An ninh tập thể là hệ thống các biện pháp chung của cả cộng đồng quốc tế hay của một nhóm quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định, được áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe doạ hoà bình và chặn đứng hành vi xâm lược hoặc các hành vi phá hoại hoà bình khác.
Mỗi một hệ thống an ninh tập thể được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế; Sự tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như là sự tấn công vào mọi thành viên; Các quốc gia thành viên của hệ thống này có nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ phía quốc gia thứ ba.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4390 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nhân loại luôn mong muốn được sống trong thế giới hòa bình. Bối cảnh quốc tế hiện nay đòi hỏi các quốc gia phải cùng hợp tác đấu tranh, nhằm chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, bảo vệ hòa bình cho thế giới. Nhiệm vụ này không phải là của riêng bất cứ một quốc gia nào mà là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng nói chung. Trong đó, các tổ chức quốc tế khu vực đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tổ chức quốc tế, tổ chức
quốc tế khu vực.
1. Sự hình thành tổ chức quốc tế - Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các quốc gia trên thế giới đứng trước hàng loạt các vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Bên cạnh nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại nền kinh tế quốc gia và thế giới...Lúc này, bên cạnh quốc gia...một mô hình hợp tác mới đã dần dần được hình thành thể hiện sự gắn kết và quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế trong việc hợp tác cùng phát triển...đó chính là các tổ chức quốc tế. - Ban đầu, các tổ chức quốc tế chủ yếu được hình thành giữa các quốc gia có tiềm lực mạnh, hiện nay thành viên tham gia vào các tổ chức quốc tế đã được mở rộng cho tất cả các chủ thể của luật quốc tế tham gia, phạm vi hợp tác trong các tổ chức quốc tế cũng đã có sự mở rộng hơn, không chỉ dừng lại ở việc hợp tác về kinh tế, quân sự, mà hiện nay mô hình liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia đang có xu hướng đẩy lên mức cao hơn, hợp tác ở mức độ toàn diện hơn, đó là các tổ chức quốc tế chung ở phạm vi toàn cầu hoặc khu vực như: Liên hợp quốc, Asean, Liên minh Châu Âu (EU)...
2. Khái niệm tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế khu vực
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.
Tổ chức quốc tế khu vực là tổ chức quốc tế của các quốc gia ở cùng một khu vực, được thành lập trong các lĩnh vực khác nhau: chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, vv. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, không ngăn cản việc thành lập các TCQTKV nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước kể cả các nước có chế độ xã hội khác nhau, vì hoà bình và phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước và của cả khu vực. Được công nhận là hợp pháp nếu mục đích, tôn chỉ và hoạt động của tổ chức phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Trong những năm gần đây, xu hướng thành lập các TCQTKV có xu hướng ngày càng phát triển, vd. Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh Châu Âu (EU), Liên minh Châu Phi (AU), Tổ chức các Nước Châu Mĩ (OAS),vv.
3. Đặc điểm
Tổ chức quốc tế khu vực mang những đặc điểm của một tổ chức quốc tế.
* Là liên kết của các chủ thể luật quốc tế:
Chủ thể của các tổ chức quốc tế chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Đặc điểm này cho phép phân biệt tổ chức quốc tế liên chính phủ với các tổ chức quốc tế phi chính phủ (là sự liên kết của các tổ chức, cá nhân...không mang tính đại diện quốc gia), và các nhà nước liên bang khác. Tuy nhiên, ngoài quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu, một số tổ chức quốc tế cũng thừa nhận tư cách thành viên của một số thực thể khác như: Tòa thánh Vaticăng, Macao, Hông Kông, Đài Loan...như WTO, EU...
* Hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế ký kết giữa các thành viên tham gia tổ chức đó.
Đây là cơ sở pháp lý hình thành nên tổ chức quốc tế và duy trì phối hợp hoạt động giữa các tổ chức quốc gia thành viên bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi. Các điều ước quốc tế này có thể có những tên gọi khác nhau như: Hiến chương, Quy chế, Tuyên bố...nhưng về bản chất, chúng đều có ý nghĩa là điều lệ của một tổ chức quốc tế cụ thể với những quy định về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức quốc tế. Ngoài ra, trong điều lệ này còn chứa đựng các quy định cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các thành viên tổ chức, cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức này trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại.
