Tiểu luận Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quan điểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi thì không khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường thiệt hại của nạn nhân. Vì vậy, khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Quy định này trên thực tế hiện nay dẫn đến những cách hiểu khác nhau.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có trách nhiệm bồi thường. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người. 3.2. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”. Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này. Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ. 3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng 3.4. Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Điều kiện này trong nhiều trường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của ai cả. Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên ý niệm lỗi nhiều khi không bảo đảm được một cách hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quan điểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi thì không khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường thiệt hại của nạn nhân. Vì vậy, khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Quy định này trên thực tế hiện nay dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, theo đó, nếu thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bất kể có lỗi hay không có lỗi của người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ TS. Vũ Thị Hải Yến – Khoa Pháp luật Dân sự - Trường ĐH Luật Hà Nội, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. . Như vậy, những thiệt hại do phương tiện giao thông, công trình, thú dữ, do sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, điện… gây ra đều được áp dụng trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trường hợp thiệt hại do hành vi của con người, không liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm cao độ thì áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định trách nhiệm theo quan điểm này có ưu điểm bảo vệ được quyền lợi cho nạn nhân nhưng lại có khuynh hướng đè nặng trách nhiệm cho người sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ, bởi lẽ có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật, do lỗi của người khác. Ví dụ: Do có mối thù với A, B đã bí mật tháo phanh xe ô tô của A với mục đích gây tai nạn cho A. Khi A đang lái xe trên đường, do xe mất phanh nên A gây tai nạn cho C là người đang tham gia giao thông. Trong trường hợp này, A là chủ sở hữu đồng thời là người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ nên theo quan điểm trên, A có trách nhiệm bồi thường. Cách xác định trách nhiệm bồi thường như vậy là không hợp lý và xác định không chính xác người phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường. Quan điểm thứ hai cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm hoàn toàn loại trừ yếu tố lỗi của người sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ TS. Vũ Thị Hải Yến – Khoa Pháp luật Dân sự - Trường ĐH Luật Hà Nội, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. . Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng có một phần lỗi của người đang trông giữ, vận hành, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn không có lỗi của con người thì mới áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trên thực tế rất khó xác định thiệt hại xảy ra hoàn toàn không có lỗi của con người và như vậy, dường như quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khó có thể áp dụng trên thực tế. Quan điểm thứ ba theo hướng dung hòa hai quan điểm trên. Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ TS. Vũ Thị Hải Yến – Khoa Pháp luật Dân sự - Trường ĐH Luật Hà Nội, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. . Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ. Như vậy, yếu tố lỗi không phải là một điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do đó quan điểm thứ ba là hợp lý nhất. Có thể thấy dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người (như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây thiệt hại) hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…). Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này. 4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trước hết, phải khẳng định chỉ xác định được ai đó có là chủ thể và đảm bảo điều kiện trong trường hợp đó họ được xác lập tư cách đương sự trong tố tụng dân sự thì mới bàn đến việc người đó có lỗi hay không có lỗi. Do vậy cần xác định NLHVDS của các chủ thể chịu TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Căn cứ vào khoản 2, 3, 4 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau: - Chủ sở hữu; - Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; - Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Điều 165 Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, vì vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác. Chúng ta có thể xem xét các trường hợp sau: - Trường hợp 1: Chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. - Trường hợp 2: chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu. Về lý luận, quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của người không phải là chủ sở hữu tài sản được quy định tại Điều 182, 185 (chiếm hữu theo ủy quyền), Điều 186 (chiếm hữu do giao dịch dân sự), còn quyền sử dụng tài sản của người không phải là chủ sở hữu được quy định tại Điều 192, 194 BLDS năm 2005. Khi cho thuê, cho mượn hay chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, mặc dù chủ sở hữu không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản. Bộ luật dân sự năm 2005 Khoản 2 Điều 623 quy định “nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sư dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Pháp luật quy định cho dù chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp pháp phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người khác kể cả khi họ không có lỗi. Nguyên tắc xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không áp dụng trong các trường hợp theo Khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2005: · Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị hại; · Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Trường hợp 3: nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, Bộ luật dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp tại Khoản 4 Điều 623: + Thứ nhất: Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật. + Thứ hai: Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. - Ngoài những trường hợp pháp luật quy định, trên thực tế có trường hợp chủ sở hữu bắt buộc phải chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác theo quy định của pháp luật, ví dụ: người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trưng dụng tài sản của các cá nhân, tổ chức khi cần thiết để bảo vệ lợi ích chung; hoặc tạm thu giữ tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Trong những trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ bắt buộc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó. - Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại thì ai có trách nhiệm bồi thường: ví dụ thú dữ trong rừng tấn công gây thiệt hại cho người đi rừng? Theo quy định hiện nay, những tài sản như vậy là một loại tài nguyên thiên nhiên và là tài sản thuộc sở hữu nhà nươc, thuộc sự quản lý của bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có văn bản nào quy định cơ quan quản lý Nhà nước phải bồi thường và vì vậy, không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp này. II. Thực tiễn về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Để hiểu rõ hơn về thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên thực tế trên cơ sở lý luận, thông qua một số tình huống trong từng trường hợp cụ thể sau: Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. 1.2. Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. · Tóm tắt tình huống: Nguyễn Văn Hoàng là xã viên của một HTX (hợp tác xã) kinh doanh kinh tế giữa đôi bên dịch vụ ô tô vận tải. Theo bản cam kết, HTX giao một chiếc ô tô (do HTX chủ sở hữu) cho Hoàng bảo quản sử dụng vào việc kinh doanh. Vừa qua, Hoàng thuê lái chiếc xe này gây tai nạn làm chết người. Như vậy, trong trường hợp này, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? · Giải quyết tình huống:Theo quy định tại điều 623 Bộ luật Dân sự (BLDS), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xe ô tô là phương tiện vận tải cơ giới - nguồn nguy hiểm cao thiệt độ. Do vậy, chủ sở hữu phải bồi thường hại, do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, những người này phải bồi thường (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu HTX giao xe cho Hoàng chiếm hữu, sử dụng theo đúng quy định, Hoàng với tư cách là người chiếm hữu, sử dụng để khai thác, hưởng lợi chiếc xe được giao phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, cả hai trường hợp trên thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: - Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, cần nhận định rõ, lỗi trong trường hợp này là lỗi đối với hậu quả xảy ra. Bởi lẽ trên thực tế lỗi cố ý hoàn toàn của hành vi chưa hẳn là hoàn toàn đối với hậu quả. Ví dụ: Ông A và ông B vốn là bạn tri kỷ ở cùng xóm. Hôm đó, A thấy buồn nên sang nhà B rủ B có rượu thì mang ra uống. B đùa A, chỉ lên cây xoài cao trước sân nhà mình thách: nếu ông A trèo lên cây xoài, lấy được tổ ong bò vẽ ở trên đó thì ông B sẽ thưởng cho ông A 2 lít rượu. Sau một hồi cò kè, phần thưởng được tăng lên thành 5 lít rượu. Ông A sốt sắng, đi tìm thang để trèo lên cây, còn ông cũng cầm can đi mua rượu. Trèo đến gần tổ ong, ông A dùng sào chọc vào tổ ong. Ong bay ra, vây lấy ông A đốt. Ông A tối tăm mặt mũi kêu cứu. Hàng xóm chạy sang vội đưa ông đi bệnh viện nhưng khi đến bệnh viện, ông A chết vì trúng độc. Vợ con ông A sang bắt đền, buộc ông B phải bồi thường. - Giải quyết tình huống: Trước hết cần phải tìm hiểu Ong bò vẽ có phải là nguồn nguy hiểm cao độ không? Theo Điều 623 BLDS 2005, ong bò vẽ dù không phải là thú dữ nhưng do tính chất tự nhiên, hoang dã và nguy hiểm của chúng, có thể coi là các loại nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.Ông B vừa là chủ sở hữu cây xoài, là người thách ông A trèo lên cây lấy tổ ong, ông B có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A? Ông A là người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Đáng lẽ ra ông A phải nhận thức được việc trèo lên cây lấy tổ ong là nguy hiểm, và nếu cần thì phải tìm biện pháp an toàn hơn cho mình. Ông B chỉ thách đố chơi nhưng ông A đã tự trèo cây và tự gây thiệt hại cho mình. Vì vậy, ông B không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, theo Điều 617 BLDS 2005 thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, vì vậy, người bị thiệt hại phải tự chịu. Ông B là chủ sở hữu cây xoài nhưng không phải chịu trách nhiệm. - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu A đang lái xe môto, B chờ sẵn nhảy vào chắn ngang trước đầu xe A để dùng gậy đánh A, A vội lao xe nhanh để tránh nhát đánh của B thì không may có một chiếc xe khác vượt qua trước mặt, A bóp phanh nhưng không may phanh đứt, A tông vào C, làm C bị thương.. Trường hợp này, thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng đây trường hợp tình thế cấp thiết nên A không phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao đọ của mình gây ra. Trên thực tế, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do sự kiện bất ngờ rất nhiều, vấn đề đặt ra là tại sao người gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ được miễn TNHS ( Điều 11 BLHS) nhưng lại không được miễn nghĩa vụ BTDS. Những hậu quả gây ra sau sự kiện bất ngờ do phía bị hại có lỗi hoàn toàn đối với hành vi hoặc do người thứ 3 có lỗi, nhưng đặt TNDS cho chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là không đảm bảo tính công bằng xã hội, thiếu tính thuyết phục cộng đồng và không thống nhất giữa các quy định của pháp luật đối với cùng những trường hợp khách quan, không buộc chủ thể phải thấy trước tình huống (sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng). 2. Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật. · Tóm tắt tình huống: Thấy nhà A không có nhà, B lẻn vào ăn trộm chiếc xe máy của A. Đang đi xe trên đường bỗng xe A nổ lốp, B bị ngã và va vào C làm C bị gẫy tay. Trong trường hợp này ai phải bồi thường cho C. · Giải quyết tình huống: có thể thấy chiếc xe máy của A là phương tiện giao thông, được quy định trong BLDS là nguồn nguy hiểm cao độ. A là chủ sở hữu chiếc xe máy đó nhưng B là người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật chiếc xe đó. Nên trong trường hợp này B phải bồi thường thiệt hại cho C theo khoản 4 Điều 623 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu có lỗi trong việc trông coi, vận chuyển, quản lý, sử dụng để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải chịu bồi thường liên đới với người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật cả khi chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng không có lỗi trong việc gây tai nạn. Tùy theo mỗi loại nguồn nguy hiểm cao độ mà mức độ, phạm vi, biện pháp trông coi, quản lý, vận chuyển , sử dụng khác nhau. Do vậy để nhận định thế nào là có lỗi trong việc trông coi, vận chuyển, sử dụng phải căn cứ vào các quy định liên quan đến việc trông coi , bảo quản, vận chuyển, sử dụng một đối tượng nguồn nguy hiểm cao độ cụ thể ( xe máy thì bảo quản, trông coi theo quy định Luật giao thông đường bộ; thuốc nổ, vũ khí thì trông coi, bảo quản theo quy định của Nghị định 175…). Ví dụ : A là chủ xe oto, A dừng xe đi vào siêu thị nhưng vẫn để khóa xe, không khóa cửa B trộm xe A, mở khóa, điều khiển xe chạy thì bị đuổi bắt và xe B gây tai nạn cho C. Trường hợp này A và B liên đới bồi thường cho C. III. Những vấn đề đặt ra về mặt pháp lý về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – kiến nghị và giải pháp. Thực tế cho thấy, mục đích của nhà làm luật tách riêng các quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thành một điều luật tại Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này (như Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP), nhằm khẳng định và ràng buộc nghĩa vụ, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ trong quan hệ xã hội thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế áp dụng hiện nay, với tình trạng tai nạn giao thông ngày một tăng, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao dộ gây ra nhiều, khi tiến hành tố tụng, một số vấn đề vướng mắc đã nảy sinh. 1. Khái niệm thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ trong BLDS và các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa đưa ra mà trong Khoản 1 Điều 623 BLDS chỉ mang tính liệt kê như sau: - Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: hiện nay chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào chính thức đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”.Khoản 18, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô máy kéo; rơ móoc hoặc sơ mi ró móoc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo: xe ô tô hai bánh; xe ô tô ba bánh; xe gắn máy; (kể cả xe điện) và các loại xe tương tự”. Tuy nhiên, phương tiện giao thông vận tải sơ giới không chỉ giới hạn ở đường bộ mà còn có thể có phương tiện giao thông vận tải đường sắt, phương tiện giao thông cơ giới đường thủy và phương tiện giao thông cơ giới đường hàng không. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều loại phương tiện đang nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật khi quy định về “ nguồn nguy hiểm cao độ”, chẳng hạn như xe đạp điện, xe Babetta, Java, hay máy thi công máy xúc, máy ủi-có thể coi đây là những loại xe tương tự sự liệt kê tại khỏan 18 điều 13, Luật giao thông đường bộ năm 2008. - Tàu biển được cũng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo luật hàng hải thì: “Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển”.Đối với tàu bay là phương tiện vận chuyển hàng trên không. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt, nếu các phương tiện thô sơ di chuyển trên đường sắt thì không coi là nguồnnguy hiểm cao độ. - Hệ thống tải điện: Luật điện lực 2004 không đưa ra khái niệm hệ tải điện mà chỉ đưa ra khái niệm lưới điện ( hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện) và thiết bị đo đếm điện ( thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điên, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo). Tuy nhiên trong hệ thống truyền tải điện còn có thể có trang thiết bị máy phát điện nên cũng được xếp vào nguồn nguy hiểm cao độ. - Nhà máy công nghiệp bao gồm nhà máy công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ…Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp chỉ được coi là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gay ra.doc
Tài liệu liên quan