Duyên hải Nam Trung bộ nước ta là một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hạn hán gây ra. Khoảng mười năm gần đây, hạn hán ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nước ta mang tính thường xuyên hơn, hầu như năm nào cũng xảy ra. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình hạn hán ở khu vực này. Trong đó, có các nguyên nhân phổ biến và đặc thù là do đặc điểm địa hình và tự nhiên ở đây, và một nguyên nhân không thể thiếu đó là do BĐKH. Cũng như những khu vực khác, duyên hải Nam Trung bộ không tránh khỏi những ảnh hưởng của BĐKH, ngược lại BĐKH còn làm cho khí hậu ở đây càng khăc nghiệt hơn.
32 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian nói trên, nhưng lượng mưa mùa khô ở nhiều vùng có thể giảm 0 - 5%, vì thế tình hình lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô ở một số vùng có thể nghiêm trọng hơn, nhất là trong những điều kiện có sự xuất hiện của El Nino và La Nina. Sự nóng lên toàn cầu và tan băng ở các vùng cực và trên núi cao tác động đến hoàn lưu khí quyển và hoàn lưu biển. Về cơ bản, gió mùa nhiệt đới sẽ yếu đi do hoàn lưu kinh hướng suy giảm vì chênh lệch nhiệt độ giữa vĩ độ cao và vĩ độ thấp giảm đi. Điều đó dẫn đến phân bố lại nhiệt độ và lượng mưa, cũng như thời tiết các mùa ở nước ta. Đại dương là một kho giữ nhiệt khổng lồ của trái đất. Một sự thay đổi nhỏ về nhiệt của đại dương cũng có thể gây ra biến đổi lớn về thời tiết toàn cầu. Nhiệt độ nước biển tăng lên còn làm tăng sự trao đổi nhiệt và ẩm giữa khí quyển và đại dương, qua đó điều chỉnh lại phân bố năng lượng giữa các vùng trên trái đất thông qua hoàn lưu khí quyển, đồng thời các hoạt động đối lưu mạnh mẽ hơn dẫn đến những biến động về thời tiết, nhất là mưa, tố, lốc ở nhiều nơi. Nhiệt độ nước biển tăng làm mở rộng các vùng biển có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho việc hình thành bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông, có thể dẫn đến tăng tần số và cường độ của bão ảnh hưởng đến nước ta.
Hiện tượng El Nino có thể xảy ra thương xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn
và thời gian kéo dài hơn. Như vậy, ngoài BĐKH với sự tăng lên của nhiệt độ và mực nước biển trung bình diễn ra một cách từ từ, có tác động lâu dài, tính cực đoan và dị thường của thời tiết, khí hậu, đặc biệt là thiên tai cũng trở nên lớn hơn, có thể gây ra những tổn thất lớn về người và tài sản và làm cho công tác dự báo, phòng tránh trở nên khó khăn hơn.
Bảng 1.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm
Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng BB
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây nguyên
Nam Bộ
2050
1,41
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
2100
3,49
4,38
3,71
3,88
2,77
2,39
2,80
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008.
Bảng 2. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
33,1
A1B
13,3
31,5
B2
12,8
28,8
A1T
12,7
27,9
B1
13,4
26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất địa phương.
Hình 1. Tác động của BĐKH với tự nhiên và các lĩnh vực KT-XH
2. Biến đổi khí hậu ở Duyên hải Nam Trung bộ- Cái nhìn từ BĐKH ở Việt Nam
Các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam tập trung ở những vùng lãnh thổ khác nhau, và mỗi vùng khác nhau sẽ có những kiểu thời tiết, đặc điểm tự nhiên khác nhau cho nên việc đánh giá những tác động cũng như những ảnh hưỏng của BĐKH đến từng địa phương là không giống nhau, tuy nhiên việc đánh giá đó vẫn chủ yếu dựa trên những ảnh hưởng chung của BĐKH đến Việt Nam.
BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH. Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn. Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi.
Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng,
đặc biệt là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về
cường độ lẫn tần suất. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương), các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.
