Tiểu luận Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai

MỤC LỤC TIỂU LUẬN

` A-LỜI MỞ ĐẦU: 2

B-NỘI DUNG: 3

I-Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận đối với doanh nghiệp

trong cơ chế thị trường 3 1-Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận. 3

2-Lợi nhuận đối với doanh nghiệp. 4

II-Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai. 5

1-Giới thiệu về công ty. 5

1.1-Khái quát qúa trình hình thành và phát triển 5

1.2-Bộ máy quản lý. 6

1.3-Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính 6

2-Thực trạng lợi nhuận của công ty trong mấy năm qua 7

III-Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty may Phương Mai. 8

1-Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 8

2-Giảm tối đa chi phí 9

C-KẾT LUẬN: 11

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Lời mở đầu Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đều phải chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi được với môi trường và không ngừng đi lên. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu, những đòi hỏi của thị trường mà một trong những đòi hỏi bức bách đó là hoạt động kinh doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đã trở thành nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu, là mục đích cuối cùng mà tất cả doanh nghiệp đều theo đuổi. Kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty may xuất khẩu Phương Mai đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những thành công nhất định. Thành tích đó là kết quả của những mục tiêu, những chính sách đầu tư hợp lý, mà mục tiêu hàng đầu đó là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lợi nhuận và lợi nhuận phải tăng theo các năm. Xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận, em đã chọn đề tài tiểu luận của mình là:"Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp X” (công ty may xuất khẩu Phương Mai). Em chia bài viết của mình ra làm ba phần: I- Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận. II- Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai. III- Biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ỏ công ty may xuất khẩu Phương Mai. b - Nội dung I-Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: 1-Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận: Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư, và giá trị thặng dư thực chất chỉ là do sức lao động của công nhân sáng tạo ra trong quá trình sử dụng sức lao động, mà giá trị của nó thể hiện ở tư bản khả biến. Lợi nhuận là giá trị thặng dư so sánh với số tư bản đã bỏ vào sản xuất; nhìn bề ngoài giá trị thặng dư ấy có vẻ như là kết quả của số tư bản ấy. Vì vậy Mác gọi lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Và như vậy, hình thức lợi nhuận đã che dấu quan hệ bóc lột bằng cách tạo ra quan niệm sai lầm rằng: lợi nhuận là do chính bản thân tư bản đẻ ra,các hình thức của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm lu mờ và che dấu quan hệ bóc lột của nó. Nếu gọi lợi nhuận là p, thì công thức GT=c+v+m=k+m sẽ chuyển hoá thành GT=k+p hay giá trị hàng hoá=chi phí sản xuất+lợi nhuận, thoạt nhìn ta thấy rằng p cũng là m.Tuy nhiên giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư không phải là hoàn toàn thống nhất mà giữa chúng có sự khác nhau: Về mặt chất: giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc sinh ra từ tư bản lưu động, là biểu hiện của lao động thặng dư, còn lợi nhuận được xem là do toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra. Giá trị thặng dư là biểu hiện của quan hệ giai cấp, còn lợi nhuận biểu hiện mối quan hệ giữa vật với vật. Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì người ta đã thực hiện được một lợi nhuận rồi. Lợi nhuận đó bằng giá trị thừa ra ngoài chi phí sản xuất hàng hoá, tức là bằng toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị hàng hoá. Nhưng nhà tư bản vẫn bán hàng hoá dưới giá trị mà vẫn có lời. Bởi vì chừng nào giá bán của hàng hoá còn cao hơn chi phí sản xuất thì dù giá bán hàng hoá có thấp hơn giá trị thì bao giờ cũng vẫn thực hiện được một bộ phận giá trị thặng dư chứa đựng trong nó. Như vậy lợi nhuận thuộc phạm trù lưu thông. Nhà tư bản thu được lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị hàng hoá. 2-Lợi nhuận đối với doanh nghiệp: Nếu như trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung đã biến các doanh nghiệp trở thành những kho chứa hàng thực hiện việc giao nộp, cung ứng một cách đơn thuần, dẫn đến thủ tiêu tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi tách rời chức năng sản suất và kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận vì giá cả thì được định trước còn sản phẩm thì luôn có người mua. Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận lại giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá trang thiết bị... nhằm giảm tối thiểu chi phí, không ngừng nâng cao lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là thước đo sự nỗ lực của doanh nghiệp, của tất cả những cố gắng từ khâu tìm hiểu thị trường, tiến hành sản xuất, đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói vai trò của lợi nhuận là thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận có tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được bảo đảm vững chắc. Có tự chủ về tài chính, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Rõ ràng rằng lợi nhuận là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và đi lên của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay. II-Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai: 1-Giới thiệu về công ty: 1.1-Khái quát quá trình hình thành và phát triển: Công ty may xuất khẩu Phương Mai thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn-Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ sở vật chất ban đầu chỉ gồm một dãy nhà kho, một dãy nhà cấp bốn cùng một số máy móc thiết bị cơ bản như máy khâu, bàn là... với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất quần áo bảo hộ lao động và quần áo xuất khẩu. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, xí nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn bởi phần lớn các hợp đồng xuất khẩu là sang các nước này. Trong bối cảnh đó, xí nghiệp đã tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp lại lực lượng sản xuất, mua sắm thêm máy móc thiết bị... do đó đã có những khách hàng mới. Trong quá trình hoạt động công ty đã đầu tư cải tạo lại nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại. Là một doanh nghiệp có cơ sở vật chất tương đối tốt, đội ngũ lao động có chuyên môn cao, bước đầu công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, đã ký được hợp đồng với nhiều khách hàng như Triều Tiên, Nhật Bản, Singapore... Trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những khó khăn mà công ty phải đối mặt cũng không phải là ít: diện tích mặt bằng nhà xưởng còn chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh công nghiệp... Chính vì vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn tồn tại, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.2-Bộ máy quản lý: _ Giám đốc: phụ trách một số phòng ban chính, quản lý giám sát mọi hoạt động của công ty. + Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán tài chính, ghi chép, tính toán, tổng hợp, phản ánh về tình hình tài chính của công ty. + Phòng tổng hợp: giúp giám đốc trong công tác tổ chức lao động, tiền lương, triển khai nhiệm vụ của công ty đến các bộ phận khác. + Phòng thiết bị: thực hiện việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc đảm bảo cho hoạt độnh kinh doanh diễn ra liên tục. + Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho công ty. _ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được trực tiếp phụ trách hai phòng ban chính: phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch. +Phòng kỹ thuật: có chức năng thiết kế, triển khai thực hiện sản xuất sản phẩm mẫu, tham gia thiết kế bố trí dây chuyền sản xuất. +Phòng kế hoạch: xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho sản xuất, điều hành sản xuất theo kế hoạch được thông qua. 1.3-Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính: a-Lĩnh vực kinh doanh: Công ty may xuất khẩu Phương Mai hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, gia công sản phẩm may mặc trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia kinh doanh sản xuất, vật tư ngành may mặc dưới hình thức mua vào, bán ra và hưởng chênh lệch. Cụ thể, công ty kinh doanh trên 4 lĩnh vực sau: - Sản xuất hàng xuất khẩu: là những mặt hàng mà công ty sản xuất để xuất khẩu. - Gia công hàng xuất khẩu: là những mặt hàng mà công ty được bạn hàng thuê gia công để xuất khẩu. Nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp. - Kinh doanh vật tư ngành may mặc như: vải, sợi, chăn, màn, quần áo may mặc... - Sản xuất để tiêu thụ trong nước bao gồm các loại quần áo. b-Tình hình tài chính: Tính đến năm 1999 công ty có: Tổng vốn: 1.308.688.903 đồng Trong đó: Vốn cố định: 991.333.695 đồng. NSNN cấp: 83.852.568 đồng. Công ty tự bổ sung: 908.251.658 đồng. 2-Thực trạng lợi nhuận của công ty trong vài năm gần đây: Tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm 1997, 1998,1999 lần lượt như sau: Năm : 1997 1998 1999 Lợi nhuận(triệu đồng): 192.731.000 171.415.000 250.892.800 Nhìn bảng trên ta thấy lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 tăng một lượng là: 79.477.300 đồng, còn lợi nhuận năm 1998 lại giảm so với năm 1997 là: 21.315.500. Như vậy lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 đã tăng về lượng so với lợi nhuận năm 1998 so với năm 1997. Sở dĩ lợi nhuận năm 1998 lại giảm sút so với lợi nhuận năm 1997 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1998. Tuy nhiên, năm 1999 công ty đã khắc phục khó khăn, lợi nhuận được tăng lên đạt mức năm 1997 mà còn tăng so với năm 1998. Xét trên tổng thể có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của công ty năm 1999 có bước phát triển tốt. Tuy nhiên, con số lợi nhuận mà công ty thu về vẫn là quá ít. Điều này chứng tỏ các chi phí của công ty phát sinh còn cao và đây là một hạn chế lớn, mà nguyên nhân thứ nhất là do quy mô sản xuất nhỏ mặc dù công ty đã chú trọng đến việc trích lập quỹ khấu hao hàng năm để bảo dưỡng máy, sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng... Hơn nữa do quy mô sản xuất nhỏ nên sức sản xuất phần nào cũng bị hạn chế, khiến công ty chỉ ký được những hợp đồng nhỏ. Nguyên nhân thứ hai là đội ngũ lao động của công ty, trình độ công nhân không đồng đều, một số do làm việc lâu năm nên chưa quen sử dụng máy móc hiện đại dẫn đến năng suất thấp. Một bộ phận công nhân lại được tuyển”theo mùa”, khi có đơn đặt hàng thì mới được thuê do vậy mà tay nghề của công nhân không cao. Tóm lại, năng suất lao động của công nhân ở công ty còn chưa cao, do đó mà công ty cần chú trọng giải