Tiểu luận Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC Trang

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3,4

6. Kết cấu của Tiểu luận 5

Chương 1 6

1.1: Một số khái niệm 11

1.2: Một số vấn đề lí luận 15

1.3: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS 18

1.4: Kết luận chương 1 19

Chương 2

2.1: đánh giá thái độ và nhận thức của học sinh về giá trị đạo đức 21

2.2: Những hành vi đạo đức của học sinh trường THCS Võ Lao 24

2.3: Thực trạng về công tác quản lý giáo dục đạo đức 27

2.4: Nguyên nhân 31

2.5: Kết luận chương 2

Chương 3 34

3.1: Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức 35

3.2: Kết quả thực hiện 38

Kết luận và kiến nghị 40

1. Kết luận 39

2. Kiến nghị 40

Danh mục tham khảo

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm chất cơ bản của mỗi con người, biết tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống kiên trung bất khuất của cha ông, tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Có ý thức trách nhiệm với tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Tăng cường ý thức lao động để các em biết được giá trị lao động, biết tiết kiệm của công. Sẵn sàng tham gia vào các việc lao động vừa sức ở gia đình, nhà trường, địa phương để rèn kỹ năng lao động, thực hành. Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người và ứng xử có văn hoá, phẩm chất này nhằm giáo dục các em biết yêu thương quý trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, người thân, biết kính trọng thầy cô, người lớn tuổi. Giúp đỡ bạn bè, người già, em nhỏ, biết ứng xử có lễ độ lịch sự, hoà nhã với mọi người. Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, chấp hành kỉ luật, cung cấp cho các em những hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của học sinh. Giáo dục cho các em có ý nghĩa và thói quen sống, học tập, làm việc theo hiến pháp, pháp luật, có kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. 1.2.3: Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. - Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là thành tố rất quan trọng của quá trình giáo dục đạo đức nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm vụ của giáo dục đạo đức và giúp học sinh nắm vững, thực hiện đúng đắn, có hành vi tốt đẹp, trong sáng, giữ gin những giá trị đạo đức XHCN. - Phương pháp đòi hỏi về mặt sư phạm: Giáo viên nêu lên các đòi hỏi về mặt sư phạm, đề ra các yêu cầu đạo đứcd đối với học sinh, giáo viên luôn phảI là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Phương pháp tập luyện: Tổ chức cho các em một cách đều đặn, có kế hoạch những chuẩn mực đạo đức đã được học nhằm giáo dục những hành vi, thói quen ứng xử cho học sinh. - Phương pháp rèn luyện: Là phương pháp đưa học sinh vào những tình huống có thật để thể hiện và củng cố các hành vi đã được hình thành. - Phương pháp tạo dư luận xã hội: Là phương pháp có tác động giáo dục đạo đức mạnh mẽ của tập thể đến cá nhân học sinh. - Phương pháp nêu gương: Là phương pháp quan trọng để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, việc hình thành ý thức của học sinh phảI thường xuyên dựa trên những mâu thuẫn hình cụ thể trong đời sống, trong lịch sử biểu hiện qua tấm gương áy những tư tưởng và lý tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN. - Phương pháp thi đua: Là phương pháp kích thích sự tự khẳng định ở mỗi học sinh, thúc đẩy các em đua tài, gắng sức vươn lên hàng đầu, lôI cuốn người khác cùng tiến lên, dành cho họ những thành tích cá nhân và tập thể cao nhất, qua thi đua khen thưởng nỗ lực phát triển sáng tạo, đề cao trách nhiệm tính tương trợ tập thể. - Phương pháp khen thưởng và kỷ luật: Là phương pháp biểu thị tháI độ tán thành, hoặc phê phán của giáo