MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề Trang 1
2. Mục đích, yêu cầu Trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 1
4. Phương pháp nghiên cứu Trang 1
B. NỘI DUNG
1. Biến đổi khí hậu Trang 2
1.1. Định nghĩa về khí hậu Trang 2
1.2. Khái niệm biến đổi khí hậu Trang 2
1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Trang 3
1.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu Trang 5
1.5. Tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Trang 11
1.5.1. Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái đất Trang 11
1.5.2. Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái nước Trang 12
1.5.3. Tác động của biến đổi khí hậu lên thực vật, động vật Trang 15
1.5.4. Tác động của biến đổi khí hậu lên khí hậu, thời tiết Trang 17
1.5.5. Tác động của biến đổi khí hậu lên con người và hoạt động sống của con
người Trang 18
1.5.6. Tác động của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp Trang 23
1.5.7. Tác động của biến đổi khí hậu lên kinh tế Trang 23
1.6. Dự đoán diễn biến của biến đổi khí hậu Trang 23
2. Thích ứng biến đổi khí hậu Trang 28
2.1. Giới thiệu chung về thích ứng biến đổi khí hậu Trang 28
2.2. Nội dung thích ứng biến đổi khí hậu Trang 28
2.2.1. Những biện pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu Trang 29
2.2.2. Thích ứng biến đổi khí hậu trong nông nghiệp Trang 29
2.2.3. Những chương trình nhằm thích ứng biến đổi khí hậu . Trang 31
C. KẾT LUẬN Trang 41
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 42
45 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 11761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu và thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-70% loài tuyệt chủng. Peter Raven, chủ tịch Vườn bách thảo Missouri (Mỹ), khẳng định rằng các loài trên trái đất đang biến mất với tốc độ rất nhanh do mất môi trường sống, biến đổi khí hậu và sự bành trướng của nhiều loài ngoại lai. Tuyên bố của ông được đưa ra trong Hội nghị quốc tế về sinh học bảo tồn lần thứ 23. “Hiện hàng nghìn loài động vật và thực vật tuyệt chủng mỗi năm. Chẳng bao lâu nữa số loài biến mất sẽ tăng lên hơn 10.000. Phần lớn số đó sẽ biến mất trước con người biết tới sự tồn tại của chúng", Raven phát biểu. Ví dụ: Kích thước cơ thể một giống cừu hoang ở Scotland giảm dần theo thời gian do tình trạng ấm lên toàn cầu do các nhà khoa học của Đại học Imperial (Anh)nghiên cứu. Nhóm chuyên gia nghiên cứu những con cừu Soay trên đảo Hirta, quần đảo St Kilda lần đầu tiên vào năm 1985. Kể từ đó tới nay kích thước trung bình của cừu giảm 5%. Chiều dài chân và trọng lượng cơ thể chúng giảm dần. Tim Coulson, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng đảo là nơi lý tưởng để nghiên cứu các thay đổi về mặt thể chất của động vật, bởi chúng bị cô lập với thế giới bên ngoài bởi nước. “Người ta có thể ví đảo như phòng thí nghiệm thiên nhiên – nơi chỉ có cừu và thực vật”, Coulson nhận xét. Trong suốt 2 thập kỷ qua, nhóm của Coulson thu thập dữ liệu chi tiết về cừu Soay trên đảo Hirta để đánh giá tác động của mọi nhân tố đối với sự thay đổi kích thước của chúng. Họ sử dụng một công thức có tên “phương trình Price”. Công thức này được nhà sinh học tiến hóa George Price lập ra để dự đoán những thay đổi về thể chất (như kích thước cơ thể) của động vật qua các thế hệ. Phương trình Price cho thấy, môi trường có ảnh hưởng lớn hơn áp lực tiến hóa đối với sự biến đổi thể chất của cừu Soay. “Trong quá khứ, chỉ có những con cừu to, khỏe, không mắc bệnh tật mới có thể sống sót qua mùa đông lạnh giá trên đảo Hirta. Nhưng do tình trạng ấm lên của địa cầu mà mùa đông ngày càng trở nên bớt lạnh. Nhờ đó mà cỏ mọc quanh năm trên đảo khiến thức ăn trở nên dồi dào. Cuộc sống của cừu trở nên dễ chịu đến nỗi ngay cả những con bé, yếu, chậm chạp và mắc bệnh cũng có thể sống qua mùa đông. Dần dần những con bé chiếm tỷ lệ lớn trong các đàn”,Coulson giải thích. Coulson và cộng sự cũng nhận thấy cừu ít tuổi có xu hướng sinh ra những đứa con có kích thước nhỏ hơn thế hệ trước. Nhóm nghiên cứu tin rằng kích thước của cừu Soay sẽ tiếp tục giảm trong tương lai, vì trái đất vẫn tiếp tục ấm lên.
