Tiểu luận Biện pháp hạn chế rủi ro trong ngoại thương

E. MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG 2

1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI RỦI RO TRONG NGOẠI THƯƠNG 2

 1.1. Khái niệm về rủi ro trong ngoại thương 2

 1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh 2

 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG

 NGOẠI THƯƠNG 4

 2.1. Phân tích môi trường, hoạt động trong kinh doanh để loại trừ

 hoàn cảnh phát sinh 4

 2.2. Các rủi ro khi mua hàng và biện pháp phòng ngừa khi ký

 hợp đồng 5

 2.3. Chia sẻ rủi ro bằng phương pháp đa dạng hoá ngoại thương 6

 2.4. Phòng ngừa bằng phương pháp Hedging 6

 2.5. Bảo hiểm hàng hoá, tài sản kinh doanh 7

C. PHẦN KẾT LUẬN 9

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

E. MỤC LỤC 10

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện pháp hạn chế rủi ro trong ngoại thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Cùng xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thì sự khác biệt giữa thị trường nội địa và thị trường bên ngoài ngày càng mờ nhạt. Chính điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty kinh doanh quốc tế nói riêng những cơ hội mới. Song cũng đặt các công ty trước những gay go thử thách, đòi hỏi các công ty phải chủ động sáng tạo tìm cho mình những hướng đi thích hợp. Trong hoạt động ngoại thương, đi cùng với những thuận lợi, luôn luôn hiện hữu một trở ngại rất lớn mà không nhà doanh nghiệp nào muốn gặp phải và nếu không cẩn thận và có những biện pháp tốt thì sẽ thiệt hại rất lớn đó chính là những "rủi ro"mà chúng ta không thể đoán trước được và nhận biết được nó. Chỉ cần ta không cẩn thận thì luôn gặp phải. Đây là lĩnh vực tuy không mới nhưng ít người đề cập và để ý đến vì vậy em đã quyết định chọn chủ đề "Biện pháp hạn chế rủi ro trong ngoại thương" để thực hiện bài tiểu luận Ngoại thương của mình. phần nội dung 1. Khái niệm và các loại rủi ro trong ngoại thương : Khái niệm về rủi ro trong ngoại thương : Trong cuộc sống của con người nói chung và các hoạt động kinh doanh nói riêng thường gắn liền với may rủi. Các kế hoạch kinh doanh do con người lập ra dù có tỷ mỷ cẩn thận đến đâu cũng có thể thất bại. Những thương vụ kinh doanh lớn thường liên quan đến rủi ro cao. Mức độ rủi ro càng cao bao nhiêu thì lợi nhuận nhận được cao bấy nhiêu. Ngược lại nếu rủi ro càng cao thì thiệt hại và mất mát càng nhiều. Bởi vậy cần nghiên cứu rủi ro để đưa ra khái niệm và phân loại chúng, trên cơ sở đó chúng ta mới có thể đề ra những biện pháp khắc phục. Trong hoạt động kinh doanh, định nghĩa về rủi ro được xác định như sau : Rủi ro (risks) là những sự cố ngẫu nhiên bất ngờ, gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Đó là những hiện tượng thiên tai và tai nạn bất ngờ trên biển, là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, đình công, nổi loạn, cố tình phá hoại hàng hóa hoặc cướp phá tàu.... Có thể nói rủi ro là một hoàn cảnh, trong đó có thể sảy ra sự sai lệch trái nghịch với kết quả mong muốn, gây ra mất mát về tài sản và gây lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những mất mát, thiệt hại trong đời sống có rất nhiều loại nhưng trong bài tiểu luận này, em chỉ đi vào nghiên cứu đến những sự mất mát về tài sản hoặc lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại rủi ro trong kinh doanh: 1.2.1. Căn cứ theo nguyên nhân của rủi do: Căn cứ theo nguyên nhân của rủi ro, ta có thể chia làm 4 loại : Rủi ro do hiện tượng thiên nhiên như biển động, bão lốc, sét... Những rủi ro này không thể kiểm soát được. Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển : tàu đắm, mắc cạn, tàu đâm va, cháy nổ, mất tích... Rủi ro do các hiện tượng xã hội : chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn... và hậu quả của những việc trên (cầm giữ, mất mát hàng hóa). Rủi ro do hoạt động riêng lẻ của con người như trộm cắp.... 1.2.2. Căn cứ vào hoạt động của bảo hiểm : Rủi ro thông thường : xảy ra một cách ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài ý muốn của người được bảo hiểm. Những rủi ro này đương nhiên được bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển người ta liệt kê bảy rủi ro thông thường : - Tàu mắc cạn (stranding); - Tàu chìm đắm (sinking); - Tàu cháy (fire); - Tàu đâm va (collision); - Vứt hàng hoá xuống biển hoặc khỏi máy bay (jettison); - Tàu mất tích (missing ship); - Các rủi ro khác như hàng hoá hấp hơi (smating).. Các rủi ro sau đây chỉ được bảo hiểm theo điều kiện A : nóng (heating), lây hại (contamination), lây bẩn (contact), rỉ (rust), móc cẩu (hook), vỡ (breakage), chảy (leakage), rách (tear), mất trộm (pilferage), không giao hàng (non delivery), giao hàng thiếu (shortage). Rủi ro phải bảo hiểm riêng bao gồm : - Rủi ro chiến tranh (war risks) như nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, xung đột dân sự, trấn áp, biến động xã hội, bắt giữ, cầm giữ tài sản do chiến tranh, trúng bom mìn, thủy lôi, đạn, pháo hay các vũ khí khác. - Rủi ro đình công (strike, riot, civil commontion) gây hậu quả hàng hỏng do đình công, bạo loạn. Rủi ro loại trừ : là những rủi ro không được người bảo hiểm chấp nhận đối với bảo hiểm hàng hải. Có 8 loại : - Buôn lậu (contraband); - Nội tì (inherent vice) như mọt, mối; - Lỗi của người được bảo hiểm (insurer’s fault); - Mất thị trường, sụt giá, chênh lệch tỷ giá; - Chủ tàu mất khả năng tài chính; - Tàu đi chệch hướng gây nên cầm giữ, tịch thu, không giao hàng; - Hao hụt tự nhiên (bốc hơi, rơi vãi....); - Tàu không đủ khả năng đi biển. Sự phân chia các loại rủi ro trên đây chỉ có tính chất tương đối phù hợp với trình độ phát triển khoa học và hoàn cảnh xã hội nhất định. Trên thực tế các loại rủi ro đó có thể chuyển hoá cho nhau lên phải nghiên cứu kỹ, phân biệt đúng các loại rủi ro để đề ra biện pháp phòng ngừa thích hợp. Rủi ro đi liền với hoạt động kinh doanh, muốn thành công trong kinh doanh không còn cách nào khác là phải chấp nhận rủi ro, phải biết mạo hiểm trong kinh doanh. Nghĩa là sau khi phân tích cặn kẽ các rủi ro trên thị trường, các nhà kinh doanh dám đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nào đó với sự cân nhắc, tính toán kỹ càng chứ không phải là sự liều lĩnh mạo hiểm. Cũng chính vì những nguy hiểm như vậy cho nên một số biện pháp phòng ngừa cũng chính là những biện pháp khắc phục rủi ro. 2. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong ngoại thương : Phân tích môi trường, hoạt động trong kinh doanh để loại trừ hoàn cảnh phát sinh : Phân tích và nghiên cứư thị trường là những vấn đề rất quan trọng, nhất là đối với những đơn vị mới bắt đầu kinh doanh, chưa có đủ mạng lưới nghiên cứu cung cấp thông tin, cũng như thiếu cán bộ làm việc này. Thông tin chính xác về thị trường và giá cả không những giúp cho việc giải quyết vấn đề kinh doanh mà còn tạo cơ sở giúp người quản lý đưa ra những quyết định phù hợp, đúng đắn, tránh được những rủi ro. Trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp, của từng mặt hàng kinh doanh bằng số liệu chính xác, cụ thể, có thể đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, thực hiện phân tích các loại hoạt động kinh doanh. Như thế đã loại bỏ được một phần rủi ro. Ví dụ : phân tích những rủi ro có thể dự kiến được khi mua hàng để có biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa ngay từ khi ký kết hợp đồng mua bán. Các rủi ro khi mua hàng và biện pháp phòng ngừa khi ký hợp đồng : Trước khi mua bán cần tìm hiểu rõ về người bán hàng và khách hàng bằng các biện pháp : tiếp xúc trực tiếp, chủ động gặp nói chuyện, giao dịch qua hội chợ, triển lãm; tìm hiểu qua báo chí, các bản tin thông báo về khách hàng, qua những nơi đã làm việc với khách hàng đó. Cần tìm hiểu về khả năng tài chính, thanh toán, thái độ kinh doanh, phạm vi kinh doanh, mức độ tín nhiệm, đạo đức kinh doanh, cần nắm chắc về tổ chức kinh doanh của người bán hàng và khách hàng. Nên lưu ý chọn khách hàng có tư cách pháp nhân, được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế, được quyền quan hệ với đối tác nước ngoài để ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế... Về mặt kinh tế, kỹ thuật nên chọn các khách hàng có vốn lớn, vững chắc về tài chính, hàng hóa có chất lượng đảm bảo, ứng