Tiểu luận Bình luận: Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến

MỤC LỤC

trang

A. Đặt vấn đề.2

B. Giải quyết vấn đề.2 - 13

I. Sự hình thành và phát triển của vấn đề ly thân.2 - 6

1. Vấn đề ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo.2 - 4

2. Quy định của pháp luật về vấn đề ly thân.4 - 6

II. Khái niệm ly thân.7

III. Bình luận một số vấn đề về ly thân.7 - 10

1.Tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các văn bản pháp luật có liên quan không quy định vấn đề ly thân?.7 - 9

2. Vấn đề “biệt sản” trong ly thân có đồng nhất với vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?.9 - 10

IV. Vấn đề ly thân trong thực tế nước ta hiện nay.10 - 13

1.Thực trạng.10 - 12

2. Vấn đề ly thân có nên được quy định lại trong luật HNGĐ và các văn bản pháp lý khác có liên quan không?.12 - 13

V. Kết thúc vấn đề.13

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận: Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC trang A. Đặt vấn đề..........................................................................................................2 B. Giải quyết vấn đề..............................................................................................2 - 13 I. Sự hình thành và phát triển của vấn đề ly thân..............................................2 - 6 1. Vấn đề ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo...........................................................2 - 4 2. Quy định của pháp luật về vấn đề ly thân.......................................................4 - 6 II. Khái niệm ly thân..............................................................................................7 III. Bình luận một số vấn đề về ly thân................................................................7 - 10 1.Tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các văn bản pháp luật có liên quan không quy định vấn đề ly thân?............................................................................7 - 9 2. Vấn đề “biệt sản” trong ly thân có đồng nhất với vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?..................................................................................................9 - 10 IV. Vấn đề ly thân trong thực tế nước ta hiện nay.............................................10 - 13 1.Thực trạng...........................................................................................................10 - 12 2. Vấn đề ly thân có nên được quy định lại trong luật HNGĐ và các văn bản pháp lý khác có liên quan không?.................................................................................12 - 13 V. Kết thúc vấn đề.................................................................................................13 A.ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế hiện nay, không chỉ ở nước ta mà ở rất nhiều nước trên thế giới hiện tượng ly thân đã trở thành một trào lưu rất phổ biến. Khác với tình huống ly hôn là đã kết thúc trọn vẹn một bi kịch với đầy đủ cơ sở pháp lý của nó rồi, chỉ còn có giá trị đem lại bài học kinh nghiệm sai lầm cho những người khác và cho lần kết hôn khác, trong tình huống ly thân, bài học đang được mở ra và có giá trị ngay tức thì cho những người trong cuộc, vì những bất đồng, xung đột đang diễn ra theo hai chiều hướng hoàn toàn đối lập nhau: - hoặc tình huống sẽ khá lên, nhờ hai bên đều có thời gian "giãn cách nhau", "lắng lại" để xem xét, phân tích những gì đã và đang xảy ra, tìm cách tự điều chỉnh, cứu vãn hạnh phúc; - hoặc tình huống sẽ trở nên ngày càng trầm trọng và tiến gần đến ly hôn. Do vậy những ứng xử bình tĩnh, sáng suốt, thấu tình đạt lý của những người trong cuộc lúc này sẽ ngay lập tức quyết định số phận hạnh phúc của họ và của con cái họ. Vấn đề ly thân đã từng là vấn đề pháp lý được quy định trong luật hôn nhân gia đình năm 1986. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì vấn đề này không còn được quy định. Câu hỏi được đặt ra là tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 2000 không quy định vấn đề ly thân? Và tại sao pháp luật hiện hành không quy định nhưng vấn đề này vẫn được áp dụng trong thực tế rất phổ biến. Bài luận “vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân” của em xin đưa ra những hiểu biết và bình luận của mình về vấn đề ly thân. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ LY THÂN: 1. Vấn đề li thân có nguồn gốc từ tôn giáo? Theo học thuyết Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình thì vấn đề li thân có nguồn gốc từ tôn giáo. Theo quan điểm của giáo hội Thiên chúa, việc lấy vợ, lấy chồng của nam, nữ là do “chúa” tạo lập, hôn nhân có tình cách “bất khả đoạn tiêu”, vợ chồng phải “ăn đời ở kiếp” với nhau, không được ruồng bỏ nhau; quan điểm của giáo hội thường cấm vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống chung giữa vợ và chồng, có nhiều trường hợp về những nguyên nhân, lý do, động cơ nào đó mà này sinh xung đột, ,mâu thuẫn sâu sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung. Nhận thức được vấn đề này pháp luật theo quan điểm tôn giáo đã khởi nguồn quy định chế định ly thân với mục đích ban đầu coi li thân là giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng “sống riêng”. Hiện nay, trong luật dân sự của nhiều nước tư sản, bên cạnh việc quy định cho vợ chồng được li hôn còn công nhận quyền li thân của vợ chồng. Li thân còn được các nhà lập pháp coi như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng trước khi li hôn. Thời gian vợ chồng sống li thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trước khi vợ chồng quyết định li hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Khi nghiên cứu về bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình tư sản, Ph, Ăngghen đã chỉ rõ: “Cái sẽ biến mất một cách chắc chắn trong chế độ một vợ, một chồng là tất cả những đặc trưng mà những quan hệ tài sản đẻ ra nó. Những đặc trưng đó là: Thứ nhất, là sự thống trị của người đàn ông và thứ hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân. Sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị về kinh tế. Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, một phần là kết quả của các điều kiện kinh tế trong đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh và phần nữa là truyền thống của thời kì trong đó mối hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ một chồng còn chưa được người ta hiểu đúng đắn và đã bị tôn giáo thổi phồng lên...” (1) và “Nhà thờ Thiên chúa giáo sở dĩ cấm li hôn, có lẽ cũng chỉ về đã thấy rằng không có phương thuốc nào trị được ngoại tình cũng như không có phương thuốc nào trị được cái chết cả”. (2) Thông thường, pháp luật của nhà nước tư sản quy định về li thân và hậu quả pháp lý của li thân rất chặt chẽ. Tòa án giải quyết li thân thường dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng. Hậu quả pháp lý của li thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định. Khi li thân, vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” họ được miễn nghĩa vụ “đồng cư” trong nhà, vợ chồng không còn sống chung với nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả pháp lý của li thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt sản”. Khi li thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ, chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung theo quyết định của tòa án; phần tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tức là chế độ cộng đồng tài sản (tài sản chung của vợ, chồng) chấm dứt khi vợ, chồng sống li thân. Tuy nhiên, li thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Giữa vợ và chồng vẫn ràng buộc trách nhiệm đối với nhau và với con chung: vợ chồng vẫn phải chung thủy với nhau; không được kết hôn với người khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí tổn vào nhu cầu đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con chung... Sau một thời gian vợ chồng sống li thân nếu xung đột, mâu thuẫn vợ chồng đã được dàn xếp, vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ án li thân trước đây và tái hợp chung sống bình thường. Nếu không thể tái hợp được trong thời gian sống li thân (thông thường theo quy định của pháp luật là từ 3 năm đến 5 năm), vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án cải hoán (sửa đổi) án li thân trước đây thành án li hôn để được chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề ly thân: a, Trước cách mạng Tháng tám (1945): - Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, vấn đề li thân hoàn toàn không được dự liệu vì nó trái với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Theo tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam, quan hệ hôn nhân được xác lập dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương chân chính của nam và nữ; vợ chồng yêu thương nhau, cùng nhau thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình, với con cái. Nguyên tắc không bình đẳng giữa vợ và chồng của pháp luật phong kiến ở Việt Nam đã cột chặt người phụ nữ vào gia đình nhà chồng, lấy chồng theo quan điểm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “sống thì gửi thịt, chết thì gửi xương”; người vợ thường “vô năng lực”, chỉ được ở riêng nếu được “chồng cho”. - Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trước năm 1945, chính quyền bù nhìn đã ban hành ba bộ luật dân sự, áp dụng riêng biệt trên ba miền Bắc – Trung – Nam. Chế độ hôn nhân và gia đình theo ba bộ dân luật này phần nhiều dựa trên Bộ dân luật pháp (1804). Tuy nhiên, vấn đề li thân chỉ được quy định một cách giản đơn trong Bộ dân luật giản yếu (1883) ở Nam Kì. Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì (1936) không quy định về li thân. Trong thiên thứ VI về li hôn của Bộ dân luật giản yếu (1883), ở đoạn cuối nêu rõ: “trong các trường hợp có thể xin li hôn được, vợ chồng cũng có thể xin li thân. Đơn ấy sẽ được thẩm cứu và xử như trong vụ li hôn. Sau này cũng có thể khởi tố xin li hôn, và căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra để xin li thân”. - Ở Miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (từ năm 1954 – 1975), chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũng ban hành một số văn bản luật, trong đó có quy định về vấn đề li thân. Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tại Điều 55 đã quy định rõ cấm vợ chồng không được li hôn, việc li hôn chỉ được đặt ra trong trường hợp đặc biệt và phải do chính tổng thống quyết định. Từ Điều 56 đến Điều 69 của Bộ luật này có quy định việc li thân; những duyên cớ (lỗi) để vợ chồng yêu cầu li thân và hiệu lực của việc li thân. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng thay thế Bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Sắc luật này vừa chấp nhận cho vợ chồng li thân đồng thời đã công nhận quyền li hôn của vợ chồng (Chương II từ Điều 62 đến Điều 99 đã quy định về li thân, li hôn). Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 của ngụy quyền Sài Gòn thay thế Sắc luật số 115/64. Bộ dân luật này cũng quy định cho vợ chồng vừa được li hôn vừa có quyền yêu cầu li thân. Điều 170 của Bộ luật này đã quy định các duyên cớ (lỗi) để cợ chồng Xin li hôn hoặc li thân. Trong tiết III nói về li thân, từ Điều 202 đến Điều 206 quy định thủ tục, hậu quả của li thân. b, Hệ thống pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay không quy định vấn đề li thân của vợ chồng. Ngay từ khi mới ra đời, những văn bản pháp luật đầu tiên mà Nhà nước ta ban hành đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ (Điều 9 – Hiến pháp 1946), xóa bỏ quyền “trừng giới” của người gia trưởng, công nhận và thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng, “người đàn bà lấy chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6 – Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật). Từ đó đến nay, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong xã hội ta. Trong quan hệ giữa vợ và chồng, vợ chồng có quyền ở chung, “Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán” (Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986); “nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng sống chung. Vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thỏa thuận” (Điều 51 BLDS của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). II: KHÁI NIỆM LY THÂN: Như đã phân tích, vấn đề ly thân không còn được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành hay nói cách khác là vấn đề này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật chính vì thế xét về mặt pháp lý thì ly thân không có một khái niệm cụ thể. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu trên sách báo, internet...tôi cũng xin được đưa ra một cách hiểu về vấn đề ly thân xét trên mặt xã hội “Khái niệm ly thân thường được hiểu như là sự tạm dừng chung sống, đặc biệt là về phương diện "sinh hoạt thầm kín" giữa cặp vợ chổng, do những bất đồng, mâu thuẫn trong gia đình, mà thường là chưa có sự can thiệp về mặt hành chính, pháp lý từ bên ngoài, nếu như không có những sự tranh chấp, xung đột thô bạo trong gia đình. Đôi khi trong thực tế, ngời ta quan niệm ly thân một cách đơn giản, quy rút, tĩnh tại, chỉ là sự "giãn cách tạm thời chỉ là "chuyện nội bộ" giữa cặp vợ chồng... khiến có thể chủ quan, mất cảnh giác trước những diễn biến âm ỉ, phức tạp cùng những hậu quả của nó đối với hạnh phúc gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Thực ra khái niệm ly thân bao hàm một khoảng biến thiên rất rộng lớn trong thời gian, không gian, trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột và mức độ trầm trọng của xung đột...”(3) II: BÌNH LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LY THÂN: 1. Tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các văn bản pháp luật có liên quan không quy định vấn đề ly thân? Phân tích hậu quả pháp lý của ly thân ta thấy, khi một cặp vợ chồng được tòa án xử ly thân có nghĩa là rơi vào tình trạng “biệt cư”, “biệt sản”. Thứ nhất, xét về hậu quả pháp lý là “biệt cư”: vợ chồng trước tiên với tư cách là công dân, có quyền lựa chọn chỗ ở. Vấn đề ở chung và ở riêng là quyền của vợ chồng. vợ chồng bình đẳng không bị lệ thuộc bởi ý chí của nhau hoặc của người khác. “Việc vợ chồng ở chung hay ở riêng còn phụ thuộc vào điều kiện nghề nghiệp, sinh hoạt của bản thân, của gia đình và nguyện vọng chính đáng của vợ, chồng. Lẽ thường khi vợ, chồng chung sống hòa thuận hạnh phúc, họ ở chung; khi mâu thuẫn giận hờn, vợ chồng có thể ở riêng mà không cần được chồng cho phép hay do Tòa án quyết định bằng một phán quyết có hiệu lực pháp luật”(4). Vấn đề ở chung hay ở riêng của vợ chồng thuộc về quyền nhân thân của vợ chồng, đây là điều hết sức tế nhị trong cuộc sống tình cảm của vợ chồng. Không nhất thiết mỗi lần giận hờn, khi có mâu thuẫn, mong muốn được ở riêng thì vợ, chồng lại phải yêu cầu tòa án cho họ được li thân, sau đó nếu tái hợp chung sống với nhau, vợ chồng lại cần phải yêu cầu tòa án hủy bỏ án li thân để được sống chung với nhau. Rõ ràng điều này là không cần thiết. Thứ hai, xét về vấn đề “biệt sản”: vợ chồng một khi tình cảm không còn thì kéo theo đó là các vấn đề liên quan đến tài sản chung của cả hai người. Như chúng ta đã biết, trong đời sống xã hội có những cặp vợ chồng vì lý do nào đó như sợ ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình, hay ảnh hưởng đến uy tín, danh dự...mà họ không muốn li hôn nhưng có yêu cầu chia tài sản chung vì không thể ăn ở chung với nhau được; hoặc vì một bên vợ (hoặc chồng) vì lý do nào đó đã vay nợ sử dụng với mục đích, nhu cầu riêng mà tài sản riêng của mình không có hoặc không đủ để trả nợ và vợ chồng không thể thảo thuận thành toán món nợ riêng của một bên vợ (chồng) bằng tài sản chung của họ...Việc chia tài sản đang tồn tại trong những trường hợp như vậy đã giải tỏa được sự xung đột (đặc biệt là vấn đề tài sản) giữa vợ - chồng, tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng ổn định nghề nghiệp, cuộc sống mà không cần thiết phải ly hôn, như thế cũng là để ổn định các quan hệ gia đình (quy định của pháp luật không ngoài mục đích đó). Như vậy, quy định về vấn đề “biệt sản” trở nên cần thiết đáp ứng thực tiễn xã hội. Từ phân tích trên đòi hỏi pháp luật phải có một chế định pháp lý phù hợp. Điều 18 của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1986 đã thể hiện sự điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số quan điểm cho rằng quy định tại Điều 18 chính là sự thừa nhận của pháp luật về vấn đề ly thân? Cùng tìm hiểu vấn đề này ta thấy Hiểu như vậy là không đúng với nội dung, ý nghĩa của điều luật. Điều này chỉ quy định việc thanh toán (chia) tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại, nếu vợ, chồng có yêu cầu và có lí do chính đáng(4). Quy định này xuất phát từ thực tế khách quan, có một số trường hợp, vì lí do nào đó dẫn tới việc vợ chồng có xung đột nhưng không muốn li hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, hướng dẫn TAND các cấp áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986). Quy định này đã góp phần giải quyết ổn thỏa một số mẫu thuẫn gia đình, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng. Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (1986), các nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình (Điều 64 Hiến pháp, Điều 10 Luật Hôn nhân – Gia đình), chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán (Điều 13); vợ chồng có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng (Điều 12), đã tạo điều kiện cơ bản cho vợ, chồng thực hiện các quyền cơ bản. Cùng với đó là sự ra đời của Luật HNGĐ năm 2000 cũng đã có những quy định ở điều 18 để phù hợp hơn trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Thiết nghĩ, đây là sự điều chỉnh phù hợp từ việc thay đổi quy định ly thân trước đây sao cho phù hợp với thực tiễn xã hội. 2. Vấn đề “biệt sản” trong ly thân có đồng nhất với vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Vấn đề “biệt sản” trong ly thân được hiểu là khi cặp vợ chồng ly thân thì “tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ, chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung theo quyết định của tòa án; phần tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng”. Nói cách khác, về vấn đề tài sản trong hôn nhân vợ chồng không còn ràng buộc với nhau, tài sản của người vợ, tài sản của người người chồng nó là một khái niệm riêng biệt chứ không như trước đây khi chưa ly thân chỉ tồn tại duy nhất một khái niệm “tài sản của vợ chồng”. Khác với vấn đề “biệt sản”, vấn đề chia tài sản chung trong hôn nhân có thể không tồn tại một cách chia dứt khoát như vậy. Vợ chồng vì không còn tình cảm với nhau (nhưng không thể ly hôn), vì lý do kinh tế của bản thân hoặc vì phải hoàn thành một nghĩa vụ nào đó ví dụ như phải trả nợ, chăm sóc cha mẹ đẻ...nên muốn chia tài sản chung, trong trường hợp này vợ, chồng có thể yêu cầu tòa án chia hết tài sản chung hoặc chỉ một phẩn tài sản chung. Nói về vấn đề này thì có sự khác biệt của luật HNGĐ năm 2000 so với luật HNGĐ năm 1986 đó là “nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng về vấn đề chia tài sản chung trong hôn nhân”, có nghĩa là luật HNGĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia một phần tài sản hoặc chia hết...Như vậy, vấn đề chia tài sản chung trong hôn nhân khác với vấn đề “biệt sản” trong hôn nhân ở chỗ chia tài sản chung trong hôn nhân có thể không chia hết tài sản chung của vợ chồng (phương thức chia) III: VẤN ĐỀ LY THÂN TRONG THỰC TẾ HIỆN NAY: Thực trạng: “Vấn đề ly thân đang xảy ra tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay” Trên thực tế, vấn đề ly thân không được quy định trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào của nước ta. Chính vì thế, để có bảng số liệu thống kê của Tòa án về các vụ án ly thân là không thể có. Do đó, để nghiên cứu hiện tượng này ta chỉ có thể nghiên cứu dưới góc độ xã hội học. + Phần lớn các cặp vợ - chồng mặc dù cuộc sống đôi bên không hạnh phúc mà vẫn không muốn ly hôn nên chọn biện pháp ly thân như một biện pháp cứu vãn tình thế: Cũng với sự phát triển của xã hội thì nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu vật chất, tinh thần của con người cũng theo đó tăng lên. Các cặp vợ chồng khi không thể chung sống hòa hợp nhưng do địa vị chính trị, vì con cái và nhiều lý do tế nhị khác họ không thể đưa nhau ra tòa ly thân chính vì thế mà rất nhiều cặp vợ chồng tuy biết luật pháp Việt Nam không có bất kỳ một chế định nào điều chỉnh vấn đề ly thân nhưng họ vẫn chọn giải pháp này. Qua việc tìm hiểu một số bài viết trên internet được biết phát biển của chị Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên, cho biết, mỗi ngày trung tâm nhận được khoảng 300 cuộc tư vấn qua số điện thoại 1900585808. Trong đó, phần lớn là các vấn đề khúc mắc gia đình, nhiều ca xin tư vấn vì cuộc sống vợ chồng quá nặng nề nhưng không muốn ly hôn. Có những khách hàng cho biết, vợ chồng họ bất hòa nhưng ông chồng là 1 quan chức nhất định không chịu ly hôn vì danh tiếng. Ông này sẵn sàng chấp nhận vợ cặp với người khác nhưng trước mặt quan khách, họ hàng thì hai người vẫn phải vui vẻ, quan tâm nhau như 1 cặp tràn trề hạnh phúc. Theo tiến sĩ xã hội học Hoàng Bá Thịnh, hiện nay ly thân đang khá phổ biến, thậm chí còn nhiều hơn các ca ly hôn. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở những cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi. Nhóm tuổi này thường có cuộc sống thu nhập ổn định, thành đạt, họ không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến địa vị, uy tín, hay con cái. Khác với ở các nước phương Tây, người Việt Nam thường ly thân nhưng vẫn sống chung nhà, mọi giao tiếp chỉ là chiếu lệ. Trước mặt người thân, bạn bè, hàng xóm họ vẫn tỏ ra quan tâm yêu thương nhau. (5) + Điều tra xã hội học về vấn đề ly thân: Như đã nói, lý do mà các cặp vợ chồng không muốn ly hôn thường là những vấn đề tế nhị muốn che giấu cuộc hôn nhân đổ nát của mình nên để điều tra xã hội học vấn đề này trong thực tế là điều rất khó thực hiện, đặc biệt là việc thống kê các trường hợp cặp vợ chồng ly thân qua các giai đoạn, trong phạm vi cả nước hay trong phạm vi một địa phương. Với tư cách là sinh viên của một trường đại học em xin đưa ra điều tra xã hội học của mình về vấn đề ly thân trong một phạm vi rất hạn hẹp. Điều tra xã hội học về tình hình ly thân tại phường Quan Hoa quận Cầu Giấy – Hà Nội thì trung bình ở tổ này thì có 40 cặp vợ chồng ở đủ mọi lứa tuổi trong đó có 10 cặp vợ chồng đang sống ly thân. Ngoài ra, trong quá trình điều tra xã hội học tại quận này, bản thân em cũng được biết phường Nghĩa Đô, phường Trung Hòa...cũng có rất nhiều trường hợp ly thân với lý do chủ yếu là nghĩ cho con cái hoặc do có địa vị xã hội... Bên cạnh việc tìm hiểu số lượng các cặp vợ chồng ly thân, bản thân em cũng xin đưa ra một kết quả khảo sát trên VnExpress đối với các độc giả của website này về chủ đề “theo bạn khi chuẩn bị ly hôn có nên ly thân”: 2. Vấn đề ly thân có nên được quy định lại trong luật HNGĐ và các văn bản pháp lý khác có liên quan không? Như đã phân tích vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều nhưng không được pháp luật điều chỉnh và song song với vấn đề này là vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000 có quy định điều kiện của vợ chồng khi làm đơn “chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa giải quyết” Như vậy, điều kiện được đặt ra không xuất hiện vấn đề hai vợ chồng không còn tình cảm hoặc sống không hợp nhau, muốn có thời gian suy nghĩ lại... trong khi đây là một vấn đề rất phổ biến trong xã hội hiện nay đặc biệt là trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triền. Trong thực tế cũng đã xuất hiện rất nhiều vụ vợ chồng kéo nhau ra tòa đòi chia tài sản chung trong hôn nhân với lý do là thường xuyên cãi vã, đánh nhau nhưng nghĩ đến con cái, địa vị xã hội nên không muốn ly hôn...và trong trường hợp này tòa án không thể giải quyết cho họ vì luật không quy định. (điều kiện “có lý do chính đáng không được đặt ra trong trường hợp này” trong khi đây là một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội). Trong bài viết này tôi không đặt ra vấn đề có nên quy định lại vấn đề “ly thân” vì khi quy định lại sẽ gây phức tạp cho xét xử của tòa, ảnh hưởng đến con cái khi biết bố mẹ chúng sống ly thân....theo tôi, Luật HNGĐ cần phải bổ sung hoặc có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc quy định vấn đề “chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ Cùng với sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội đòi hỏi pháp luật cần phải có những điều chỉnh nhất định, kịp thời để đảm bảo một lối sống lành mạnh, một trật tự pháp luật ổn định, đảm bảo cho cả xã hội được sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Tình trạng ly thân xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội hiện nay đòi hỏi việc ban hành pháp luật kịp thời, tránh những tình trạng bất cập xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội. (1). Xem: Ph.Ăngghen, “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Nxb. Sự thật, H.1972, Tr. 132. (2). Xem: Ph.Ăngghen, Sdd, Tr. 111 – 112. (3) Bài viết “ứng xử của phái nữ trước vấn đề ly thân” (4). Xem: Nguyễn Văn Cừ. Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1986. Tạp chí Luật học số 1/1995, tr.20. (5) Bài viết “ly thân kéo dài chẳng khác nào cực hình” theo nguồn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài viết “vấn đề ly thân có được quy định trong luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 1986” Tạp chí luật học số 6/1997, tr.42 - Thạc sỹ Nguyễn Văn Cừ 2. Bài viết “một số suy nghĩ về Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1986” Tạp chí Luật học số 1/1995, tr.20.\ - Thạc sỹ Nguyễn Văn Cừ. 3. Bài viết “ứng xử của phái nữ trước vấn đề ly thân” 4. Bài viết “ly thân kéo dài chẳng khác nào cực hình” theo nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân.doc
Tài liệu liên quan