Duyên Hải Nam Trung Bộ nước ta là một trong những khu vực sẽ chịu tổn thương nặng nề do BĐKH gây ra. Là một phần của dải đất hẹp ven biển miền trung nước ta. Duyên Hải Nam Trung Bộ mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa mưa và mùa khô. Khu vực có thời tiết tương đối khắc nghiệt, nắng nóng nhiều và thường có mưa lớn gây lũ lụt và các thiên tai như hiện tượng sạt lở đường sá, núi đồi hay xâm thực của biển. Nhiệt độ trung bình từ 26 đến 280C. Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất. Tính đặc thù và lợi thế về khí hậu của các tỉnh vùng Nam Trung bộ là ẩm độ không khí thấp, độ chiếu sáng trong ngày cao và biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nói trên, tiểu khí hậu vùng Nam Trung bộ cũng có những nhược điểm là: mặc dầu lượng mưa trong năm thấp (700 - 800ml/năm) nhưng mưa chỉ tập trung trong ba tháng (tháng 8,9,10), nên những tháng này ẩm độ không khí cao, hơn thế nữa trong mùa mưa lại có nhiều cơn bão gây mưa làm cho thời tiết trở nên thất thường. Cho nên, trong những tháng mưa vùng khô hạn Nam Trung bộ không còn đặc điểm khô hạn, mà là khí hậu nhiệt đới ẩm.
Chính những đặc điểm khí hậu trên đã làm cho vùng trở thành khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhất nhì nước ta, cũng chính vì thế mà những ảnh hưởng của BĐKH lên vùng cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.1. Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai
Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và
cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Đi sâu vào tìm hiểu các tác động của BĐKH lên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ta sẽ thấy rõ hơn những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên vùng này.
2.1.1. Hạn hán kéo dài, hoang mạc hóa trên diện rộng
Duyên hải Nam Trung bộ nước ta là một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hạn hán gây ra. Khoảng mười năm gần đây, hạn hán ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nước ta mang tính thường xuyên hơn, hầu như năm nào cũng xảy ra. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình hạn hán ở khu vực này. Trong đó, có các nguyên nhân phổ biến và đặc thù là do đặc điểm địa hình và tự nhiên ở đây, và một nguyên nhân không thể thiếu đó là do BĐKH. Cũng như những khu vực khác, duyên hải Nam Trung bộ không tránh khỏi những ảnh hưởng của BĐKH, ngược lại BĐKH còn làm cho khí hậu ở đây càng khăc nghiệt hơn.
Với kiểu khí hậu gió mùa của vùng, lượng mưa trong năm thấp (700 - 800ml/năm), mưa chỉ tập trung trong ba tháng (tháng 8,9,10), nhiệt độ trung bình năm cao 26 đến 280C kết hợp với việc nước mặt ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ phân bố rất không đều, tỷ lệ dòng chảy được điều tiết ở mức thấp so với cả nước và các nước trong khu vực, Nam trung bộ trở thành vùng khô hạn nhất nước, đặc biệt nghiêm trọng là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và phía nam của Khánh Hòa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ở Nam Trung bộ (2008): nhiệt độ trung bình tháng I tăng khoảng 0.80C, nhiệt độ trung bình tháng VII tăng khoảng 0.30C, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.50C, trước tình hình gia tăng nhiệt độ như trên do tác động của BĐKH tình hình hạn hán ở đây đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Tình trạng hạn hán vùng ven biển Nam Trung bộ không chỉ đe dọa các vụ đông-xuân, hè-thu với tổng diện tích chiếm tới 20,3% - 25% diện tích gieo trồng, mà còn là tác nhân chính gây nên tình trạng hoang mạc hóa. Trong suốt 10 năm qua, các tỉnh trong khu vực luôn bị hạn hán đe dọa và chỉ trong năm 1998 có khoảng 203.000 người bị thiếu nước ngọt. Vùng khô hạn thường xuyên tại 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và phía Nam tỉnh Khánh Hòa có diện tích 200.000 - 300.000ha với lượng mưa hàng năm trung bình chỉ 500-700mm, khí hậu nắng nóng đã tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa có gai rất khó phát triển sản xuất.
Hàng năm, vào mùa khô tình trạng hạn hán, thiếu nước thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh kinh tế của các địa phương. Một số đợt hạn hán xảy ra liên tục trong những năm gần đây như các năm 1997, 1998, 2002, 2004 và đặc biệt nghiêm trọng là năm 2005 đã làm cho nhiều người dân trong tỉnh lâm vào tình trạng thiếu ăn do không đủ nước tưới để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…
Phân tích của các nhà khoa học cho thấy thoái hóa đất và hoang mạc hóa đã, đang và tiếp tục xảy ra khá nghiêm trọng ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Quá trình hoang mạc hóa và thoái hóa đất ở khu vực này là kết quả của xói mòn đất, đá ong hóa, hạn hán, cát bay.