1.5.4. Tác đông của biến đổi khí hậu lên khí hậu, thời tiết:
Khí hậu hiện nay, cùng sự thất thường và khắc nghiệt của nó, hiển nhiên có những ảnh hưởng đối với các hệ sinh thái . Ví dụ, mùa hè năm 1988, được chứng minh là một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt ở các thảo nguyên của Canada, và số lượng chim nước đã giảm rất nhiều trong suốt thời kỳ khô hạn của những năm 1980. Gần đây, sự phóng xạ của các tia tử ngoại tăng lên do những biến đổi của tầng ô zôn trong tầng bình lưu đã được phát hiện, và đã có những chứng cứ ban đầu về gây tổn hại đối với mùa màng nông nghiệp, đối với thực vật, động vật ở các vùng đất ngập nước, các ao nông và các môi trường biển gần bờ. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất.
Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,5 độ C đến năm 2010, từ 1- 2 độ C vào năm 2020, từ 1,5 - 2 độ C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc. Khí hậu nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa hằng năm. Mùa đông ở các tỉnh phía Bắc sẽ ấm dần lên dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. Tần số xuất hiện các cơn bão, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn đe dọa đời sống của người dân trên nhiều vùng nhất là vùng ven biển, vùng núi. Nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cao nhất (cả mùa đông và mùa hè) sẽ tăng. Mùa lạnh sẽ đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn. Thời gian nhiệt độ cao đến mức có hại có thể dài hơn. Tần suất hạn hán, mưa lớn đều tăng lên. Sương muối sẽ ít đi, thời gian thịnh hành mưa phùn sẽ giảm, thời tiết khô nóng sẽ tăng lên trong nhiều vùng, tần suất lốc tố cũng sẽ tăng. Miền Bắc dễ bị tổn thương hơn trước hoạt động của bão và cường độ bão chắc chắn sẽ tăng, làm cho vận tốc gió đỉnh tăng hơn và mưa có cường độ lớn hơn (CCFSC 2001; IPCC 2007). Các vùng ven biển sẽ phải hứng chịu các cơn bão có cường độ lớn hơn, đe doạ nhiều hơn tính mạng người dân, sinh kế, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp. Các cộng đồng vùng cao chắc chắn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ lũ quét và trượt đất ngày càng tăng do mưa lớn gây ra. Ước tính có tới 80-90% dân số Việt Nam có khả năng bị các trận bão ảnh hưởng trực tiếp (CCFSC 2001).
