Tiểu luận Các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường Nhà máy thực phẩm Việt Trì

MỤC LỤC

Chương I: Tổng quan về nhà máy thực phẩm Việt Trì .2

I. Đặc điểm nhà máy thực phẩm Việt trì .2

1. Địa điểm 2

II. Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất nhà máy 3

1. Bố trí nhân lực 3

2. Nguyên vật liệu, năng lượng và nước 3

3. Công nghệ sản xuất 4

Chương II. Mô tả hiện trạng môi trường sản xuất kinh doanh của nhà máy thực phẩm Việt trì 8

1. Các đặc điểm khí hậu .8

2. Đặc điểm thuỷ văn .9

3. Hiện trạng môi trường nước .9

4. Hiện trạng môi trường không khí .12

5. Ống khói lò hơi .12

6. Chất thải rắn .14

7. Hiện trạng môi trường sinh vật .14

8. Tác động đến sức khỏe cộng đồng 14

Chương III. Các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường 16

I. Các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm .16

II. Kiểm soát và xử lý chất thải 16

1. Khí thải lò hơi .16

2. Thu bụi .17

3. Xử lý nước thải .17

4. Xử lý chất thải rắn .19

III. Các biện pháp phòng ngừa sự cố và quản lý chất thải 19

Kết luận 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường Nhà máy thực phẩm Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………………………...14 7. Hiện trạng môi trường sinh vật……………………….14 8. Tác động đến sức khỏe cộng đồng……………………14 Chương III. Các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường……………………………………………………………………16 Các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm…...16 Kiểm soát và xử lý chất thải……………………………16 Khí thải lò hơi………………………………………..16 Thu bụi……………………………………………….17 Xử lý nước thải……………………………………….17 Xử lý chất thải rắn…………………………………..19 III. Các biện pháp phòng ngừa sự cố và quản lý chất thải…19 Kết luận …………………………………………………………………21 Chương I. Tổng quan chung về nhà máy thực phẩm Việt trì. I. Đặc điểm nhà máy thực phẩm Việt trì: 1. Địa điểm: a. Vị trí: Toàn bộ khu vực sản xuất của nhà máy nằm trên địa bàn phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ranh giới địa lý: Phía bắc giáp khu dân cư số 5- Phường Tiên Cát. Phía tây giáp cánh đồng trồng lúa, trồng rau. Phía đông giáp khu dân cư số 2- Phường Tiên Cát. Phía nam giáp quốc lộ 2. Diện tích sử dụng tổng cộng là: 26.000 m2. b. Địa hình: Địa hình của thành phố mang nét đặc trưng của địa hình trung du miền núi, có nhiều đồi thấp xen kẽ giữa các cánh đồng canh tác, dốc dần về các ao, đầm hồ nằm rải rác trên toàn bộ khu vực. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam. Kỹ thuật PX Cơ điện PX kẹo 1 PX kẹo 2 PX kẹo 3 Tài vụ Kinh doanh GIáM ĐốC PGĐ Kinh doanh Tài vụ PGĐ Sản xuất Bảo vệ II. Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của nhà máy thực phẩm Việt Trì. 1. Bố trí nhân lực: Tổng số lao động có trên dây truyền là 450 người, được phân theo các phòng ban, tổ sản xuất, gồm có: Bộ máy quản lý điều hành các phòng ban gồm trưởng, phó phòng và các nhân viên. Bộ máy quản lý của các phân xưởng sẽ trực tiếp điều hành đối với các dây truyền sản xuất. Bộ máy này gồm có quản đốc, phó quản đốc và các trưởng ca, kỹ thuật,…… Mỗi dây truyền sản xuất sẽ có 1 ca, ca sản xuất kẹo mềm gồm các tổ nấu, vận chuyển chọn kẹo, bao gói, đóng túi, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó có trách nhiệm quản lý trực tiếp. 2. Nguyên vật liệu, năng lượng và nước: a. Nguyên vật liệu và hoá chất chính: Nhu cầu nguyên vật liệu chính được thống kê trong bảng số liệu sau: STT Nguyên liệu Đơn vị Năm 2003 Năm2004 1 Đường Tấn/năm 830 1000 2 Tinh bột sắn Tấn/năm 1.500 40 3 Sữa bột Tấn/năm 20,5 20 b. Tiêu thụ và cung cấp năng lượng: *. Tiêu thụ và cung cấp điện: Nhu cầu của nhà máy hàng năm là: 600.000KW/năm. Nguồn điện sử dụng được hạ thế từ mạng lưới điện quốc gia, qua 2 máy biến áp công xuất 560 KVA-35/0,4KV đổi từ điện 35KV xuống 380 V, sau đó phân phối xuống các thiết bị sử dụng. *. Cấp hơi: Hơi nước bão hoà được cấp từ lò hơi UL- S400 của hãng LOOS của Đức. Đây là loại nồi hơi ống nước, đốt dầu FO, công suất 4 tấn/năm, áp lực P=10KG/cm2. c. Tiêu thụ và cung cấp nước: Nhu cầu của nhà máy một năm khoảng 50.000 m3/năm được lấy từ nguồn nước giếng khoan của nhà máy. Đường, Glucose 3. Công nghệ sản xuất: Hoà đường Lọc tạp chất Bơ, sữa bột Nấu chân không Hương liệu Phối phụ liệu Đánh trộn Làm nguội Trộn trên pháng Quật Tạo hình Bao gói Sản phẩm *. Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đều phải qua bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty, đạt tiêu chuẩn chất lượng. a. Công đoạn hoà tan và lọc đường: Đường, glucose được chuyển sang nồi hoà đường cùng với nước và được máy khuâý hoà tan rồi chuyển sang thiết bị lọc tạp chất. Sau khi lọc được dịch đường chuyển sang nồi nấu. b. Chuẩn bị phối phụ liệu: Công đoạn đánh phụ liệu thành 1 khối đồng nhất trên máy đánh trộn để thuận lợi đưa vào nấu kẹo. Cho chất béo vào nồi, cho từ từ các phụ liệu khác như sữa bột, các loại bột như càfê, cacao,…..vào đánh trộn. Ban đầu đánh trộn ở tốc độ thấp sau đó tăng tốc dần đến khi đều thì dừng lại và tháo phụ liệu ra. c. Nấu kẹo: Là quá trình cô đặc dịch đường. Quá trình này được thực hiện trong các nồi cô đặc hai vỏ có cánh khuấy bên trong. Dưới tác dụng của nhiệt hơi đốt ở vỏ nồi và sự khuấy trộn trong điều kiện chân không, nước trong dịch đường thoát ra, dịch đường sôi, nhiệt độ tăng, độ ẩm trong dịch đường giảm xuống khuấy đều trong dịch kẹo. Khi dịch kẹo đạt độ ẩm của kẹo thì kết thúc giai đoạn nấu. Kẹo nấu ra phải đạt độ ẩm: 7-8%, đường khử 20-25%. d. Làm lạnh kẹo: - Mở van nước vào lòng các bàn làm lạnh. - Vệ sinh sạch và lau khô bàn làm lạnh. - Quét một lớp dầu béo bôi trơn lên mặt bàn. - Khênh các nồi kẹo đổ lên bàn làm lạnh dày khoảng 2-3 cm. - Mặt kẹo se, nhiệt độ tương đương 900C thì đong tinh dầu vani,….đổ lên mặt bàn kẹo. Dùng dao vét đảo đều tinh dầu, sau đó người ta cho phối phụ liệu. - Đầu đuôi quay vòng, khô, hết bột bám, không hồi, không chảy, không cán bìa, tạp chất được dải lên bề mặt kẹo tỷ lệ đầu 20% so với kẹo. - Dùng xe beng lật trở khối kẹo, dần cho đầu, đuôi tan hết trong kẹo. - Khi kẹo nguội đến 55-56 0C (dạng dẻo) thì kết thúc gian đoạn làm lạnh và chuyển sang máy quật. e. Quật kẹo: - Tác dụng làm cho kẹo xốp, không dính răng và làm cho kẹo đồng đều hương vị. - Dàn tay quật nằm ngang. - Khênh khối kẹo đã được làm lạnh xong đạt đều lên các tay quật. - Bấm công tắc cho máy hoạt động, khối kẹo được xé ra nhập lại nhiều lần, không khí được nhồi vào khối kẹo, làm