Tiểu luận Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm

Người có hành vi dịch chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân mà trái với ý chí của những người thân thích của người chết thì hành vi đó cũng được coi là hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và buộc phải bồi thường, bù đắp thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trong trường hợp này, chúng ta cũng cần có sự phân biệt rõ ràng với hành vi di chuyển vị trí mồ mả do những quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ mục đích công cộng cho xã hội. Hoặc những hành vi di chuyển của những tổ chức là pháp nhân, cá nhân trên diện tích đất mà họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mảnh đất đó cũng cần được phân biệt rõ với hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được nêu ở trên.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xảy ra; 4. Có lỗi của người gây thiệt hại.”(2). Ngoài các vấn đề chung được nêu ở trên về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì BLDS 2005 còn đưa ra các nội dung cụ thể được quy định tại Chương XXI mục 1 của bộ luật. 2. Vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhan gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo về mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kỳ xã hội nào cũng là vấn đề được quan tâm chú ý theo tín ngưỡng, tôn giáo, thuần phong mỹ tục cúa từng nơi. Pháp luật của nhà nước ta luôn có những quy định về các biện pháp xử lý việc xâm phạm mồ mả của người khác, cho dù đó là hành vi cố ý hay vô ý xâm phạm. 2.1. Cơ sở pháp lý Điều 629 BLDS 2005 đã quy định rõ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục hậu quả”. 2.2. Nhận định chung. Quy định trên của BLDS 2005 là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Như đã được phân tích tại phần mở đầu, do trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta đang có những bước tiến nhanh chóng. Việc mở rộng khu công nghiệp, khu nhà trung cư, mở rộng đô (2). TS. Lê Đình Nghị, Giáo Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục. thị, mở rộng hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng…là những yêu cầu tất yếu của xã hội đòi hỏi cần phải có. Cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì có nhiều trường hợp chủ thể đầu tư xây dựng đã vô tình hay cố ý xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất trên diện tích đất mà mình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc cũng có những hành vi lấn chiếm mở rộng diện tích đất và đã vi phạm đến địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. Những trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác phát sinh trong thực tế không phải là cá biệt, hạn hữu mà thậm chí ở nơi này hay nhiều nơi khác đã xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là tại các địa phương, miền quê vẫn duy trì phong tục tập quán từ xa xưa của ông cha mình để lại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành vi xâm phạm mồ mả đồng thời xâm phạm về nhân thân và xâm phạm về tài sản. Việc làm rõ quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị xâm phạm do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là việc làm luôn cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, chỉ khi xác định được hành vi xâm phạm mồ mả xâm phạm đến các quyền nhân thân và quyền tài sản bị xâm phạm thì mới có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm đến mồ mả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ phía chủ thể vi phạm được xác định bởi các khoản bồi thường, mức độ bồi thường thiệt hại. Các yếu tố này phải được xác định trên cơ sở những quy định của pháp luật để Tòa án có những căn cứ pháp lý hợp pháp buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra. Như vậy, chúng ta có thể nhận định được rằng, việc lần đầu tiên Bộ Luật dân sự 2005 đã quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả tại Điều 629 đã giúp cho các nhà quản lý có thẩm quyền có một cơ sở pháp lý để thuận tiện cho việc xử lý một trường hợp vô cùng nhạy cảm này. Qua đó, việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra sẽ là một biện pháp trở lên rất cần thiết để bù đắp phần nào tổn thất về tinh thần cũng như vật chất của người còn sống đối với người thân của mình đã khuất. Đồng thời, việc bồi thường đó cũng có phần nào tác dụng giáo dục các cá nhân có hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. 