Tiểu luận Bình luận về vai trò của Luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

 

I. LỜI NÓI ĐẦU

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Luật quốc tế trong các giai đoạn.

a, Luật quốc tế cổ đại :

b, Luật quốc tế Trung đại

c, Luật quốc tế Cận đại

d, Luật quốc tế Hiện đại

2. Vai trò của LQT trong giai đoạn đối thoại, hợp tác hiện nay

a, Đảm bảo quyền con người

b, Giữ gìn hòa bình an ninh quốc tế

c, Vấn đề hợp tác kinh tế đối ngoại

3. Vai trò của LQT trong bối cảnh toàn cầu hóa ở VN

III. LỜI KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO . .

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận về vai trò của Luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược sử dụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh và ngoại giao. Việc điều chỉnh các vấn đề này chủ yếu dựa vào các luật lệ và tập quán.           Luật quốc tế giai đoạn này đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Mặc dù pháp luật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng khu vực nhất định, tuy nhiên nội dung các quy phạm thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự ra đời của Luật Nhân đạo quốc tế sau này. Ngoài ra, do nhu cầu  là cơ sở cho các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao sau này, thiết lập các quan hệ bang giao giữa các quốc gia nên việc trao đổi các sứ thần bắt đầu hình thành. b, Luật quốc tế Trung đại Thời kì này đánh dấu khoa học-kỹ thuật bắt đầu phát triển, ranh giới giữa nhà nước và tư nhận bắt đầu bị xóa nhòa, sở hữu nhà nước thuộc về những người đứng đầu nhà nước. Đồng thời sự xuất hiện của tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của con người.           Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định. Do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ này dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực, liên quốc gia. Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự hợp tác của các quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị... Việc điều chỉnh các quan hệ này dựa vào nguồn luật tập quán và bước đầu có sự xuất hiện của điều ước quốc tế. Với những thay đổi của mình, LQT giai đoạn này đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Sang thời kỳ này, luật quốc tế đã có những bước hoàn thiện nhất định với sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật Biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện cơ quan thường trực của quốc gia tại quốc gia khác (đầu tiên là vào năm 1455). Đây là những tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển luật quốc tế hiện đại sau này.  c, Luật quốc tế Cận đại Bước sang thời kì này các quan hệ quốc tế đã phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau và thời kỳ này luật quốc tế phát triển tương đối rực rỡ. Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ luật quốc tế được phát triển trên cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế. Nguồn luật điều chỉnh vẫn là tập quán quốc tế và điều ước quốc tế. LQT thời kì này góp phần đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Đây là thời kỳ ghi nhận sự hình thành các nguyên tắc mới của luật quốc tế như: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốcgia như: Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879).. d, Luật quốc tế Hiện đại Trên bình diện chung, hệ thống quốc tế được tạo thành bởi nhiều yếu tố, như các quốc gia; các tổ chức quốc tế liên quốc gia; các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc tế của những tổ chức này); luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ thống quốc tế. Giữa các yếu tố này có sự gắn kết với nhau trong những mối quan hệ tương tác, tạo thành hệ thống quốc tế. Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống quốc tế được thể hiện qua yếu tố trung tâm là quốc gia và những mối quan hệ, liên kết giữa quốc gia với yếu tố khác, thông qua sự điều chỉnh của các loại quy phạm mang tính pháp lý -  chính trị và với những phương thức nhất định. Liên quan đến quốc gia và sự phát triển của hệ thống quốc tế, luật quốc tế hiện đại giữ vai trung tâm, bởi được các quốc gia và thực thể quốc tế khác sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì sự phát triển của hệ thống này trong một trật tự pháp luật nhất định và có sự bao quát tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế.           