Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Mục đích nghiên cứu 4

3. Phương pháp nghiên cứu 4

3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4

3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ 5

1.1. Giao tiếp 5

1.2. Giao tiếp sư phạm 6

1.3. Giao tiếp quản lý 7

1.4. Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý 7

1.5. Vai trò của giao tiếp trong quản lý 7

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong quản lý 8

1.6.1. Các yếu tố chủ quan 8

1.6.1. Các yếu tố khách quan 9

1.7. Một số nguyên tắc giao tiếp trong quản lý 10

Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY 11

Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP QUẢN LÝ 14

3.1. Về phía người quản lý 14

3.2. Về phía đối tượng quản lý 18

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20

1. Kết luận 20

2. Kiến nghị 20

Tài liệu tham khảo 22

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống xã hội nói chung hoạt động luôn luôn được coi là một phương thức cơ bản của sự tồn tại của con người và nói chung cuộc sống của con người được bao gồm một dòng các hoạt động luôn luôn được kế tục lẫn nhau và hoạt động giáo dục cũng nằm trong dòng các họat động chung đó. Giáo dục- đào tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức - chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt những mục tiêu đã định. Hoạt động quản lý được hình thành thông qua các con đường giao tiếp và hoạt động, bằng cách xây dựng nên cả một hệ thống các nhiệm vụ quản lý giáo dục- đào tạo, tiến hành tổ chức cho chủ thể quản lý được tiếp xúc với đối tượng quản lý để họ có điều kiện thực hiện các hành động giải quyết hệ thống các nhiệm vụ đó một cách hiện thực, cảm tính, thông qua chính những việc làm của mình khi đã chú ý được đầy đủ các yếu tố động cơ, các phương tiện, các điều kiện thiết yếu của hoạt động, giao tiếp quản lý cần phải có. Cùng với hoạt động, giao tiếp và giao tiếp quản lý luôn luôn giữ vai trò quan trọng có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở từng chủ thể và còn là một phương thức của sự tồn tại người. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, chúng tôi nhận thấy vấn đề giao tiếp trong quản lý trường học hiện nay rất cần thiết. Do đó chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng chung của giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu… 3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3.2.1. Phương pháp quan sát 3.2.1. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ 1.1. Giao tiếp Giao tiếp có thể được coi như là một phương thức tồn tại của con người, một điều kiện tâm lý cơ bản có tác dụng làm phát triển được các phẩm chất nhân cách, một loại quan hệ giữa chủ thể với các chủ thể khác và là một loại hoạt động đặc biệt. Ngoài ra có thể hiểu giao tiếp chính là quá trình thiết lập và vận hành nên các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lý giữa các chủ thể trong các hoạt động cùng nhau nhằm truyền bá ý đồ tư tưởng, tình cảm cho nhau, gây ảnh hưởng cảm hoá lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhau. Có thể hiểu một cách khái quát hơn giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người và người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ. Như vậy trong giao tiếp được thể hiện ở ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và cử chỉ điệu bộ. Đó chính là phương tiện giao tiếp đặc trưng thông qua đó để biểu đạt, gởi gắm niềm tin... Tóm lại, giao tiếp là một khái niệm không thể được định nghĩa một cách duy nhất, đúng nhất hoặc tốt nhất. Về cơ bản có thể hiểu giao tiếp là chuyển giao, truyền dẫn hay trao đổi các ý kiến, các kiến thức, niềm tin hay thái độ của từng người. Một trong những định nghĩa đầy đủ hơn cả về giao tiếp là của Warren Weaver và Claude Shannon trong tác phẩm cổ điển toán học của giao tiếp. Theo hai tác giả này thì "giao tiếp được sử dụng với một nghĩa rộng, bao gồm các tiến trình mà sự suy nghĩ của người này có thể ảnh hưởng tới sự suy nghĩ của người khác. Điều đó không chỉ xảy ra với ngôn ngữ viết cũng như nói mà còn thể hiện trong kịch, múa...và trong mọi hành vi của con người". Định nghĩa này nói lên sự tồn tại của con người qua các cuộc trao đổi thông tin có ý nghĩa và sự trao đổi đó có ảnh hưởng nhất định tới hành vi ứng xử của họ. 1.2. Giao tiếp sư phạm Giao tiếp sư phạm được hiểu là quá trình thiết lập nên các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về tâm lý giữa người giáo dục với người được giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động. Để từ đó tiến hành xây nên những mối