Hậu quả của các quá trình đó là đất hoang hóa bị xói mòn mạnh và bị đá ong hóa ở vùng đất dốc; đất bị khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn ở nhiều vùng khác nhau; đất chịu tác động của cát di động và trượt lở đất dọc theo bờ biển. Vì vậy, người dân trong vùng phải đối mặt và biết sống chung để khai thác những lợi thế nhằm tồn tại và phát triển. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Xúc tiến phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho biết: trong tổng số khoảng hơn 852.000 ha đất trống đồi núi trọc và hoang hóa của vùng duyên hải Nam Trung bộ thì diện tích đã và đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa vào khoảng 45%.
Trong khu vực, Ninh Thuận là tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh nhất và là nơi tình trạng hoang mạc hóa diễn nghiêm trọng nhất. Tổng số diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là hơn 41.000 ha, chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Và cho đến hiện nay, tình trạng hoang mạc hóa vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng.Theo báo cáo tổng hợp về đợt hạn nặng và điển hình năm 2005 cho thấy, năm 2004 lượng mưa trung bình toàn tỉnh thấp hơn nhiều so với cùng kì năm trước, tổng lượng mưa thấp hơn năm 2003 từ 250-450mm, nhiệt độ không khí trung bình thấp 74%, thấp hơn trung bình 2%, tổng lượng bốc hơi là 2046mm cao hơn trung bình 200mm. Chính vì thế mà sản xuất nông nghiệp ở đây gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 1: Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hoang mạc hoá tại Ninh Thuận
STT
Dạng hoang mạc
Diện tích (ha)
2001
2004
1
Hoang mạc cát
4878
9103
2
Hoang mạc đá
3457
21468
3
Hoang mạc muối
11867
6407
4
Hoang mạc đất cằn
20124
4043
tổng cộng (% so với diện tích tự nhiên)
40326 (12%)
41021 (12,21%)
Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận, 2006
2.1.2. Bão, lũ lụt - thiệt hại lớn cho người dân
Khắp lãnh thổ Việt Nam trong vòng 100 năm trở lại đây (từ 1981 – 1990) đã thống kê được 496 cơn bão nhưng chỉ có 144 cơn bão đổ bộ vào Bắc bộ còn 325 cơn thì đổ bộ vào duyên hải miến Trung. Như vậy có nghĩa các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu hơn 69% tổng số các cơn bão đổ bộ vào cả nước, trong đó từ 60 – 65% số cơn bão có sức gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 12. Nếu tính từ 1891 đến năm 2000, mỗi năm bình quân các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu 4 cơn bão tàn phá.
Bão thường xuất hiện ở miền Trung là bão kép, trận bão sau cách trận bão trước thường 4 – 5 ngày, vì vậy nước mưa trận bão trước dội xuống chưa kịp rút thì cơn bão sau lại ập đến làm cho tình hình lũ lụt càng thêm nghiêm trọng. Ví dụ, cơn bão kép xảy ra Phú Yên năm 1993.
Mưa bão kéo dài lũ lụt sẽ là hệ quả tất yếu.
Cùng với tình hình BĐKH đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, bão lũ ở Duyên hải Nam trung bộ cũng diễn ra ngày càng khốc liệt.
Theo kết quả điều tra tình hình và hậu quả lũ lụt của tỉnh Bình Định cho thấy: Trong những năm gần đây ( từ năm 1995 đến nay ) lượng mưa trung bình nhiều năm lớn hơn bình quân nhiều năm của những năm trước năm 1995 từ 200 mm ¸ 400 mm. Ví dụ trong năm 1996: Lượng mưa trong 4 tháng mùa lũ (tháng 9 đến tháng 12 ) vượt trung bình nhiều năm từ 500 mm ¸ 1450 mm. Các đợt mưa tập trung dồn dập gây nhiều đợt lũ kép, nhiều đỉnh lũ vượt báo động cấp III kéo dài hiếm thấy.
Lũ lụt tàn phá nghiêm trọng thiên nhiên vùng. Với sức tàn phá kinh khủng, lũ lụt cuốn trôi lớp đất mặt vốn đã không mấy màu mỡ, làm cạn kiệt nguồn dinh dưởng của đất, hạn chế sự sinh trưởng của thực vật. Không chỉ vậy, lũ lụt còn tàn phá những thảm thực vật, làm xói mòn, mất nơi sinh sống của động vật, một diện tích lớn rừng bị tàn phá. Đồng thời, lũ lụt còn gây ra rửa trôi làm mất đất.
