Mục Lục
CHƯƠNG I: KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH “CÁ” Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 3
1.1 Tình hình cá trong nứơc. 3
1.1.1 Tình hình về nguồn cá tự nhiên: 3
1.1.2 Tình hình về nuôi trồng, đánh băt cá ở nứơc ta. 4
Những thành tựu và khó khăn trong ngành đánh bắt cá ở nứơc ta hiện nay. 5
2.1 Tình hình cá trên thế giới. 6
CHƯƠNG II: CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ CÁ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC CHO TƯƠNG LAI. 7
2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá: 7
2.2. Các sản phẩm thực phẩm làm từ cá và các yêu điểm của chúng. 8
2.3. Một số loại cá độc cần luư ý trong quá trình chế biến thực phẩm. 12
2.4. Cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai. 15
2.4.1.Vấn đề toàn cầu hoá thương mại thuỷ sản và sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản Việt Nam. 15
2.4.2. Một số gợi ý cho chính sách phát triển bền vững thủy sản Việt Nam 16
2.4.3. Các vấn đề đáng quan tâm ở các Đại Hội về đảm bảo an ninh lương thực cho tuong lai và các địa điểm Đại hội quan tâm. 17
2.5. Tầm quan trọng của nghề “cá” và mục tiêu phấn đấu phát triển dân giàu, nước mạnh 28
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
35 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nuôi trồng, những lợi ích có ý nghĩa nhất là các MPA có thể cung cấp thông qua các mạng lưới MPA mở rộng, truyền tải thông tầng rằng cho phép các loài có giá trị cao được cung cấp môi trường sống rộng lớn ( vd: như loài di trú và những loài với thức ăn cung cấp chuyên biệt).
Liệu có hay không các khu bảo tồn biển là một hướng tốt cho quản lý nghề cá ngày nay?Việc tạo ra thu nhập thay thế và giáo dục một cách hiệu quả để đạt được sự tuân thủ từ những cộng đồng địa phương là một trong số những biện pháp quan trọng đưa đến sự thành công của khu bảo tồn biển.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sản phẩm thủy sản: nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, an ninh lương thực.
Toàn cầu hóa TMTS dẫn đến đánh bắt quá mức, phân phối không công bằng…Các nước đang phát triển, kể cả các nước có thu nhập thấp và thiếu hụt lương thực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại thủy sản thế giới. Ở những nước này thủy sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính - quan tâm đến vấn đề xã hội, thu nhập, môi trường và an ninh lương thực của các nước đó - phát triển bền vững.
Muốn phát triển bền vững phải xác định mục tiêu của ngành thủy sản là gì và phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Một số mục tiêu phát triển thủy sản :
- Thực phẩm
- Công ăn việc làm
- Tạo nguồn thu ngoại tệ
Vì tính thương mại cao của sản phẩm thủy sản nên nếu mục tiêu của ngành thủy sản là tạo nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu thủy sản thì cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển dựa trên chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu. Chuỗi giá trị SPTS toàn cầu là chuỗi dẫn đạo bởi bởi người mua, những nhà sản xuất quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển đang ở tận cùng của chuỗi. Vì vậy, cần phải đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các nước NK cũng như những yêu cầu các nhà bán buôn, bán lẻ.
Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về an toàn và chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi trong khi sử dụng, mùi vị và đặc biệt là truy xuất nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm thân thiện với môi trường. Đó là những yêu cầu khá cao đối với các nhà SX quy mô nhỏ.
2.4.2. Một số gợi ý cho chính sách phát triển bền vững thủy sản Việt Nam
+ Nếu sản xuất thủy sản theo định hướng thị trường cần có sự hợp tác giữa các nhà SX quy mô nhỏ (hộ gia đình) thành lập thành các hiệp hội mới có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường vì sẽ tiết kiệm chi phí, đầy đủ thông tin, kiểm soát đầu vào…
+ Cần có sự hợp tác dọc giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm: nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà nhập khẩu cùng với các tổ chức liên quan như Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Ngân hàng, Bảo hiểm, trong đó xây dựng cơ chế hợp tác thông qua Hợp đồng.