cho kẹo xốp có trạng thái mềm mà khồng dính răng. - Trọng lượng 1 mẻ quật: 20-25 kg/mẻ. f. Tạo hình: - Cắt miếng: Rắc một lớp bột rang lên bề mặt bàn, đặt khối kẹo đã làm lạnh đạt, có khối lượng khoảng 10-15 kg lên mặt bàn. Dùng hai tay vuốt cho khối kẹo dàn mỏng có độ dày khoảng 1,5 cm và kích thước khoảng 22-25cm. Xoa một lớp bột mỏng lên bề mặt kẹo. Dùng dao cắt thành những miếng vuông vắn, có kích thước 22x22 hoắc 25x25 cm. - Cán miếng kẹo: Đặt miếng kẹo lên bàn máy cán. Tay phải bấm máy, tay trái cầm que gỗ đẩy nhẹ tấm kẹo chạy vào hai trục lô cán, sau đó lại bấm nút cho trục lô quay ngược để kéo miếng kẹo trở lại. Dùng 2 que gỗ ép cho miếng kẹo vuông vắn, dùng kim chọc thủng các bọt khí và lại đưa kẹo qua máy cán. Lật ngược kẹo lên, làm tương tự cho đến khi miếng kẹo vuông vắn, hai mặt bằng phẳng và hết bọt khí. Khi cán phải bỏ khung an toàn để đề phòng tai nạn. Phải điều chỉnh khoảng cách giữa hai trục lô cán để đảm bảo kẹo yêu cầu về trọng lượng viên/100g theo quy định. - Làm nguội miếng kẹo: Mở van cho nước đi vào lòng bàn nguội. Đặt các miếng kẹo sau cán lên mặt bàn thành hàng không bị dính vào nhau. Lật trở hai mặt thường xuyên để miếng kẹo được nguội đều. Khi kẹo hạ nhiệt độ đến 40-430C thì đưa lên máy cắt. - Cắt viên kẹo: Đặt miếng kẹo đã làm nguội vào từ bìa mà bề mặt đã được xoa một lớp bột rang. Căn cho miếng kẹo vuông với trục dao và sao cho via cắt ra là ít nhất. Bấm nút cho máy cắt dọc làm việc cắt kẹo thành từng thanh dài đều nhau. Chuyển kẹo sang máy cắt ngang, cắt thành từng viên, gạt bỏ ba via và gạt nhẹ xuống sàng cho chúng rời nhau ra. Bấm nút cho sàng hoạt động để loại bỏ bột bám và các mảnh kẹo nhỏ . Gạt kẹo dàn đều 1 lớp trong khay và đem đi bao gói. g. Bao gói: - Phải vệ sinh bàn gói, hộp đựng kẹo, người gói phải rửa tay sạch lau khô, kẹo mềm được gói trong 2 lớp giấy, giấy nhãn và giấy tinh bột. Giấy tinh bột đặt cao hơn giấy nhãn 5mm, viên kẹo đặt ngay ngắn chính giữa nhãn. Gấp giấy trên trước, mép dưới sau, gấp hai tai kẹo chặt và cân đối. h. Đóng thành phẩm: Cân thu kẹo đã gói, xúc vào túi nhỏ cho etiket và cân đủ định lượng theo túi đã quy định. Hàn bằng máy dập chân, thanh nhiệt phải đủ nóng để hàn kín, đường hàn phẳng cân đối, chín đều. Các túi kẹo được xếp vào hộp cáctông có lót bìa 2đáy. Xếp đủ số kẹo theo trọng lượng ghi ngoài nhãn hộp, dán băng bảo hiểm, phiếu kiểm tra KCS có ghi các thông số lên bề mặt. Chương II. Mô tả hiện trạng môi trường sản xuất kinh doanh của nhà máy thực phẩm Việt Trì. 1. Đặc điểm khí hậu: Mang đậm tính chất của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia hai mùa rõ rệt: Mùa khô, mùa mưa. Bảng 1: Giá trị trung bình các yếu tố khí tượng khu vực Việt Trì: Tháng Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Số giờ nắng (h) Tốc độ gió (m/s) Nhiệt độ (0C) 1 46 83 105 1,6 16,3 2 98 87 89 2,0 20,7 3 14 85 69 2,2 21,4 4 71 84 118 2,4 26,0 5 124 83 175 2,1 28,5 6 200 82 169 1,9 29,4 7 234 85 211 1,8 29,0 8 257 87 151 1,7 28,6 9 179 86 159 1,6 27,2 10 53 80 150 1,5 25,9 11 0 78 135 1,4 23,4 12 6 78 94 1,5 1,0 TB 1.281 83 1.625 1,8 24,5 2. Đặc điểm thuỷ văn: Khu vực nhà máy nói riêng và thành phố Việt trì nói chung được bao bọc bởi 2 con sông