* Có cơ cấu thường trực để duy trì mọi hoạt động chức năng:
Để duy trì hoạt động, đồng thời thực hiện tôt chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức quốc tế thường được xây dựng với cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm các cơ quan chính và các cơ quan hỗ trợ. Bên cạnh một hệ thống các cơ quan được thành lập tổ chức quốc tế còn khác với các diễn đàn hay hội nghị quốc tế khác ở chỗ, nó có trụ sở chính - nơi diễn ra mọi hoạt động lớn và tập trung hầu hết các cơ quan chủ yếu của tổ chức.
* Có quyền năng chủ thể luật quốc tế:
Do sự hình thành của tổ chức quốc tế xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các quốc gia, do đó tổ chức quốc tế được ra đời hoàn toàn xuất phát từ ý chí của các quốc gia, thuộc tính "chủ quyền" không phải là thuộc tính vốn có của tổ chức quốc tế, nhưng nó vẫn đựoc coi là chủ thể của LQT và tham gia vào đời sống quốc tế trong phạm vi quyền năng chủ thể mà các quốc gia thành viên thỏa thuận trao cho nó. Từ đặc điểm về quyền năng chủ thể này mà tổ chức quốc tế còn được gọi là chủ thể pháp sinh, hay chủ thể có quyền năng hạn chế.
4. Địa vị pháp lý của tổ chức quốc tế khu vực:
Tổ chức quốc tế khu vực là một loại tổ chức quốc tế có đầy đủ địa vị pháp lý của một tổ chức quốc tế.
4.1. Tính chất quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế khu vực Khác với quốc gia, tổ chức quốc tế có được quyền năng chủ thể luật quốc tế không phải căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có là chủ quyền, mà do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên. Phạm vi quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế khu vực được xác định cụ thể trong điều lệ của chính tổ chức quốc tế khu vực đó. Do đó, số lượng các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ khác nhau. Điểm khác biệt này thể hiện ở chỗ: Quốc gia có thể tham gia ký kết bất kỳ điều ước quốc tế nào xuất phát từ lợi ích của chính mình. Còn tổ chức quốc tế khu vực không tự xác định được phạm vi quyền và nghĩa vụ cho mình khi tham gia quan hệ pháp lý quốc tế, mà tham gia trong phạm vi quyền hạn được các thành viên trao cho. Do đó, tổ chức quốc tế khu vực là chủ thể phái sinh,
4.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế khu vực:
Khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, tùy theo chức năng, mục đích hoạt động và phạm vi chủ quyền của mình, các tổ chức quốc tế khu vực sẽ có được những quyền và nghĩa vụ cơ bản khác nhau. Nhìn chung các tổ chức quốc tế khu vực thường có các quyền cơ bản sau đây: - Quyền được ký kết các Điều ước quốc tế; - Quyền được tiếp nhận cơ quan đại diện của các quốc gia thành viên và nhận các quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên của tổ chức cử đến; - Quyền được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao; - Quyền được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau; - Quyền được yêu cầu có các kết luận tư vấn của tòa án quốc tế của Liên hợp quốc; - Quyền được giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên với nhau và giữa thành viên với tổ chức quốc tế. - Hưởng các quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà tổ chức tham gia ký kết với các quốc gia hoắc các tổ chức quốc tế khác. Ngoài các quyền cơ bản nêu trên, tổ chức quốc tế có nghĩa vụ tôn trọng các nguyên tắc của luật quốc tế, tôn trọng các quyền của tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một chủ thể luật quốc tế.
II. Vai trò của tổ chức quốc tế khu vực trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế:
1. Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực lượng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt nhiều mục đích khác nhau: Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách ly các lực lượng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo”.