+ Vai trò của Nhà nước trong chuỗi hợp tác dọc và ngang rất quan trọng thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến cả hệ thống cung ứng, sản xuất, chế biến, thương mại, chẳng hạn như GAP, BMP, Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO gọi tắt là CoC…
2.4.3. Các vấn đề đáng quan tâm ở các Đại Hội về đảm bảo an ninh lương thực cho tuong lai và các địa điểm Đại hội quan tâm.
Đại hội thành lập Hiệp hội cá ngừ Việt Nam lần thứ nhất(20/12/2010)
Ngày 27/11/2010, tại Nha Trang, Đại hội thành lập Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã được tổ chức. Thứ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu và Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng đã đến dự.
Thông qua Đại Hội đã nói ra đựoc tầm quan trong của nghề “cá” như thế nào:
Nghề khai thác cá Ngừ đại dưong tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa với đội tàu hơn 1.000 chiếc, là đội tàu khai thác xa bờ lớn nhất Việt Nam. Sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 10.000 tấn. Cá Ngừ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ đạt hơn 175 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 250 triệu USD. Sau 3 năm vận động, thông qua việc thành lập các chi hội cơ sở, đến năm 2010, Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có quyết định thành lập Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam.
Hiệp hội có nhiệm vụ tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương; tham gia tổ chức các mô hình hậu cần trên biển, đảo, quần đảo nhằm tăng sản lượng, giá trị sản phẩm của cá ngừ Việt Nam. Hiệp hội còn có trách nhiệm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế trong và ngoài nước; tăng cường khả năng cạnh tranh, chống “rào cản” thương mại của các nước, bảo vệ uy tín và lợi ích cho cá ngừ Việt Nam.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng thực hiện chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho người khai thác, chế biến và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới; Kiến nghị Nhà nước về các cơ chế, chính sách liên quan đến quy hoạch, sản xuất, nghiên cứu khoa học, đào tạo, thương mại thị trường và các vấn đề khác trên biển có liên quan đến ngư dân; Đồng thời là kênh chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho nghề sản xuất CNĐD của ngư dân và các doanh nghiệp; Tổ chức hỗ trợ nhau trong phòng, chống bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển và tham gia bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển. Từ đó Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2010 – 2015 gồm:
KHÁNH HOÀ:
Khánh Hoà phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển chiếm 55 - 60% GDP toàn tỉnh, tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển chiếm 65 - 70%, doanh thu từ du lịch biển đạt 7.000 tỷ đồng… Đồng thời, tiếp tục triển khai xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh tại vịnh Vân Phong, TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh. Trong đó, định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển là ưu tiên cho kinh tế hàng hải, gồm: Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển, kinh tế du lịch biển - đảo, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản đang là thế mạnh của Khánh Hòa. Toàn tỉnh có hơn 10.100 tàu, thuyền lắp máy; trong đó có gần 500 tàu công suất 100CV trở lên, có khả năng đánh bắt dài ngày trên biển. Đặc biệt, với 44 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 300 triệu USD.
Hiện Khánh Hòa là trung tâm cung cấp tôm post giống cho cả nước, mỗi năm sản xuất 3,5 tỷ con tôm giống. Toàn tỉnh có gần 5.000ha đìa nuôi trồng thủy sản, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha. Những năm gần đây, ngư dân Khánh Hòa đã khai thác triệt để vùng mặt nước ven biển để phát triền nghề nuôi tôm hùm lồng, cá mú, vẹm xanh, ốc hương…; toàn tỉnh hiện có gần 30.000 ô lồng nuôi tôm hùm với sản lượng bình quân 1.500 tấn/năm.
Không thể phủ nhận, phát triển kinh tế biển ở Khánh Hòa bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và thực hiện an sinh xã hội. Tuy nhiên, xét về tổng thể tiềm lực và sự cạnh tranh quốc tế trong chiến lược phát triển kinh tế biển, đảo vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển đang quá tải; trang thiết bị và trình độ quản lý yếu kém; năng lực xếp dỡ hàng hóa thấp, giải phóng tàu chậm so với khu vực. Sản phẩm kinh tế biển về lĩnh vực cảng biển, dịch vụ hàng hải, dịch vụ du lịch có thương hiệu rất hạn chế.