1. Các dấu hiệu, cơ sở trong việc xác định trách nhiện bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. 1.1. Các yếu tố cần thiết để xác định được việc bồi thường thiệt do xâm phạm mồ mả. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm được xác định dựa trên những yếu tố đó là: 1.1.1. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân bị hành vi xâm phạm mồ mả xâm phạm. Mồ mả là nơi mai tang thi thể hoặc hài cốt của các cá nhân. Theo đó, mồ mả là một yếu tố thể hiện quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người đã khuất. Quyền nhân thân này được coi là một quyền không thể dịch chuyển hoặc thay đổi cho người khác. Một biểu hiện rõ nhất là những người còn sống đã khắc tên người thân của mình đã khuất lên bia và đặt tại nơi mà người đó an nghỉ. Thông thường, trên bia có khắc tên, ngày tháng năm sinh, ngày mất của người quá cố hoặc có cả tên quê quán mà người đó sinh sống. Tất cả những yếu tố đó trở thành một yếu tố gắn liền mãi mãi đối với người đã mất, cho dù người đó không còn sống thì người thân của người đó cũng có những hành động nhất định để bảo vệ các yếu tố nhân thân không thể chuyển dịch hay thay đổi đó. Yếu tố nhân thân không chỉ bó hẹp trong phạm vi liên quan đến người đã khuất mà còn thể hiện lên quyền nhân thân của những người thân thích còn sống, dòng họ đã mất. Chính vì quyền nhân thân đó cũng liên quan đến những người còn sống nên những người còn sống đã thể hiện quyền nhân thân đó qua những hành động nhất định như tưởng nhớ người đã khuất thông qua ngày dỗ, lễ Tết. Đó là một đạo đức, nhân cách đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta nói riêng, và chính nhờ những hành động đó mà quyền nhân thân của người đã mất liên quan đến những người còn sống đã trở thành một yếu tố luôn được mọi người trong xã hội cũng như nhà nước thừa nhận, bảo vệ. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả của người đã khuất là đặc điểm khác biệt so với các quyền nhân thân khác của cá nhân khi còn sống. Do vây, cần thiết phải có thuộc tính này để có đầy đủ căn cứ pháp lý khi xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả thực hiện. 1.1.2. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi trái pháp luật. Qua các thời kì trước đây, trong Bộ luật dân sự thì vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra vẫn chưa được quy định. Thế nhưng, tại Điều 629 BLDS 2005 đã quy định rõ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được nêu ra trong bộ luật. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức pháp nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 629 BLDS do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy được rằng nhà nước ta đã và đang quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội, và việc quy định việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một ví dụ khá điển hình trong tình hình diễn biễn xã hội rất phức tạp như hiện nay. 1.1.3. Người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá nhân có mồ mả. Trong bất kỳ một xã hội nào, cho dù tín ngưỡng tôn giáo có khác nhau, cho dù khoảng cách địa lý có xa bao nhiêu đi chăng nữa thì đối với một cá nhân, một dòng họ khi phải chứng kiến cảnh người thân mình qua đời họ sẽ bị một tổn thất nặng nề về mặt tinh thần vì đã phải rời xa người thân của mình. Chính vì sự nuối tiếc đó, khi người thân qua đời thì những người thân còn sống đã xây dựng lên những ngôi mộ khang trang, đẹp đẽ cho người quá cố. Những ngôi mộ thường được xây dựng lên nhờ có sự quyên góp giữ các thành viên trong gia đình hay trong dòng họ với tâm lý sâu sa là người đã khuất sẽ có một nơi trú ngụ tốt đẹp khi sang thế giới bên kia. Từ các nhận định này, chúng ta có thể suy đoán được rằng, một khi có hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại diễn ra thì người được bồi thường thiệt hại thường phải là những cá nhân thân thích hay dòng họ của người quá cố. Và các khoản bồi thường thiệt hại đó sẽ được người thân của người quá cố sẽ được dùng tu bổ và sửa sang lại ngôi mộ một cách hợp lý nhất. 1.1.4. Hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể mồ mả của cá nhân. Khi có hành vi xâm phạm đến mồ mả trái pháp luật xảy ra, hành vi đó đã xâm phạm tới thi thể, hài cốt, tro hài cốt của người đã khuất. Nhưng, chúng ta cần hiểu rõ một điều rằng, hành vi xâm phạm tới thi thể, hài cốt, tro hài cốt đó không phải là hành vi xâm phạm đến tài sản mà đó phải là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể mồ mả của cá nhân. 1.1.5. Bồi thường chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại là bản chất của việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Ngôi mộ là một sự thể hiện tấm lòng của người còn sống đối với người đã khuất. Mọi chi phí xây dựng ngôi mộ thường do những người thân thích ghóp lại mà có. Họ thể hiện tấm lòng của mình đối với người đã mất đến nỗi, trên thực tế phần lớn thường thấy trong tâm lý của mỗi người Việt Nam không có sự kò kèo, thương lượng về mặt vật chất tiền bạc, công xá của người được thuê xây mộ. Và về mặt công xá chỉ thường do phía người thợ nề được thuê xây ngôi mộ quyết định, sau đó giá cả xây ngôi mộ được quyết định luôn mà không có sự than vãn đắt hay rẻ của người thuê. Tức là những người còn sống sẵn sàng bỏ ra mọi chi phí hợp lý với khả năng của mình để xây dựng được ngôi mộ cho người đã khuất khang trang, đẹp đẽ nhất. Một phần chính do tâm lý quan niệm rằng người đã khuất phải có một nơi trú thân tốt nhất khi qua đời của mỗi người nên khi có sự bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả thực hiện thì những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại luôn là một điều đầu tiên được những người thân còn sống của người đã khuất hướng tới đòi đem lại sự nguyên vẹn như cũ của ngôi mộ đã bị xâm phạm. Như vây, khi căn cứ vào các yếu tố cần thiết để xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả ở trên thì chúng ta dễ nhận thấy rằng trách nhiệm của người xâm phạm mồ mả là trách nhiệm dân sự và phải thỏa mãn các điều kiện đó là: Thứ nhất, hành vi xâm phạm mồ mả luôn được coi là hành vi trái pháp luật, tức là pháp luật luôn bảo vệ mồ mả của cá nhân. Thứ hai, người xâm phạm mồ mả cho dù có lỗi cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự này của người có hành vi xâm phạm mồ mả được xét theo mặt hậu quả của hành vi xâm phạm trái pháp luật đó. Thứ ba, hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, đồng thời cũng là hành vi xam phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả thỏa mãn ba điều kiện trên thì người xâm phạm phải có trách nhiệm dân sự về tài sản và nhân thân đối với người thân thích của cá nhân có mồ mả. 1.2. Dấu hiệu về mặt hành vi của người xâm phạm mồ mả là căn cư để xác định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai tang xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục tập quán, theo nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng dân cư. Đó là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết. Việc xác định hành vi xâm phạm mồ mả là quan trọng vì đó là căn cứ pháp lý để xác định việc có hay không có trách nhiệm dân sự do mồ mả bị xâm phạm. 1.2.1. Về mục đích của hành vi xâm phạm mồ mả. Đây là một dấu hiệu mà chúng ta cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và những hành vi được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quy hoạch một công trình công cộng nào đó hoặc những pháp nhân quy hoạch những công trình trên diện tích đất mà mình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về bản chất theo hướng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì những hành vi này là giống nhau. Nhưng xét dưới góc độ pháp luật và về mặt xã hội thì hành vi xâm phạm trái pháp luật, bị pháp luật của nhà nước cấm đoán và bị dư luận xã hội lên án. Một khi có những hành vi cho dù mục đích của người vi phạm là như thế nào, do cố ý hay vô ý đi chăng nữa mà đã xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, của hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì những hành vi trái pháp luật này là hành vi xâm phạm mồ mả và buộc phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 1.2.2. Về dấu hiệu dịch chuyển vị trí mồ mả. Người có hành vi dịch chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân mà trái với ý chí của những người thân thích của người chết thì hành vi