Hậu quả từ bão lụt gây ra thường phải từ 2 đến 3 năm sau trên cơ bản mới khắc phục hết được. (Trừ cơn đại hồng thuỷ năm 1999, phải 20 năm sau mới có thể khắc phục nổi).
Theo thống kê chưa đầy đủ thì hàng năm bão lụt đã làm cho các tỉnh duyên hải miền Trung:
- Ngập úng 120.000 ha lúa. Trong đó có 36.000 ha phải mất trắng.
- Thất thu 149.000 tấn thóc.
- Tổn thất cho nông nghiệp ước tính 155 tỉ/ năm.
- Ngành thuỷ lợi phải bỏ ra hơn 50 tỷ đồng để sửa chữa những công trình thuỷ lợi do bão lụt phá hoại (chưa kể đến việc không kịp thời phục vụ cho nông nghiệp).
- Ngành đường sắt có 197 cầu bị uy hiếp.
- Hàng năm trên tuyến đường sắt Bắc Nam có 144 điểm ngập có nơi có lúc ngập sâu đến gần 3m, có năm ngập đến 5 ngày, có năm ngập 10 ngày, làm cho ngành đường sắt nhiều tổn thất nặng nề…
- Đường bộ 1A hàng năm có tất cả 152 điểm ngập với chiều dài 127km. Có nơi ngập sâu đến 2m như đoạn Hà Trung – Thanh Hoá, Quảng Hàu - Hố Xá (Quảng Nam). Nhiều đoạn ở thành phố Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà… luôn bị ngập.
- Các đường dây điện thoại, cáp quang bị nhấn chìm trong nước nhiều ngày - có khi phải mất liên lạc hàng tuần.
- Thiên tai đem lại cho các tỉnh duyên hải miền Trung trong vòng 20 năm qua (1980 – 1999) đã thực sự làm chúng ta phải đau lòng:
- 5894 người chết
- 943 người bị thương.
- Tổng thiệt hại vật chất ước tính 1304 tỷ USD.
- Tổn thất hàng năm do bão lụt đem đến ngày một tăng.
- Trước 1980 tổn thất từ 15 – 20 tỷ đồng/ năm.
- Giai đoạn 1980 – 1990 tổn thất 200 tỷ đồng/ năm.
- Giai đoạn 1990 – 1995 tổn thất 250 tỷ đồng/ năm.
- Riêng trận lụt cuối 1999 thiệt hại ước tính hơn 4000 tỷ đồng…
Có thể nói cơn đại hồng thuỷ năm 1999 đã đem đến cho nhân dân duyên hải miền Trung nói riêng và đồng bào cả nước nói chung nỗi đau thương mất mát lớn mà phải nhiều năm sau mới khắc phục được:
- 700 người chết và mất tích.
- 48967 ngôi nhà bị sụp đổ và cuốn trôi.
- 911700 lớp học tan tành.
- 50506 tàu thuyền bị hư hỏng và mất tích.
- 28779 ha lúa bị ngấp úng.
- Hàng ngàn ha ruộng bị sa bồi lấp kín.
Thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) 150.000 người vất vả sống trong cảnh “Ngàn cân treo sợi tóc” khi hồ Phú Ninh trong cơn nguy khốn sắp vỡ.
Tình hình mưa lũ kéo dài còn làm cho chất lượng nguồn nước suy giảm nghiêm trọng. Sau đây là thống kê của tỉnh Bình Định về chất lượng nguồn nước trên các sông Hà Thanh, Kôn, La Tinh và Lại Giang, tại một số thời điểm diễn biến của chất lượng nước mặt được thể hiện ở dưới đây:
Bảng 2:
TT
Khu vực
Đầm Thị Nại
Đầm Đề Gi
Bãi triều Hoài Nhơn
Chỉ tiêu / Đợt
I
II
III
I
II
III
I
II
II
1
PH
8,29
8,17
8,29
8,29
8,28
8,05
8,24
8,22
8,53
2
BOD(mgO2 /l)
5,40
5,32
4,12
4,97
5,60
2,96
7,22
5,82
2,90
3
DO (mgO2 /l)
7,75
7,95
6,64
9,78
9,92
4,57
7,05
7,08
5,45
4
COD (mgO2 /l)
10,04
12,24
6,18
8,85
8,40
5,00
15,20
5,20
4,60
I (mùa khô); II (đầu mùa mưa); III (giữa mùa mưa)
Vấn đề sạt lở đất bờ sông, xói mòn bờ biển, sạt lở núi làm hậu quả của nó càng nghiêm trọng hơn.