1.5.5. Tác động của biến đổi khí hậu lên con người và hoạt động sống của con người:
Cảnh báo của các chuyên gia rằng: sự nóng lên của Trái đất sẽ là mối đe dọa lớn nhất về mặt y tế đối với loài người trong thế kỷ 21. Thay đổi khí hậu là đang mối quan tâm của tất cả mọi người. Tuyệt đại đa số các chuyên gia, 95%, thậm chí 99% đều nhất trí cho rằng Trái đất đang bị nóng lên.”, Kirby Donnelly, giám đốc Trung tâm Y tế nông thôn Texas nói “Chỉ còn lại chuyện cần bàn là những vấn đề gì sẽ xuất hiện và làm thế nào để đối phó với chúng”. Bản báo cáo dựa trên dự báo của các chuyên gia là đến cuối thế kỷ này Trái đất sẽ nóng lên từ 2 đến 6 độ C, và lấy theo dự báo lạc quan là 4 độ. Với sự tăng nhiệt độ như vậy, những vấn đề y tế sau đây có thể xảy ra:
- Những bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ chuyển lên phía bắc và trở thành phổ biến do nhiệt độ tăng.
- Những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở nhiều vùng hơn trên thế giới (đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết trên 70.000 ở Châu Âu).
- Năng suất mùa màng sẽ giảm, dẫ tới mất an ninh lương thực. 800 triệu người phải lên giường ngủ với cái bụng lép kẹp.
- Nước khan hiếm dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh dưỡng tăng gấp bội.
- Những thiên tai như lũ lụt rút nhanh do sự thay đổi bản đồ mưa và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước đến bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tật khác.
- Nhiều người ở thành phố sẽ lâm vào cảnh thiếu nhà ở, xuất hiện các khu nhà ổ chuột, những bất công về phúc lợi y tế, đặc biệt nguy hiểm khi có thiên tai, dịch bệnh.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 150.000 người tử vong do biến đổi khí hậu liên quan đến các bệnh như sốt rét, tiêu chảy..., đáng chú ý một nửa trong số này tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hàng trăm trẻ nhỏ chết vì thời tiết lạnh giá bất thường ở Peru(14/07/2009). Đã có gần 250 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do khí hậu cực kỳ lạnh giá trong mùa đông năm nay ở Peru. Hàng năm, vào thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa đông, đều có trẻ em Peru chết vì bị viêm phổi và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, đặc biệt là ở miền Nam gần khu vực dãy núi Andes. Tuy nhiên, nhiệt độ lạnh giá bất thường năm nay đến sớm hơn thường lệ gần 3 tháng (bắt đầu từ tháng 3 thay vì tháng 6 như hàng năm), mà theo các chuyên gia, nguyên nhân xuất phát từ sự biến đổi khí hậu. Khí hậu lạnh buốt với tuyết rơi, mưa đá, nhiệt độ giảm đột ngột và gió giật mạnh, đã làm trẻ em tử vong nhiều hơn so với mọi năm. Dù mới chỉ qua được một nửa mùa đông, nhưng cho đến nay đã có 246 em bé dưới 5 tuổi chết vì lạnh, trong đó 1/3 số ca tử vong xảy ra ở Puno thuộc khu vực Đông Nam Peru giáp biên giới với Bolivia, nơi có địa hình cao hơn mực nước biển.
Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI. Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối hòa bình và an ninh của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó một cách hiệu quả đối với thách thức này. Các nước ven biển ở một số khu vực, bao gồm cả một số nước Đông Nam Á, có thể là nơi phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các hiện tượng biến đổi khí hậu (nước biển dâng, thiên tai, thời tiết diễn biến bất thường...). Biến đổi khí hậu có thể gây ra những thảm họa toàn cầu về thiên nhiên - môi trường, đe dọa mạng sống hàng triệu người, làm bùng nổ các làn sóng di cư, thậm chí đe dọa sự tồn tại của nhiều quốc gia ở vị trí thấp so với mực nước biển. Tình trạng ấm lên của địa cầu đang buộc hàng trăm triệu người rời bỏ nơi sinh sống của họ. Nếu tình hình đó tiếp diễn, chúng ta sẽ phải chứng kiến những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Thiên tai sẽ đẩy nhiều người sống ở vùng nông thôn tới thành thị. Một báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) dự đoán khoảng 200 triệu người sẽ bỏ nhà cửa vì các nguyên nhân liên quan tới môi trường (có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do nước biển dâng, bão lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn). Từ nay tới năm 2050. Trong trường hợp xấu nhất, con số đó có thể lên tới 700 triệu. Nếu những điều này xảy ra, cơ cấu địa-chính trị cũng như không gian chiến lược ở một số khu vực trên thế giới có thể có sự thay đổi lớn; sự bố trí quốc phòng - an ninh cũng có thể có những sự xáo trộn không nhỏ. Biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng sự khan hiếm và làm thay đổi quá trình phân bổ các nguồn tài nguyên thiết yếu và có tầm chiến lược quan trọng như nước, đất trồng trọt..., làm trầm trọng thêm các thách thức an ninh phi truyền thống khác đang nóng bỏng hiện nay như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khoảng cách giàu-nghèo..., từ đó làm gia tăng nguy cơ bất ổn định, xung đột, khủng bố, làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn chính trị-xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Dự báo đến năm 2025, khoảng 5 tỷ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến sự khan hiếm nước và lương thực. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước về chi phối, kiểm soát các nguồn tài nguyên thiết yếu của thế giới có chiều hướng gay gắt hơn có thể dẫn tới đối đầu về quân sự liên quan đến việc phân bố lại các nguồn lực của thế giới.
Các nhà khoa học của CARE International và Đại học Columbia (Mỹ) phỏng vấn hơn 2.000 người di cư tại 23 quốc gia về nguyên nhân khiến họ rời bỏ nơi sinh sống. Kết quả cho thấy những vấn đề liên quan tới môi trường đang gây nên sự dịch chuyển dân cư. 192 nước đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận về tình trạng ấm lên toàn cầu. Viễn cảnh đen tối về hiện tượng di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại do thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể được đưa vào thỏa thuận này. Văn bản dự thảo kêu gọi các nước chuẩn bị kế hoạch để thích nghi với những đợt di cư ồ ạt do thay đổi khí hậu gây nên. Theo IOM, những người sống trên vùng châu thổ của các con sông lớn trên thế giới có thể hứng chịu nhiều hậu quả do tình trạng tan băng. Cư dân sống gần sa mạc sẽ đối mặt với tình trạng khô hạn ngày càng tăng, trong khi những người sống trên các hòn đảo có thể mất đất vì mực nước biển tăng. Các nhà nghiên cứu không đánh giá những cuộc xung đột liên quan tới biến đổi khí hậu. Song họ nhấn mạnh rằng, một trong những nhân tố gây nên cuộc chiến tại khu vực Darfur của Sudan là tranh chấp nguồn nước và đồng cỏ. Mối quan ngại về nguy cơ bùng phát xung đột liên quan tới nước đang tăng lên từng ngày tại nhiều nơi trên thế giới. Báo cáo của IOM dự đoán 40 quốc đảo có thể biến mất (một phần hoặc hoàn toàn) nếu mực nước biển tăng thêm 2 mét. Maldives – được tạo nên bởi 1.200 đảo trên Ấn Độ Dương, đã lên kế hoạch bỏ một số đảo và xây dựng hệ thống đê đập trên những dảo còn lại. Ngoài ra, đảo quốc này còn tính tới khả năng đưa toàn bộ 300.000 dân tới nước khác. Hiện tượng tan băng ở dãy Himalaya có thể dẫn tới tình trạng lũ lụt thường xuyên ở sông Hằng, sông Mekong, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. 4 sông này cung cấp nước cho 1,4 tỷ người (gần 1/4 dân số toàn cầu) tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc. Sau lũ lụt sẽ là hạn hán do không còn băng để cấp nước cho các dòng sông. Tại Mexico và Trung Mỹ, hạn hán và bão lớn đã gây nên những cuộc di cư lớn kể từ thập niên 80. Tình hình ở đây sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới. “Các thảm họa thiên nhiên chỉ gây nên tình trạng di cư ngắn hạn, nghĩa là người dân chỉ bỏ nhà cửa trong một thời gian nhất định. Phần lớn hoạt động di cư sẽ diễn ra trong ranh giới quốc gia, từ vùng nông thôn tới các thành phố”, Charles Ehrhart, một nhà nghiên cứu của CARE International, nhận định.
