Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 2

I.1. khái niệm của xuất khẩu .2

I.2. Vai trò của xuất khẩu .3

2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân . 3

2.2 Đối với các doanh nghiệp . 4

II. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy ở Việt Nam . 5

II.1.Tình hình xuất khẩu da giầy trong những năm gần đây và trước kia .5

II.2. Những khó khăn thử thách của da giầy Việt Nam 7

II.3. Những biện pháp nâng cao hiệu quả khẩu mặt hàng da giầy Việt Nam .7

3.1 Đầu tư các cơ sở sản xuất giầy dép .8

3.2 Đầu tư cho các cơ sở sản xuất các loại nguyên vật tư, nguyên phụ liệu .9

3.3 Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành da giầy Việt Nam .10

Kết luận .12

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thiên về xuất khẩu. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Nghành công nghiệp giầy dép của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, có vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ qua đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với nước ta thì ngành công nghiệp giầy dép cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Để được hiểu rõ hơn về quá trình tham gia xuất khẩu mà đặc biệt là xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, nên em đã chọn đề tài : " Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam" cho bài tiểu luận của mình. Dù đã cố gắng rất nhiều song bài tiểu luận của em không tránh khỏi thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý và bổ sung để bài viết của em được tốt hơn trong những lần sau. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Nội Dung I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá. I.1.Khái Niệm Xuất Khẩu Xuất Khẩu(export): là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn và khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hàng hoá phải chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau, phải tuân theo các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như các địa phương. Xuất Khẩu là một hoạt động cơ bản của các địa phương, là một vấn đề hết sức quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu thông nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc khổng lồ, không chỉ có hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu kinh tế,tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Hình thức cơ bản của xuất khẩu hàng hoá chỉ là hình thức trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. I.2. Vai Trò Xuất Khẩu 2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân * Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo những bước đi thích hợp là con đường thiết yếu để khắc phục nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hoá- hiện đại hoá diễn ra trong thời gian ngắn, đòi hỏi một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc và thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nguồn gốc quan trọng nhất để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là xuất khẩu. Nhờ hoạt động xuất khẩu có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy hàng hoá trong nước phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế giới. * Có xuất khẩu mới phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống của nhân dân : Giữa sản xuất và xuất khẩu có mối liên hệ chặt chẽ. Quy mô, tốc độ phát triển của xuất khẩu do trình độ phát triển của sản xuất quy định. Điều này đòi hỏi chúng ta phải phát triển nền kinh tế quốc dân một cách đúng hướng và tốc độ nhanh theo đúng đường lối của Đảng, nhằm tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều và có giá trị để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Việc xuất khẩu những sản phẩm do trong nước sản xuất ra có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu nhập quốc dân. * Có đẩy mạnh nới tăng thu ngoại tệ và tăng tích luỹ vốn. Công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có một số vốn lớn. Xuất khẩu đóng vai trò khuyến khích và mở rộng sản xuất phát triển, do đó góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn phục vụ công nghiệp hoá. * Xuất khẩu góp phần phục vụ tốt đường lối mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài của đảng và nhà nước : Qua những vấn đề trình bày ở trên, ta thấy xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng, có quan hệ mật thiết với những mối quan hệ lớn trong nền kinh tế quốc dân, với những vấn đề kinh tế cơ bản trong quả trình xây dựng vật chất kỹ thuật với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.2. Đối với các doanh nghiệp. Ngày nay, xuất khẩu là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp, việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau: Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng dân số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẽ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Qua đó có điều kiện tiếp thu phát triển các kỹ năng công nghệ tiên tiến. II. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng Da Giầy ở Việt Nam. II.1. Tình hình xuất khẩu Da Giầy trong những năm gần đây và trước kia. Sau khi Liên Xô cũ và Đông Âu bị tan rã, toàn bộ chương trình hợp tác gia công mủ giầy với các nước này chấm dứt, ngành giầy - da Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới.Thời kỳ tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất các sản phẩm giầy dép để xuất khẩu từ các nước NIC trong khu vực như : Đài Loan, Hàn Quốc,Hồng Kông nhằm khai thác các lợi thế mà Việt Nam có được trong việc sản xuất và xuất khẩu giầy dép. Đó là: Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trẻ khoẻ tiếp thu nhanh, tiền công lao động còn thấp. Việt Nam chưa bị các nước nhập khẩu giầy dép khống chế bằng hạn ngạch và được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ ( C/O form a). Tận dụng lợi thế đó đồng thời khai thác tiềm năng của ngành, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến nay: Sản lượng “Giầy Da” Việt Nam đứng thứ 8 Thế Giới. Cả nước có 233 doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép các loại, trong đó có 77 doanh nghiệp nhà nước (DNNN),80 DN ngoài quốc doanh và 77 DN có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Tổng năng lực sản xuất giày dép các loài hàng năm đạt khoảng 420 triệu đôi trong đó DN có vốn ĐTNN chiếm khoảng 47,5% DNNN chiếm khoảng 27,5%, DN ngoài quốc doanh chiếm khoảng 25%.Sản lượng giày dép các loại tăng nhanh qua các năm. Cùng với sự tăng lên của sản lượng là sự gia tăng nhanh chóng mức tiêu thụ giầy dép, trong đó xuất khẩu tăng nhanh nhất. Nếu từ năm 1991 trở về trước hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu thì đến năm 1992 đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã tăng liên tục với tốc độ cao. Trong những năm gần đây "Giầy Dép Việt Nam đã "đi" đến 129 quốc gia". Năm 2001 so với năm 1992 - tức là sau 9 năm-kim ngạch xuất khẩu giày dép đã gấp 312 lần, bình quân một năm tăng tới 89,3%. Đó là tốc độ tăng rất cao - cao nhất so với các mặt hàng chủ lực khác trong thời gian tương ứng. Tám tháng đầu năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giầy dép đã đạt 1.256 triệu USD. Đứng thứ ba sau mặt hàng dầu thô(1.940 triệu USD)< dệt may(1.593 triệu USD) so với tám tháng đầu năm 2001, là mức tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam từ chổ không có gì sau 10 năm phát triển đã vượt lên đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia. Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, năm 2000 đã lên đến 129 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước và vùng lãnh thổ đạt trên 1.2 trệu USD, có 18 thị trường đạt trên 10 trệu USD, trong đó đứng đầu là Anh 220 triệu USD, Đức 210,6 triệu USD, Bỉ 155,4 triệu USD, Mỹ 87 triệu USD,Italia 86,5 triệu USD, Nhật Bản 79,8 triệu USD,…. Xét theo khu vực thì EU là thị trường lớn nhất, năm 2001 đã chiếm tới 82% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Sang đầu năm 2002 mặc dù lượng tăng khá, nhưng do giá bị giảm kim ngạch chỉ tăng 8%,thấp hơn tốc độ tăng chung, nên tỷ trọng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 79%. Thị trường Mỹ mặc dù kim ngạch chưa lớn nhưng lại là thị trường mới đầy tìm năng sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết: 4 tháng đầu năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đã cao gấp rưỡi cùng kỳ và theo dự đoán kim ngạch cả năm có thể đạt tới 300 triệu USD. Như vậy Giầy Dép là một trong những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt, như giải quyết công ăn việc làm cho lao động xã hội, lơị thế cạnh tranh trong xuất khẩu với kim ngạch khá cao và tăng liên tục. II. 2. Những khó khăn thách thức của Giầy Dép Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành da giày nước ta hiện vẫn còn một số hạn chế bất cập và đứng trước những khó khăn thách thức : Trước nhất là khâu nguyên vật liệu để sản xuất, cả nước hiện chỉ có hai nhà máy thuộc da nhưng cũng không đủ da để chế biến, phải nhập da muối từ nước ngoài: phần nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 20% nhu cầu sản xuất. Thứ hai : là phương thức hoạt động của các DN sản xuất giày dép xuất khẩu là gia công, nên kim ngạch xuất khẩu thì lớn, nhưng kim ngạch thực thụ thì ít. Thứ ba : là thiết bị máy móc phần lớn thuộc loại trung bình của thế giới, chưa phải loại hiiện đại, nên năng xuất còn thấp. Thứ tư : trình độ cán bộ quản lý, trình độ tay nghề còn thấp, nhất là kĩ thuật thiết kế mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở từng thị trường còn yếu, đặc biệt là kỹ thuật làm mũi giầy còn phải thuê thợ nước ngoài, chi phí trả công cao. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu giày dép cả năm 2002 là 1,9 tỷ USD tăng 21,8%(hay tăng trên 340 triệu USD) so với năm 2001. Tám tháng mới đạt 1,256 triệu USD tức là sau 2/3 thời gian mới đạt 66,1% mục tiêu bình quân 1 tháng đã đạt 157 triệu USD. Nhiệm vụ còn lại là 644 triệu USD bình quân mỗi tháng phải đạt 161 triệu USD, cao hơn mức bình quân đã đạt trong tám tháng đầu năm 2002 và cao hơn 31 triệu USD/tháng so với 4 tháng cuối năm 2001. II.