dụng công nghệ cao. Nếu ta không tìm hiểu kỹ về người bán hàng có thể gặp rủi ro trả tiền trước nhưng không nhận được hàng, hoặc gặp phải những khách hàng làm ăn không nghiêm túc theo hợp đồng. Do vậy ta phải đòi hỏi tìm ngân hàng bảo lãnh trả lại tiền ứng trước, chuyển quyền sở hữu lô hàng một phần đã đặt hay thanh toán tương ứng với số hàng đã giao. Ta cần phải quy định chặt chẽ thời hạn giao hàng bắt buộc để tránh trường hợp người bán chậm giao hàng. Cần quy định thủ tục chấp nhận thanh toán (trả trước, trả ngay, trả sau, thanh toán bằng tiền mặt, hối phiếu, séc, kỳ phiếu.... các phương thức thanh toán...). Nên giữ lại 1 phần tiền bảo đảm tránh trường hợp rủi ro, bị lừa. Khi thanh toán nên có quy ước về hạn chế rủi ro của tiền tệ (tính ngoại tệ theo giá vàng, dùng nhiều ngoại tệ để thanh toán, dùng ngoại tệ khác để điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng, căn cứ vào mặt hàng khác để làm chuẩn...), để phòng trường hợp đồng tiền thanh toán có biến động lớn, gây thiệt hại cho một bên. Quy ước này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và chỉ điều chỉnh khi ngoại tệ biến động quá lớn (từ 12% trở lên) những cũng chỉ điều chỉnh có giới hạn (tăng giảm trị giá hợp đồng không quá 7%). Trước khi nhận hàng, cần kiểm tra kỹ chất lượng của hàng và cần có điều khoản thay thế sản phẩm không đạt chất lượng, chi phí do bên bán chịu, tránh trường hợp nhận phải hàng không đúng tiêu chuẩn, quy cách, hàng không đảm bảo chất lượng. Chia sẻ rủi ro bằng phương pháp đa dạng hóa ngoại thương : Đa dạng hoá ngoại thương nghĩa là doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, thậm chí đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan tới nhau. Biện pháp này nhằm phân tán rủi ro vào các mặt hàng, các lĩnh vực nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp nằm trong hành lang an toàn và tận dụng tối đa nhân lực và trang thiét bị. Ví dụ như công ty A đầu tư vào hai mặt hàng chính là ti vi và điện thoại di động, khi nhu cầu thị trường về ti vi giảm, ti vi xuống giá thì việc họ đầu tư vào mặt hàng điện thoại di động sẽ giảm bớt thiệt hại do việc ti vi xuống giá gây ra. Công ty sẽ không bị ảnh hưởng nhiều so với chỉ đầu tư vào một mặt hàng ti vi. Phòng ngừa bằng phương pháp Hedging : Hedging là việc sử dụng hợp đồng giao dịch kỳ hạn để các nhà sản xuất và người kinh doanh tự bảo hiểm cho mình, tránh những biến động giá cả ở thị trường. Dựa vào kỹ thuật mua bán hàng ở sở giao dịch (về hợp đồng giao hàng thật và hợp đồng giao hàng kỳ hạn), người đó cùng một lúc ký hợp đồng mua hàng giao thật để có hàng sử dụng trong sản xuất và ký hợp đồng bán kỳ hạn để tự bảo hiểm. Mục đích chính không phải là đầu cơ ăn chênh lệch giá, mà bảo đảm có hàng thật để sử dụng vào các thời điểm nhất định. Nếu hợp đồng mua bán hàng thật có lãi do hàng ở thị trường tăng giá lúc giao hàng, thì ở hợp đồng bán hàng kỳ hạn người đó bị lỗ. Lấy lãi bù cho lỗ, người đó nhận được hàng thật theo giá thị trường lúc giao hàng. Làm như vậy có lợi như sau: Không phải làm kho bảo quản hàng dự trữ từ lúc ký hợp đồng đến lúc giao hàng, đồng thời tránh được rủi ro về mất mát hư hao. Không phải đọng vốn nhiều hàng năm ở kho hàng chưa sử dụng, do đó tránh lãi suất vay ngân hàng. Không cần người bảo quản gửi hàng ở kho. Có hàng dùng đúng lúc cần thiết đã dự kiến. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kẹo cần nguyên liệu cho sản xuất hàng tháng là 10 tấn đường. Nguồn lãi của họ là sản xuất kẹo, hàng tháng họ cần có 10 tấn đường vào đầu tháng để đảm bảo cho sản xuất. Để tránh xây kho tốn kém, đảm bảo có đường đúng lúc cần thiết, người đó phải ký hợp đồng mua đường giao hàng thật với số lượng 10 tấn cho từng tháng. Để tránh rủi ro và biến động giá cả, cùng lúc ký hợp đồng mua hàng thật, người đó ký hợp đồng bán kẹo giao hàng kỳ hạn (ăn chênh lệch giá) với số lượng 10 tấn/tháng. Đến ngày giao nhận hàng, thí dụ giá đường từ 300USD/tấn đã ký bán và mua 10 tấn tăng lên đến 330USD/tấn. ở hợp đồng mua hàng thật, mỗi tấn họ lãi được 30 USD; nhưng ở hợp đồng bán hàng giao kỳ hạn (không cần lấy hàng), họ bị lỗ mỗi