 đã đưa ra con số cảnh báo về tác hại của biến đổi khí hậu, biểu hiện dưới các dạng thiên tai như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng,… đã cướp đi mạng sống của khoảng 315.000 người và ảnh hưởng tới đời sống của hơn 300 triệu người dân trên thế giới mỗi năm. Tính chung tổng thiệt hại về vật chất vào khoảng 125 tỷ USD.
GHF cũng dự báo rằng, trong vòng 20 năm tới, số người thiệt mạng do biến đổi khí hậu có thể sẽ tăng lên 500.000 người/năm, đồng thời số người bị ảnh hưởng sẽ tăng tới hơn 600 triệu người/năm và thiệt hại kinh tế là trên 600 tỷ USD/năm. Ngoài ra, hàng trăm người dân trên trái đất sẽ thiếu nguồn nước để ăn và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo báo cáo, những nơi có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu là châu Phi, Băng-la Đét, Ai Cập, các vùng duyên hải. Ước tính, 98% thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra rơi vào các nước đang phát triển và dân cư ở tiểu vùng Xa-ha-ra, Trung Đông, Nam Á và một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
Còn UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc) lại nhận định, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh – phát triển toàn cầu. Đến năm 2025, khoảng 5 tỷ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến sự khan hiếm nước và lương thực và năm 2050, khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do nước biển dâng, bão lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn.
Thống kê cho thấy, trẻ em là đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ BĐKH gây nên, đặc biệt là những trẻ em nghèo khó, lang thang tại các đô thị. Những khu vực đô thị nghèo không được quản lí tốt là môi trường trẻ em có khả năng chịu nhiều rủi ro nhất trên thế giới. Có những khu có tỉ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi lên đến 25%. Chất lượng sống kém, dân cư quá đông đúc và tình trạng thiếu nước, mất vệ sinh cũng như thiếu hiệu quả trong việc quản lí rác thải và cống rãnh là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh và tổn thương cao.
Nếu như ở các nước phát triển, trẻ em dưới 18 tuổi chiểm khoảng 20% dân số thì ở những nước chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH - hầu hết là nước thu nhập thấp - thành phần này lên đến gần một nửa dân số (42% ở Bangladesh, 51% ở Nigeria, 57% ở Uganda).
Quan trọng hơn là tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ ảnh hưởng bởi BĐKH rất cao. Thành phần này chiếm từ 10 đên 20% dân số ở các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH như Ấn Độ (11%), Bangladesh (12%), Nigeria và Mozambique (17%), Uganda (21%), còn ở các nước có thu nhập cao, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi chỉ chiếm từ 4 đến 5%.
Về mức độ ảnh hưởng, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động tiêu cực từ BĐKH trên thế giới. Ở Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5-0,7 độ C, trong đó nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, nhiệt độ ở phía Bắc tăng nhanh hơn phía Nam. Cường độ, lượng mưa tăng kỷ lục ở nhiều nơi khiến lũ lụt, lở đất gây kinh hoàng cho người dân (điển hình là trận lũ lịch sử ở Hà Nội năm 2008). Triều cường ở TP HCM cũng đạt đỉnh trong vòng 50 năm qua. Thời gian qua, Việt Nam đã bùng phát nhiều bệnh và dịch bệnh (sốt xuất huyết, tiêu chảy, cúm,…). Ví dụ như trận lũ tháng 6/2007 tại Hương Khê (Hà Tĩnh), đã có tới 3.000 người mắc bệnh ăn chân do nấm, 600 ca tiêu chảy và trên 2.000 người bị đau mắt hột.