Trong khai thác hải sản, phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ; thiết bị khai thác thô sơ, trang thiết bị hàng hải trên tàu còn thiếu, chưa đồng bộ, trình độ cơ giới hóa còn thấp. Trong nuôi trồng thủy sản, tiềm năng chưa được khai thác sử dụng hợp lý; hạ tầng phục vụ nuôi trồng, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng…
Để khai thác lợi thế kinh tế biển một cách có hiệu quả, Khánh Hòa cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển với tầm nhìn lâu dài. Bên cạnh việc hoàn chỉnh quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn, dải ven biển cần tập trung phát triển nhanh, bền vững các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch…
Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng những chủ trương, chính sách hỗ trợ phù hợp, cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, để đủ sức thu hút đầu tư, khai thác các lợi thế từ biển. Ngoài ra, tỉnh cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống quản lý các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, đảm bảo đủ sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
HÀ NỘI
Tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011. Tới dự có đại điện các Cục, Vụ và đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và đại diện Hội Nghề cá Việt Nam và VASEP.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng Thủy sản Chu Tiến Vĩnh và Phạm Anh Tuấn đã chủ trì Hội nghị
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, giai đoạn 2006 - 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đều đặn qua từng năm, sản lượng tăng gấp 6 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích 3,7%/năm, tốc độ tăng bình quân về sản lượng trung bình 27%/năm. Diện tích thả nuôi năm 2010 ước đạt 1,1 triệu ha, sản lượng ước đạt khoảng 2,8 triệu tấn.
Trong năm 2010, thời tiết có nhiều biến đổi phức tạp, có 6 cơn bão và 4 cơn áp thấp nhiệt đới đã gây ra hiện tượng mưa kéo dài, lũ quét làm cho các tỉnh Trung bộ, Nam trung bộ ngập trong thời gian dài gây thiệt hại về người, tàu thuyền khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó phải tiếp tục xử lý giải quyết các rào cản thương mại gặp phải liên quan đến các vụ kiện chống phá giá tôm, tên gọi catfish đối với cá tra, dư lượng trifluralin trong nuôi tôm và mới đây nhất là việc cá tra bị WWF một số quốc gia châu Âu đưa vào danh mục màu đỏ… Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản Tổng cục Thủy sản đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tổng sản lượng khai thác thủy sản ước đạt gần 2,4 triệu tấn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung, cá hồng, cá hố, cá chim và mực ở ngư trường ngoài khơi tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, sứa ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt gần 2,8 triệu tấn. Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước (giá cố định 1994), trong đó, giá trị khai thác thủy sản tăng 6,5% và nuôi trồng thuỷ sản tăng 6% (Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê).
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được đẩy mạnh thông qua các hoạt động đánh giá tổng kết 5 năm triển khai chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2006 - 2010; Thực hiện dự án truyền thông về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Phát hành Atlat các loại thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đã giải quyết một số vụ việc nhập khẩu sinh vật ngoại lai xâm hại vào Việt Nam như vụ việc rùa tai đỏ ở Vĩnh Long. Công tác kiểm tra, giám sát tàu cá hoạt động trên biển cũng đạt được những kết quả khả quan.
Trong kế hoạch năm 2011, mục tiêu nuôi trồng thủy sản phấn đấu đạt 1,1 triệu ha diện tích nuôi trồng, sản lượng đạt 3 triệu tấn, trong đó nước lợ đạt 1,1 triệu tấn, nước ngọt đạt 1,8 triệu tấn, các loài thủy sản khác đạt 127 ngàn tấn. Tiếp tục hoàn thiện Nghị định về cá tra, xây dựng các quy phạm thực hành nuôi (GAP). Về khai thác, tập trung tổ chức thực hiện các chính sách, chú trọng công tác quản lý tàu cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Tổng cục trưởng Thủy sản đã khẳng định, năm 2010, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại những khó khăn, Tổng cục vẫn duy trì được truyền thống của ngành trong thời gian qua, đảm bảo nề nếp hoạt động, tạo được sự kết nối chặt chẽ giữa các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ và các Hội Nghề cá, VASEP, quản lý chỉ đạo sát sao sản xuất, đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010,. song đã. Hợp tác quốc tế đã đạt được những kết quả nổi bật, có nhiều triển vọng thu hút vốn ODA. Tuy nhiên, để thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2011, Tổng cục cần tạo sự chuyển biến về công tác điều tra nguồn lợi và thống kê, dự báo, quản lý thông tin về tàu thuyền thủy sản và chú trọng công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản cần sớm có lộ trình thay thế đàn cá Tra bố mẹ và các đối tượng chủ lực như tôm nước lợ, nhuyễn thể, quản lý tốt chất lượng các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường nuôi... Cần có các giải pháp đột phá để tăng cường vốn đầu tư cho thủy sản từ các nguồn ODA, FDI và trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, khẩn trương rà soát và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý phát triển thủy sản, kiện toàn tổ chức bộ máy và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ CCVC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tổng cục.