lớn: Phía đông nam là sông Lô, phía tây nam là sông Hồng. Đây là 2 con sông lớn của miền bắc thuộc hệ thống sông Hồng, hai con sông này hợp lưu tại Bến Gót-Việt trì. Các sông có lưu lượng lớn, mùa lũ, mực nước lên rất cao, bề mặt sông có thể mở rộng, khả năng chuyển nước rất lớn. Hai con sông này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Việt trì. Ngoài 2 con sông chính, trong khu vực còn có các dòng chảy tràn vào mùa mưa, hệ thống mương máng thuỷ lợi và các hệ thống tiêu thoát nước, đặc biệt là nước thải của thành phố và nước thải của các nhà máy trong khu vực. 3. Hiện trạng môi trường nước: Nguồn nước thải của nhà máy bao gồm 2 loại sau: Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. *. Nước thải sản xuất: - Nguồn gốc: Công nghiệp sản xuất bánh kẹo là một trong những ngành sử dụng không nhiều nước cho quá trình sản xuất: Dùng để nấu và làm mát. Các loại nước này hoặc chuyển thành sản phẩm hoặc chuyển thành hơi nước…. Nên hầu như không bị thải bỏ hoặc nếu có thì rất ít. Ngoài ra nước còn được sử dụng làm nước rửa. Loại nước này chiếm phần lớn trong lượng nước thải ra môi trường. - Đặc tính chung của nước thải: Chứa nhiều chất gây ô nhiễm, chủ yếu gồm các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo, chất rắn ở dạng lơ lửng, và một số chát vô cơ hoà tan. - Đánh giá chung: Nước thải sản xuất có lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm thường thay đổi theo thời gian, các chỉ tiêu thường vượt mức cho phép. *. Nước thải sinh hoạt: Tổng lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 40m3/ngày. Các chất ô nhiễm chủ yếu là: Chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. *. Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà máy sẽ cuốn theo các chất bẩn bị vương vãi. Tuy nhiên nhà máy có hệ thống thu gom nước mưa và công tác vệ sinh công nghiệp tốt nên ảnh hưởng của chất bẩn được cuốn theo nước mưa là không nhiều. Nước thải của nhà máy sau khi qua hệ thống thu gom, được dẫn theo đường ống D=300mm, chảy ra sông Hồng (Đoạn dài khoảng 500 m). như vậy nước thải của nhà máy có liên quan trực tiếp đến chất lượng nước sông Hồng tại khu vực thải. Các đối tượng được khảo sát là: Nước thải sản xuất của nhà máy. Nước giếng khoan của nhà máy. Nước mặt sông Hồng(Khu vực nước thải của nhà máy thải vào). a. Nước sông Hồng: Bảng 2: Kết quả phân tích nước sông Hồng trên và dưới cửa xả của nhà máy thực phẩm Việt Trì. STT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 1 Nhiệt độ 0C 29,1 29,5 30 2 pH - 6,88 6,9 6,5 3 Độ dẫn MicroS/cm 213 278 256 4 Độ đục NTU 28 28 28 5 TSS Mg.l 95 108 97 6 DO Nt 3,9 3,5 4,0 7 COD Nt 38 47 40 8 BOD5 Nt 28 32 25 9 NH4+ Nt 0,51 0,53 0,52 10 NO3- Nt 1,05 1,34 1,4 11 Coliorm MPN.100ml 10,3 12,3 11,2 Nhận xét: Tại thời điểm kiểm tra, chất lượng nước sông Hồng ở mẫu 1 và mẫu 3 bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu sau: COD vượt 1,14 lần, BOD vượt 1,19 lần, TSS vượt 1,21 lần, Coliorm vượt 1,2 lần. Riêng mẫu 2 bị ô nhiễm nặng hơn bởi các chỉ tiêu: COD vượt 1,34 lần, BOD vượt 1,28 lần, TSS vượt 1,35 lần, Coliorm vượt 2,3 lần. b. Nước thải: Bảng 3: Kết quả phân tích nước thải nhà máy thực phẩm Việt trì. STT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 