Một kiểu tị nạn mới bắt đầu xuất hiện và có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ: tị nạn môi trường. Vào khoảng năm 2050 sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn loại này. Họ không lánh nạn bởi cảnh bạo lực, hoặc những vụ hành quyết mà vì cảnh màn trời chiếu đất mỗi khi ngập lụt. Họ là những người nghèo nhất thế giới phải rời bỏ quê hương vì những thay đổi khí hậu toàn cầu. Được biết thông qua những người tị nạn khí hậu, tổ chức nhân đạo CARE cảnh báo rằng những gì đạt được trong cuộc đấu tranh chống nghèo khổ sẽ trở nên vô nghĩa nếu không kết hợp với việc trợ giúp cho những cuộc di dân bắt buộc vì tai họa trái đất nóng lên. Vào năm 2050, sẽ có 200 triệu người phải rời bỏ chỗ ở. Mọi thành tựu chống nghèo đói sẽ trở thành vô nghĩa. Charles Ehrhart, điều phối viên về biến đổi khí hậu đã giúp tác giả của bản báo cáo của CARE trình bày tại hội nghị ở Bonn, CHLB Đức tháng 6/2009 vừa qua. Tham dự hội nghị này có đại biểu của 184 quốc gia nhằm chuẩn bị một bản hiệp định về biến đổi khí hậu sẽ mang ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc vào tháng chạp năm nay tại Copenhagen, Đan Mạch. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ đưa ra một nghị quyết mới để đối phó với hiện tượng nóng lên của trái đất sau Nghị định thư Kyoto, với mục tiêu đi đến thoả thuận cắt giảm khí thải nhà kính giữa các nước công nghiệp phát triển cho đến năm 2012. Sự biến đổi khí hậu sẽ làm những điều kiện sống vốn đã đầy căng thẳng và khó nhọc của những người tị nạn khí hậu, đặc biệt là những người dân nghèo nhất trở nên vô cùng tồi tệ. Điều trước tiên đối với họ là phải dựng lên được một nơi ở tạm gọi là thích nghi với khí hậu. Nghĩa vụ đạo lý bắt buộc các nước đang phát triển đề ra các chính sách kịp thời trước tình hình thay đổi khí hậu toàn cầu. Tị nạn tại các vùng đất mới ở vùng sâu và xa hơn là chuyện vô cùng tốn kém. Nếu không có tiền và nguồn lực, những người tị nạn khí hậu buộc phải di chuyển từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng đông ở các thành thị vốn đã quá chật hẹp và lộn xộn. Tất cả những tình hình đó sẽ tạo sức ép lên chính quyền và có thể gây ra mất ổn định chính trị. Koko Warner, Giám đốc Viện Môi trường và An ninh nhân loại thuộc ĐH Liên Hợp Quốc, một trong các tác giả chính của bản báo cáo cho rằng, một thách thức lớn là phải nắm bắt được thật chính xác diễn biến của hiện tượng biến đổi khí hậu, động thái của việc di dân và chuyển dời vùng sinh sống của con người liên quan đến biến đổi khí hậu.“Tư duy mới và cách tiếp cận thực tế rất cần thiết để sẵn sàng đón nhận và đối phó kịp thời với các tình huống mà những cuộc di dân do khí hậu đặt ra đối với an ninh và phúc lợi của con người”, Warner nói. Đối với các chuyên gia về phát triển (xã hội) như Ehrhart, biến đổi khí hậu là một kẻ thù đáng sợ nhất, phải có chiến lược đối phó. Không ai muốn nhìn thấy những hy vọng của những người nghèo nhất thành vô vọng.