tấn 30USD. Lấy lãi 30USD/tấn của hợp đồng mua đường bù cho lỗ của hợp đồng bán với số tiền như nhau, họ không bị thiệt do giá cả thị trường biến động mà vẫn có hàng thật theo dự kiến đúng thời điểm và đúng mức giá của thị trường lúc nhận hàng. Họ đến sở giao dịch thanh lý hai hợp đồng, nhận đường giao thật và trả tiền đường theo giá thị trường lúc nhận hàng, kết quả là họ nhận được lúa mỳ để sản xuất vào các tháng theo yêu cầu, với giá thực trên thị trường. Bảo hiểm hàng hoá, tài sản kinh doanh : Bảo hiểm là sự cam kết giữa người mua bảo hiểm và người chịu trách nhiệm bảo hiểm về những mất mát hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro mà đã thoả thuận gây ra. Bảo hiểm được sinh ra chỉ có nhiệm vụ bù đắp một phần những rủi ro chứ không phải ngăn cản rủi ro. Điều quan trọng đối với người kinh doanh ngoại thương là phải biết mua bảo hiểm thế nào để tiết kiệm nhất, chi phí bảo hiểm ít nhưng khi hàng hóa gặp rủi ro thì biết và có thể đòi và được bồi thường. Ví dụ như theo quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của nhiều nước cũng như của Việt Nam, có thể mua một trong ba điều kiện bảo hiểm ICC (A), ICC (B), ICC (C). Chủ hàng có kinh nghiệm kinh doanh, căn cứ vào tính chất hàng hóa có thể chọn ICC (B) hoặc ICC (C) để trả phí bảo hiểm thấp hơn ICC (A), nhưng lại mua cộng thêm một hoặc nhiều điều kiện bảo hiểm phụ để bảo hiểm những rủi ro đặc biệt như bảo hiểm điều kiện chiến tranh hoặc đình công. Tất nhiên là vẫn phải trả phí bảo hiểm phụ nhưng cộng lại thì chi phí vẫn thấp hơn chi phí bảo hiểm ICC (A), mà diện bảo hiểm rộng, hiệu quả và thực tế hơn. kết luận Hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó cho phép tận dụng tối đa nguồn lực trong nước và tham gia tích cực vào quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Đồng thời qua hoạt động này chúng ta có thể tiếp cận được công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập giữa nước ta với các nước khu vực và trên thế giới. Mặt khác, dù cho khoa học kỹ thuật và công nghệ có hiện đại đến đâu thì trong sản xuất và giao dịch trong ngoại thương trên thị trường không thể tránh khỏi những rủi ro không mong muốn, không ai có thể biết nó đến vào lúc nào và ảnh hưởng của nó đến đâu. Trong thế giới kinh doanh hiện đại, rủi ro, bất trắc có rất nhiều. Vì vậy nhà kinh doanh phải dám mạo hiểm và biết mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro sau khi dã phân tích, tính toán, tìm ra các phương pháp phù hợp phòng ngừa rủi ro và không không ngừng hoàn thiện các phương pháp đó mới có được phần thưởng là lợi nhuận trong kinh doanh. Chúng ta cần cẩn thận trong hoạt động thương mại, tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi giao dịch vấn đề nào đó để có thể giảm thiệt hại của rủi ro. Cùng với khoa học kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể tính toán để hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu. Vấn đề rủi ro trong ngoại thương là một vấn đề khó, vì vậy trong bài tiểu luận của em không thể tránh được những sơ xuất. Em mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. d. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình ngoại thương(ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội) 2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại (ĐH Kinh tế quốc dân) 3. Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế - PGS.TS Trần Văn Chu e. mục lục A. Phần mở đầu 1 B. Phần nội dung 2 1. khái niệm và các loại rủi ro trong ngoại thương 2 1.1. Khái niệm về rủi ro trong ngoại thương 2 1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh 2 2. Một số phương pháp phòng ngừa rủi ro trong ngoại thương 4 2.1. Phân tích môi trường, hoạt động trong kinh doanh để loại trừ hoàn cảnh phát sinh 4 2.2. Các rủi ro khi mua hàng và biện pháp phòng ngừa khi ký hợp đồng 5 2.3. Chia sẻ rủi ro bằng phương pháp đa dạng hoá ngoại thương 6 2.4. Phòng ngừa bằng phương pháp Hedging 6 2.5. Bảo hiểm hàng hoá, tài sản kinh doanh 7 C. Phần kết luận 9 D. Tài liệu tham khảo 10 E. Mục lục 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35600.doc
Tài liệu liên quan