Hậu quả của biến đổi khi hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của Biến đổi khí hậu là Tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ, vùng đồng bằng và dải ven BĐKH đang là hiểm họa nhãn tiền với mọi dân tộc trên thế giới và liên quan trực tiếp đến đời sống của mỗi chúng ta, cho các thế hệ con cháu chúng ta trên mảnh đất này.Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta thấy trong suốt 1800 năm nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4, N2O) hầu như không thay đổi. Nhưng do công nghiệp hóa mà các khí nhà kính đã tăng vọt trong 200 năm qua, CO2 đã tăng thêm tới trên 30% và đạt tới 372ppm (theo Nguyễn Hữu Ninh, 2008)Nhiệt độ trung bình toàn cầu (a) đã tăng trung bình 0,740C so với năm 1850. Nhiệt độ ở hai cực tăng gấp đôi so với trung bình toàn cầu. Từ đó dẫn đến việc băng tan nhanh hơn làm cho diện tích Bắc cực thu hẹp lại (c) và làm cho mực nước biển dâng cao lên rõ rệt (b). Trong thập kỷ vừa qua mức nước biển ở Châu Á đã tăng thêm 3,1mm/năm (theo www.greenfacts.org):
Trong thế kỷ 21 bão nhiệt đới sẽ tăng lên cả về số lượng và cường độ (10-20%), hiện tượng El Nino và La Nina tăng hơn cả về tần suất lẫn cường độ. Mưa nhiều hơn, bão lụt nhiều hơn, điều mà chúng ta đã tự nhận thấy trong suốt những năm gần đây. Trong khi đó mùa hè thường nóng gắt tại nhiều nơi trên Trái đất dẫn đến nạn hạn hán nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có cả nước ta. Tầng ozôn- nơi hấp thụ tới 90% tia tử ngoại của bức xạ Mặt trời- bị bào mòn và phá thủng tại một số nơi (ở Nam cực và Bắc cực) làm cho các nước phát triển phải ký kết các hiệp ước cắt giảm phát thải khí nhà kính, nhất là phải thay thế CFC bằng các khí khác trong các thiết bị làm lạnh.Người ta tiên lượng là năng suất cây trồng ở châu Á sẽ bị giảm 2,5-10% vào những năm 2020 và giảm 5-30% vào những năm 2050. Khoảng 450 triệu người dân ở các nước đang phát triển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ở tình trượng thiếu dinh dưỡng (FAO, 2005). Sẽ có khoảng từ 120 triệu đến 1,2 tỷ người thiếu nước dùng vào những năm 2020 (Nguyễn Hữu Ninh, 2008). Do tốc độ thoát hơi nước tăng nên chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng giảm đi. Nhiều cây gỗ quý do bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt (gụ, lim, lát, nghiến, pơmu, trắc...). Rất nhiều cây dược liệu quan trọng sẽ bị dân chúng nước ta và người nước ngoài đến khai thác đến tuyệt chủng (điển hình như cây Bảy lá một hoa -Paris polyphylla- có tác dụng chống ung thư và nhiều cây khác)
Hổ bị săn bắn để nấu cao
Việc đánh bắt hải sản quá mức dẫn đến suy giảm nghiêm trọng sản lượng đánh bắt. Hiện tượng El Nino làm giảm sút nhanh chóng số lượng ấu trùng cá. Chuỗi thức ăn trong nước biển bị rối loạn do BĐKH. Nhiệt độ bề mặt nước tăng lên làm hàm lượng ôxy trong nước hạ thấp xuống và làm quá mức chịu đựng của một số loài hải sản. Nước bẩn thài từ đất liền đã làm gây nhiễm bệnh virút cho hàng loạt hải trường nuôi tôm ở nước ta.
Cảnh báo cho Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học đứng thứ 16 trên thế giới, với trên 75 loài duy nhất chỉ Việt Nam mới có, nhưng thật đáng tiếc- theo nguồn tin từ một bản phúc trình của Cục Bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho hay, chỉ trong vòng 10 năm, từ năm 1996 đến năm 2006, những loài động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam đã tăng đến mức báo động, từ 709 lên 857 loài. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng là do ô nhiễm môi trường, phá rừng, cháy rừng với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Những loài như tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy rái cá... đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. Những loài hươu sao, cá chép gốc, cá sấu hoa cà... cũng tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên, chỉ tồn tại ở trạng thái nuôi dưỡng một vài cá thể. Mặc dù đa số biết đến khái niệm tuyệt chủng, song họ đều nghĩ rằng những loài động thực vật quý hiếm đang suy giảm là do bị săn bắn, bị mất nơi cư trú... chứ chẳng liên quan gì đến việc họ “ăn đặc sản” hay dùng chúng làm thuốc bổ, đồ trang sức...
Trước mối đe dọa mất mùa, thiên tai, suy giảm đa dạng sinh học chúng ta cần có những giải pháp vĩ mô và vi mô. Giải pháp vĩ mô là thực hiện các cam kết quốc tế về Bảo vệ môi trường mà nước ta đã tham gia ký kết. Giải pháp vi mô gồm rất nhiều giải pháp cụ thể thích hợp cho từng lĩnh vực. Về nông lâm nghiệp đó là duy trì và bảo tồn các giống bản địa (ví dụ như giống ngô thích nghi với tình trạng ít nước, ít phân đang gieo trồng trên cao nguyên đá Đồng Văn), các giống động thực vật quý hiếm; bảo vệ nghiêm ngặt rừng và các Vườn Quốc gia, các Khu dự trữ sinh quyển, nghiêm cấm nuôi, săn bắt và tiêu thụ các động vật quý hiếm; thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch trồng mới 5 triệu ha rừng; lựa chọn hoặc nhập khẩu có chọn lọc các giống cây trồng vừa có năng suất cao, có phẩm chất tốt lại kháng sâu bệnh, kháng hạn, kháng úng...; nghiêm cấm sử dụng các thuốc trừ sâu nguy hiểm cho người, gia súc, gia cầm, thay thế bằng các trừ sâu sinh học; lựa chọn để ứng dụng một cách an toàn các sinh vật chuyển gen (GMO); tăng dự trữ thức ăn và chuẩn bị điều kiện chống rét, chống nóng cho gia súc, gia cầm; nhập có chọn lọc các giống gia súc ,gia cầm có hiệu quả kinh tế cao và thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu (ví dụ như nhập giống cá hồi cho Lâm Đồng, Lào Cai, Điện Biên...); chấm dứt việc nhập khẩu các nguyên liệu có thể sản xuất trong nước (ngô, bông, thuốc lá, đường, khô dầu đậu tương, hạt điều...). Về ngư nghiệp cần thực hiện các biện pháp nuôi thả bền vững đối với các thủy vực nuôi cá, nuôi tôm, tránh nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và các nguồn nước bẩn; sử dụng các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu để tự làm trong sạch nước; sử dụng biện pháp nuôi hỗn hợp tại các tầng nước để tránh tồn đọng thức ăn dư thừa; tổ chức lại chương trình đánh bắt xa bờ để tránh khai thác cạn kiệt ven bờ; có kế hoạch mở rộng canh tác biển (trồng hải tảo trên các “luống” căng bằng dây thép)... Về xây dựng cơ bản cần thiết kế các nhà chống chịu được gió bão và lũ lụt (hiện đã có mô hình căn nhà hai tầng chịu được gió cấp 12 với giá khoảng 25 triệu đồng); cấm xây nhà tại các nơi có nguy cơ sụt lở đất (ven núi, ven sông, ven biển), trồng cỏ Vertiver hoặc xây kè chống sụt lở (như ven các đường cao tốc ở Trung Quốc); xây dựng và kiên cố hóa các loại kênh mương tưới tiêu để chống úng chống hạn; tổ chức các khu tái định cư sao cho đúng với quy định để cho bà con có điều kiện sản xuất và sinh sống tốt hơn nơi ở cũ; hạn chế việc bê tông hóa để xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp trên các vùng đất trồng trọt mà cấu tượng đất phải qua hàng nghìn năm mới có được...
Lỗ thủng tầng ôzôn
Về công nghệ cần xây dựng tập trung cho ngành Công nghệ sinh học để nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; không xuất khẩu quá nhiều gạo nếu có thể thay thế bằng nông sản khác có giá trị cao hơn; chế biến ngô khoai sắn thành các sản phẩm lên men có giá trị kinh tế rất cao (dược phẩm, chất điều vị, enzim, axit hữu cơ, dung môi...); sử dụng kỹ thuật giải trình tự ADN để phát hiện nhanh hơn các loài vi sinh vật và động, thực vật mới đối với thế giới; chế biến cà phê, điều để tránh xuất thô; chế biến và bảo quản tốt các loại hoa và quả có khả năng xuất khẩu; phát triển cồn sinh học và diezen sinh học để thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch; kiên quyết xử lý rác theo biện pháp tái chế để thay thế hoàn toàn cho phương pháp chôn lấp (như mô hình tái chế 90% rác tại Huế)...Chúng ta đang đối mặt với BĐKH và phải khẩn trương tiến hành một cách bền vững và khoa học đối với hàng loạt các biện pháp trước mắt và lâu dài. Đây là chuyện nhãn tiền ở ngay trên đất nước ta, trong cuộc sống của tất cả nhân dân ta, chứ không phải chỉ là những nội dung sáo mòn được lặp đi lặp lại nhiều lần trên sách báo hay trên diễn đàn các cuộc hội thảo khoa học.
II.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH BR-VT TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐÓ:
2.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ, KINH TẾ , XÃ HỘI CỦA TỈNH BR-VT:
Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, vùng tô đậm.
Thành phố Vũng Tàu là tỉnh lỵ của tỉnh.
Hành chính:
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện:
Thành phố Vũng Tàu
Thị xã Bà Rịa
Huyện Châu Đức
Huyện Đất Đỏ
Huyện Long Điền
Huyện Tân Thành
Huyện Xuyên Mộc
Huyện Côn Đảo
Diện tích và dân số:
1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 1.967 km², 587.499 người
1992: 637.000 người
1993: 657.100 người
1994 (TĐBKVN) 1.965 km², 670.800 người
1995 (Tổng cục Thống kê): 708.900 người
1996 (Tổng cục Thống kê): 1.965 km², 706.200 người
1998: 1.965,2 km², 744.300 người
1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 1.975 km², 800.568 người; (Tổng cục Thống kê): 805.100 người (trung bình năm)
2000 (Tổng cục Thống kê): 822.000 người
2001: 839.000 người (Tổng cục Thống kê), 841.519 người
2002 (Tổng cục Thống kê): 856.100 người
2003 (TĐBKQSVN): 1.975,15 km², 884.900 người
2004 (Tổng cục Thống kê): 1.982,2 km², 897.600 người (trung bình năm)
2005 (Tổng cục thống kê): 1.982,2 Km², 913.100 người, 461Người/km² (Mật độ dân số )
Khí hậu:
Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm.