1.5.6. Tác động của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp:
Ehrhart phối viên về biến đổi khí hậu đã giúp tác giả của bản báo cáo của CARE trình bày tại hội nghị ở Bonn, CHLB Đức tháng 6/2009 vừa qua, phát biểu tại hội nghị rằng, trong vài thập kỷ tới, những người dân có cuộc sống phụ thuộc vào sinh thái bị đe doạ nghiêm trọng. Họ buộc phải thực hiện những cuộc di cư lớn để sống còn. Ví dụ ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nước biển có thể dâng lên tới 2 mét, hàng triệu hecta đất nông nghiệp sẽ bị nhấn chìm, chỉ còn lại một nửa so với trước.
Trong thiên tai nói chung và biến đổi khí hậu toàn cầu, biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói riêng có ảnh hưởng nhiều đến ngành nông nghiệp và những người nghèo bởi hai lẽ: một là dân số làm nông nghiệp của nước ta chiếm 75 - 80%, hai là ngành nông nghiệp chịu rủi ro của thiên tai lớn. Do vậy biến đổi khí hậu tác động đến cả hai ngành nông nghiệp và các nhà sản xuất nông nghiệp. Còn đối với người nghèo thì đúng rồi bởi vì các cơ sở vật chất của họ yếu kém nên bị ảnh hưởng khi bão, lũ thiên tai xảy ra. Biến đổi khí hậu chắc chắn có tác động đáng kể đến nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, chiếm 3.9% GDP năm 2005 (GSO 2006). Số lượng cá nhiệt đới có giá trị thương phẩm thấp (trừ cá ngừ) sẽ tăng và số lượng cá á nhiệt đới có giá trị thương phẩm cao hơn sẽ giảm đi. Các rạn san hô chắc sẽ không tái sinh được và cá sống trong các sinh cảnh này sẽ biến mất. Hơn nữa, suy giảm mạnh thực vật phù du sẽ dấn đến tình trạng di cư cá và giảm mạnh khối lượng lớn cá. Kết quả là, năng lực sản xuất kinh tế của biển Việt Nam theo đánh giá, sẽ bị suy giảm ít nhất 1/3. Do mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản buộc phải di dời và xâm mặn, diện tích rừng ngập mặn giảm sẽ làm mất nơi cư trú của các sinh vật nước ngọt. Tuy nhiên, cường độ mưa tăng có thể tạm thời giảm nồng độ muối trong nước biển, ảnh hưởng xấu đến một số loài như nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở các vùng nước ven biển (MoNRE 2003).
1.5.7. Tác động của biến đổi khí hậu lên kinh tế:
Một công trình nghiên cứu gần đây về các tác động tiềm tàng của mực nước biển dâng cao đối với 84 nước đang phát triển ven biển cho thấy, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét sẽ ảnh hưởng khoảng 5% diện tích đất của Việt Nam và 11% dân số cả nước, tác động đến 7% nông nghiệp và giảm GDP đến 10% khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm. Những dự báo về các kịch bản mực nước biển dâng cao 3 đến 5 mét đối với Việt Nam được mô tả là ‘thảm hoạ tiềm tàng”.
1.6. Dự đoán diễn biến của biến đổi khí hâu (kịch bản BĐKH):
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 2. Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)
Năm
Nhiệt độ tăng thêm(0C)
Mực nước biển tăng thêm (cm)
2010
0,3-0,5
9
2050
1,1-1,8
33
2100
1,5-2,5
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 . Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương
Bảng 3.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm
Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng BB
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây nguyên
Nam Bộ
2050
1,41
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
2100
3,49
4,38
3,71
3,88
2,77
2,39
2,80
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 .