Hình thành và tồn tại trong hệ thông quốc tế như vậy, kết hợp với xu thế phát triển của thời đại (xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức), luật quốc tế hiện đại trong những thập nguyên đầu của thế kỉ XXI là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới đang có những thay đổi to lớn về mọi phương diện, cấp độ, tuân theo quy luật vận động khách quan ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. 2. Vai trò của LQT trong giai đoạn đối thoại, hợp tác hiện nay           Đối thoại, hợp tác là việc các bên tự nguyện đứng ra thỏa thuận, thương lượng với nhau về một vấn đề. Việc đối thoại, hợp tác này phải trên cơ sở của sự bình đẳng, thiện chí, tôn trọng ý kiến của nhau. Cùng nghĩ tới lợi ích của mình và của bên còn lại. Đồng thời, mỗi bên nghiêm chỉnh thực hiện các vấn đề mà cả hai đã thỏa thuận được với nhau.           Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã và đang đẩy mạnh các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là quốc gia phải nghĩ tới vấn đề đối thoại, và hợp tác. Bởi nó liên quan tới sự phát triển, tồn vong của từng quốc gia khi đặt chân vào sân chơi của thế giới. LQT chi phối tới các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi LQT phải do chính các chủ thể của LQT thực hiện. Thực thi LQT thể hiện đặc trưng có tính bản chất của LQT là thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia. Vì vậy, không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực hiện LQT trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, có sự thỏa thuận của các quốc gia. Trong thực tiễn thực thi LQT, các quốc gia phải tự điều chỉnh trên cơ sở các quy định của LQT đối với các hoạt động thực hiện nghĩa vụ chung của chủ thể LQT và những nghĩa vụ cá thể phát sinh từ tư cách thành viên ĐƯQT hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, trong lĩnh vực LQT về quyền con người, bên cạnh cơ chế quốc tế nhằm duy trì hoạt động bảo vệ, phát triển các quyền con người cơ bản mà LQT quy đinh, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế quốc gia (theo quy định của LQT) để đảm bảo cho các quyền của con người cơ bản được thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo dựng và duy trì hoạt động của cơ chế quốc gia trong từng lĩnh vực nhân quyền là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia.           Khi các quy định của LQT không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định của LQT) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.           Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc thực thi LQT được diễn ra, đã hình thành Cơ chế kiểm soát quốc tế (từ nửa sau thế kỉ XX). VD: Cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW, cơ thế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân…           Từ những phân tích trên có thể kể đến vai trò cơ bản LQT trong một số lĩnh vực cụ thể sau: a, Đảm bảo quyền con người           Về pháp lý, quyền con người là phẩm giá , năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. Quyền con người được bắt đầu từ môi trường quốc gia, trước khi cộng đồng quốc tế có thể thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực, quy định hay nguyên tắc chung để điều chỉnh cách thức ứng xử của các quốc gia đối với công dân của nước đó và cả công dân của các nước khác. Các chuẩn mực về quyền con người nhìn từ góc độ quốc gia hay quốc tế đều nhằm hạn chế sự tự do xâm phạm quyền con người của nhà nước trong cả hai lĩnh vực các quan hệ trong nội bộ quốc gia và các quan hệ quốc tế. Còn sự phân loại các nhóm quyền theo chủ thể, tính chất hay nội dung quyền có tính chất để xác định hay nhận diện quyền con người với ý nghĩa là những quyền năng cụ thể, theo các tiêu chí hay chuẩn mực nhất định, để có cơ chế điều chỉnh, giám sát, điều phối các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ, phát triển quyền con người ở những quy mô và cấp độ khác nhau. Các quyền cơ bản của con người trong luật quốc tế bao gồm : + Quyền dân sự chính trị; + Các quyền về kinh tế - xã hội – văn hóa. Các quyền này trên thực tế đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế như: Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966 Danh  mục 44 quyền con người