viên, tập thể, của xã hội đối với những hành vi của cá nhân hay ttập thể học sinh có những hành động gương mẫu thực hiện các chuẩn mực đạo đức hặc không phù hợp với các chuẩn mực mà xã hội quy định. 1.2.4: Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: - Hoạt động học tập môn đạo đức ( giáo dục công dân ) ở nhà trường THCS. Với chức năng chủ yếu là cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực, giú học sinh phân biệt được đâu là hành vi có đạo đức, đâu là hành vi vô đạo đức trong đời sống xã hội, cần kết hợp việc giáo dục đạo đức thông qua các môn học trong chương trình của cấp học THCS. - Để biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức còn phảI thông qua các hoạt động ngoại khoá về văn hoá, nghệ thuật, các hoạt động xã hội, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, nhân đạo từ thiện… Và chỉ có qua hoạt động mới hình thành niềm tin đạo đức trong sáng. Quan trọng hơn nữa là qua sự giao tiếp với người thực, việc thực, với những hành vi đạo đức trong sáng, học sinh sẽ tiếp thu được cách sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được học. Sức thuyết phục to lớn của những hành vi thực qua hình ảnh người thực là nó có khả năng đi thẳng vào niềm tincủa cá nhân, của tập thể vì các em trực tiếp nhìn thấy, chứng kiến, và những hành vi ấy sẽ in sâu vào trong tâm trí các em, khó phai mờ, trở thành mẫu mực để các em làm theo trong những hoàn cảnh đòi hỏi cách ứng xử tương tự. - Trong việc giáo dục đạo đức cần phảI hiểu biết vị trí đặc biệt, cơ bản của các hoạt động: “Học chủ nghĩa cộng sản bằng cách tham gia cuộc đấu tranh không ngừng vô sản…” (Lê – nin). Cuộc sống xã hội càng phức tạp, quan hệ giữa con người càng phong phú đa dạng và biến động thì trong giáo dục đạo đức, chủ thể càng phảI lĩnh hội được cái tinh thần của hệ thống nguyên tắc. Quan điểm của đạo đức xã hội chủ nghĩa mới có thể giúp họ tìm được nhưỡng chuẩn mực ứng xử trong các tình những huống quan hệ phức tạp, đa dạng trong đời sống, vì cùng một hành vi giống nhau nhưng lại có những động cơ khác nhau. Do đó việc giáo dục đạo đức thông qua hoạt động thực tế sẽ giúp thế hệ trẻ hình thành niềm tin, nhu cầu và động cơ đạo đức. 1.3: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: 1.3.1: Bản chất của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh: - Vấn đề trọng tâm và cơ bản của giáo dục đạo đức là quan hệ quản lý, trong đó tác động có mục tiêu, mục đích có ttập thể đến giáo viên và học sinh để tổ chức, phối hợp hoạt động, động viên kích thích họ trong quá trình giáo dục. - Quan hệ quản lý trong quá trình đạo đức là quan hệ có tính thứ bậc, có sự chỉ huy thống nhất nhằm tác động đến cả hệ thống, thúc đẩy hệ thống phát triển theo mục tiêu, sự chấp hành có tác động trở lại với sự chỉ huy trong nhiều trường hợp tự chỉ huy, tự vận động đến mục tiêu. Trong việc quản lý giáo dục đạo đức, các biện pháp đảm bảo sự điều hành chung, thống nhất của người Hiệu trưởng. - Quan hệ ở đay chính là sự hợp tác, phối hợp một cách bình đẳng dưới sự quản lý của người Hiệu trưởng để đảm bảo cho học sinh giáo dục đạo đức được vận hành trôI chảy, huy động được sức mạnh tổng hợp của các bộ phận, các cá nhân, tập thể và các lực lượng xã hội cùng tham gia. 1.3.2: Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh: Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục đạo đức để hình thành cho học sinh các phẩm chất đạo đức. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao phảI tiến hành qua 4 khâu cơ bản: Có kế hoạch, có tổ chức, có chỉ đạo và có kiểm tra đánh giá hoạt động. Kế hoạch hoá quản lý giáo dục đạo đức. Đây là yêu cầu cơ bản, về bản chất là xây dựng chương trình hành động giáo dục đạo đức theo văn học, theo tháng, tuần, chương trình hành động này bao gồm các chi tiết: Mục tiêu, nội dung hoạt động, thời gian, biện pháp thực hiện và phân công người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm việc soạn thảo chương trình, kế hoạch hành động phải dựa trên tiềm lực của nhà trường và hoàn cảnh, điều kiện địa phương, dân trí. - Nội dung của chương trình hành động của hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS bao gồm: + Tổ chức lực lượng giáo dục đạo đức, tăng cường chất lượng chuyên môn trong giáo viên và các bộ phận chức năng khác, xây dựng khối đoàn kết, nhất trí, tạo ra môI trường giáo dục thuận lợi. + Xây dựng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh với nội dung toàn diện, chú ý hoạt động học tập của học sinh, đây là trung điểm của toàn bộ hoạt động quản lý giáo dục đạo đức. Nhà trường cần có kế hoạch hoạt động một cách cụ thể theo từng thời đểm, động viên các tập thể học sinh tự tổ chức hoạt động phù hợp. + Xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức cho học sinh bằng nhiều phương pháp phát huy tối đa khả năng tự rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc của học sinh. Thực hiện kế họch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là tầm nhìn chiến lược của quản lý, giúp cho việc lựa chọn và phát trển chính xác các chương trình hành động phong phú với các nguồn lực của hệ thống. đồng thời kế hoạch còn là văn cứ để hình thành và thực hiện các chức năng khác như động viên, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá. * Tổ chức: Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ hay chức vụ. Tổ chức hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thuộc loại tổ chức có tính xã hội – Trính trị, không vì lợi nhuận, là tổ chức chính thức gắn liền với cơ cấu, vai trò, nhiệm vụ giáo dục đạo đức của nhà trường. Do đó nhiệm vụ này mang tính pháp lý rõ ràng, có cơ chế hoạt động, điều đó làm cho nó khác với các tổ chức không chính thức và nhóm tự phát. Thực hiện quá trình phức tạp, thực hiện kế tiếp hay song song nhiều nhiệm vụ, nhiều hoạt động khác nhau: Trung tâm của hoạt động này là xây dựng những tập thể lớp có ý thức đoàn kết, thống nhất, thân ái, thi đua học tập và rèn luyện. Những ngày tổ chức hoạt động được thực hiện thông qua một hệ thống những tác động sư phạm được phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục theo một cơ chế nhất định. Trong đó nhà trường là sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý của bộ máy chính quyền và sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, hội… * chỉ đạo: Là chức năng năng lực của người quản lý, sau khi xây dựng kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh không thể thiếu động viênvà điều chỉnh, động viên có tác dụng khuyến khích, phát huy khả năng tiềm ẩn của học sinh mà khi tham gia các hoạt động riêng lẻ họ khó đạt được mục đích. áp dụng biện pháp khen thưởng và trách phạt là một động lực thúc đẩy quan trọng trong hoạt động này, động viên kịp thời, gần gũi, thấu hiểu cấp dưới sẽ tạo động lực là họ hăng say, tích cực làm việc hơn. * Kiểm tra: - Kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý giáo dục đạo đức, để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra. - Khi kiểm tra hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cần kiểm tra cách làm việc cụ thể từ trên xuống của các tổ chức quản lý của ban chuyên môn, ban đức dục, kiểm tra bài thi tìm hiểu, kiểm tra các tiêu chuẩn, kiển tra khảo sát, kiêm tra đánh giá các tổ chức tự quản của học sinh, kiểm tra các tiêu chí cụ thể của từng hoạt động, các tình huống hoạt động. - Công việc cuối cùng và rất quan trọng của kiểm tra là tổng kết đánh giá kết quả hoạt động, tìm ra kết quả và quan hệ bản chất. 1.4: Kết luận chương 1: Đạo đức là thước đo giá trị của người, là những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người, của con người với công việc, với bản thân và môi trường sống. Đạo đức có quan hệ chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống, là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt cá nhân về nhân cách đã được xã hội hoá. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt có ý nghĩa, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Cốt lõi cơ bản của đạo đức là phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực hành vi được mọi người thừa nhận. Giáo dục đạo đức học sinh có tính chất nền tảng trong chương trình giáo dục nói chung; mục tiêu giáo dục đạo đức là trng thiết bị cho mọi người nói chung, học sinh nói riêng có được những chi thức cần thiết về chính trị, đạo đức, nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội, có thái độ đúng đắn, có tình cảm, có niềm tin đạo đức trong sáng với bản thân và mọi người, dưới sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của đất nước, rèn luyện về tính tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội. Chương 2Thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THcs võ lao -huyện thanh ba -tỉnh phú thọ Võ lao là một xã… Trường THCS võ lao nằm tại khu trung tâm trường có… cán bộ giáo viên, 9 lớp với… học sinh, lứa tuổi từ 11 đến 16 tuổi, lứa tuổi có những biến đổi nhanh chóng về tâm sinh lý, những đặc điểm về hoạt động học tập và sự phát triển về trí tuệ của học sinh ngày càng phong phú và phức tạp, hoạt động học tập chiếm vị chí quan trọng trong sự phát triển tâm lý nhân cách, vai trò và hứng thú xã hội được mở rộng về phạm vi và có sự thay đổi về tính chất là muốn tự khẳng định mình, muốn mọi người công nhận, muốn làm người lớn, nhiều em có động cơ học tập tốt, có ước mơ tốt đẹp. Những đặc điểm tình cảm, ý trí của học sinh, các hoạt động giao tiếp với bạn bè, các hoạt động xã hội mở rộng và có xu hướng vươn lên làm người lớn. Sự phát triển nhân cách của học sinh có môI trường quan hệ phong phú với thực hiện xung quanh. Lứa tuổi này, đặc biệt là các em ở lớp 8 và lớp 9 đã tự ý thức mình: Có quyền được tôn trọng, được độc lập, được tin cậy như một người lớn, các em tích cực được lĩnh hội từ thế giới người lớn về những giá trị, những chuẩn mực, những hành vi khác nhau, hay bắt chước, nhờ có những phẩm chất mới về ý thức, sự đánh giá được hình thành, yếu tố mối quan hệ của sự phát triển nhân cách của học sinh ở chỗ đối tượng hoạt động chính của học sinh là bản thân mình. Để nắm được thực trạng đạo đức học sinh ở trường THCS Võ Lao, tôI đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên và học sinh để đạt được kết quả cụ thể: 2.1: Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh về những giá trị đạo đức hiện nay, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức. * Kết quả điều tra ở giáo viên: Thông qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi 20 giáo viên trực tiếp đứng lớp đã phản ánh được thực trạng nhận thức về giá trị đạo đức học sinh (bảng 1) qua bảng 1 tôi nhận thấy. + Mức độ quan trọng hơn 50% ý kiến giáo viên thừa nhận. + Các phẩm chất có 100% ý kiến cho rằng rất quan trọng và quan trọng trong tiêu chuẩn phấn đấu thành người có tài, có đức, yêu lao động, siêng năng, cần cù trong lao động, ham học hỏi, phấn đấu, có tinh thần cầu tiến, có kỷ luật trong học tạp và lao động, biết yêu thương, quí trọng ông bà, cha mẹ, người thân, vâng lời thầy cô, có lòng trung thành, dũng cảm, tương thân, tương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi… Từ những điều đó khiến chúng ta suy nghĩ về mục đíh phấn đấu để phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó còn có một số phẩm chất được đánh giá thấp hơn như: + Yêu quê hương đất nước, tự hào lịch sử, truyền thống, giá trị văn hoá. + Giữ gìn bảo vệ của công, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. + Tiết kiệm thời gian, tiền của. Qua kết quả tham khảo trên, tôi thấy cần quan tâm, giáo dục những phẩm chất đạo đức này cho các em thấy được tầm quan trọng, tăng cường rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhiều hơn. Bảng 1 TT Phẩm chất Mức độ Rất quan trọng Quan Trọng Bình Thường 1 Yêu quê hương đát nước, tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc 40 35 25 2 Tinh thần quốc tế, tình hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước. 10 20 55 3 Yêu lao động, siêng năng, cần cù, chăm chỉ lao động. 30 70 0 4 Ham học hỏi, cầu tiến bộ. 30 70 0 5 Giữ gìn của công, bảo vệ CSVC trang bị học tập. 20 50 20 6 Tiết kiệm thời gian, tiền của. 30 50 15 7 Có kỷ luật trong học tập và trong lao động. 50 50 0 8 Yêu quí ông bà, cha me, những người thân, thầy cô, bạn bè. 60 40 0 9 Có lòng thương người, giúp đỡ người nghèo, người già, em nhỏ, người tàn tật. 30 45 20 10 Biết kết hợp hài hoà lợi ích tập thể và cá nhân, vì tập thể. 20 25 40 11 Có khiêm tốn, lòng chung thành, dũng cảm 55 40 5 12 Làm việc theo lương tâm cho phép. 25 55 15 13 Hiếu thảo. 40 50 10 14 Phấn đấu thành người có đức, tài 75 20 5 Tôi tiến hành khảo sát … học sinh của trường THCS võ Lao bằng phiếu trưng bày ý kiến, được kết quả như bảng 2: Bảng 2: nhận thức của học sinh về ý nghĩa của các phẩm chất đạo đức đối với việc giáo dục đạo đức TT Phẩm chất Mức độ Rất quan trọng Quan Trọng Bình Thường 1 Yêu quê hương đát nước, tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc 30 35 35 2 Tinh thần quốc tế, tình hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước. 10 30 50 3 Yêu lao động, siêng năng, cần cù, chăm chỉ lao động. 35 60 05 4 Ham học hỏi, cầu tiến bộ. 30 60 5 5 Giữ gìn của công, bảo vệ CSVC trang bị học tập. 20 50 30 6 Tiết kiệm thời gian, tiền của. 25 50 25 7 Có kỷ luật trong học tập và trong lao động. 40 50 10 8 Yêu quí ông bà, cha me, những người thân, thầy cô, bạn bè. 65 30 5 9 Có lòng thương người, giúp đỡ người nghèo, người già, em nhỏ, người tàn tật. 26 48 21 10 Biết kết hợp hài hoà lợi ích tập thể và cá nhân, vì tập thể. 20 30 40 11 Có khiêm tốn, lòng chung thành, dũng cảm 60 35 5 12 Làm việc theo lương tâm cho phép. 25 60 10 13 Hiếu thảo. 50 45 5 14 Phấn đấu thành người có đức, tài 70 30 0 - Qua bảng 2: Nhận xét kết quả khảo sát về thái độ của học sinh về những giá trị đạo đức, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện tu dưỡng đoạ đức của học sinhnhìn chung ở mức độ khá tốt và phù hợp với sự đánh giá của giáo viên ở bảng 1. 2.2: Những hành vi đạo đức của học sinhTrường THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú Thọ: * Kết quả điều tra trên giáo viên: Bảng 3: Đánh giá của giáo viên về biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú Thọ: TT Những hành vi cụ thể Mức độ ( xác định bằng %) Hầu hết học sinh Trên 50% Dưới 50% Rất ít 1 Lên lớp đúng giờ 65 32 3 0 2 Thứ 2 đến chào cờ đúng giờ 80 18 2 0 3 Nghỉ giải lao đúng giờ 52 39 6 3 4 Trong lớp không nói chuyện riêng 23 62 6 9 5 Có giấy phép nghỉ học 65 28 4 3 6 Thực hiện tốt việc tự học ở nhà 25 62 9 4 7 Làm đầy đủ bài tập ở nhà 32 27 10 4 8 Sẵn sàng giúp đỡ bạn 25 37 14 4 9 Thực hiện tốt các buổi sinh hoạt tập thể 30 62 5 2 10 Tôn trọng lời khuyên của cha mẹ 80 12 8 0 11 Tôn trọng lời khuyên của thầy cô 85 12 3 0 12 Giữ gìn trang thiết bị học tập 30 38 7 5 13 Rèn hành vi nếp sống văn hoá 15 20 10 0 14 Không có hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra 26 48 16 10 15 Tham gia lao động tích cực 65 20 10 5 16 Không