Thẩm quyền của Tòa án châu Âu hoàn toàn không giống như các tòa án quốc tế khác và cũng không giống với thẩm quyền của Tòa án quốc gia. Tòa án châu âu có các chức năng cụ thể sau:
+ Tư vấn: Council, Commission hoặc các quốc gia thành viên có thể tham vấn Tòa án châu Âu về các cam kết quốc tế mà EU có ý định cam kết đối với các chủ thể khác của Luật quốc tế. Tuy không bắt buộc phải tham vấn Tòa, nhưng ý kiến của Tòa có tính bắt buộc.
+ Giải thích pháp luật: theo yêu cầu của các tòa án quốc gia thành viên, Tòa án châu Âu sẽ ra một phán quyết để giải thích nội dung cũng như giá trị pháp lí của các quy định pháp luật EU.
+ Bảo đảm pháp chế của EU: Tòa án châu Âu chịu trách nhiệm đảm bảo cho pháp luạt EU được tuân thủ một cách thống nhất, dâyd đủ và chính xác tại tất cả các quốc gia thành viên.
+ Giải quyết tranh chấp: Tòa án châu Âu có thẩm quyền áp dụng luật EU để giải quyết theo thủ tục sơ thảm hoặc phúc thảm các tranh chấp giữa các thiết chế, quốc gia thành viên, thể nhân và công dân EU.
Từ đó chúng ta đi đến một nhận xét: Tòa án châu Âu vừa là cơ quan thống nhất pháp luật, vừa là tòa án quốc tế và vừa là tòa án hiến pháp, hành chính, dân sự và thương mại. Chính điều này đã thể hiện sự kết hợp và pha trộn giữa mô hình Tòa án của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống với mô hình Tòa án của các quốc gia liên bang.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận quan điểm: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 2: Bình luận quan điểm sau: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang.
Bài làm:
Lời mở đầu
Sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Liên minh châu Âu ( EU), một mô hình liên kết đặc biệt trên sự kết hợp giữa mô hình “ tổ chức liên chính phủ” và mô hình “ siêu quốc gia”, đã trở thành tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất trên thế giới với những nỗ lực không ngừng cho mục tiêu một châu Âu “ nhất thể hóa”. Trong đó chúng ta thấy tổ chức bộ máy của EU là sự kết hợp và pha trộn giữa cách thức tổ chức bộ máy của các tổ chức quốc tế truyền thống như UN, ASEAN ( thể hiện điển hình qua sự có mặt và thành phần, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, hoạt động của Hội đồng châu Âu, đặc biệt là của Council và Commission) và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia hợp bang như USA ( điển hình như sự có mặt và thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của Nghị viện châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu, Viện tiền tệ châu Âu). Đặc biệt hơn nữa, ngay trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chỉ một thiết chế khác của EU cũng đã thể hiện rõ nét sự pha trộn này: Tòa án châu Âu vừa có tính chất như Tòa án quốc tế, vừa có tính chất như tòa án quốc gia. Chính sự kết hợp và pha trộn trong tổ chức bộ máy của EU đã làm sáng tỏ phần nào quan điểm “mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang”.
Nội dung
I. Sự thể hiện của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống trong mô hình thể chế của EU.
Như chúng ta đã biết trong tổ chức bộ máy của EU thì Hội đồng châu Âu, và Ủy ban châu Âu là các cơ quan thể hiện điển hình của một tổ chức quốc tế liên chính phủ.
1.Hội đồng Châu Âu- The European Council.
a. Thành phần
Là hôi nghị các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia thành viên, mỗi năm họp ít nhất 2 lần và có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng châu Âu.
Hội đồng châu Âu không phải là một cơ quan thể chế chính thức của Liên minh châu âu, mặc dù nó được các hiệp ước nói đến như một cơ quan "sẽ đem lại cho Liên minh sự thúc đẩy cần thiết cho việc phát triển Liên minh". Về cơ bản, nó vạch rõ chương trình nghị sự chính sách của Liên minh châu Âu và vì thế được coi là động lực của việc hội nhập châu Âu. Hội đồng làm việc đó mà không có bất cứ quyền lực chính thức nào, mà chỉ dựa vào ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo quốc giao. Ngoài nhu cầu đưa ra sức thúc đẩy, hội đồng cũng đóng các vai trò khác nữa : "giải quyết các vấn đề còn tồn tại từ các cuộc thảo luận ở cấp thấp hơn", hướng dẫn chính sách đối ngoại - bề ngoài đóng vai một quốc trưởng tập thể (collective Head of State), "chính thức phê chuẩn các tài liệu quan trọng" và tham gia các cuộc thương thuyết về (thay đổi) các hiệp ước Liên minh châu Âu.