Các nguyên tắc trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế gồm:
* Nguyên tắc “An ninh không chia cắt”
Mỗi quốc gia luôn là thực thể độc lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của mỗi quốc gia có liên quan trực tiếp đến một vấn đề rất quan trọng, đó lầ vấn đề thựuc hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia. Phạm vi của việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp đã được giới hạn tại Điều 51 hiến chương Liên hợp quốc, trong đó khẳng định quyền của mỗi quốc gia được sử dụng lực lượng vũ trang để đánh trả hành vi xâm phạm hòa bình và an ninh của mình. Luật quốc tế hiện đại coi đây là một trong những biện pháp hợp pháp để đảm bảo an ninh quốc tế. Tuy nhiên, việc một quốc gia có quyền tự vệ hợp pháp nhưng phải tương xứng với mức độ tấn công từ phía đối phương và hoàn toàn có thể tiénh ành theo hình thức đơn lẻ hoặc tập thể.
* Nguyên tắc “ An ninh bình đẳng”
Để đảm bảo an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong khu vực và trên thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đếnan ninh của các quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được đảm bảo như nhau, không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế.
2. Vai trò của tổ chức quốc tế khu vực trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế:
2.1 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc xây dựng hệ thống an ninh khu vực.
An ninh tập thể là hệ thống các biện pháp chung của cả cộng đồng quốc tế hay của một nhóm quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định, được áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe doạ hoà bình và chặn đứng hành vi xâm lược hoặc các hành vi phá hoại hoà bình khác.
Mỗi một hệ thống an ninh tập thể được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế; Sự tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như là sự tấn công vào mọi thành viên; Các quốc gia thành viên của hệ thống này có nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ phía quốc gia thứ ba.
Việc tổ chức quốc tế khu vực xây dựng hệ thống an ninh khu vực là một bộ phận của hệ thống an ninh toàn thế giới nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh ở phạm vi khu vực đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Mục đích chính khi xây dựng hệ thống an ninh khu vực của các tổ chức quốc tế khu vực luôn hướng tới để tạo lập những điều kiện cần thiết để đảm bảo an ninh bền vững, dài lâu. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh nhằm ngăn ngừa và loại trừ các cuộc xung đột vũ trang, xây dựng khu vực thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
Tổ chức quốc tế khu vực có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến giữ gìn hòa bình và an ninh trong từng khu vực địa lý phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc không xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa Hội Đồng Bảo An với tổ chức quốc tế khu vực mà chỉ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trong khuôn khổ tổ chức quốc tế khu vực.
Trên thực tế, để thực hiện những mục đích của mình, các tổ chức quốc tế xây dựng những cơ chế hoạt động để trong trường hợp có đe dọa an ninh , các nước thành viên có thể thương thuyết với nhau áp dụng các biện pháp nhằm loại trừ đe dọa, có thể bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang theo trình tự thực hiện quyền tự vệ tập thể hoặc cá thể. Các tổ chức quốc tế khu vực cũng đề ra các biện pháp cần thiết nhằm duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh trong khu vực. Các tổ chức quốc tế có thể thực hiện duy trì an ninh khu vực thông qua việc thành lập các diễn đàn với những mục đích tổ đẹp như tôn trọng độc lập, chủ quyền và bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của tất cả các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, hợp tác có hiệu quả.
2.2 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc tiến hành các hoạt động ngoại giao phòng ngừa.
Ngoại giao phòng ngừa được hiểu là hoạt động được tiến hành nhằm “ngăn ngừa tranh chấp có thể nảy sinh giữa các bên, ngăn ngừa những tranh chấp đang diễn ra để tránh leo thang thành các cuộc xung đột và hạn chế mức độ lan rộng của các cuộc xung đột khi xảy ra”. Ngoại giao phòng ngừa bao gồm các biện pháp xây dựng lòng tin, tìm hiểu thực tế, cảnh báo sớm và cũng có thể bao gồm các hoạt động của lực lượng được Liên hợp quốc uỷ nhiệm “triển khai phòng ngừa” nhằm giảm bớt nguy cơ bạo lực và tăng khả năng tìm kiếm các giải pháp hoà bình.