TẠI CAMPUCHIA:
Thành phần đoàn làm việc của Việt Nam gồm đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT (Tổng cục Thủy sản, Vụ Hợp tác quốc tế), đại diện một số Bộ ngành và tỉnh Kiên Giang (Sở NN&PTNT, Sở Ngoại vụ và Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản). Đoàn đại biểu Tổng cục Thủy sản Căm-pu-chia do ông Sam Nuov, Phó Tổng cục trưởng làm trưởng đoàn.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi tình hình phát triển của ngành thủy sản hai nước, kinh nghiệm về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản, những kết quả đạt được trong thời gian qua và việc triển khai trong thời gian tới. Phía Căm-pu-chia đề xuất hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái (san hô, cỏ biển), bảo vệ các loài động vật thủy sinh hiếm (Dugong); Hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học. Phía Việt Nam thống nhất với các nội dung đề xuất của Căm-pu-chia và đề xuất nội dung hợp tác trong lĩnh vực khai thác hải sản, bao gồm quản lý khai thác và hợp tác khai thác hải sản trong vùng biển của mỗi nước. Bên cạnh đó, phía Căm-pu-chia cũng mong muốn Việt Nam hỗ trợ trong việc xây dựng một Viện Nghiên cứu Thủy sản của nước này tại tỉnh Sihanoukville. Đề nghị này đã được đưa vào nội dung hợp tác của Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam- Căm-pu-chia. Hai bên thống nhất sẽ cử ra Nhóm công tác chung để triển khai các nội dung hợp tác.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn Việt Nam đã làm việc với chính quyền tỉnh Kampot. Tổng cục Thủy sản Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Kampot đánh giá cao các nội dung hợp tác giữa hai Kampot và Kiên Giang trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị cơ quan thủy sản hai tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đoàn đã đi khảo sát một số địa điểm cảng cá, khu vực bảo tồn cỏ biển, mô hình quản lý dựa vào cộng đồng của Căm-pu-chia. Với nỗ lực của địa phương và sự hỗ trợ nước ngoài thông qua một số các dự án do Đan Mạch, UNDP tài trợ, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của phía bạn đã đạt được nhiều kết quả tốt .
Căm-pu-chia là nước xuất khẩu tôm hùm, cua, tôm và các loài cá nước ngọt đã chế biến sang Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam và các thị trường khác. Năm 2009, Campuchia đã đánh bắt được 465.000 tấn cá trong đó có 390.000 tấn cá nước ngọt. Sản lượng xuất khẩu khoảng 25.000 tấn, đạt giá trị 25 triệu USD, trong đó có 17.000 tấn cá nước ngọt và 8.000 tấn cá đã chế biến.
TẠI TÂY VÀ TRUNG THÁI BÌNH DƯƠNG:
Tại Honolulu (Ha-oai, Hoa Kỳ), đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Chu Tiến Vĩnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 7 của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC7).