Ở vùng đồng bằng và trung du miền núi của DHNTB việc xói mòn, bạc màu đất, mang bùn cát bồi lấp ở hạ lưu và ngay cả các vùng ruộng lúa nước ở các khu vực miền núi. Các vùng ruộng lúa nước nằm ở thung lũng giữa các sườn núi thường bị chua phèn, sình lầy, thoái hóa dẫn đến trồng lúa năng suất rất thấp. Những vùng ven biển lũ lụt tràn qua các ao nuôi tôm, gây sạt lở bờ ao, cuốn trôi một số cây trồng như đước, mắm; mang các chất độc hại trong nông nghiệp vào ao nuôi như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt chuột …Hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng.
2.1.3. Mực nước biển dâng
Việt Nam có bờ biển dài, lãnh hải rộng lớn và gồm nhiều đảo lớn nhỏ
và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.
Theo như thông tin trên các báo, hiện những vùng ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa đang xảy ra tình trạng sạt lở và biển xâm thực đang đe dọa cuộc sống của những người dân ở đây. Ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), hiện sóng biển đang dâng cao, đe dọa mất nhà cho các hộ dân sống ven biển. Đã có một số hộ dân phải sơ tán đi nơi khác. Các cơ sở nuôi tôm giống ở khu vực này cũng đang bị đe doạ do bờ biển đã lấn sát đến các bờ bao, có khả năng một trữ lượng lớn thủy sản sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến năng suất và khả năng xuất khẩu của các loại thủy hải sản, đe dọa đến nền kinh tế.
Nước biển xâm thực, làm đất và nguồn nước ngầm nhiễm mặn, dẫn đến nguy cơ sụt giảm năng suất cây trồng, mất nơi sinh sống của những sinh vật không chịu mặn, làm suy thoái hệ sinh vật ở đây, thiếu nước trầm trọng.
2.2. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và khu vực
2.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước tàng trữ trên mặt đất (nước mặt) và nước trong lòng đất (nước ngầm hay nước dưới đất). Nước mặt ở trong sông , ngòi, ao, hồ... và nước ở dưới đất là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Ở nước ta, mưa là nguồn cung cấp chính của nước sông ngòi, ao, hồ và nước dưới đất.
Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị, duy trì phát triển bền vững của môi trường sinh thái, và sản xuất điện. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Các con sông lớn trong khu vực DHNTB như: sông Kôn, sông Hà Thanh ( Bình Định), sông Phan ( Ninh Thuận)…có lưu vực nhỏ so với những con sông khác trong nước, mùa khô, những con sông này không thể đáp ứng nhu cầu cho khu vực, hơn nữa, vào những thời điểm hạn hán diễn ra thủy cấp hạ xuống nhanh chóng. Một nguy cơ khác đi kèm với thiếu nước là gia tăng khai thác nước ngầm, dẫn đến quá mức, và tương lai không xa sẽ là ô nhiễm nước ngầm, nhiễm mặn do nước biển xâm thực hay nhiễm phèn.
2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng ở những độ cao trên 100 - 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 - 200km so với hiện nay. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể
diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp.
2.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp
Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau:
- Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động
xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn
- Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển.
- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp
dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động,
thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.
- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát
triển sâu bệnh, dịch bệnh...
2.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản và đa dạng sinh vật
Các hệ sinh thái (HST) biển và ven biển có các giá trị dịch vụ rất quan trọng như điều chỉnh khí hậu và điều hòa dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa, trong đó có nhiều loài đặc hải sản. Do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển có quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những "dây xích sinh thái" quan trọng trong biển và vùng ven bờ. Một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại. Trên thực tế, ít ai nghĩ đến việc phá rừng ngập mặn trên vùng triều ven biển lại có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi sinh vật trong rạn san hô và cỏ biển ở dưới biển sâu hơn. Mất các hệ sinh thái này, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc", không còn tôm cá nữa. Thế nhưng những hệ sinh thái này đang có nguy cơ mất đi.
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau
đây:
- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số
loài thủy sản nước ngọt.
- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số
loài thủy sản.
- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến
giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả:
- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh
hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
- Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ
cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
- Quá trình quang hóa và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng
đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản.
- Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh
hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời
gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động:
- Nước biển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của vùng duyên hải nam trung bộ.doc