Bảng 4. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
33,1
A1B
13,3
31,5
B2
12,8
28,8
A1T
12,7
27,9
B1
13,4
26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất địa phương
Theo kịch bản dâng cao mực nước biển Việt Nam (bảng 2), đến 2050 nước biển sẽ dâng cao thêm 33 cm, theo quy luật động lực sóng, chiều rộng bãi biển cát bị xói lở sẽ là 330mm- 3300mm, có nghĩa là một phần lớn dải đất thấp ven bờ phía Đông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - nơi tập trung cơ sở hạ tầng du lịch và nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, nơi cư trú của hàng vạn hộ gia đình sẽ bị sóng phá hủy. Tính trung bình của các kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương.IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm- tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC.
Kịch bản BĐKH 04/2009:“đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng khoảng 3oC và mực nước biển có thể dâng 100 cm so với hiện nay. Các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng cao là vùng ĐBSH và vùng ĐBSCL”.
Cuối tháng 4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra báo cáo kết quả nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu lên các nước khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Việt Nam là một trong bốn nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất cùng Indonesia, Philippines, Thái Lan.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa. Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4oC đến 4,5oC theo kịch bản cao nhất và 2,0 đến 2,2oC theo kịch bản thấp nhất. Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007.
BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên
Với nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đối với các cộng đồng ven biển là không thể tránh khỏi. Còn theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trước sự biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3-5m đồng nghĩa với một thảm họa có thể xảy ra ở Việt Nam. Việt Nam phải xây dựng kịch bản thích ứng và đối phó chi tiết vấn đề khí hậu và nước biển dâng, để từ đó đưa ra các chính sách, chương trình hành động đúng, bởi biến đổi khí hậu không chỉ đơn giản là vấn đề của từng ngành, mà liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác.
Việt Nam đang nóng lên khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm cho các thiên tai, đặc biệt bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Tại TPHCM và Cần Thơ, số liệu đo đạc cho thấy nhiệt độ đang tăng lên: từ năm 1960 đến 2005 tăng khoảng 0,020C; từ năm 1991 đến 2005 tăng lên khoảng 0,0330C. Riêng tại TP Vũng Tàu, từ năm 1960 đến nay đã tăng lên 20C. Điều đó không chỉ thể hiện sự ấm lên về nhiệt độ mà sẽ kéo theo nhiều thứ như nước biển dâng, hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh... Theo đà tăng nhiệt độ trên toàn thế giới, từ năm 1920 đến nay nhiệt độ tại VN cũng tăng lên từ 0,20C đến 10C nhưng tăng nhanh chủ yếu là từ năm 1980 đến nay. Dự tính tới năm 2100, mực nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ tăng khoảng 3°C. Phó Chủ tịch TP.HCM cho biết thêm, nhiệt độ TP.HCM những năm qua tăng 2°C.
Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm. Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển. Biến đổi khí hậu kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn
Bảng5: Hệ thống phân loại các tai biến thiên nhiên liên quan đến khí hậu theo vùng của Việt Nam
Vùng địa lý
Vùng tai biến
Các tai biến thiên tai chính
Miền Bắc
Vúng cao phía Bắc
Lũ quét, trượt đất, động đất
Đồng bằng Sông Hồng
Lũ sông khí có gió mùa, bão, nước dâng cao do bão vùng ven biển
Miền Trung
Các tỉnh duyên hải miền Trung
Bão, nước dâng cao do bão, lũ quét, hạn hán, xâm mặn
Tây Nguyên
Lũ quét, trượt đất
Miền Nam
Đồng bằng Sông Cửu Long
Lũ sông, bão, triều cường và nước dâng cao do bão, xâm mặn
(Nguồn: CCFSC)
Trên thực tế, sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam đang bị đe dọa với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa. Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn... Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện. Nguồn thủy, hải sản bị phân tán.
Riêng việc nước biển dâng cao có thể khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biến đổi khí hậu và thích ứng biến đổi khí hậu ở việt nam.doc