1 Nhiệt độ 0C 31,7 31,9 2 pH - 6,27 6,08 3 Độ dẫn MicroS/cm 426 432 4 DO Mg/l 3,6 3,8 5 COD Nt 157 146 6 BOD5 Nt 98 117 7 NH4+ Nt 0,216 0,532 8 NO3- Nt 2,672 2,538 9 TSS Nt 142 157 Nhận xét: Tại thời điểm kiểm tra nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ: BOD5 vượt 2,3 lần, COD vượt 1,57 lần, TSS 1,57 lần tiêu chuẩn cho phép. c. Nước giếng khoan: Bảng 4: Kết quả phân tích nước giếng khoan nhà máy thực phẩm Việt Trì. STT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 1 Nhiệt độ 0C 29,2 29,3 2 pH - 6,99 6,82 3 Độ dẫn MicroS/cm 139 136 4 NH4+ 0,0012 0,0013 5 NO3- 0,372 0,368 6 TSS 7 Độ đục NTU 1 1 8 Màu Pt-Co 10 10 9 Độ cứng tính theo CaCO3 Mg/l 168 163 10 Tổng Fe Nt 0,461 0,4603 11 F- Nt 0,0039 0,0041 12 SO42- Nt 16 14 13 Asen Nt KPHD 14 Coliorm MPN/100 ml 0 0 Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. 4. Hiện trạng môi trường không khí: Bảng 5: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong và ngoài khu vực sản xuất nhà máy thực phẩm Việt trì: Kí hiệu mẫu Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) CO H2S SO2 NO2 Bụi I. Trong khu vực sản xuất 1 7,3281 0,0076 0,2957 0,1358 0,38 2 5,9613 0,0051 0,2003 0,1332 0,40 3 7,8532 0,0083 0,1698 0,1001 0,53 4 6,3001 0,0046 0,2031 0,983 0,41 II. Ngoài khu vực sản xuất 1 4,322 0,0056 0,287 0,1023 0,40 2 5,452 0,0061 0,345 0,1451 0,43 3 4,156 0,0049 0,214 0,1006 0,39 Bảng 6: Các yếu tố vi khí hậu và tiếng ồn trong và ngoài khu vực sản xuất Các yếu tố vi khí hậu Nhiệt độ, 0C Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) ánh sáng (lux) Tiếng ồn,dBA I. Trong khu vực sản xuất 1 23,6 74,4 0,2 170 71,5 2 22,8 78,5 0,3 160 68,0 3 24,9 79,8 0,3 120 83,5 4 25,7 77,2 0,2 120 77,5 II. Ngoài khu vực sản xuất 1 25,5 75,5 1,8 65,0 2 24,8 73,9 1,6 63,4 3 25,1 76,3 1,7 64,7 Nhận xét: Tại thời điểm kiểm tra : - Chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất: Chỉ tiêu bụi lơ lửng vượt 3 lần, còn các chỉ tiêu khác đạt chỉ tiêu cho phép. - Chất lượng môi trường không khí ngoài khu vực sản xuất: Chỉ tiêu bụi lơ lửng vượt 1,4 lần , các chỉ tiêu khác đạt tiêu chuẩn cho phép. 5. ống khói lò hơi: Bảng 7: Kết quả đo các chỉ tiêu ô nhiễm tại ống khói lò hơi. Chỉ tiêu Nồng độ thải (mg/m3) Lúc 10 giờ Lúc 14 giờ SO2 2132 2015 NO 291 280 CO 25 22 Nhận xét: Tại thời điểm kiểm tra: Nồng độ CO, NO đều nằm trong giới hạn cho phép, nồng độ SO2 vượt 7,58 lần tiêu chuẩn cho phép. 6. Chất thải rắn: *. Chất thải rắn do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhà máy bao gồm: Các chất thải rắn vô cơ: plastic(1,5 tấn/năm), nhựa, giẻ lau,….(10m3/năm) Và các chất thải rắn dạng hữu cơ. *. Đặc tính chất thải rắn: Trong các chất thải rắn, chất thải hữu cơ thể gây mất vệ sinh môi trường do bị thối rữa khi để lâu ngày. Các chất thải vô cơ bị rửa trôi theo nước mặt sẽ lắng đọng trong hệ thống thoát nước. Nói chung việc quản lý chất thải rắn đối với nhà máy là không phức tạp và nhà máy đang làm tốt công tác này. 7. Hiện trạng môi trường sinh vật: Khu vực xung quanh nhà máy chủ yếu trồng rau , hoa màu, lúa. Trước đây vùng có nhiều cây ăn quả nhưng hiện nay không còn nhiều do hiệu quả kinh tế thấp. Về thành phần thuỷ sinh, đây