đánh nhau 88 7 3 2 17 Biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi 70 23 5 2 18 Không hút thuốc, uống rượu 90 7 3 1 19 Có kỷ luật tập thể 85 10 3 2 20 Làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp 35 56 5 4 Thông qua khảo sát phiếu trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên trực tiếp đứng lớp, kết quả ở bảng 3 cho thấy: các thầy cô giáo đánh giá hành vi đạo đức của học sinh cơ bản là tốt, hầu hết các em co ý thức tu dưỡng đạo đức tốt. Hành vi đạo đức của các em được thể hiện hầu hết qua sự đánh giá của các thầy cô giáo: - Có kỉ luật tập thể: ( 85%). - Tôn trọng lời khuyên của cha mẹ: ( 85%) - Tôn trọng lời khuyên của thầy cô: ( 85%) - Không đánh nhau: ( 88%) - Không hút thuốc, uống rượu ( 90%) - Tham gia chào cờ: ( 80%) Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số ít học sinh có một số biểu hiện như: Nghỉ học không có giấy phép. Còn gian lận trong kiểm tra, thi cử. Mất trật tự trong lớp. Giữ gìn của công, thiết bị học tập chưa tốt. Còn có học sinh hút thuốc ( ở học sinh lớp 9) Qua thống kê nhận thấy học sinh ở trường THCS Võ Lao - ThanhBa - Phú Thọ có ý thức chấp hành khá tốt kỉ luật học sinh và qui chế học tập rèn luyện kỉ luật của nhà trường. Hầu hết các em đã có ý thức tập thể chấp hành kỉ luật của nhà trường, đó cũng là nguyên nhân giúp cho chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao. Đồng thời phản ánh công tác quản lí giáo dục đạo đức của nhà trường có nhiều cố gắng, tích cực ( năm học 2007- 2008 trừơng THCS Võ Lao đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Tỷ lệ thi vào trường trung học phổ thông đạt điểm từ trung bình trở lên đứng thứ 2 toàn huyện, 98% học sinh tốt nghiệp lớp 9 thi đỗ vào THPT. Thông qua kết quả nhận xét đánh giá của các thầy cô giáo còn cho thấy tình trạng học tập ở nhà của một số em chưa chăm, chưa tự giác, còn có hiện tượng gian lận trong giờ kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì còn nhìn bài, quay cóp. * Kết quả điều tra học sinh (bảng 4). Bảng 4: Đánh giá của học sinh về những hành vi đạo đức của học sinh ở trường THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú Thọ. TT Những hành vi cụ thể Mức độ ( xác định bằng %) Hầu hết học sinh Trên 50% Dưới 50% Rất ít 1 Lên lớp đúng giờ 55 39 5 1 2 Thứ 2 đến chào cờ đúng giờ 72 23 5 0 3 Nghỉ giải lao đúng giờ 58 36 4 0 4 Trong lớp không nói chuyện riêng 26 54 13 7 5 Có giấy phép nghỉ học 58 29 9 4 6 Thực hiện tốt việc tự học ở nhà 31 54 10 5 7 Làm đầy đủ bài tập ở nhà 32 30 27 2 8 Sẵn sàng giúp đỡ bạn 52 36 9 3 9 Thực hiện tốt các buổi sinh hoạt tập thể 61 35 3 1 10 Tôn trọng lời khuyên của cha mẹ 84 15 1 0 11 Tôn trọng lời khuyên của thầy cô 85 13 2 0 12 Giữ gìn trang thiết bị học tập 33 57 8 0 13 Rèn hành vi nếp sống văn hoá 32 58 10 0 14 Không có hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra 20 47 20 13 15 Tham gia lao động tích cực 52 35 13 0 16 Không đánh nhau 79 27 4 1 17 Biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi 76 24 0 0 18 Không hút thuốc, uống rượu 85 10 4 1 19 Có kỷ luật tập thể 86 14 0 0 20 Làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp 80 9 6 5 Qua bảng 4: Ta thấy rằng sự chênh lệch giữa đánh giá của giáo viên và học sinh tuy không ở mức tráI ngược, mâu thuẫn nhau nhưng cũng đáng quan tâm, cần có những biện pháp thích hợp để trấn chỉnh những hành vi chưa tốt của học sinh: Những hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử. ý thức tự giác học tập, làm bài tập ở nhà chưa cao. Còn nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp 2.3: Thực trạng về công tác quản lí của người Hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Võ Lao -Thanh Ba - Phú Thọ. 2.3.1: Vai trò của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức của học sinh. - Để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi đã tham khảo ý kiến nhận xết, đánh giá của giáo viên, học sinh về vai trò tổ chức, các lực lượng xã hội đã tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. * Nội dung điều tra cần đánh giá: Vai trò các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Bảng 5: Đánh giá về vai trò của các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức. A Các lực lượng ý kiến giáo viên ( % ) ý kiến học sinh ( % ) Rất quan trọng Quan trọng ít quan trọng Rất quan trọng Quan trọng ít quan trọng 1 Ban Giám hiệu 80 15 5 60 30 10 2 Các tổ chức Đảng 73 21 6 70 26 4 3 Đoàn TNCSHCM 50 42 8 63 31 6 4 Đội TNTPHCM 64 26 10 65 30 5 5 Các giáo viên 85 15 0 91 7 2 6 Hội phụ nữ 25 51 25 29 61 10 7 Công đoàn 25 60 15 30 60 10 8 Hội cha mẹ học sinh 70 23 7 55 36 9 9 Tập thể học học sinh 66 25 9 58 26 18 10 Cán bộ thôn 20 50 30 22 53 15 11 Giáo viên chủ nhiệm 90 10 0 94 6 0 12 Giáo viên bộ môn 70 21 9 75 21 4 13 Công an khu vực 50 25 25 46 46 8 14 Gia đình 92 8 0 85 13 2 15 Người thân 70 27 3 70 24 6 16 Bạn bè thân thiết 65 28 7 74 22 4 Từ số liệu của bảng 5, cho chúng ta nhận xét. Xếp thứ tự từ cao xuống thấp về vai trò tác động ảnh hưởng về các tổ chức, các lực lượng tham gia vào giáo dục đạo đức cho học sinh như sau: Thứ 1: Vai trò của gia đình 92% Thứ 2: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm 90% Thứ 3: Vai trò của giáo viên 85% Thứ 4: Vai trò cuả ban Giám hiệu 80% Thứ 5: Vai trò của tổ chức Đảng 73% Thứ 6: Vai trò của hội cha mẹ học sinh 70% Thứ 7: Vai trò của giáo viên bộ môn 70% Thứ 8: Vai trò của người thân 70% Thứ 9: Vai trò của tập thể lớp 66% Thứ 10: Vai trò của bạn bè thân thiết 65% Thứ 11: Vai trò của Đội TN 64% Thứ 12: Vai trò của Đoàn thanh niên 50% Như vậy qua kết quả ở bảng 5 v ề ý thức của giáo viên, họ thừa nhận vai trò quan trọng của 12 tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Sự nhận thức tư tưởng chính trị, nhân cách, lối sống của học sinh phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của các lực lượng trên. Kết quả điều tra của học sinh cùng gần với ý kiến của giáo viên, nhưng có sự hoán đổi vị trí, có sự khác biệt do sự nhận thức cảm tính, cảm nhận khách quan của các em về những tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em. Thứ 1: Giáo viên chủ nhiệm lớp: 94% Thứ 2: Các giáo viên: 91% Thứ 3: Gia đình : 85% Thứ 4: Giáo viên bộ môn: 75% Thứ 5: Bạn bè thân thiết: 74% Thứ 6: Người thân : 70% Thứ 7: Tổ chức Đảng: 70% Thứ 8: Đội thiếu niên: 65% Thứ 9: Đoàn thanh niên: 63% Thứ 10: Ban giám hiệu: 60% Như vậy rõ ràng là đối với học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp, các thầy cô iáo và gia đình là những lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp rất quan trọng, sự tiếp xúc, tiếp nhận cái hay, cáI đẹp, cáI tốt, cáI tri thức, sự hiểu biết…của các em phụ thuộc chủ yếu vàot hầy cô giáo và cha mẹ. Bên cạnh đó là bạn bè thân thiết có ảnh hưởng lớn đến đạo đức, lối sống của các em vì lứa tuổi này dễ bị lôI kéo chệch hướng chuẩn hành vi đạo đức. 2.3.2: Đánh giá các biện pháp giáo dục đoạ đức cho học sinh: Để đánh giá các thực trạng việc phối hợp các lực lượng xã hội, tôi tiến hành sử dụng phiếu nêu câu hỏi trắc nghiệm khách quan, kết quả thu được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6: Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. TT Nội dung Chưa phối hợp Mức độ phối hợp ( %) Tốt Bình thường Yếu 1 Ban giám hiệu với gia đình 10 55 35 0 2 Giáo viên chủ nhiệm với gia đình 0 70 30 0 3 Các tổ chức trong nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan TN chinh Tri.doc
  • docBia tieu luan TN.doc
Tài liệu liên quan