Do Hội đồng gồm các nhà lãnh đạo quốc gia, hội đồng gom lại quyền hành pháp của các nước thành viên, có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài Cộng đồng châu Âu: ví dụ đối với Chính sách an ninh và đối ngoại và vieệc hợp tác trong các vấn đề tư pháp và cảnh sát. Hội đồng cũng hành xử nhiều quyền hành pháp của Hội đồng liên minh châu Âu, như bổ nhiệm chủ tịch Ủy ban châu Âu.Với các quyền hành pháp siêu quốc gia của Liên minh, cùng với các quyền khác nữa, vì thế Hội đồng châu Âu được một số người mô tả như “giới chức chính trị tối cao” của Liên minh.
2.Ủy ban Châu Âu- The European Commission
Ủy ban châu Âu (tên chính thức Ủy ban các cộng đồng châu Âu) là cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu. Ủy ban này chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước Liên minh châu Âu và điều hành công việc chung hàng ngày của Liên minh.
Ủy ban châu Âu là cơ quan độc lập với chính phủ của các nước thành viên, có nhiệm vụ đại diện và ủng hộ cho lợi ích của toàn Liên minh châu Âu.
a. cơ cấu tổ chức
ủy ban châu âu gồm 27 thành viên, nhiệm kì là 5 năm. Commission có 1 Chủ tịch và 5 Phó chủ tịch. Commission chỉ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nghị viện về các hoạt động của mình. Các thành viên của Commissison buộc phải hoàn toàn độc lập với quốc gia của mình khi thực hiện nhiệm vụ, họ chỉ phục vụ vì lợi ích của cả cộng đồng mà không phục vụ cho bất kì đảng phái hoặc cá nhân nào.
b. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban châu Âu
+ Đưa ra sáng kiến làm luật. Commission có độc quyền đưa ra sáng kiến làm luật ( trừ hai lĩnh vực hợp tác theo cơ chế liên chính phủ), Council và Nghị viện chỉ ban hành văn bản pháp luật trên cơ sở sáng kiến của Commissison.
+ Thực thi các chính sách, quyết định và ngân sách của Liên minh. Với tư cách là cơ quan hành pháp của liên minh, Commission là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi trong thực tế các chính sách và quyết định mà Nghị viện và Council đã đưa ra. Commission cũng là cơ quan điều hành, quản lí ngân sách và các quỹ của EU
+ Đảm bảo pháp chế của EU. Một khi luật pháp đã được Hội đồng và Nghị viện thông qua, thì Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành, thông qua các nước thành viên hoặc qua các cơ quan của Liên minh. Trong chấp nhận các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thì Ủy ban được trợ giúp bởi các ban do các đại diện của các nước thành viên lập ra (một phương pháp mà tiếng lóng gọi là "comitology"). Nói tóm lại, Ủy ban châu âu cùng với Tòa án châu Âu có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật của EU được áp dụng một cách chính xác và đầy đủ tại tất cả các quốc gia thành viên.
+ Đại diện cho EU trong các quan hệ quốc tế. Commission là cơ quan phát ngôn chính thức của EU trong các quan hệ với bên ngoài. Đồng thời theo ủy quyền của Council, commission đại diện cho EU để đàm phán kí kết các điều ước quốc tế với bên ngoài.
II. Sự thể hiện của mô hình các Nhà nước liên bang trong mô hình thể chế của EU
Nghị viện châu Âu- The European parlement
Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) là một nghị viện với các nghị sĩ được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng liên minh châu Âu(the Council), nó tạo thành lưỡng viên cơ quan lập pháp của các thể chế của liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới.Nghị viện và Hội đồng tạo thành cơ quan lập pháp cao nhất của Liên minh. Tuy nhiên, các quyền như thế bị giới hạn bởi quyền hạn mà các quốc gia thành viên giao cho Cộng đồng châu Âu.