cần được bảo vệ bằng luật quốc tế đã được ghi nhận cụ thể trong 3 văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, cụ thể là: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR), Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và công ước quốc tế về các quyền KT-XH-VH (ICẺC) do Liên hiệp quốc ban hành. Những văn bản này tạo nên Bộ luật tổng thể về nhân quyền mang lại giá trị CT-XH và lịch sử thời đại, đồng thời mở ra cho quá trình quốc tế hóa và nội luật hóa các quyền con người với những chuẩn mực mới trong Luật quốc tế và Luật quốc gia và ngược lại, các quốc gia cũng xem các quyền này là những quyền cơ bản của con người để trên cơ sở đó có các biện pháp pháp lý bảo vệ hữu hiệu. Để đảm bảo tính thực thi cho các quyền này thì LQT đã có những cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người bao gồm các thiết chế quốc tế và quốc gia cùng với hệ thống luật quốc tế (như các điều ước quốc tế về quyền con người) và luật quốc gia tương ứng. Nội dung cụ thể của công việc bảo vệ quyền thông qua các thiếu chế cơ bản của LQT đó là : Quy định các nguyên tắc, nhiệm vụ và các ĐƯQT để các quốc gia tham gia kí kết và thực hiện nhằm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và quyền con người. - Năm 1946, Đại hội đồng LHQ đã ban hành nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã được quy chế Tòa án Nurrumbe và các phán quyết của nó công nhận như là các nguyên tắc được thừa nhận chung trong LHSQT với vai trò để khẳng định việc bảo vệ ANQG, QNQT và quyền con người : nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược; nguyên tắc trừng phạt bằng Luật hình sự đối với các tội phạm quốc tế... Ngoài ra trong Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948, Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 của LHQ; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1966); Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân việt đối với phụ nữ (1979); Công ước về quyền trẻ em (1989)... và hàng loạt các văn bản khác cũng đã ghi nhận các nguyên tắc trong việc bảo vệ quyền con người như: Nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm; nguyên tắc cấm tra tấn; nguyên tắc cấm phân biệt đối xử với phụ nữ... - Tuy nhiên, cần lưu ý Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 đã dành phần I với duy nhất 1 điều quy định về quyền dân tộc tự quyế với tư cách là quyền tập thể của con người. Có thể khẳng định đây là lần đầu tiên quyền quốc gia - dân tộc được ghi nhận với tư cách là quyền con người. Do đó, các thành viên của Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các lãnh thổ Ủy trị và các lãnh thổ quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với quy định của Hiến chương LHQ. Về sau quyền này được tái khẳng định trong Tuyên bố viên và chương trình hành động 1993. - Tiếp đó năm 1973, Đại hội đồng LHQ đã tiếp tục thông qua nghị quyết về cá nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy tìm, bắt giữ, dẫn độ và trừng phạt các cá nhân phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Như vậy, đây là nguyên tắc có tính đặc trưng thể hiện nghĩa vụ hợp tác quốc tế của các quốc gia thành viên của LHQ trong các lĩnh vực đã nêu, qua đó việc bảo vệ ANQG, AN toàn XH và bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời các cá nhân có hành vi vi phạm các tội ác xâm phạm đến quyền con người, đến giá trị văn minh của nhân loại. - Một văn bản có giá trị quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tư pháp hình sự để bảo vệ các quyền con người đó là quy chế Tòa hình sự quốc tế (ICC) có thẩm quyền xét xử các tội phạm diệt chủng, TP chống loài người, TP chiến tranh và TP xâm lược. ICC được thành lập ra với mục tiêu bắt cá nhân phải chịu trách nhiệm cho các tội ác đã được liệt kê trong danh sách những tội phạm nghiêm trọng và mức độ lớn cho những giá trị chung của con người. Quy chế này đã khẳng định việc cần phải trừng trị các tội ác nghiêm trọng nhất xâm phạm đến quyền con người, đồng thời xây dựng cơ chế trừng phạt những cá nhân phạm tội ác xâm phạm quyền con người. Có thể nói, với những văn bản pháp lí quốc tế quan trọng như trên thì vấn đề đảm bảo quyền con người trong quá trình hợp tác, đối thoại hiện nay càng phải được chú trọng. b, Giữ gìn hòa bình an ninh quốc tế Loài người đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba, nhìn lại hơn 2000 năm trước, chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề to lớn nhất, bức xúc nhất của nhân loại. Hòa bình và đe dọa hòa bình, chiến tranh và nguy cơ chiến tranh hầu như đan xen nhau, lúc ở xứ này, lúc ở khu vực kia và có lúc lên tới quy mô toàn cầu. Cuốn theo nó không chỉ công sức và thời gian mà còn là triệu triệu sinh mạng con người và những khối lượng của cải vật chất khổng lồ không sao tính hết. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nguy cơ chiến tranh hủy diệt đã bị đẩy lùi nhưng chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Thực tế này buộc các quốc gia phải phát huy tối đa khả năng của chính mình đồng thời không ngừng thúc đẩy sự hợp tác với các quốc gia khác trong phạm vi khu vực cũng như trên quy mô toàn cầu nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Thực tế những năm vừa qua, tình hình an ninh - chính trị thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp, trong đó phải kể đến các diễn biến liên quan các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đè chống khủng bố, căng thẳng  và sự gia tăng bạo lực tại các địa bàn đang diễn ra xung đột và tranh chấp, nhất là ở châu Phi và việc bùng nổ căng thẳng, xung đột ngay trong lòng châu Âu.           Nếu như trước đây các quốc gia có thể tự bảo đảm an ninh hoặc trông cậy váo sự giúp đỡ hạn chế của một vài đồng minh thì ngày nay khả năng tự giải quyết một cách đơn phương ấy đã trở lên khó khăn trong môi trường thế giới ngày càng gia tăng sự tùy thuộc vào lẫn nhau giữa các quốc gia. Điều kiện phát triển và tương quan của các mối quan hệ quốc tế hiện hành đòi hỏi phải có những viên pháp và cơ chế pháp lý quốc tế cần thiết, trong đó tồn tại hệ thống an ninh tập thể vừa có tính khu vực, vừa có tính toàn cầu, với việc sử dụng hiệu quả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và xung đột quốc tế, kết hợp thực hiện liên tục các biện pháp giải trừ quân bị và củng cố lòng tin bằng nhiều hoạt động cụ thể giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. VD: Các quốc gia kí kết các hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hoặc giữa các cường quốc lớn như Nga với Mỹ kí kết với nhau hiệp ước song phương nhằm tiêu hủy 1 lượng các loại vũ khí chiến tranh nguy hiểm…           Luật quốc tế đã thừa nhận việc bảo vê, giữ gìn hòa binh an ninh là một trong những hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, có tính bắt buộc đối với mọi quốc gia thành viên. Điều này được cụ thể hóa ở ngay trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế mà cụ thể là nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ hay dùng vũ lực lực và chứa đựng trong một số nguyên tắc khác như nguyên tắc hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một lần nữa vào năm 1984, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 39/11 tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong mục đích họat động của mình. Trong kỷ nguyên hạt nhân, việc thiết lập nên một nền hòa bình bền vững nhằm giữ gìn nền văn minh nhân loại của trái đất sẽ là vấn đề sống còn của nhân loại. Vai trò của LQT trong vấn đề hòa bình an ninh không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà trên thực tế hiện nay vai trò đó đang phát huy tốt khả năng của mình. Cụ thể như: Như vấn đề Triều tiên phóng thử tên lửa, thì LHQ đã có những động thái yêu cầu Triều tiên dừng các cuộc thử nghiệm lại vì điều này có ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh của các quốc gia khác. Trong các vấn đề liên quan chế độ không phổ biến vú khí hạt nhân, có vấn đề hạt nhân I-ran. Đứng dưới góc độ Luật quốc tế cần phải tôn trọng quyền của các quốc gia được phép phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đồng thời, nghiêm cấm việc sản xuất hạt nhân nhằm phục vụ cho mục đích quân sự; chống phổ biến vũ khí hạt nhân; ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua hợp tác, đối thoại; chống việc áp dụng các biện pháp trừng phạt không chính đáng cản trở các  hoạt động kinh tế, giao thương bình thường giữa các quốc gia.  