đó cũng được coi là hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và buộc phải bồi thường, bù đắp thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trong trường hợp này, chúng ta cũng cần có sự phân biệt rõ ràng với hành vi di chuyển vị trí mồ mả do những quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ mục đích công cộng cho xã hội. Hoặc những hành vi di chuyển của những tổ chức là pháp nhân, cá nhân trên diện tích đất mà họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mảnh đất đó cũng cần được phân biệt rõ với hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được nêu ở trên. 1.2.3. Về hành vi thay đổi tên được ghi trên tấm bia. Có thể nhận định được rằng, họ tên hay danh tính hoặc những gì được khắc trên tấm bia mộ là những yếu tố nhân thân không thể thay đổi và nó gắn liền mãi mãi với người đã khuất, không thể dịch chuyển cho người khác được. Những yếu tố nhân thân này của người đã khuất được người thân thích còn sống giữ gìn và bảo vê. Một mặt việc giữ gìn, bảo vệ đó là để lưu lại những yếu tố nhân thân của người đã khuất, đồng thời cũng để tránh sự nhầm lẫn của con cháu sau này. Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính của người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt người dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người đã chết đó thì những hành vi này đều được coi là hành vi xâm phạm mồ mả và buộc phải thực hiện khắc phục thiệt hại đã gây ra. Tức là, người vi phạm phải khắc phục lại tình trạng như cũ của tấm bia mộ mà mình đã thay đổi hay làm hỏng. 1.2.4. Những hành vi làm cho việc xác định vị trí của mồ mả không thể thực hiên. Chủ thể nào mà biết rõ hành vi của mình sẽ làm cho việc xác định ví trí mồ mả không thể thực hiện được và đã có hành vi san phẳng những diện tích đất liên quan đó mặc cho sự phản đối từ phía những người thân thích của người chết thì những hành vi của các chủ thể đó được coi là hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật, buộc phải khắc phục, bồi thường thiệt hại. Những hành vi được nêu ở trên được thực hiện từ phía chủ thể xâm phạm mồ mả là các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lý để khắc phục, hạn chế thiệt hại gây ra. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi), hình dáng ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người đã khuất. Do đó, mọi hành vi làm biến dạng những kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ ngôi mộ của người chết được nguyên vẹn đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả, và những hành vi đó sẽ là cơ sở để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 2. Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả cần phải có sự phân biệt với những hành vi không bị coi là xâm phạm mồ mả nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác. Ví dụ như hành vi bịa đặt những tin tức thất thiệt gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả, tạo ra những dư luận xấu không có lợi hoặc làm giảm sút uy tín, danh dự nhân phẩm của người có mồ mả cũng được coi là trái pháp luật nhưng hành vi này lại không được coi là hành vi xâm phạm mồ. Chính vì vậy, khi xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác thì cần có những sự lưu ý cẩn trọng. Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả bao gồm: 2.1. Người có hành vi xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm dân sự về tài sản. 2.1.1. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả mà người có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm. Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại đã xảy ra. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở thực tế. Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, hành vi xâm phạm đến thi thể, hài cốt, tro hài cốt không phải là sự xâm phạm về mặt tài sản. Thế nhưng, trong quá trình xâm phạm đó, chủ thể vi phạm đã có những hành vi phá hủy đi ngôi mộ được xây dựng lên cho người đã khuất. Những thiệt hại về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm là những chi phí mua vật liệu để xây dựng mồ mả, chi phí tiền công xây dựng mồ mả. Những vật liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm số gach để xây ngôi mộ, vôi cát, xi măng, sắt thép, sơn trang trí, bia đá, bia đồng, gỗ, tấm lợp hay ngói… đã bị hành vi xâm phạm mồ mả gây thiệt hại. Những thiệt hại này được xác định chung bằng khoản tiền tương ứng với những gì đã bị thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra tại thời điểm bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại về mồ mả được xác định theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Như vậy, việc bồi thường thiệt hại về mồ mả (phần tài sản) cũng tuân theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chúng ta đã đưa ra ở trên. Trong thực tế cuộc sống của người dân từ trước đến nay, theo từng phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo của cũng như tâm lý chung của người dân Việt Nam thì trong quá trình xây dựng một ngôi mộ thường phải bỏ ra những chi phí khá lớn đi chung với việc xây dựng mồ mả. Chi phí điển hình là việc người thân thích của người chết đã bỏ tiền ra để mời thầy cúng, cô đồng để cầu siêu, hoặc cũng nhiều trường hợp những người thân thích đó đã bỏ tiền ra để gọi hồn người chết, yểm bùa… đây là những hành vi mà pháp luật cấm. Không chỉ vậy, trong quá trình xây dựng mồ mả luôn là những ngày con cháu, những người thân của người chết hay cả dòng họ cùng quây quần góp một phần sức nhỏ bé của mình vào việc xây mộ. Từ đó, những bữa ăn với chi phí khá lớn được bỏ ra để có được những buổi họp mặt đông đủ của những người thân thích đó, đặc biệt là những buổi liên hoan khánh thành ngôi mộ. Tất cả những chi phí vừa được nêu ra ở trên cũng là những chi phí hay nói cách khác là phần tài sản liên quan đến việc xây dựng ngôi mộ. Nếu như phần tài sản này cũng được bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thì việc bồi thường đó trở lên rất bất hợp lý. Do vậy, để đảm bảo tính hợp lý cho việc bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thì những tài sản vừa được nêu không nằm trong phạm vi bồi thường thiệt hại về tài sản mà người vi phạm phải bồi thường. 2.1.2. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm lấn diện tích đất liên quan đến mồ mả nhưng không gây thiệt hại về tài sản. Đây là một vấn đề mà thực tiễn trong đời sống xã hội đã xảy ra khá nhiều. Hiện nay, pháp luật dân sự cũng như pháp luật về đất đai không quy đinh diện tích đất dành riêng cho một ngôi mộ là bao nhiêu mét vuông đất mà vấn đề này phải tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Khu nghĩa trang được đưa vào để chôn cất người chết được quy hoạch trên diện tích đất thường là xa nơi dân cư sinh sống để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người dân. Đối với diện tích đất của nghĩa trang đó rộng hay hẹp phải tùy thuộc vào tình hình quỹ đất của địa phương dùng vào việc mai táng người của địa phương khi đã qua đời. Nhưng cũng không ít trường hợp người địa phương bán diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình cho người khác làm địa điểm mai táng thi thể của người đã khuất. Tại nhiều địa phương ở nước ta hiện nay vẫn còn thực trạng là không có quy hoạch diện tích đất cụ thể để làm nghĩa địa, và trên thực tế vẫn còn nhiều địa phương không mấy trú tâm đến vấn đề này. Tại các khu vực có địa hình phức tạp (trung du, miền núi), thuận lơi cho việc mai táng thi thể người chết nhưng chính quyền địa phương lại thiếu sự quy hoạch cụ thể, cho nên tình trạng mai táng người chết tại địa phương không được tập trung vào khu vực ổn định. Việc mai táng người chết bên dòng suối, dưới khe núi, trên núi, trong khe đá… thường được những người thân thích của cá nhân đã qua đời lựa chọn.Những thực trạng đã được nêu ra ở trên đã gây ra không ít những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm mồ mả mà tòa án nhân dân có trách nhiệm phải thực hiện chức năng và thẩm quyền. Tính đến thời điểm hiện nay ở nước ta, đồng bào của một số dân tộc vùng Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk… vẫn lưu giữ phong tục làm lễ bỏ mả sau một thời gian mai táng người chết. Ví dụ: Ở đồng bào dân tộc Đăk Lăk không có tục cải táng, người chết được mai táng sau ba năm thì họ làm lễ bỏ mả; Đồng bào dân tộc Gia Rai thì làm lễ bỏ mả người chết được mai táng sau ba năm hoặc mười năm. Hành vi xâm phạm mồ mả không phụ thuộc vào nghi lễ và phong tục mai táng cá nhân qua đời, do vậy hành vi xâm phạm đến những ngôi mộ đã bị