Cơ cấu tổ chức.
Các nghị sĩ của Nghị viện được bầu theo quy tắc tỉ lệ với dân số và với hình thức phổ thông trực tiếp. Điều này giống với cách thức tổ chức Nghị viện của một số Nhà nước liên bang. Nhiệm kì của các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu là 5 năm. Các Nghị sĩ hoạt động theo nhóm chính trị chứ không phụ thuộc vào quốc tịch.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nghị viện châu Âu
Theo các hiệp ước Liên minh, Nghi viện châu Âu có các quyền cơ bản sau:
+ Tham gia ở mức độ khá sâu vào tiến trình lập pháp.
+ Chất vấn bằng văn bản hoặc bằng lời.
+ Có thể thành lập các ủy ban điều tra.
+ Có thể tiếp nhận đơn thư khiếu nại.
+ Bỏ phiếu phê chuẩn quyết định của ủy ban châu Âu.
+ Có quyền quyết định về các khoản chi không bắt buộc.
+ Có thể bác bỏ ngân sách của Liên minh châu Âu theo cả gói.
+ Duyệt quyết toán ngân sách của Ủy ban châu Âu.
+ Bổ nhiệm chức danh trung gian hòa giải của liên minh châu Âu.
Nghị viện châu Âu là hội đồng duy nhất trên thế giới do dân chúng trực tiếp bầu ra với nhiệm kì 5 năm. Nghị viện tương đương như hạ viện. Số nghị sĩ của mỗi quốc gia được phân chia tương ứng theo tỉ lệ dân số cũng như đại diện cho các đảng phái chính trị của 27 nước thành viên. Điều này giống với hạ viện của các quốc gia liên bang. Ví dụ: các nghị sĩ trong hạ viện của Mĩ cũng do nhân dân trực tiếp bầu ra, số nghị sĩ của mỗi bang cũng được phân chia. Đây chính là điểm tương đồng giữa cách thức tổ chức của mô hình thể chế liên minh với mô hình của các quốc gia liên bang.
Bên cạnh đó khi nói đến Hội đồng bộ trưởng châu Âu gồm đại diện ở hàm bộ trưởng của mỗi quốc gia. Đây là thiết chế duy nhất của EU mà ở đó mỗi thành viên là người đại diện cho lợi ích của quốc gia mình khi tham gia vào những quyết định cuối cùng. Hội đồng bộ trưởng được xem như thượng viện, là cơ quan tối cao có quyền lập pháp, có quyền thông qua các quyết định chính đối với chính sách của cộng đồng trên cơ sở đề nghị của Ủy ban châu Âu.
Ngân hàng trung ương châu Âu
cơ cấu tổ chức
Tổ chức của ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) theo mô hình của ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) và Landesbank (Đức). Điều hành ngân hàng là ban giám đốc, đứng đầu là Chủ tịch và hội đồng các thống đốc bao gồm thành viên của ban giám đốc và đại diện các ngân hàng trung ương trong thuộc hệ thống các ngân hàng trung ương Châu Âu(ESCB).
b. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng trung ương châu Âu
giữ giá ổn định (giữ lạm phát dưới sự kiểm soát), đặc biệt là ở các nước sử dụng đồng euro. giữ cho hệ thống tài chính ổn định - bằng cách làm cho thị trường tài chính và các tổ chức chắc chắn là đúng sự giám sát.
Ngân hàng này làm việc với các ngân hàng trung ương trong tất cả 27 quốc gia EU. Họ cùng nhau tạo thành hệ thống của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB).
Nó cũng dẫn sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng trung ương trong khu vực đồng euro - số 16 nước EU đã thông qua đồng euro, cũng gọi là khu vực châu Âu. Sự hợp tác giữa nhóm này nhỏ hơn chặt chẽ hơn, các ngân hàng được gọi là 'Eurosystem.