Tổ chức quốc tế khu vực tiến hành các hoạt động ngoại giao phòng ngừa nhằm bảo vệ, duy trì hòa bình, an ninh khu vực, góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Đối với các tổ chức quốc tế khu vực thì nhìn chung ngoại giao phòng ngừa chính là xác định rõ mục tiêu cơ bản của nó là hoạt động chính trị và ngoại giao do các nước có chủ quyền cùng tiến hành với sự đồng ý của tất cả các bên trực tiếp có liên quan nhằm 3 mục đích: phòng ngừa các cuộc tranh chấp và dụng độ nổ ra giữa các quốc gia, có thể đe doạ hoà bình khu vực, phòng ngừa các xung đột sẵn có leo thang thành xung đột vũ trang, hạn chế tác động của các cuộc tranh chấp đối với khu vực.
2.3 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc tham gia vào hoạt động cưỡng chế hoà bình.
Theo chương VII Hiến chương Liên hợp quốc , cưỡng chế hoà bình là hoạt động được tiến hành không cần sự chấp nhận của các bên để đảm bảo tuân thủ ngừng bắn theo quyết định của Hội đồng Bảo an.
Lực lượng cưỡng chế hoà bình bao gồm lực lượng quân sự của một số quốc gia đựơc trang bị đầy đủ vũ khí, hoạt động theo sự chỉ đạo gián tiếp của Tổng thư kí Liên hợp quốc. Hành động cưỡng chế được quy định tại chương VII Hiến chương Liên hợp quốc là “hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại và có hành vi xâm lược.
Tổ chức quốc tế khu vực tham gia vào hoạt động cưỡng chế hoà bình dưới sự điều khiển của Hội Đồng Bảo An.
Hiến chương Liên Hợp Quốc đã quy định về việc Hôi Đồng Bảo An có quyền sử dụng các tổ chức quốc tế khu vực vào hoạt động cưỡng chế. Tuy nhiên, không một hành động cưỡng chế nào có thể được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế khu vực hay do tổ chức quốc tế khu vực quy định nếu không Hội đồng bảo an cho phép , trừ những biện pháp được áp dụng nhằm cản trở sự phục hồi của chính sách xâm lược từ phía các nước trong Chiến tranh thế giới thứ II đã chống các nước đồng minh.
2.4 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc tham gia vào các hoạt động kiến tạo hoà bình.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Boutros Ghali, kiến tạo hoà bình là các hoạt động thương lượng và trung gian hoà giải, nhằm đưa các bên thù địch đi dến thoả thuận bằng các biện pháp hoà bình, theo tinh thần chương VI Hiến chương Liên hợp quốc.
Văn bản pháp lý cảu một số tổ chức quốc tế khu vực có quy định về trình tự thủ tục và hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên của mình. Việc sử dụng tổ chức quốc tế khu vực để giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được thực hiện theo sáng kiến của quốc gia tranh chấp, thành viên của các tổ chức quốc tế này; theo sáng kiến của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc hoặc theo quy định cảu tổ chức quốc tế khu vực.
2.5 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc xây dựng hoà bình sau xung đột.
Các tổ chức quốc tế khu vực tiến hành các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế và xã hội, hhằm xây dựng lòng tin giữa các bên đã từng tham chiến, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và chính trị, ngăn ngừa bạo lực xảy ra trong tương lai, củng cố và giữ gìn hoà bình lâu bền như viện trợ phát triển, cai quản hành chính, dân sự và thúc đẩy thực hiện các quyền con người.
2.6 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong hoạt đông giải trừ quân bị
Giải trừ quân bị là hệ thống các bện pháp được tiến hành nhằm cắt giảm hoặc tiêu huỷ các phương tiện tiến hành chiến tranh, cắt giảm lực lượng vũ trang và các tổ chức vũ trang của các quốc gia, cắt giảm việc chế tạo, sản xuất, tiêu huỷ vũ khí kể cả việc tiêu huỷ dần dần dẫn tới tiêu huỷ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác.
Các tổ chức quốc tế khu vực cũng hoan nghênh và khuyến khích các nước thành viên cam kết giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Trong một số lĩnh vực của hoạt động giải trừ quân bị tất cả các nước thành viên của một số tổ chức quốc tế khu vực đã ký kết Hiệp ước khu vực về vấn đề giải trừ quân bị. Khuyến khích các nước là thành viên của tổ chức quốc tế khu vực tham gia ký kết các điều ước quốc tế vè giải trừ quân bị đồng thời tiến hành những biện pháp loại trừ phương tiện, vũ khí cho những cuộc xung đột vũ trang, tạo điều kiện cho các giải pháp hòa bình và phục vụ mục đích nhân đạo. Mới đây ASEAN đã ký kết Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân.
