Tiểu luận Bình luận về cơ chế ra quyết định của ASEAN theo Hiến chương ASEAN

Nhằm khắc phục phần nào hạn chế trên của nguyên tắc tham vấn và đồng thuận, đồng thời thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực, trong hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV, tổ chức tại Singapo 2/1992, ASEAN đã đưa vào áp dụng nguyên tắc “-X”. Nguyên tắc này cho phép 2 hay một số nước thành viên có thể tiến hành các dự án hợp tác khu vực trước, còn những nước chưa sẵn sàng tham gia thì có thể lùi lại một thời điểm nhất định hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án so với các nước khác. Và cho đến Hiến chương ASEAN vẫn kế thừa nguyên tắc “-X” này trong việc thực hiện cơ chế ra quyết định của mình (Khoản 2 Điều 21 Hiến chương ASEAN quy định: “khi thực hiện các cam kết kinh tế, có thể áp dụng công thức tham gia linh hoạt, trong đó có công thức ASEAN-X trong trường hợp có sự đồng thuận như vậy”).

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5878 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận về cơ chế ra quyết định của ASEAN theo Hiến chương ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận về cơ chế ra quyết định của ASEAN theo Hiến chương ASEAN. Theo quy định tại Chương VII Hiến chương ASEAN thì cơ chế ra quyết định của ASEAN là theo nguyên tắc tham vấn và đồng thuận. Điều 20 Hiến chương ASEAN quy định: “1. Việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN. 2. Khi không có đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết định cụ thể. 3. Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các phương thức ra quyết định đã được nêu trong các văn kiện pháp lý liên quan khác của ASEAN. 4. Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ, vấn đề này sẽ được trình lên Cấp cao ASEAN để ra quyết định.” Như vậy, tham vấn và đồng thuận có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt của ASEAN. Nguyên tắc này có nguồn gốc trong làng xã cổ của thế giới Mã Lai (bao gồm: Indonesia, Mailai, Philippin và một số tỉnh phía Nam của Thái lan), được tổng thống Indonesia lúc đó là ông Xuhacto đưa ra vào những năm 60 của thế kỷ XX và được các nhà lãnh đạo ASEAN thừa nhận là nguyên tắc ra quyết định chính của hội và đến nay đã được kế thừa trong hiến chương ASEAN năm 2007, chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008. Ở cấp độ làng xóm, nguyên tắc này có nghĩa là “một nhà lãnh đạo không nên độc đoán hoặc áp đặt ý chí của mình mà tốt hơn là nên nhẹ nhàng đưa ra những gợi ý về con đường mà cộng đồng nên theo, đồng thời luôn luôn thận trọng tham khảo ý kiến tất cả những người khác một cách đầy đủ và tới quan điềm và tình cảm của họ trước khi đi tới quyết định có tính chất tổng hợp”. (Dẫn theo Phanit Thakur: “Những cố gắng hội họp khu vực Đông nam á: một nghiên cứu về các vấn đề và các tiến bộ của ASEAN”. Sách xuất bản theo yêu cầu của trường Đại học Quốc tế Maicrôphim, 1980, trang 175). Khi được áp dụng để xử lý các vấn đề đối ngoại, nguyên tắc này có nghĩa là ngoại giao và thương lượng, cần tiến hành trên cơ sở hòa giải nhằm giữ thể diện và tôn trọng giá trị của các mối quan hệ gần gũi giữa các quốc gia và những người tham gia về phương diện ngoại giao. Nguyên tắc ra quyết định như vậy là phù hợp với Đông nam á, một khu vực đa dạng về lịch sử văn hóa, tôn giáo, sắc tộc và vừa ra khỏi các cuộc xung đột với nhau. Nguyên tắc này đảm bảo cho các nước nhỏ có quyền lợi ngang nhau với các nước lớn trong việc bày tỏ ý kiến của mình và quyết định những vấn đề chung của toàn hiệp hội. Đó chính là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của ASEAN. Vì thế ngay vừa khi dành được độc lập, Brunay, một quốc gia chỉ có khoảng 3 vạn