Đây là Hội nghị thường niên của WCPFC tổ chức nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong năm 2010 và xây dựng kế hoạch công tác năm 2011. Trong đó, nội dung quan trọng được thảo luận và quyết định tại Hội nghị này là đánh giá hiệu quả thực hiện và đề xuất sửa đổi bổ sung các biện pháp bảo tồn và quản lý nguồn lợi đàn cá di cư xa (CMM) của Ủy ban; xem xét và phê duyệt đơn đăng ký mới của thành viên mới, đăng ký lại của các nước chưa phải thành viên nhưng có hợp tác (CNM) năm 2010. Trong năm 2010, WCPFC cấp cơ chế CNM cho 7 quốc gia bao gồm Belize, E-qua-đo, El Salvado, Mexico, Senegal và Việt Nam. Năm 2011, WCPFC xem xét đơn đăng ký lại của 7 nước nói trên. Ngoài ra, năm nay có 3 quốc gia cũng đăng ký mới cơ chế CNM với WCPFC là CHĐCN Triều Tiên, Pa-na-ma và Thái Lan. điều này cho thấy, ngày càng có nhiều nước quan tâm và thấy được lợi ích của việc hợp tác với WCPFC.
Năm 2010, với việc trở thành quốc gia chưa phải thành viên nhưng có hợp tác (CNM) với WCPFC, Việt Nam bước đầu đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là có những nỗ lực chung tham gia cùng khu vực và quốc tế để bảo tồn và quản lý nguồn lợi cá di cư xa, đặc biệt là cá ngừ. Trên cơ sở đó, hàng thủy sản đánh bắt tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường lớn không gặp các rào cản kỹ thuật. Do đó Việt Nam mong muốn tiếp tục duy trì cơ chế CNM trong năm 2011.
Trong năm 2010, thông qua dự án Quản lý nghề cá đại dương ở Tây Thái Bình Dương và Đông Á do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ thông qua WCPFC tại In-đô-nê-xia, Philippines và Việt Nam, Việt Nam đã chứng tỏ mong muốn và cam kết của mình trong việc phối hợp với các quốc gia trong khu vực và thế giới để cùng bảo tồn và quản lý nguồn lợi hải sản di cư xa (đặc biệt là cá ngừ). Một phần kết quả của dự án cũng đã giúp các nước thành viên của WCPFC hiểu rõ hơn về nghề cá Việt Nam và có những nhận xét, đánh giá đúng trong quá trình xem xét cấp cơ chế CNM cho Việt Nam.
Theo quyết định của WCPFC, năm 2011, WCPFC cấp lại cơ chế CNM cho 9 quốc gia, gồm Belize, Ecuador, El Salvador, Indonesia, Mexico, Senegal và Việt Nam, cấp mới cho Thái Lan, Panama. CHĐCN Triều tiên cưa được chấp nhận vì không có đại biểu tham dự.
Hội nghị WCPFC7 cũng thông qua kiến nghị của Tiểu ban Tài chính và Hành chính (FAC) về việc yêu cầu các nước CNM đóng góp tài chính bắt buộc. Tuy nhiên, mức đóng góp của các nước CNM được thống nhất sẽ bằng 50% so với cách tính mức đóng góp đối với các thành viên đầy đủ. Theo đó, mức đóng góp của Việt Nam sẽ vào khoảng gần 14.000 USD cho năm 2011.
Tham dự Hội nghị WCPFC 7, Đoàn công tác đã có sự chuẩn bị kỹ về nội dung và phương thức tiếp cận với các nước để trao đổi, chia sẻ thêm với các nước thành viên WCPFC thông tin liên quan về ngành Thủy sản Việt Nam nói chung và nghề khai thác cá ngừ đại dương Việt Nam nói riêng.
TẠI MIANMA.
Trong chuyến làm việc tại Mi-an-ma từ ngày 24/7 đến ngày 31/7/2010, Tổng cục Thủy sản do Phó Tổng cục trưởng Chu Tiến Vĩnh làm trưởng đoàn đã trao đổi các điều kiện, thủ tục đưa tàu cá của ngư dân Việt Nam sang khai thác tại vùng biển Mi-an-ma. Đoàn đã làm việc với Tổng cục Thủy sản Mi-an-ma do ông Khin-Ko-Lay, Tổng cục trưởng làm trưởng đoàn.