2.7 Vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc triển khai các biện pháp củng cố lòng tin.
Biện pháp củng cố lòng tin là các biện pháp tổ chức – kỹ thuật riêng biệt do các quốc gia cùng nhau xây dựng, nhằm đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau, giảm trừ đối kháng quân sự, ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ hoặc các cuộc xung đột không tuyên bố, trong đó có xung đột hạt nhân. Đó là các biện pháp quan sát, thông báo, thông tin, trao đổi thông tin về vũ khí, về lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự.
Các tổ chức quốc tế khu vực đã tiến hành các biện pháp này một cách tích cực, thường xuyên .Trong các văn kiện của các tổ chức khu vực khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp quan sát, thông báo, thông tin, trao đổi thông tin về vũ khí, về lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự trong phạm vi khu vực.
III. Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của
các tổ chức quốc tế khu vực trong việc duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế
* Thứ nhất, cần đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng để phát huy tối đa nguồn lực hiện có, đồng thời cần tiến hành trên cơ sở các mục đích, nguyên tắc quy định trong điều ước quốc tế khu vực, không sử dụng vũ lực ngoại trừ mục đích tự vệ, khách quan, tôn trọng chủ quyền, toán vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của tất cả các quốc gia thành viên và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên và các nước khác.
* Thứ hai, hoạt động gìn giữ hòa bình cần được đặt trong tương quan nỗ lực chung nhằm giải quyết toàn diện các nguyên nhân gốc rễ của xung đột trên cơ sở đánh giá kỹ bối cảnh thực địa, bảo đảm quyền tự chủ quốc gia, khuyến khích các bên liên quan đối thoại và giải quyết hòa bình tranh chấp, đồng thời phát huy năng lực của tổ chức quốc tế khu vực trong lĩnh vực ngoại giao phòng ngừa, trung gian hòa giải, kiến tạo hòa bình và xây dựng sau xung đột
* Thứ ba, để hoạt động gìn giữ hòa bình đáp ứng được nhu cầu hiện nay cũng như trong tương lai thì các quốc gia thành viên cần đạt được sự thỏa thuận rõ ràng hơn nữa về vai trò chức năng và các trường hợp cần sự tham gia nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực
* Thứ tư, cần tăng cường hợp tác với các Cơ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với tổ chức Interpol (Tổ chức cảnh sát quốc tế), để có thể tiến hành các hoạt động bảo vệ hòa bình trong khu vực một cách hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời trong những trường hợp cần thiết.
* Thứ năm, các tổ chức quốc tế khu vực nên đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về lực lượng gìn giũ hòa bình trong khu vực. Đồng thời cần bảo đảm an toàn cho các nhân viên gìn giữ hòa bình, bảo đảm công khai minh bạch và quản lý có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm kỷ luật của các cơ quan có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong khu vực cũng như hành vi ứng xử đúng mực của họ;
* Thứ sáu, cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong khu vực.
* Thứ bảy, cần dành sự quan tâm thích đáng đối với các phương án hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động gìn giữ hòa bình do AU (Liên minh châu Phi) thực hiện và kêu gọi quốc tế và các nước tài trợ hỗ trợ các nguồn lực tài chính và hậu cần cần thiết để AU triển khai tốt các hoạt động gìn giữ hòa bình do Liên hợp quốc ủy quyền trong hiện tại và tương lai.
C. KẾT LUẬN
Các tổ chức quốc tế khu vực có vai trò rât quan trọng trong việc duy trì an ninh khu vực, góp phần vào công cuộc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các tổ chức quốc tế khu vực còn gặp phải nhiều khó khăn nhất định, ảnh hưởng tới hiệu quả của các tổ chức này trong công cuộc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Vì vậy, trước nhu cầu của bối cảnh hiện nay, các tổ chức quốc tế khu vực cần tiến hành những biện pháp cần thiết để hoạt động của các tổ chức này ngày càng hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận vai trò của các tổ chức quốc tế khu vực trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.doc