quan hệ sư phạm, thực hiện những tác động nhằm làm phát triển toàn diện, hài hoà những phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp khi nhà sư phạm đã thiết lập được các mối quan hệ cần thiết đối với học sinh, có thể tạo ra được những điều kiện tâm lý thuận lợi để thực thi các tác động giáo dục- đào tạo trong nhà trường. Trong dạy học cũng như khi thực thi các loại hoạt động giáo dục, hoạt động công ích- xã hội và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác, ở giáo viên sẽ biểu hiện ra những phong cách giao tiếp sư phạm muôn màu, muôn vẻ mà cụ thể như: - Phong cách giao tiếp sư phạm mang tính chất dân chủ được thể hiện ở chỗ nhà sư phạm sẽ luôn luôn biết tỏ ra tôn trọng nhân cách học sinh, biết lắng nghe nguyện vọng ý kiến cá nhân, biết gần gũi than mật, biết giải quyết kịp thời các khó khăn được nảy sinh ra trong học tập cho các em - Phong cách giao tiếp sư phạm mang tính chất độc đoán thì trong quá trình sư phạm, chủ thể luôn luôn chỉ biết chú trọng đến nội dung công việc, mà lại rất xem nhẹ những đặc điểm riêng tư trong từng nhân cách cử học sinh - Phong cách sư phạm mang tính cách tự do thường được linh hoạt, tính cơ động, sự mềm dẻo khéo léo trong pháp xử thế, do đó phong cách này sẽ rất phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp với đặc điểm cá nhân của học sinh khi tiến hành các tác động giáo dục- đào tạo trong nhà trường. 1.3. Giao tiếp quản lý Từ sự hiểu biết chung về giao tiếp và giao tiếp sư phạm đã nêu ở trên có thể hiểu được rằng giao tiếp quản lý chính là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lý giữa chủ thể quản lý với các chủ thể được quản lý nhằm giải quyết hợp lý được những nhiệm vụ giao tiếp quản lý, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý xác định. Trong thực tế có ba hình thức giao tiếp quản lý cơ bản đó là giáo tiếp giữa người lãnh đạo với những người dưới quyền, giao tiếp giữa người lãnh đạo với nhau, giao tiếp giữa lãnh đạo với những người đồng sự gần gũi với mình. 1.4. Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý Mang tính chính thức, công việc. Mục đích, nhiệm vụ giao tiếp được xác định từ trước. Chủ thể giao tiếp có vị thế khác nhau, mang tính chất thứ bậc. Ngôn ngữ, uy tín, phong cách lãnh đạo đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp. 1.5. Vai trò của giao tiếp trong quản lý Là phương tiện truyền đạt các mệnh lệnh, nhiệm vụ... tới cấp dưới. Là điều kiện quan trọng để thống nhất nhiệm vụ cho nhóm, cá nhân. Là phương tiện gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ, tình cảm của cấp dưới đối với công việc và tổ chức. Là phương tiện tạo ra những giá trị văn hoá ứng xử, định hướng hoạt động của các thành viên. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong quản lý 1.6.1. Các yếu tố chủ quan 1.6.1. Các yếu tố khách quan Trình độ Địa điểm Giao tiếp Đặc thù Công việc Văn hóa Phương ngữ Quá trình giao tiếp Yếu tố khách quan Mối quan hệ Quyền hạn 1.7. Một số nguyên tắc giao tiếp trong quản lý Nguyên tắc trọn vẹn: Có đầy đủ tất cả các thông tin mà ta muốn truyền đạt. Nguyên tắc xúc tích: Thông tin truyền đạt cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được ý quan trọng. Nguyên tắc thận trọng: Thông tin cần chú ý cách xưng hô và nhấn mạnh đến những sự kiện vui vẽ tích cực. Nguyên tắc cụ thể: Giao tiếp cụ thể là phải rõ ràng, dứt khoát, sinh động. Nguyên tắc rõ ràng: Thông tin giao tiếp cần sử dụng từ ngữ ngắn gọn phổ biến, thông dụng để người nhận hiểu được điều ta muốn truyền đạt. Nguyên tắc lịch sự: Thông điệp lịch sự giúp củng cố thêm các mối quan hệ, nó xuất phát từ thái độ chân tình. Nguyên tắc chính xác: Thông tin cần được kiểm tra kĩ các con số, dữ kiện và từ ngữ ngắn gọn. Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay là nhờ quá trình giao tiếp với nhau. Như vậy giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, công tác và học tập của mỗi chúng ta. Nhờ giao tiếp được diễn ra giúp cho việc thiết lập nên các mối quan hệ với mọi người, giúp chúng ta nhận biết mình phải làm gì ? làm như thế nào? Làm bằng phương tiện gì? Trong điều kiện ra sao? Cũng như phải tiếp xúc với ai? ở đâu? nhằm để làm gì? Và bằng cách nào để có thể tiến hành giải quyết được các nhiệm vụ giao tiếp một cách tối ưu. Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, trong công tác, trong giảng dạy và học tập cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể về tâm trạng vui, buồn trong quan hệ giao tiếp mà thể hiện giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự, văn minh và có văn hoá... hoặc ngược lại. Mục đích giao tiếp của giáo viên là cung cấp kiến thức cho học sinh do đó giáo viên phải thông qua cơ quan phát âm của mình cũng như các cơ quan khác để truyền tải những gì mình định nói, giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết cũng như các hình thức nghe nhìn hoặc các học cụ khác để truyền tải các kiến thức, ý tưởng... Bên cạnh đó, với tư cách là người nhận học sinh sẽ nghe, suy diễn, đánh giá, tiếp thu và có thể ghi chép vào vở những điều giáo viên viết trên bảng, cũng có những động tác thể hiện sự kinh ngạc hay lúng túng hoặc thậm chí là không tán thành từ phía học sinh. Ví dụ, nếu nhận được những phản hồi cho rằng bài giảng quá buồn tẻ hoặc khó hiểu... thì giáo viên phải chuyển sang hướng khác để học sinh dể hiểu, tiếp thu nhanh và bài giảng sinh động hấp dẫn hơn. Ngược lại, nếu không thật sự quan sát đầy đủ lớp học thì giáo viên sẽ không nhận ra phản ứng của học sinh và do đó không tự điều chỉnh mình. Như vậy, người giáo viên đã không thực hiện quá trình giao tiếp mà chỉ truyền tải một cách áp đặt. Do đó, công tác quản lý nói chung, quản lý nhà trường nói riêng là hết sức quan trọng đó là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình và đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học. Ngoài các hoạt động dạy học, giáo dục, các hoạt động phục vụ cộng đồng; quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; quản lý huy động, phối hợp các lực lượng trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục... Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, người cán bộ quản lý cần phải thực hiện tốt vai trò giao tiếp nói chung và giao tiếp trong quản lý của mình và nội dung của những quan hệ giao tiếp này hoàn toàn được quy định bởi tính đạo đức, tính pháp lý và hành chính. Và phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản lý sẽ được coi là những tiền đề tâm lý quan trọng, góp phần quy định nội dung cũng như hình thức biểu hiện của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong các nhà trường. Thực tế trong ngành giáo dục trường hợp một số cán bộ quản lý trường học khi giao tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ còn nặng nề, cứng nhắc, thiếu cử chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ hoặc tỏ ra không thật sự quan tâm thân thiện với cấp dưới và đồng nghiệp. Đôi khi còn bộc lộ tính nóng nảy quát nạt, áp đặt, cửa quyền với cấp dưới nếu có những công việc chưa kịp hoàn thành hoặc không vừa ý. Từ đó tạo ra không khí nặng nề căng thẳng trong hội đồng sư phạm nhà trường. Khi giao tiếp còn tỏ ra thiếu tôn trọng hoặc khi tiến hành phê bình cấp dưới không đúng nơi, đúng chổ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dể dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra trong các trường học. Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP QUẢN LÝ 3.1. Về phía người quản lý Để việc giao tiếp giữa người quản lý và người được quản lý diễn ra một cách tốt đẹp và thu được hiệu quả như mong muốn. Đòi hỏi người quản lý phải lưu ý thực hiện một số biện pháp sau: - Khi tiếp xúc với cấp dưới phải tạo ra được sự thiện cảm ở chổ phải thể hiện là người có tấm lòng vị tha, trong sáng và ngay thẳng không thiên vị. Trong giao tiếp thể hiện được sự tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự có văn hoá và những cử chỉ vui vẻ hoà đồng tạo ra tâm lý gần gủi, thân mật với nhau trong sinh hoạt và trong công việc. + Hãy niềm nở và lịch thiệp     + Hãy tươi cười với mọi người     + Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh + Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.      + Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý + Vô tư, không vụ lợi. Phải thật thà vì mục đích giáo dục. Không thành kiến, định kiến; không vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung. - Phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm và điều kiện hoàn cảnh gia đình, biết tên từng người, nơi ở ...của các đối tượng đang tiếp xúc với mình. Ngoài ra phải biết động viên, giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Thể hiện được sự công tâm dân chủ trong công việc, biết chăm chú lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới và tôn trọng những ý kiến đó dù đúng hay sai và điều quan trọng là phải làm thế nào để kích thích để họ thấy được rằng lãnh đạo và tập thể rất cần và tin tưởng vào khả năng chuyên môn của họ để họ phấn khởi, tích cực tham gia ý kiến về bản thân và công việc một cách đầy đủ.   - Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người. Việc lắng nghe ý kiến của cấp dưới có nhiều tác dụng. Nhờ đó, nhà quản lý biết được tình hình hoạt động của đơn vị; Biết được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời điều chỉnh hoạt động quản lý; Biết được mức độ chính xác và hợp lý của những quyết định. Từ đó nhà quản lý có thể khai thác, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể, khuyến khích tính tích cực sáng tạo của cấp dưới.  - Biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp  - Hãy chú ý đến công việc của cấp dưới. Cần thấy được thành tích của từng người trong công tác và khen ngợi họ. Điều được khen phải đúng là điều người đó đã làm. Nên đa dạng hóa phần thưởng: bằng tiền, hiện vật, kỳ nghỉ, đề bạt bổ nhiệm…tùy theo điều kiện.     - Đừng bao giờ quên lời hứa - Phải thể hiện sự điềm tĩnh, không nên nổi nóng hay tranh luận gay gắt hoặc tỏ ra khó chịu với bất kỳ ý kiến thẳng thắn nào trước tập thể. Không vội ngắt lời khi đối tượng giao tiếp đang tham gia phát biểu ý kiến mà phải để cho họ phát biểu một cách thoả thích. Luôn luôn bảo đảm được không khí vui tươi thoải mái, tự nhiên khi thực hiện quá trình giao tiếp. - Biết tỏ ra sự can đảm sẵn sàng nhận những thiếu sót trong công việc trước tập thể. Ngoài ra phải biết khôn khéo ứng xử, sao cho đối phương hiểu được rằng ý kiến của họ là đúng, hợp lý và cũng không nên tự cho mình là tài giỏi hơn người, tự nhận những điều hay, lẽ phải thuộc về mình khi tiến hành giao tiếp dù người đó là ai. - Biết tỏ ra sự đồng cảm, cảm thông với những mong ước của đối phương về các vấn đề trong cuộc sống và trong sinh hoạt; phải biết khêu gợi được lòng tự trọng, danh dự của đối tượng giao tiếp trong việc thực hiện theo suy nghĩ của mình mà không gặp phải khó khăn nào. - Luôn luôn biết tự đặt mình vào đúng vị thế của đối tượng giao tiếp để thấu hiểu được việc làm của họ trong trạng thái có sai lầm từ đó có sự đánh giá hợp lý với thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, khách quan, nhưng hết sức nghiêm túc và không nên biểu hiện cá nhân chủ nghĩa trong động cơ góp ý. - Không được có thái độ kẻ cả, trịch thượng trong cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ với đối tượng giao tiếp và cũng không nên tỏ ra mệnh lệnh và khinh miệt lẫn nhau mà phải chân thành khuyên bảo nhau. - Phải tạo cho họ niềm tin, thấy được viễn cảnh tươi sáng trong công việc để có sự cố gắng tiếp tục cống hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho công việc chung của cơ quan, đơn vị trường học. Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng  và trao quyền đầy đủ cho họ. Niềm tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin và ý chi vươn lên đối với mỗi người. TS. Randy Pausch trường ĐH Carneigie Mellon đã cho rằng: “Hãy tìm ra điều tốt nhất trong mỗi con người. Không ai hoàn toàn xấu xa. Mỗi người đều có mặt tốt, hãy chờ đợi, nó sẽ xuất hiện”.     - Nhạy bén trong giao tiếp. Phát hiện kịp thời những chuyển biến tâm lý  của đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Hiểu được những nguyên nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của đối tượng. - Hãy nghiêm túc và đòi hỏi sự cố gắng của cấp dưới. Nếu không có sự đòi hỏi và cũng không có yêu cầu cao đặt ra với những người dưới quyền thì họ dễ chán nản, không thích làm việc. - Hãy biết phê bình và tự phê bình. Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điều chủ yếu là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết điểm. Một số điều cần chú ý trong việc phê bình người khác: Cần nói ưu  điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm. Không nên phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người đó vẫn không tiến bộ. Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ Đối xử với mọi người một cách công bằng - Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ - Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hòan thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý. - Sự khéo léo ứng xử của nhà quản lý trong giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực tới việc hoàn thành sứ mệnh giáo dục của nhà trường. Để tạo được mối quan hệ quản lý tốt đẹp đòi hỏi cả từ phía nhà quản lý và từ phía đối tượng quản lý.  3.2. Về phía đối tượng quản lý Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo. Không được vượt cấp trong hệ thống quản lý. Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng nghiệp của mình. Hãy làm tốt công tác của mình. Tinh thông trong công việc của mình nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo. Trong công việc cần chăm chỉ, thực thà. Cần có năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ. Cần phản hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình bằng cách thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị theo yêu cầu của cấp trên. Tích cực tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường. Thẳng thắn trình bày những ý kiến cá nhân đóng góp cho công việc chung. Sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi khả năng và chức trách của mình. Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách vô tư, cầu thị Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể. Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu hoặc chê bai họ sau lưng Hãy học hỏi những phong cách và những kinh nghiệm tốt của người lãnh đạo. Tóm lại, các mối quan hệ cá nhân lành mạnh tạo có tác dụng nên mối quan hệ lành mạnh trong tập thể. Các mối quan hệ cá nhân được xây dựng dựa trên  sự hiểu biết, sự thông cảm lẫn nhau và dựa trên những mục tiêu chung của tập thể. Thiết nghĩ đây cũng chính là một phần quan trọng trong việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Có thể nói để xây dựng được các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Hiệu trưởng với các giáo viên, nhân viên và giữa các cán bộ giáo viên với nhau cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản: cởi mở, tôn trọng, chân thành, tin tưởng nhau, đối xử công bằng, biết đánh giá, biết sử dụng đúng người đúng việc, biết động viên khuyến khích và khen ngợi người khác đúng lúc và kịp thời.  Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức được là việc có được các mối quan hệ cá nhân tốt vẫn chưa đủ để tạo ra bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường. Để có được bầu không khí sư phạm lành mạnh, người Hiệu trưởng còn phải xây dựng được các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các tổ chức với các cá nhân một cách lành mạnh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực tiễn quản lý giáo dục nước ta, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) cũng như xu hướng chung của thời đại đang đòi hỏi một cách cấp bách việc đổi mới nhanh chóng, mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện phong cách quản lý trường học. Sự đổi mới phong cách quản lý luôn luôn được diễn ra trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới hoạt động tư duy quản lý. Như vậy cùng với hoạt động quản lý, giao tiếp luôn luôn giữ vai trò quan trọng, có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở từng chủ thể và cũng là phương thức của sự tồn tại người. Giao tiếp luôn luôn được coi là một điều kiện tâm lý thiết yếu, có khả năng tạo ra được những tiền đề tâm lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một cách vững chắc những phẩm chất của tâm lý, ý thức, nhân cách ở chủ thể. Bên cạnh đó, hoạt động và giao tiếp quản lý cũng luôn luôn được coi là những yếu tố khách quan, có tác dụng quy định nội dung tâm lý của các phẩm chất nhân cách của người quản lý. Với những phẩm chất nhân cách xác định, chủ thể sẽ tiến hành giải quyết những nhiệm vụ của các hoạt động và giao tiếp quản lý của mình thông qua hệ thống những quyết định. Nói chung, người cán bộ quản lý phải tiến hành điều hành mọi hoạt động của cơ quan thông qua những quyết định. Nhờ đó đã góp phần quan trọng vào sự thành công trong công việc chung của cơ quan, đơn vị trường học. 2. Kiến nghị Các cấp quản lý cần tạo điều kiện để cán bộ quản lý trường học phải không ngừng học tập về mọi mặt để có những phẩm chất tâm lý cần thiết, có đạo đức công tác đúng mực vì người lãnh đạo bao giờ cũng phải làm việc với nhiều người khác, phải giáo dục, rèn luyện cán bộ, nhân viên của mình, tổ chức tập hợp họ, đưa họ vào công việc chung, tức là phải xử lý nhiều mối quan hệ giữa người với người. Cần chú ý tới cách xử thế giữa người cán bộ quản lý và người bị quản lý trong quá trình quản lý nhằm giúp xây dựng được những quan hệ tốt đẹp với nhau trên cơ sở đó mà bảo đảm thực hiện công việc chung đạt kết quả cao. Đòi hỏi người quản lý phải có thái độ khách quan, công bằng đối với mọi cán bộ, nhân viên dưới quyền, không được yêu ai nên tốt ghét ai nên xấu, phải chân thành với mọi người, khiêm tốn giản dị. Tạo điều kiện để cán bộ quản lý có cơ hội tham quan học tập, giao lưu với nhau trong công tác quản lý từ đó có thể vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo và đúng đắn từng tình huống cụ thể của các hoạt động- giao tiếp quản lý vào đơn vị mình đang thực hiện. Tài liệu tham khảo 1.Tâm lý học Quản lý- Nhà xuất bản giáo dục- 1998 2.Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Hà Nội 1995 3. Google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay.doc
Tài liệu liên quan