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng Da Giầy Việt Nam. Để có thể tiếp tục phát triển, hội nhập, cạnh tranh, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trên là rất cần thiết. Nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng vào các năm tới, ngành da - giầy Việt Nam cần thực hiện tốt các giải các giải pháp sau : 3.1. Đầu tư các cơ sở sản xuất giầy dép - Đối với các cơ sở hiện có: tăng cường đầu tư chiều sâu đối với các trang thiết bị đặc biệt ở một số công đoạn quan trọng - làm tăng giá trị sản phẩm và kiểu dáng sản phẩm, bố chí sắp xếp lại quy mô nhà xưởng cho phù hợp với yêu cầu công nghệ, bố trí lại các cơ sở phân tán vào các khu tập trung ở cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nhằm mở rộng thêm năng lực sản xuất với quy mô sản xuất mới, lớn hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc đầu tư chiều sâu, cần quan tâm cũng cố các mặt quản lý, điều hành, đặc biệt áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000. - Đầu tư các cơ sở mới: Để đạt được tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu vào các thị trường mới, bên cạnh việc đầu tư chiều sâu và cũng cố phát triển các cơ sở sản xuất hiện có, cần tăng cường xây dựng các dự án đầu tư mới trên cơ sở một số yêu cầu như sau: Do đặc thù đòi hỏi các ngành sản xuất giầy dép cho xuất khẩu, các cơ sở sản xuất đầu tư mới chỉ nên tập chung ở các vùng thuận lợi về giao thông vận tải, cung ứng vật tư và giao nhận hàng hoá các vùng có các điều kiện cơ sở hạ tầng đáp ứng được các dịch vụ quản lý, điều hành kinh doanh... Không nên phân tán ở quá nhiều địa phương sẽ khó khăn trong quá trình cạnh tranh và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Các cơ sở đầu tư mới phải đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng, nhất là những thị trường mới mà chúng ta đang quan tâm. Về quy mô nhà xưởng máy móc thiết bị và trình độ quản lý, thông thường mỗi doanh nghiệp phải có sản lượng từ 3-4 triệu đôi sản phẩm/ năm (tức là phải đầu tư 6 - 8 dây chuyền sản xuất). Có thể hình thành một số cụm công nghiệp giầy dép tại đó có các cơ sở giầy dép sản xuất trên quy mô lớn và một số các cơ sở sản xuất vật liệu làm giầy. Cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc đầu tư này thông qua các cơ chế khuyến khích và hổ trợ của nhà nước. 3.2. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất các loại vật tư, nguyên phụ liệu làm giầy. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất các loại vật tư, nguyên phụ liệu làm giầy ở trong nước sẽ góp phần phục vụ mục tiêu xây dựng một ngành công nghiệp sản xuất giầy dép. Tạo khả năng chủ động trong cung ứng, tạo thêm công ăn vịêc làm và tăng hiệu quả kinh tế, đặc biệt là sẽ đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu phất triển dành cho nước ta. Trước mắt cần tập trung củng cố, sắp xếp hoàn thiện các cơ sở thuộc da hiện có, đồng thời đáp ứng một bước đòi hỏi của công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đối với công việc này, cần xây dựng một số dự án đầu tư các cơ sở thuộc da mới có quy mô ở khu vực phía Bắc và phía Nam nhằm có được sản lượng da thuộc khoảng 80 triệu sản phẩm vào năm 2010. Với các loại nguyên liệu chính khác không phải da vải, giả da...Và các loại phụ liệu khác cần được quan tâm đầu tư song cần sự phối hợp và thông tin đầy đủ để tránh tình trạng đầu dư thừa so với nhu cầu. Việc mở rộng các cơ sở sản xuất nguyên phụ liện làm giầy là bức thiết và khó khăn hơn các cơ sở làm giầy vì đòi hỏi vốn lớn và đáp ứng được yêu cầu về mẫu mode và chủng loại giầy dép do khách hàng đặt. Do đó cần khuyến khích hỗ trợ và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực làm giầy hơn. Để góp phần vào quá trình xây dựng một ngành công nghiệp đích thực của Việt Nam, cần coi trọng việc đào tạo con người về khoa học kỹ thuật, về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập và cạnh tranh. Nhiệm vụ còn lại tuy không nặng nề như các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác, hơn nữa lại đang có thị trường, nhưng ngành da giày phải có những giải pháp tích cực đáng chú ‎ ‎ý sau : - Nâng cao chất lượng uy tín, thực hiện nghiêm túc hiệp định của chính phủ Việt Nam và EU về chống gian lận thương mại, về giá xuất khẩu, về xuất xứ nguyên phụ liệu và thành phẩm để duy trì thị trường lớn nhất này. - Đẩy mạnh khai thác thị trường mới nhất là thị trường Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng và khổng lồ. - Khôi phục thì trường truyền thống là Nga, Đông Âu( Nga hiện đứng thứ 17 với 10,3 triệu USD, Ba Lan đứng thứ 22 với 7,3 triệu USD, Hungari đứng thứ 42 với 2,2 triệu USD,… -Thu hút đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, từng bước chuyển từ phương thức gia công sang bán FOB. Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý cán bộ và công nhân kỹ thuật cho ngành da giày. 3.3. Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành da giầy Việt Nam Trong những năm tới cần phải tiếp tục phát triển ngành giầy dép hướng ra xuất khẩu để khai thác lợi thế và tiềm năng của Việt Nam. Chuyển dần từ gia công xuất khẩu là chủ yếu sang xây dựng một ngành công nghiệp sản xuất giầy dép cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đó là hai quan điểm cơ bản để xác định mục tiêu phát triển cũng như các biện pháp để thực hiện. Để có căn cứ để xác định mục tiêu phát triển, chúng ta đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ và nhập khẩu giầy dép lớn trên thế giới. Theo đánh giá và nhận xét của các chuyên gia thế giới về ngành giầy dép, trong những năm tới các nước Châu á và Viễn Đông sẽ chiếm tới 75% sản lượng giầy dép trên toàn thế giới ( khoảng trên 10 tỷ đôi). Trong đó Việt Nam cũng là một trong những nước có tiềm năng để phát triển ngành hàng này. Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm giày dép của Việt Nam, chiếm xấp xỉ 80% kim ngạch. Chúng ta cần cũng cố và phát triển thị trường này, khai thác tối đa các yêu đãi mà thị trờng này còn giành cho Việt Nam chưa bị quản lý bằng hạn ngạch, được hưởng ưu đãi thuế quan, bằng 70% mức thuế bình thường nếu bảo đảm tiêu chuẩn xuất xứ ( C/O form A).Tăng cường các mối quan hệ kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU, một vấn đề đang được EU quan tâm. Nhật là thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng năm khoảng 350 triệu đôi giầy dép từ nước ngoài. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Nhật chỉ chiếm 7 - 8% tổng kim ngạch, nhưng chúng ta có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong những năm tới. Mỹ là nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu lớn nhất thế giới. Hàng năm nhập khẩu khoảng 1,4 tỷ đôi giầy dép các loại trị giá khoảng 14 - 15 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu giầy dép sang Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu năm 1998 trên 110 triệu USD (chiếm trên 10% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành). Nếu có hiệp định thương mại và quy chế tối huệ quốc, nếu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường và có khả năng cạnh tranh thì chúng ta có thể xuất khẩu giầy dép sang Mỹ với kiêm ngạch không thua kém vào EU, thậm chí còn có thể cao hơn. kết luận Triển vọng phát triển của ngành da giầy Việt Nam trong những năm tới là to lớn, trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế mà nước ta có được phù hợp với yêu cầu và cơ hội phát triển của ngành giầy dép xuất khẩu. Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế, chúng ta có không ít những vấn đề cần được giải quyết như nêu trên để đưa ngành da công xuất khẩu giầy còn non trẻ hiện nay thành một ngành công nghiệp giầy dép vững mạnh có đủ khả năng hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả trong những năm tới. Qua đó ta có thể rút ra được ngành xuất khẩu nói chung, ngành xuất khẩu giầy dép Việt Nam nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nó tham gia góp phần tạo nên vị thế của đất nước trên thương trường quốc tế. Để có thể phát triển được nó hay không điều đó đang còn là một câu hỏi lớn mà các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải trả lời nó. Bằng việc đánh giá khách quan về vị trí của xuất khẩu giầy dép của Việt Nam nhìn thẳng vào những gì đã đạt được và những gì còn là thực trạng của hàng giầy dép xuất khẩu Việt Nam hy vọng rằng nếu có thể góp một phần công sức nào đó thì những người tiếp bước những người đi trước như chúng em có thể giúp hàng giầy dép xuất khẩu một ngày không xa sẽ đạt được vị trí xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam. mục lục Lời mở đầu………………………………………………………………………1 I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá…………………………………2 I.1. khái niệm của xuất khẩu…………………………………………………….2 I.2. Vai trò của xuất khẩu………………………………………………………..3 2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân………………………………………………. 3 2.2 Đối với các doanh nghiệp…………………………………………………... 4 II. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy ở Việt Nam…….. 5 II.1.Tình hình xuất khẩu da giầy trong những năm gần đây và trước kia……….5 II.2. Những khó khăn thử thách của da giầy Việt Nam…………………………7 II.3. Những biện pháp nâng cao hiệu quả khẩu mặt hàng da giầy Việt Nam…...7 3.1 Đầu tư các cơ sở sản xuất giầy dép………………………………………….8 3.2 Đầu tư cho các cơ sở sản xuất các loại nguyên vật tư, nguyên phụ liệu…….9 3.3 Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành da giầy Việt Nam……………...10 Kết luận………………………………………………………………………..12 Tài liệu tham khảo Giáo trình Ngoại Thương - ĐHQL & KD HN Thời báo Thương Mại – Số ra T8/2000, T6/2000,T7/2001 Nghiệp Vụ kinh Doanh Xuất –Nhập khẩu - PGS.TS Trần Văn Chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan