MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 5
1. Dấu hiệu pháp lý 5
1.1. Mặt khách quan của tội phạm 5
1.2. Mặt chủ quan của tội phạm 6
2. Hình phạt 7
PHẦN KẾT LUẬN 12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận tội giết người trong bộ luật hình sự năm 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận " tội giết người" trong bộ luật hình sự năm 1999
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành luật học có một vị trí và vai trò to lớn trong hệ thống pháp luật nên luật hình sự luôn được nhà nước quan tâm đặc biệt. Sự phát triển của luật hình sự Việt Nam gắn chặt với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật hình sự quan trọng để chống các hành vi tội phạm, bảo vệ chính quền nhân dân non trẻ, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội ... Qua 14 năm thi hành bộ luật hình sự năm 1985 là bộ luật hình sự đầu tiên nhà nước ta cũng đã tiến hành bốn lần bổ sung và sửa đổi. Bộ luật hình sự năm 1999 được coi là bộ luật hình sự mới của nước Việt Nam.
Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp lụât của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời qui định hình phạt đi đôi với những tội phạm ấy.
Luật hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vũ khí sắc bén của nhân dân Việt Nam trong quá trình xấy dựng nước Việt Nam độc lập, giầu mạnh và có chủ quyền. Ra đời sau thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945, luật hình sự Việt Nam là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, chống thực dân, đế quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là ngành luật mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Luật hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng, phát triển trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm Xã hội Việt Nam. Đó là ngành luật luôn luôn lấy việc bảo vệ lợi ích của người lao động làm mục tiêu phát triển của mình.
Vì lẽ đó nhiệm vụ của lụât hình sự Việt Nam là: bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Nhiệm vụ của luật hình sự Việt Nam xuất phát từ các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khi nói đến nhiệm vụ của luật hình sự người ta thường nghĩ đến mặt trừng trị của nó. Nhưng trên thực tế, nhà nước khi ban hành luật hình sự không chỉ nhằm mục đích áp dụng luật để trừng trị những người phạm tội mà nhà nước muốn sử dụng luật hình sự như là công cụ và phương tiện để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả nhưng song song với nó là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự, an toàn Xã hội , trật tự quản lí kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường Xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây ra cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng văn minh.
Trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ chính của luật hình sự Việt Nam là: bảo vệ vững chắc nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn Xã hội, tạo điều kiện để nhà nước ta thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.
Trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, luật hình sự luôn luôn phải chú trọng đến nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống mọi hành vi chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc những thành quả của sự nghiệp đổi mới.
Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là của bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghịêm từ thực tiễm đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong nhiều thập kỉ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, qua đó bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.
Căn cứ vào điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quyết định: Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2000. Bộ luật hính sự này thay thế bộ luật hình sự được quốc hội thông qua ngày 27 tháng 06 năm 1985 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua 28/12/1989 và 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và 10/5/1997. Bộ luật hình sự 1999 được quốc hội thông qua 01/07/2000 có XXIV chương gồm 344 điều. Chương XII của bộ luật hình sự có điều 93 quy định về tội giết người. Bộ luật hình sự 1985 chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định một cách có hệ thống và đầy đủ về tội giết người này. Tuy nhiên bộ luật hình sự cũng đã quy định nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định và bộ luật hình sự 1999 đã khắc phục được phần nào những hạn chế đó. Mặc dù nó chưa hoàn hảo bởi xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ của con người ngày càng phức tạp. Đó là cơ sở nảy sinh những mâu thuẫn mới. Như triết học Mác Lênin nói rằng: cái sau bao giờ cũng tiễn bộ hơn cái trước. Mặc dù nó chỉ ở mức tương đối mà thôi. Em là công dân của một nước tự do, khi đọc bộ luật hình sự của nước ta ban hành 1999 và có hiệu lực 01/7/2000 với khả năng nhân biết của em thì em thấy bộ luật này có rất nhiều ưu việt nhưng song song với nó thì không tránh khỏi hạn chế. Bộ luật hình sự ra đời để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn ven lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội , trật tự quản lí kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và trạng thái an toàn, lành mạnh mang tính nhân văn cao. Là một công dân tự do của một nước tự do khi nghiên cứu bộ luật hình sự này em thấy bộ luật hình sự 1999 quy định tội giết người với những hình phạt trong cung tăng nặng có 16 hành vi được lịêt kê. Trong khung cơ bản có khoản hai của điều 93 và hình phạt bổ sung. Em thấy rất hợp lý và mang tính nhân văn cao. Vì trong luật pháp không chỉ có lý cứng rắc mà pháp luật quy định mà còn có cả tình. Khi lý tình song hành cùng nhau thì sẽ làm cho phạm nhân khâm phục khẩu phục hơn. Chịu khó cải tạo để sớm được trở về cộng đồng. Qua đó pháp luật đã giáo dục họ, họ hiểu về hành vi sai trái của mình, chứ không phải pháp luật là cưỡng bức, là đánh đập làm cho họ đi vào con đường cùng không còn lỗi thoát. Thì lúc đó, pháp luật chỉ đem lại cho con người ta những bất hạnh mà thôi. Nhưng thật may mắn cho chúng ta được sống trong một Xã hội công bằng được pháp luật bảo vệ một cách công bằng, mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật
PHẦN NỘI DUNG
Điều 93 trong bộ luật hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành và có hiệu lực 01/7/2000 quy định tội giết người có 3 khoản , trong khoản 1 có 16 hành vi nhưng không miêu tả cụ thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễm xét sử đó đã được thừa nhận. Vậy tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Từ định nghĩa này, có thể rút ra những dấu hiệu pháp lý của tội giết người.
1. Dấu hiệu pháp lý
1.1. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp lụât tính mạng của người khác.
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động bắn, đâm, chém... hành vi khách quan của tội giết người cũng còn có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không hành động của họ trong những trương hợp này cũng có khả năng gây ra cái chết cho con người.
Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là con người đang sống. Thời điểm bắt đầu của con người đang sống được tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.
Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người. Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết người. Ví dụ: hành vi tước đoạt tính mạng người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng ( điều 15 BLHS ).
Trong thực tiễm xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng người khác do được sự đồng ý của nạn nhân. động cơ của những hành vi này có thể khác nhau. Trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ: Tước đoạt tính mạng người bị mắc bệnh hiểm nghèo, nhằm tránh đau khổ kéo dài cho họ... Theo luật hình sự Việt Nam , những trường hợp này cũng bị coi là trái pháp luật.
- Hậu quả của tội phạm
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích, tuỳ thuộc vào lỗi của người phạm tội.
- QHNQ giữa hành vi khách quan và hậu quả giết người
Về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho Xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có QHNQ với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu TNHS về tội giết người.
Như vậy, việc xác định mối QHNQ là điều kiện cần thiết để có thể buộc người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người đã xảy ra đó. Việc xác định này trong nhiều trường hợp cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giám định pháp y.
1.2. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi của người phạm tội
Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý chấp nhận hậu quả đó ( nếu xảy ra).
Ở đây cần chú ý: chỉ có thể có lỗi cố ý gián tiếp nếu người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra. Nếu đã thấy trước hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì chỉ có thể là cố ý trực tiếp.
Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra. Cụ thể:
+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt.
+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp thì người phạm tội thì phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích mà không phải chịu TNHS về tôih giết người chưa đạt.
trong thực tiễm áp dụng luật hình sự, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải luôn luôn đơn giản mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. việc xác định lỗi còn đặc biêth phức tạp hơn trong những trường hợp xác định lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý quá tự tin đối với hậu quả chết người.
- Mục đích động cơ phạm tội
Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP tội giết người. Hành vi giết người có mục đích chống chính quyền nhân dân cấu thành tội khủng bố theo điều 84 BLHS. động cơ phạm tội tuy không có ý nghĩa trong định tội nhưng một số động cơ phạm tội được quy định là tình tiết định khung tăng nặng.
2. Hình phạt
Điều 93 bộ luật hình sự quy định hai khung hình phạt.
* Khung cơ bản được quy định tại khoản 2 điều 93 trong bộ luật hình sự có mức phạt tù từ 7 đến 15 năm. khung hình phạt này chỉ được áp dụng trong trường hợp giết người không có tình tiết trong khung tăng nặng được quy định tại khoản 1 điều 93 trong bộ luật hình sự.
* Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân, tử hình được áp dụng cho trường hợp giết người có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau.
- Giết nhiều người
Như chúng ta cũng biết, con người là tài sản của quốc gia, là đối tượng được pháp luật bảo vệ mọi mặt mà kẻ giết người vì lý do gì đó đã tước đi tính mạng của con người. Mà không chỉ một người mà từ hai người trở lên. khi đứng trước vành móng ngựa, để bảo vệ người bị hại, và để trả lại sự công bằng cho mọi người và để cho kẻ gây ra tội ác đó khâm phục khẩu phục thì cơ quan điều tra phải tìm ra nguyên cớ vì sao mà gây ra hành vi đó để định tội cho kẻ gây ra hành vi đó một cách công bằng và cho họ thấy rằng: kể cả kẻ gây ra tội và người bị hại luôn luôn được pháp luật bảo vệ. Sự định tội của pháp luật đối với kẻ gây hại đó là các hình phạt để giáo dục, cải tạo họ. Bằng mọi phương pháp giúp họ hiểu ra hành vi sai trái của mình, và đưa họ về với cuộc sống cộng đồng
- Giết phụ nữ mà biết có thai
Phụ nữ là đối tượng được pháp luật và cộng đồng bảo vệ mọi mặt và với sự ưu ái đặc biệt của nhà nước. kẻ gây hại đã liền một lúc giết hại hai tính mạng mà chúng biết rõ điều đó . Trường hợp giết người này được coi là trường hợp tăng nặng TNHS vì hành vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Hành vi giết phụ nữ mang thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đưa con- đây là mầm mống tương lai của đất nước, là đối tượng mà được pháp luật và cộng đồng bảo vệ. đây là hành vi mà trời không dung đất không tha cho những kẻ mặt người dạ sói. đứa trẻ mới đang hình thành nó có tội tình gì mà chưa ra đời đã bị giết. Thật là đáng thương!
- Giết trẻ em
Ở đây chúng ta hiểu trẻ em là dưới 16 tuổi, là tương lai của đất nước. Đây là đối tượng được pháp luật và Xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. kẻ giết người vì nguyên nhân nào đó giết những chủ nhân tương lai của đất nước. đây là những kẻ không còn lương tri của một con người nữa. chúng đã hạ tay giết hại những đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên, mà trong mắt các em nhìn cả thế giới là một mầu hồng đẹp đẽ,tâm tưởng các em là một trang giấy trắng. vậy mà chúng đã không lương tay trước những cặp mắt tròn đẹp đẽ đó vì những mưu lợi của riêng mình, hay vì thù oán cá nhân với những kẻ khác mà chúng đổ cơn giận và thù oán lên các em. Đây là những đứa trẻ vô tội, pháp luật hãy trả lại cho các em những gì mà các em sứng đáng được nhận và trừng trị những kẻ đã gây ra những tội ác đó thật đích đáng và cho đúng người đúng tội.
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ.
Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân: Giết nạn nhân để không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ.
Công vụ ở đây được hiểu là những vì lợi ích chung mà việc thực hiện công việc đó đòi hỏi người thi hành đó phải có những quyền hành nhất định với những công dân khác. Ví dụ: Công việc giữ gìn trật tự công cộng hay an toàn giao thông của công an.... Tính nguy hiểm của những trường hợp giết người này là ở chỗ nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng con người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an.
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuồi dưỡng, thầy giáo, cô giáo, của mình
Đây là trương hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội. Trong mối quan hệ này người phạm tội phải là người hơn ai hết biết ơn và kính trọng nạn nhân. những con người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình. Nếu là một con người biết nghĩ thì đây là những con người mà cả cuộc đời ta phải mang ơn họ, cả cuộc đời ta dù làm được vô vàn điều tốt cũng không bao giờ trả hết tình nghĩa đó. Vậy mà lương tri ở đâu, nhân phẩm ở đâu, mà kẻ đã không biết nâng lưu những cái gì quý báu rất của cuộc đời họ mà chính bàn tay bẩn thỉu của chúng đã huỷ hoại. với hành vi phạm tội này, người phạm tội không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo lý làm người- đây là truyền thống đạo lý lâu đời của dân tộc ta đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. pháp luật hãy trừng trị những kẻ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức nghiêm trọng này để răn đe cho những trường hợp sau.ở đây còn mang tính giáo dục tinh nhân văn rất cao của con người.
Và còn rấtd nhiều trường hợp vi phạm khác thuộc khung tăng nặng này như : giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, để lấy bộ phận thi thể của nạn nhân, thực hiện tội phạm một cách man rợ, thực hiện tội phạm bằng cách lợi dụng nghề nghiệp, thực hiện tội phạm bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, thuê giết người hoặc giết người thuê, phạm tội có tính chất côn đồ, phạm tội có tổ chức, phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm, vì động cơ đê hèn. Đây là những trường hợp phạm tội thuộc trong khung tăng nặng mà pháp luật đã quy định tại khoản 1 điều 93 trong BLHS của nhà nứơc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 ban hành.
Bộ luật hình sự Việt Nam ra đời là để bảo vệ quyền con người, bảo vệ sự bình đẳng cho con người.... Trước những hành vi vi phạm pháp luật của kẻ phạm tội, cơ quan điều tra có thẩm quyền hãy làm sáng tỏ những nguyên nhân gây ra động cơ giết người đó, cái lỗi vi phạm đó là vô tình hay cố ý, điều tra xem hành vi vi phạm pháp luật đó ở trong trạng thái nào của con người, trong lúc tinh thần có tỉnh táo hay trong tinh thần không ổn định.... Đây là một điều kiện rất quan trọng để định tội cho hành vi giết người đó, để không oan, và kẻ gây tội phải khâm phục khẩu phục trước pháp luật. Và trong quá trình, cải tạo của tội nhân, pháp luật phải làm sao cho họ thấy rõ hành vi phạm pháp của mình, mà cải tạo tốt để sớm được trở về với cộng đồng. Chứ không phải là cho họ vào con đường cùng của cuộc sống. Mà phải làm cho họ thấy được rằng nặc dù vậy họ luôn luôn được pháp luật bảo vệ và họ thấy được giá trị nhân văn của pháp luật.
* Hình phạt bổ sung
Khoản 3 điều 93 BLHS quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng cho người phạm tội. Đó là:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ , cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm:
- Quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến5 năm.
PHẦN KẾT LUẬN
Điều 93 BLHS năm 1999 quy định hình phạt về tội giết người. Đây là một trong những tội vô nhân đạo nhất, thiếu tính người và pháp luật đã quy định hình phạt đối với từng tội danh của từng động cơ giết người một của tội phạm. Tuỳ vào hoàn cảnh gây án mà pháp luật định tội danh cho từng hành vi một để cho kẻ gây an cúi đầu nhận tội mà không một lời nào oán trách, đồng thời để răn đe cho con người, giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng tạo cho con người có một môi trường sống lành mạnh hơn, và tốt đẹp hơn, đây là mục đích cao cả của pháp luật, chứ không phải như mọi người nghĩ là pháp luật là trừng phạt,... .Các hình phạt của pháp luật tùy từng tội danh một để giáo dục cải tạo họ trở thành những công dân tôt sau này của xã hội, để đưa họ ra khỏi môi trường cũ và họ nhận ra lỗi lầm của mình. Đây là một môi trường vừa hướng con người vào cuộc sống nhân văn. Nhưng cái gì nó cũng có mặt trái của nó, bên cạch những ưu việt của BLHS nó còn có những mặt hạn chế của nó. Vì Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ của con người ngày càng phức tạp, đây là cơ sở làm nảy sinh những mâu thuẫn mới vì vậy pháp luật không ngừng năng động để ngày càng thích nghi với cuộc sống hiện đại của con người. Sự nghiêm minh của pháp luật là vậy, nhưng nó luôn có lỗ hỏng của thời đại, những lỗ hỏng này con người biết mà không bao giơ sửa được vì đó gần như là quy luật Xã hội rồi!
Điều 93 BLHS quy định những tội danh cho những kẻ gây an, tuỳ từng tội mà tuyên an, đúng người đúng tội. Em thấy sự tuyên phat của pháp luật về những tội ấy dù ở mức tăng nặng hay cơ bản hoặc bổ sung đều rất thoả mãn. Phạt nhưng để giáo dục con người, hướng họ vào một cuộc sống tôt đẹp hơn. Nhưng đôi khi trong một số trường hợp rất ít, cái môi trường đó đã không giáo dục được con người mà làm cho họ lại trở cuộc sống cũ. Đó là do đâu? Có phải chăng do chính con người đó không chịu quay về với cuộc sống của chính họ trước kia, hay phải chăng đây chính là "lỗ hỏng " của pháp luật?. Mặc dù nó là một số phần tử nhỏ, nhưng chúng ta hãy có gắng hạn chế nó đi. Làm cho môt trường sống của những người dân trong sạch hơn , an toàn hơn và pháp luật vững mạnh hơn.
Vì vậy,chúng ta hãy sống cho một xã hội tốt đẹp hơn, và hãy sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để cho pháp luật ta ngày càng trong sạch và tạo được niềm tin cho con người hơn. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng để những "lỗ hỏng" của pháp luật không to ra nữa, tạo niềm tin vững chắc trong nhân dân ta và trong mối quan hệ với quốc tế.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận tội giết người trong bộ luật hình sự năm 1999.doc