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Kinh tế:
Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Hùng, Rạng Đông. Đương Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kinh tế trên địa bàn đã vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu thập kỷ 1990, sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại có 7 nhà máy đang họat động gồm VinaKyoei, Thép miền Nam ( South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội sẽ đi vào họat động vào năm 2009. Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)...Trong năm 2005, GDP đầu người của Bà Rịa-Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí), thu ngân sách năm 2006 dự kiến 65.030 ngàn tỷ đồng (xếp thứ 2 sau Tp Hồ Chí Minh là 67.254 ngàn tỷ đồng). Tuy nhiên mức sống của dân cư nói chung thì xếp sau Tp HCM. Xem thêm
Khu công nghiệp:
Tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp: Đông Xuyên, Phú Mỹ I,Phú Mỹ II, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A 2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép. Các khu công nghiệp này đã được chính phủ quy hoạch để triển khai đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản (như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, v.v.). Hiện tại các khu công nghiệp trên có các nhà máy thép, năng lượng tập trung nhiều nhất nước
Giao thông vận tải:
Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM bằng tàu cánh ngầm.
Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.
Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.
Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên-Môi trường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả tỉnh thành trên phạm vi cả nước và cũng chọn một địa phương làm nơi tổ chức các hoạt động quy mô cấp quốc gia hưởng ứng sự kiện này. Năm nay, thành phố Hải Phòng được chọn là nơi tổ chức lễ kỷ niệm và các hoạt động hưởng ứùng Ngày Môi trường thế giới của Việt Nam.
Thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Năm quốc tế về biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã có công văn gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2009 với các nội dung chính: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức chiến dịch tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên, cán bộ, công nhân viên và cộng đồng chấp hành tốt Luật Bảo vệ Môi trường. Tổ chức mít tinh và triển khai các hoạt động cụ thể, thiết thực hưởng ứng sự kiện môi trường này, như: làm vệ sinh môi trường trên địa bàn dân cư, cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh; trồng cây, sửa chữa và xây mới các công trình cấp nước sạch, công trình nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi…; tuyên truyền, phổ biến tới đông đảo nhân dân về nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người; tạo thói quen tự giác tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như than đá, dầu mỏ, khí đốt; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong bảo vệ môi trường...
Hưởng ứng Ngày Môi trường trế giới năm nay, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, công sở, trường học, văn phòng làm vệ sinh cơ quan, nâng cao tinh thần trách nhiệm tiết kiệm điện, nước; các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường nước, không khí, quản lý chất thải rắn trong mỗi doanh nghiệp; khu dân cư và hộ gia đình làm vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đường phố, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh; UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, chỉ đạo các phường, xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới trên địa bàn với những nội dung thiết thực; huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia…
Vì tương lai phát triển bền vững, vì sự nghiệp bảo vệ môi trường, mỗi người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường và thích nghi với sự biến đổi khí hậu. Trong từng hành động của chính mình, cần hạn chế phát sinh khí nhà kính, không đốt phá rừng, hạn chế sử dụng các nguyên liệu không có khả năng tái tạo như: than, dầu mỏ, khí đốt…; tích cực trồng cây xanh phủ xanh đất trống đồi trọc, cây phân tán và bảo vệ rừng, sử dụng tiết kiệm điện nhằm hạn chế biến đổi khí hậu.
2.2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH BR-VT:
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 [6]).. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn..
Bà Rịa- Vũng Tàu cũng không tránh khỏi sự đe dọa của BĐKH. Để có thể xây dựng Định hướng chiến lược phát triển bền vững BR-VT đến 2020, những dự báo tác động của BĐKH là việc làm bức xúc. Mặc dù vậy, những dự báo dưới đây chưa thể có độ chính xác cao mà chỉ mang tính nhận diện vấn đề. Để dự báo tốt cần triển khai đề tài nghiên cứu đánh giá thích hợp.
2.2.1. BĐKH ở Việt Nam – cơ sở của dự báo đối với BR-VT:
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)
Năm
Nhiệt độ tăng thêm(0C)
Mực nước biển tăng thêm (cm)
2010
0,3-0,5
9
2050
1,1-1,8
33
2100
1,5-2,5
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương
Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm
Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng BB
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây nguyên
Nam Bộ
2050
1,41
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
2100
3,49
4,38
3,71
3,88
2,77
2,39
2,80
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1].
Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tỉnh br-vt.doc