Trong vấn đề Kosovo, cần nhận thấy hành động đơn phương tuyên bố độc lập của nước này là một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế. Để phù hợp với tinh thần Nghị quyết 1244 (1999) thì HĐBA cần có những hành động thích đáng, theo đó quy chế mới của Kosovo phải được quyết định thông qua thương lượng và được sự nhất trí của tất cả các bên liên quan. Trong vấn đề Mianma, trên bình diện của LQT cần tăng cường sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, trong đó có LHQ và ASEAN với Chính phủ Mianama để thúc đẩy đối thoại và hòa giải dân tộc. Đồng thời kiên trì quan điểm vận mệnh của Mianma phải do Chính phủ và nhân dân Mianma tự quyết định. Trong vấn đề Zimbabwe, tình hình bạo lực do tranh chấp bầu cử đang diễn ra gay gắt. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia. Qua đó cần ủng hộ vai trò trung gian, hòa giải của các tổ chức và chính  khách khu vực, chống lại các biện pháp trừng phạt mang tính áp đặt. Đối với các xung đột, tranh chấp, ủng hô các giải pháp hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Có thể nói việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ trong quan hệ quốc tế là yếu tố quyết định đảm bảo hòa bình, an ninh, đồng thời là những điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của cộng đồng quốc tế. LHQ cần tiếp tục tích cực góp phần làm giảm căng thẳng và giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột còn tồn tại, trong đó có những vấn đề liên quan đến CHDCND Triều Tiên và I-ran. Cần sớm có một giải pháp hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Trung Đông trên cơ sở đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Pa-le-xtin và đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả các bên. Tạo điều kiện cho công cuộc hòa giải dân tộc, tái thiết đất nước ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc và cực lực lên án các hành động khủng bố đối với người dân ở hai nước này, cũng như ở những nơi khác trên thế giới. Phản đối việc sử dụng đơn phương các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại các nước đang phát triển và ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về sự cần thiết chấm dứt ngay lập tức việc cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cu-ba. c, Vấn đề hợp tác kinh tế đối ngoại Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia đã hình thành từ rất lâu đời nhưng pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trước hết là các quan hệ thương mại, xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm các quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế, vấn đề hợp tác quốc tế trog lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, các hoạt động đầu tư nước ngoài… và được điều chỉnh bởi luật kinh tế quốc tế. Xét trong quan hệ thương mại quốc tế: để đảm bảo lợi ích của nhau, đảm bảo quá trình phát triển có hiệu quả của hợp tác kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia được điều chỉnh thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Chẳng hạn điều chỉnh liên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nông nghiệp trong đó quy định khối lượng hàng hóa cung cấp trên thị trường thì các bên có thể kí kết các hiệp định hàng hóa. Mục đích chung của các hiệp định hàng hóa là ổn định giá cả của thị trường thế giới bằng biện pháp cân bằng giữa cung và cầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường thế giới… Chính vì vậy, trong một số hiệp định loại này đã ấn định việc thành lập quỹ dự phòng một số sản phẩm như thiếc, cao su. Nhờ có quỹ dự phòng này có thể ngăn chặn được sự thay đổi đột ngột của giá cả hàng hóa và khả năng xuất hiện khủng hoảng trong sản xuất cũng như trong buôn bán loại hàng hóa này… Có thể nói, các ĐƯQT đa phương ngày nay là huyết mạch của luật kinh tế quốc tế. Trong đó phải kể đến Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) năm 1947 và hệ thống các Hiệp định Maraket 1994 hình thành tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Đồng thời, việc duy trì và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia phần lớn thông qua các điều ước song phương, trong đó phải kể đến các hiệp ước về hữu nghị và hợp tác, hiệp ước thương mại -  hàng hải, hiệp định thương mại, hiệp định thanh tóan, hiệp định tín dụng, đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ, thuế quan, lao động v.v… Việc kí kết các ĐƯQT giữa mỗi quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc của luật kinh tế quốc tế. Đó là sợi