dân đã làm đơn xin gia nhập tổ chức hợp tác khu vực này. Tuy nhiên, nguyên tắc tham vấn và đồng thuận này cũng có những hạn chế. Việc đạt tới một sự nhất trí giữa các quốc gia khác biệt nhau nhiều về văn hóa và trình độ phát triển kinh tế đòi hỏi một quá trình thương lượng rất lâu, và trong một số trường hợp các nước thành viên đã không thể đi đến một sự nhất trí cuối cùng. Nhưng mặc dù vậy, như tiến sĩ Phanit Thakur cũng đã thừa nhận: “Việc chấp nhận thực tế có thể đã là một trong những nguyên nhân chính đảm bảo sự tồn tại tiếp tục của ASEAN và giữ các thành viên ở lại cùng với nhau trong suốt những năm khó khăn”, và thực tế đã chứng minh cho sự tồn tại mạnh mẽ của ASEAN đến nay. Nhằm khắc phục phần nào hạn chế trên của nguyên tắc tham vấn và đồng thuận, đồng thời thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực, trong hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV, tổ chức tại Singapo 2/1992, ASEAN đã đưa vào áp dụng nguyên tắc “-X”. Nguyên tắc này cho phép 2 hay một số nước thành viên có thể tiến hành các dự án hợp tác khu vực trước, còn những nước chưa sẵn sàng tham gia thì có thể lùi lại một thời điểm nhất định hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án so với các nước khác. Và cho đến Hiến chương ASEAN vẫn kế thừa nguyên tắc “-X” này trong việc thực hiện cơ chế ra quyết định của mình (Khoản 2 Điều 21 Hiến chương ASEAN quy định: “khi thực hiện các cam kết kinh tế, có thể áp dụng công thức tham gia linh hoạt, trong đó có công thức ASEAN-X trong trường hợp có sự đồng thuận như vậy”). Hiến chương ASEAN đã tiếp tục khẳng định lại thực tiễn hiện hành của ASEAN là các quyết định sẽ được thông qua trên cơ sở trao đổi ý kiến-tham vấn và đồng thuận (consultation and consensus). Quy định này áp dụng cho tất cả các cơ quan của ASEAN từ Hội nghị Cấp cao, Hội đồng Điều phối, 03 Hội đồng Cộng đồng cho đến các cơ chế trực thuộc thấp hơn. Các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực khác cũng có quy định về việc thông qua các quyết định bằng phương thức tham vấn và đồng thuận. Nhưng điểm khác nhau giữa Hiến chương ASEAN và các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực khác là đối với một số vấn đề nhất định các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực sẽ tiến hành bỏ phiếu nếu không đạt được đồng thuận. Còn Hiến chương ASEAN quy định, nếu không đạt được đồng thuận thì vấn đề sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN quyết định. Hiện nay trong khuôn khổ ASEAN có nhiều văn kiện pháp lý quốc tế đã được ký kết về các lĩnh vực hợp tác khác nhau và các hiệp định, thoả thuận khác sẽ còn tiếp tục được ký kết trong tương lai. Trong một số văn kiện pháp lý, các bên ký kết đã thỏa thuận quy định các phương thức thông qua quyết định khác (ngoài phương thức tham vấn và đồng thuận). Đối với những trường hợp như vậy, Hiến chương quy định sẽ áp dụng các phương thức đã được quy định trong các văn kiện pháp lý đó. Bên cạnh đó, riêng đối với việc thực hiện các cam kết kinh tế, trong trường hợp có sự đồng thuận thì cũng có thể vận dụng công thức tham gia linh hoạt, kể cả công thức ASEAN – X. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiến Chương ASEAN Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa pháp luật kinh tế, trung tâm Luật Châu Á Thái Bình Dương: Tập bài giảng Pháp Luật Cộng đồng ASEAN, Hà Nội 2011 Phanit Thakur: “Những cố gắng hội họp khu vực Đông Nam Á: một nghiên cứu về các vấn đề và các tiến bộ của ASEAN”. Sách xuất bản theo yêu cầu của trường Đại học Quốc tế Maicrôphim, 1980.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận về cơ chế ra quyết định của ASEAN theo Hiến chương ASEAN.doc
Tài liệu liên quan