Hai bên đã nhất trí triển khai một số nội dung chính trong đó có việc thiết lập các nhóm công tác chung với 7 thành viên của mỗi bên là lãnh đạo các Vụ, Cục và chuyên viên của Tổng cục Thủy sản Mi-an-ma và Tổng cục Thủy sản Việt Nam. Nhóm công tác sẽ dự thảo quy chế làm việc và thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất của Nhóm (dự kiến tổ chức tại Việt Nam vào quý I năm 2011). Hội nghị của nhóm công tác chung sẽ được tổ chức mỗi năm ít nhất một lần và luân phiên tại mỗi nước. Việc tổ chức đưa tàu cá của ngư dân Việt Nam sang khai thác tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Mi-an-ma (EEZ) cũng như nội dung cụ thể về số lượng tàu cá, vùng hoạt động, nghề khai thác và các vấn đề liên quan sẽ do nhóm công tác chung tiến hành, thảo luận, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Phía Mi-an-ma sẽ tổ chức các đoàn sang học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong nuôi trồng thủy sản, khuyến ngư và nghiên cứu khoa học thủy sản.
Trong những ngày làm việc tại Mi-an-ma, đoàn đã làm việc với 9 thành viên hội nghề cá Mi-an-ma gồm Hiệp hội Tôm, Hội nuôi cá, Hội chế biến và xuất khẩu, Hội thức ăn thủy sản, Hội Hải sản, Hội Khai thác thủy sản nước ngọt, Hội doanh nghiệp Cua, Hội doanh nghiệp Lươn, Hội cá cảnh. Phía bạn rất quan tâm đến khả năng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Đồng thời, qua những chuyến đi khảo sát tại các cảng cá, khu nuôi trồng thủy sản, các nhà máy chế biến thủy sản, đoàn đã nhận thấy tiềm năng về khai thác, nuôi trồng và chế biến của Mi-an-ma là rất lớn với diện tích nuôi trồng lớn, thuận lợi, nhân công rẻ.
Hiện nay, sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Myanma là cá trôi Ân độ, cá da trơn, cá biển các loại, tôm sú. Tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản năm 2008-2009 là 324.710 tấn, đạt giá trị hơn 483 triệu USD, trong đó xuất khẩu cá đạt 273 triệu USD, tôm đạt 88 USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, các nước Nam Á, Trung Cận Đông
TẠI QUÃNG NGÃI:
Tại Quãng Ngãi có bài báo viết về niềm hạnh phúc “trúng đậm” của ngư dân.
Mấy ngày nay, ngày nào bến cá Sa Kỳ (Quảng Ngãi) cũng chật ních tàu thuyền chở cá về bến. Những con nục suôn, dài, tươi óng làm mát lòng người đi biển. Cá về đầy khoang, khuôn mặt ngư dân rộn lên nụ cười: Trúng đậm!
30 ngày kiếm 800 triệu đồng!
10 giờ sáng 29/9/2010, tàu cá mang số hiệu 995411 TS QNg do anh Huỳnh Văn Phán làm thuyền trưởng từ biển khơi trở về cập bến cảng Sa Kỳ. Gió biển lồng lộng. Khuôn mặt hàng chục ngư dân trên tàu sau nhiều đêm mất ngủ giữa trùng khơi mà nụ cười vẫn tươi rói. Vừa cột xong dây neo, cả chục ngư dân bật nắp hầm cá, đưa vợt xuống vớt từng mẻ cá đưa lên bờ. Những con nục bằng cổ tay căng tròn, sáng óng, khiến ai cũng trầm trồ, ngạc nhiên.
Thuyền trưởng Huỳnh Văn Phán cho chúng tôi biết: "Tàu anh cứ đi độ một con trăng cỡ 30 ngày là trở về, khai thác được ngót nghét gần 30 tấn cá nục. Giá bán hiện nay khoảng 45.000 đồng/kg, tính ra trừ hao tổn, chủ tàu kiếm được 800 triệu đồng". Anh Phán còn cho biết thêm, việc tiêu thụ cá nục đang rất thuận lợi. Cá chưa vào đến bờ đã có các công ty đặt mua, cân cá là trả tiền ngay. "Mấy tháng nay tàu mình trúng được mấy mẻ như thế này rồi. Năm nay ngó vậy mà ngư dân lại làm ăn được" - anh Phán cười tươi rói.