quyết. III-Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai: Tuy rằng lợi nhuận của công ty có tăng nhưng vấn đề được đặt ra là tại sao lợi nhuận lại chỉ tăng ở mức đó mà không thể lớn hơn? Đó chính là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm. Điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lợi nhuận nhằm tìm ra nhân tố có ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận, từ đó có biện pháp khắc phục hoặc hạn chế nhằm giảm tối đa sự tác động của nó tới lợi nhuận. Để thu được lợi nhuận tối đa, và tăng lợi nhuận của công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau: 1-Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm: Trong lĩnh vực xuất khẩu thì lợi nhuận từ hoạt động gia công hàng xuất khẩu chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lợi nhuận của công ty. Để tăng doanh thu tiêu thụ thì công ty cần chú ý: _Thị trường: trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì công ty cần chủ động tìm kiếm bạn hàng, bám sát và nắm bắt nhu cầu khách hàng ở thị trường mới. _Sản phẩm: hiện tại thì mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là áo jacket, áo ba lớp, quần bò. Để đẩy mạnh số lượng công ty cần nghiên cứu nhu cầu, sở thích bạn hàng để xuất khẩu, thu hút thêm khách hàng. Song song với việc mở rộng mặt hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm. _Vận chuyển: công ty cần mua sắm những phương tiện vận chuyển để có thể chủ động trong vấn đề chuyên chở, giảm thời gian, chi phí lưu thông. Trong lĩnh vực hàng nội địa, công ty cần quan tâm đến giá bán, không nên áp dụng mức giá cao mà nên sử dụng mức giá tối đa bằng các công ty khác và mức giá thấp hơn. Có mức giá thấp hơn, công ty mới thu hút được khách hàng, bởi thị trường may mặc vốn rất phong phú. Hơn nữa công ty cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung. 2-Giảm tối đa chi phí: Để giảm tối đa chi phí trước hết phải giảm từ chi phí đầu vào của nguyên vật liệu. Cần tìm nguồn nguyên vật liệu trong nước để hạn chế dần nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Với các nguyên liệu còn phải nhập cần thu mua, dự trữ hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Yếu tố thứ hai phụ thuộc vào hệ thống máy móc thiết bị. Máy móc có hiện đại, đảm bảo hoạt động liên tục thì người công nhân mới không phải nghỉ giữa giờ. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải trang bị hệ thống máy cắt, máy dập cúc... hiện đại, đồng nhất. Bởi vậy để nâng cao năng suất lao động, hệ thống máy cần được bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế dần đần. Ngày nay, đầu tư vào công nghệ mới đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bởi vậy, xây dựng một dây truyền công nhgệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất là đòi hỏi cần được quan tâm hàng đầu. Điều quan trọng không kém đó là giảm chi phí tiền lương, được hiểu theo đúng nghĩa đó là phải tăng năng suất lao động của người công nhân. Để làm được điều này yếu tố quan trọng là tay nghề của công nhân, vì vậy công ty cần có những khoá học để nâng cao tay nghề của công nhân. Tay nghề của công nhân có cao thì thời gian hoàn thành sản phẩm rút bớt nên chi phí do những sản phẩm bị hỏng cũng giảm. Bên cạnh đó thì việc giảm tối đa các chi phí về lãng phí điện nước cũng là vấn đề được quan tâm.Vẫn còn tồn tại tình trạng máy chạy không khi nghỉ trưa, điện vẫn sáng khi không có người... vấn đề này tuy nhỏ nhưng cũng cần được quan tâm để giảm tối đa những lãng phí không cần thiết. c-Kết luận Cơ chế thị trường với những quy luật của nó đã trở thành một động lực buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự chuyển mình, phải thích nghi để làm ăn có hiệu quả, tức là hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận và lợi nhuận phải tăng theo hàng năm. Tăng lợi nhuận là cái đích mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới. Công ty may xuất khẩu Phương Mai cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành tích khả quan. Bên cạnh những kết quả đạt được công ty cần phải cố gắng hơn nữa nhằm khắc phục những hạn chế cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận. Trên đây là bài viết của em về việc vận dụng những kiến thức về lợi nhuận của môn kinh tế chính trị để phân tích một vài nét cơ bản về lợi nhuận và biện pháp tăng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai. Đồng thời em xin cam đoan rằng bài tiểu luận trên của em là do em tự tìm tài liệu và tự mình làm, không đi sao chép của ai khác. Tài liệu tham khảo 1-Tài liệu Kinh tế chính trị (Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh). 2-Thời báo kinh tế. 3-Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Nxb giáo dục-1997). 4-Kinh tế chính trị Mac-LêNin (toàn tập). mục lục tiểu luận ` A-Lời mở đầu: 2 B-Nội dung: 3 I-Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 3 1-Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận. 3 2-Lợi nhuận đối với doanh nghiệp. 4 II-Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai. 5 1-Giới thiệu về công ty. 5 1.1-Khái quát qúa trình hình thành và phát triển 5 1.2-Bộ máy quản lý. 6 1.3-Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính 6 2-Thực trạng lợi nhuận của công ty trong mấy năm qua 7 III-Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty may Phương Mai. 8 1-Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 8 2-Giảm tối đa chi phí 9 C-Kết luận: 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74919.DOC
Tài liệu liên quan