chỉ xuyên suốt đảm bảo việc kí kết đúng LQT, cũng như làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các nguyên tắc này gồm có: nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử ưu đãi. Chỉ xem xét riêng một chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thôi có thể thấy rõ vai trò của LQT đối với vấn đề hợp tác kinh tế. Theo đó, trong mối quan hệ giữa các quốc gia kí điều khoản tối huệ quốc và các quốc không có tối huệ quốc thì phải dành quyền ưu đãi hơn hoặc tối thiểu bằng so với các quốc gia không có tối huệ quốc. Đối với các quốc gia cùng có điều khoản tối huệ quốc thì được đảm bảo quyền ưu đãi và bình đẳng với nhau. VD: Mỹ kí ĐƯQT với Việt Nam , Trung Quốc, Pháp trong đó có điều khoản tối huệ quốc. Trong trường hợp Mỹ đánh mức thuế vải đối với Việt Nam là 6%, với Trung Quốc là 7%, với Pháp là 8%. Trường hợp này, Mỹ đã vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc. Ở đây, các quốc gia đã kí kết ĐƯ tối huệ quốc với Mỹ đều có quyền được hưởng mức thuế suất giống nhau và ưu đãi nhất, cụ thể Mỹ phải áp dụng mức thuế 6% với cả 3 quốc gia. Bên cạnh đó, nói tới vấn đề hợp tác kinh tế, không thể không nhắc tới những thiết chế kinh tế quốc tế hiện hành làm cơ sở cho việc bảo đảm và thực thi ĐƯQT được kí kết giữa các quốc gia. Đó bao gồm thiết chế kinh tế phổ cập (Liên hiệp quốc và Tổ chức thương mại thế giới) và tổ chức kinh tế quốc tế khu vực (có thể kể đến như ASEAN, EU, NAFTA). Đối với LHQ chức năng điều phối quan hệ hợp tác kinh tế dành cho Đại hội đồng với sự hỗ trợ của Hội đồng kinh tế - xã hội (ECOSOC) trong đó có các cơ quan giúp việc như Ủy ban luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Đối với WTO thì nhiệm vụ trọng tâm của Tổ chức là tự do hóa thương mại bằng biện pháp cắt giảm thuế quan và hủy bỏ các hàng rào phi thuế quan, mở rộng lưu thông quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển kinh tế ổn định cho các quốc gia, bảo vệ và sử dụng bền vững môi trường sống. Đặc biệt, sự ra đời của diễn đàn kinh tế quốc tế đa phương APEC càng khẳng định xu thế tự do hóa thương mại từ khu vực cho đến toàn cầu, tiến tới tăng cường lợi ích chung cho tất cả các thành viên về vươn lên tầm quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. Vai trò của diễn đàn trong quan hệ đối thoai hợp tác thể hiện ngay trong mục tiêu cụ thể của APEC như: phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương vì lợi ích của nền kinh tế khu vực và của tất cả nền kinh tế khác; giảm bớt rào cản thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư… Việc APEC ra đời đáp ứng đúng lúc nhu cầu của các nền kinh tế ngày càng tùy thuộc vào nhau nhiều hơn của khu vực châu Á – Thái Binh Dương cũng như trên toàn thế giới. Như vậy, với những thiết chế trên đã tạo ra một hành lang pháp lý quốc tế chắc chắn giúp giữ vững ổn định và trật tự các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện cho các quan hệ này ngày càng phát triển hơn nữa. 3. Vai trò của LQT trong bối cảnh toàn cầu hóa ở VN Toàn cầu hoá làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật mở. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia cùng với các tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các nguồn của pháp luật quốc tế và các nguồn của pháp luật quốc gia. Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như APEC, WTO và còn là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Điều này mang lại vị trí và tiếng nói cho Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với những thời cơ luôn luôn là thách thức. Việc kí kết các điều ước với các tổ chức quốc tế hay với các quốc gia khác đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải chấp nhận những bất lợi do yêu cầu của bên còn lại. Thực tế đó, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện hội nhập và không ngừng đổi mới khắc phục toàn diện các mặt còn hạn chế, góp phần từng bước nâng Việt Nam trở thành một cường quốc vững mạnh. III. LỜI KẾT Có thể nói, Luật quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc điều hòa các quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì vai trò đó ngày càng được khẳn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBình luận về vai trò của Luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay.doc
Tài liệu liên quan