Hôm chúng tôi đến cảng cá Sa Kỳ, nhiều tàu cá của ngư dân các xã Bình Châu, Tịnh Kỳ dù chỉ vừa vào bờ 3 hôm, nhưng lại gấp rút mua nhiên liệu, đá cây, thực phẩm... tiếp tục nhổ neo giong buồm ra khơi. "Phải tranh thủ không thì qua mất cơ hội. Ngư trường tốt, thời tiết thuận lợi, giá bán hợp lý thì còn gì bằng. Đời sống ngư dân có khá lên được là cũng nhờ các yếu tố này đấy" - anh Phán vừa nói dứt câu là điện thoại ngay cho chủ cơ sở sản xuất đá cây, cửa hàng xăng dầu, cửa hàng bán thực phẩm để lo chuyến đi mới cho tàu mình.
Bù đắp từ biển khơi
Ngắm thành quả từ những giọt mồ hôi của ngư dân, ông Nguyễn Thế Hùng, ở xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) tấm tắc: "Cá nhiều và đẹp quá. Ngắm hoài chẳng thấy mỏi mắt". Ông Hùng thời trẻ cũng là thuyền trưởng, vừa là tay lưới cừ khôi, được nhiều người mệnh danh "Hùng sát cá". Chuyến nào ông Hùng cầm lái ra khơi là chuyến ấy lưới trĩu nặng. Ông đã buông tay lưới chục năm rồi, nhưng lòng vẫn cồn cào nhớ đại dương xanh, ngày ngày giong xe ra bến cảng ngắm cá cho thỏa. Với kinh nghiệm đi biển, ông Hùng bảo: "Thường thì cứ sau mỗi đợt ngư dân bị mất mát, thiệt hại do bão, thì sau đó lại trúng mùa. Đó dường như là sự bù đắp từ biển cho ngư dân vậy. Bởi thế dù có giông bão, cuồng phong, thì ngư dân vẫn bám biển".
Sau bão Côn - Sơn (cơn bão số 1 - năm 2010) hơn 2 tháng, xóm Gành Cả (thôn Châu Thuận Biển - xã Bình Châu - huyện Bình Sơn) vẫn còn những đau thương mất mát. Trong cơn cuồng phong trên quần đảo Hoàng Sa đêm ngày 16 rạng sáng 17/7/2010, xóm Gành Cả đã mất đi 6 chiếc tàu và 2 ngư dân. Những mái nhà chịu tổn thất này đến nay chưa "đứng dậy" được. Nhưng tại đây sau hơn 2 tháng, biển đã tặng cho ngư dân đến vài chục tỉ đồng từ những con nục suôn dài, xanh óng.
Chúng tôi đến xóm Gành Cả không gặp được ngư dân, vì họ đi biển chưa về. Ông Bùi Hồng Vân - Chủ tịch Hội nghề cá xã Bình Châu, cho biết: "Khoảng 7 tàu cá trong tổng số 70 tàu của xóm Gành Cả đã trúng đậm. Mỗi chuyến đi biển kéo dài vài chục ngày kiếm cả tỷ bạc. Trúng mùa, được giá, ngư dân càng thêm vững tâm bám biển hơn".
Khát vọng bám biển
Một số tàu trúng cá đợt này đã quay sang giúp đỡ gia đình bị thiệt hại nặng trong cơn bão Côn - Sơn sửa lại tàu, mua sắm ngư cụ nhanh chóng đưa tàu hạ thủy. "Ở xóm Gành Cả này, tình người - tình biển là như thế đó. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia" - ông Nguyễn Thành Nam - người chuyên làm công việc trực canh tại tổng đài I-COM xã Bình Châu nói với chúng tôi. Không chỉ nghe ông Nam nói, chúng tôi cũng đã được chứng kiến việc người dân Gành Cả đóng góp giúp gia đình bị thiệt hại trong bão Côn - Sơn. Đó có thể là bữa cơm, chục kilôgam gạo, mấy chục ngàn đồng... Người nhận - người trao nước mắt rơi bởi sự "đồng cảm" cùng nhau.
Tuy vậy sự giúp đỡ ấy vẫn chưa đủ "lực" để vực dậy cuộc sống nhọc nhằn của 105 nhân khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các sản phẩm làm từ cá và các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực.doc