Nhiệm vụ:
Thiết lập mức lãi suất quan trọng cho khu vực châu Âu và kiểm soát cung tiền
quản lý của khu vực đồng euro ngoại tệ dự trữ và mua bán các loại tiền tệ khi cần thiết để giữ tỷ giá hối đoái cân bằng
giúp đỡ để đảm bảo thị trường tài chính và các tổ chức được đầy đủ sự giám sát của chính quyền quốc gia, và chức năng hệ thống thanh toán thông suốt
cho phép ngân hàng trung ương ở các nước khu vực đồng euro phát hành tiền giấy euro
theo dõi xu hướng giá cả và đánh giá các rủi ro mà họ đặt ra để ổn định giá cả.
III. Sự kết hợp và pha trộn giữa tổ chức quốc tế liên chính phủ và các nhà nước liên bang trong mô hình thể chế của EU
1. Tòa án châu Âu
Như chúng ta đã biết Tòa án châu Âu vừa có tính chất như tòa án quốc tế( giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên), vừa có tính chất như tòa án quốc gia ( trong cả lĩnh vực hiến pháp lẫn hành chính, dân sự và thương mai).
a.Cơ cấu tổ chức
Tòa bao gồm 27 thẩm phán và 8 công tố viên có nhiệm kì 6 năm và có thể được tái bổ nhiệm. Các thẩm phán sẽ bầu ra Chánh tòa với nhiệm kì 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
Tòa án châu Âu được cơ cấu thành các phân tòa. Mỗi vụ việc sẽ được xét xử tại một trong các phân tòa. Trong trường hợp các bên khởi kiện là các quốc gia thành viên hoặc các thiết chế của EU hoặc những trường hợp quan trọng và phức tạp khác thì tòa xét xử với thành phần mở rộng 13 thẩm phán.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án châu Âu
Thẩm quyền của Tòa án châu Âu hoàn toàn không giống như các tòa án quốc tế khác và cũng không giống với thẩm quyền của Tòa án quốc gia. Tòa án châu âu có các chức năng cụ thể sau:
+ Tư vấn: Council, Commission hoặc các quốc gia thành viên có thể tham vấn Tòa án châu Âu về các cam kết quốc tế mà EU có ý định cam kết đối với các chủ thể khác của Luật quốc tế. Tuy không bắt buộc phải tham vấn Tòa, nhưng ý kiến của Tòa có tính bắt buộc.
+ Giải thích pháp luật: theo yêu cầu của các tòa án quốc gia thành viên, Tòa án châu Âu sẽ ra một phán quyết để giải thích nội dung cũng như giá trị pháp lí của các quy định pháp luật EU.
+ Bảo đảm pháp chế của EU: Tòa án châu Âu chịu trách nhiệm đảm bảo cho pháp luạt EU được tuân thủ một cách thống nhất, dâyd đủ và chính xác tại tất cả các quốc gia thành viên.
+ Giải quyết tranh chấp: Tòa án châu Âu có thẩm quyền áp dụng luật EU để giải quyết theo thủ tục sơ thảm hoặc phúc thảm các tranh chấp giữa các thiết chế, quốc gia thành viên, thể nhân và công dân EU.
Từ đó chúng ta đi đến một nhận xét: Tòa án châu Âu vừa là cơ quan thống nhất pháp luật, vừa là tòa án quốc tế và vừa là tòa án hiến pháp, hành chính, dân sự và thương mại. Chính điều này đã thể hiện sự kết hợp và pha trộn giữa mô hình Tòa án của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống với mô hình Tòa án của các quốc gia liên bang.
Tòa kiểm toán châu Âu- The European Court of Auditors
a.Cơ cấu tổ chức
Tòa kiểm toán châu Âu gồm 27 thành viên, do Council bổ nhiệm với nhiệm kì 6 năm và có thể được tái bổ nhiệm. Các thành viên của tòa sẽ bầu một chánh tòa với nhiệm kì 3 năm. Hiện nay Tòa kiểm toán châu Âu có khoảng 800 nhân viên, trong đó chủ yếu là các kiểm toán viên và các biên dịch viên.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa kiểm toán Châu Âu.
Chức năng của Tòa kiểm toán Châu Âu là bảo đảm cho các hoạt động thu chi và quản lí tài chính của EU phải đúng pháp luật và có hiệu quả.
Để thực hiện chức năng này, Tòa có thẩm quyền:
+ Thường xuyên kiểm toán đối với các thiết chế của EU, các quốc gia thành viên và bất kì quốc gia nào nhận được tài trợ từ EU.
+ Kiểm tra định kì hoặc bất thường chứng từ tài chính của bất kì cá nhân, tổ chức nào nắm giữ các khoản thu, chi của EU
+ Phát biểu quan điểm của mình trong việc đưa ra sáng kiến làm luật trong lĩnh vực tài chính hoặc trong các hoạt động chống gian lận tài chính EU.
+ Thực hiện báo cáo công tác kiểm toán hàng năm để gửi cho Nghị viện và Council.
Từ những phân tích trên chúng ta thấy mô hình thể chế của EU là sự kết hợp, pha trộn giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống như UN, ASEAN với mô hình của các quốc gia liên bang như USA. Qua đó chúng ta thấy trong mô hình thể chế của liên minh có một số cơ quan như Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu ÂU có cách thức tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giống như với mô hình của của các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Còn các cơ quan như Nghị viện châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu, Hội đồng bộ trưởng châu Âu lại có thiết chế giống như các quốc gia hợp bang. Và đặc biệt hơn nữa Tòa án châu Âu là một thể chất rất đặc thù và quan trọng của EU, nó vừa mang tính chất như Tòa án quốc gia vừa có tính chất như tòa án quốc tế. Nhiệm vụ của Tòa án là duy trì hiệu lực của các hiệp ước, luật pháp của Cộng đồng, xem xét sự tương thích giữa luật của EU với luật quốc gia thành viên, của các Điều ước quốc tế với Hiệp ước của EU; giải quyết các tranh chấp liên quan đến thể chế, các nước thành viên, của cá nhân và doanh nghiệp. EU có những thiết chế mang tính chất siêu quốc gia, tiêu biểu là Ủy ban châu Âu, mà ở đó đại diện của các nước thành viên hoạt động vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Tổ chức bộ máy của EU là sự kết hợp và pha trộn giữa cách thức tổ chức bộ máy của các tổ chức quốc tế truyền thống và cách thức tổ chức bộ máy của quốc gia hợp bang. Các thiết chế hiện nay của EU hiện nay chưa phải là một “ nhà nước” với những đặc điểm truyền thống nhưng đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp độ liên minh và các nước thành viên, có các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cách thức vận hành của hệ thống chính trị EU là mô hình quanr trị nhiều tầng dựa trên một cấu trúc phức tạp. Trong đó Nghị viện châu Âu đại diện cho tiếng nói của người dân, Hội đồng bộ trưởng đại diện cho tiếng nói của các nước thành viên, Ủy ban châu Âu đại diện cho lợi ích chung của cả công đồng, Tòa án châu Âu đảm bảo hiệu lực cho pháp luật EU, ngân hàng trung ương châu Âu có nhiệm vụ ổn định tiền tệ. Như vậy chúng ta thấy bộ máy hoạt động của EU vận hành một cách chặt chẽ, logic và hiệu quả. Như vậy chính sự kết hợp và pha trộn trong mô hình thể chế của liên minh châu Âu như thế đã tạo nên sự ổn định, logic và làm việc một cách có hiệu quả như vậy.
Từ những phân tích về tổ chức bộ máy của EU đã làm sáng tỏ quan điểm “mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang”.
Kết luận
Trong khuôn khổ của một bài tập cá nhận, em chỉ xin đưa ra những ý kiến bình luận một cách khái quát nhất về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong tổ chức bộ máy máy của EU để từ đó có thể làm sáng tỏ quan điểm “mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang”
Danh mục tài liệu tham khảo:
ThS. Lê Minh Tiến, bài giảng môn liên minh châu ÂU
Đỗ Thị Huệ, mô hình hợp tác của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á dưới góc độ so sánh với Liên minh châu Âu, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2010
Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb.CAND, Hà Nôi 2009
Học Viện quan hệ quốc tế, liên minh châu Âu, Nxb CTQG, Hà Nội 1995
Nguyễn Thị Thủy, chính sách đối ngoại và an ninh chung của liên minh châu Âu, khóa luận tốt nghiệp, hà nội 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận quan điểm sau- mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các n.doc