bỏ theo phong tục tập quán cũng bị coi là hành vi trái pháp luật và tất nhiên phải bồi thường bù đắp cho việc hạn chế, khắc phục hậu quả. Hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội không phụ thuộc vào lối sống và phong tục cá biệt của bất kỳ cộng đồng dân cư nào ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn thực trạng “lệ làng” và tính ngưỡng, tư tưởng duy tâm của của nhiều người trong việc lựa chọn vị trí mai táng người chết. Việc lựa chọn vị trí mai táng người chết luôn được lựa chọn kỹ càng, cẩn trọng nhưng lại thiếu cơ sở khoa học. Bởi lẽ thực tế có nhiều trường hợp những người thân của người chết lại lựa chọn khu vườn của gia đình, dòng họ làm nơi để chôn cất hài cốt của người quá cố với một tâm niệm để người chết luôn được ở gần nhà. Những hành vi được tiến hành dựa trên tư tưởng cổ hủ duy tâm trong việc lựa chọn vị trí chôn hài cốt, tro hài cốt của người chết đã có không ít trường hợp có xảy ra sự xâm phạm đến mồ mả của người khác. Niềm tin nội tâm của những người còn sống đã dẫn tới hành vi xâm lấn mồ mả của người khác, để diện tích đất mai táng của người thân được đặt đúng vị trí và theo họ, ngôi mộ được đặt đúng vị trí thì người đã chết ở bên kia thế giới sẽ phù hộ đồ chì cho các con cháu, người thân còn sống. Hành vi xâm lấn diện tích đất mồ mả thường gây ra thiệt hại rất đáng chú ý đó là sự mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Theo TS. Phùng Trung Tập(3) thì những tranh chấp về diện tích đất mai táng có thể được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận và khi có yêu cầu thì chính quyền địa phương có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của mình để giải quyết. 2.2. Người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về mặt tinh thần. Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm tới quyền nhân thân không thể chuyển dịch của cá nhân có mồ mả mà còn xâm phạm đến tinh thần của người thân người có mồ mả. Thi thể, hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy, người xâm phạm mồ mả của người khác ngoài việc có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài (3) TS. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm, Tạp chí luật học số 5 năm 2009. sản là chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì người vi phạm còn phải bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Bởi lẽ, hành vi xâm phạm mồ mả không những gây thiệt hại về phần tài sản như đã phân tích ở trên mà còn là sự xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân có mồ mả đó, đồng thời cũng gây ra những tổn thất tinh thần đối với những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm trái pháp luật. Tất cả những nhận định này đều được căn cư vào các cơ sở đó là: 2.2.1.Quyền nhân thân gắn liền với mồ mả được pháp luật của nhà nước bảo vệ. Đối với một cá nhân còn sống, năng lực pháp luật dân sự của họ luôn được pháp luật dân sự cũng như các nghành luật khác bảo vệ một cách thuận lợi nhất cho họ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân sẽ bị chấm dứt khi người đó chết đi. Thế nhưng đối với quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân đã chết thì lại hoàn toàn khác. Quyền nhân thân đó lại luôn được pháp luật của nhà nước bảo vệ. Chính vì thế, một khi có hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật xảy ra thì việc những cá nhân thân thích của người chết bị tổn thất về mặt tinh thần cũng là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Do vậy, việc bồi thường thiệt hại bù đắp tổn thất về mặt tinh thần là một trách nhiệm cần phải thực hiện từ phía chủ thể vi phạm. 2.2.2. Việc bồi thường thiệt hại được xác định theo sự tổn thất về mặt tinh thần. Đối với việc bồi thường thiệt được xác định tương xứng theo sự tổn thất về mặt tinh thần mà những người thân thích của cá nhân có mồ mả đã phải chịu đựng thì có được coi tương tự như trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm hại tới danh dự, uy tín, nhân phẩm theo Điều 611 BLDS 2005 hay không. Đây là một khẳng định không thể áp dụng vào thực tế. Bởi lẽ, Điều 611BLDS 2005 thì việc xác định thiệt hại cũng như mức độ bồi thường thiệt hại được quy định cho chủ thể còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm.doc
Tài liệu liên quan