là vùng đặc trưng cho vùng nước ngọt. Các loại cá trôi ấn, trôi ta, cá trắm cỏ được nuôi phổ biến trong các ao đầm. Các loài cá sông, trôi, chày, chép đều có ở vùng này song số lượng cá thể ít hơn các vùng khác. Động vật có trong khu vực gồm động vật nuôi, gia súc, gia cầm của các hộ gia đình. *. Đánh giá chung: Hệ sinh thái xung quanh nhà máy đã không còn tính đa dạng và không phát triển mạnh mẽ do ảnh hưởng của ô nhiễm trong vùng. 8. Tác động lên sức khoẻ cộng đồng: a. ảnh hưởng của SO2 và bụi: Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, nồng độ SO2 thấp nhất có thể gây bệnh cho con người khi tiếp xúc thường xuyên là 100 Micro gram/m3. Còn ở nồng độ cao hơn với thời gian tiếp xúc trên 10 phút có thể bị ảnh hưởng. Khi tiếp xúc khoảng 1 giờ thì nồng độ SO2 được đề nghị duy trì là 350 Microgram/m3. Trong môi trường tiếp xúc có cả bụi và SO2 thì các giá trị được chỉ dẫn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng được cho trong bảng sau: Thời gian tiếp xúc SO2 (Microgram/m3) Bụi (Microgram/m3) Thời gian ngắn 24 h 125 120 Thời gian dài 1 năm 50 - Như vậy ta thấy rằng công nhân làm việc trong vòng bán kính 200 m với tâm là ống khói sẽ bị ảnh hưởng nhẹ, tuy nhiên không lớn do không phải lúc nào trong năm người công nhân cũng phải tiếp xúc với nồng độ như vậy. b. ảnh hưởng của CO: Khí CO không màu, không mùi, không vị, rất độc do kết hợp với Hb trong máu là giảm lượng oxy và khả năng vận chuyển Oxy của máu. c. ảnh hưởng của NO2: Nếu nồng độ của NO2 nhỏ (0,35 ppm) thì thời gian tác dụng là 1 tháng. Nồng độ 100 ppm sau 1 phút tiếp xúc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Tiếp xúc lâu có thể mắc các bệnh về phổi. d. Các tác động của yếu tố vật lý: - Nhiệt độ: ở các nước nhiệt đới, điều kiện nóng ẩm, kèm theo nhiệt độ cao dễ tác động xấu đến người tiếp xúc: Rối loạn điều hoà nhiệt, say nắng, say nóng, mất muối, mất nước,…..giảm Clo trong huyết tương gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc gây các cơn kích thích não. - Độ ẩm: Do có bộ phận sử dụng nguồn nước liên tục nên độ ẩm trong nhà máy cao dẫn đến các bệnh dễ mắc: Bệnh ngoài da hoặc khớp. - Tiếng ồn: Có thể gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, làm giảm năng xuất lao động, kém tập chung tư tưởng dẫn đến tai nạn lao động. Chương III. Các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm, và bảo vệ môi trường. I. Các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm: - áp dụng mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thực phẩm nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu và giảm tổn thất ra môi trường. - Tiếp tục cải tiến và thay thế các thiết bị cũ, loại trừ dần các nguyên nhân gây tổn thất nguyên liệu và các tổn thất khác. - Lắp đặt các thiết bị đo lường: Kiểm soát tiêu thụ hơi, điều khiển các quá trình tự động, kiểm soát việc sử dụng nước. - Thực hiện công tác quản lý nội vi tốt: Bảo dưỡng hệ thống vận chuyển nguyên liệu, bảo ôn đường ống dẫn hơi,…… - Tiết kiệm trong sử dụg dầu nhớt bôi trơn máy móc: Không để dầu rót ra ngoài, vệ sinh kho để dầu, xây hào bao quanh khu chứa dầu để tránh dầu rơi vãi bừa bãi. - Thực hiện các biện pháp xử lý sản xuất tốt theo chiều hướng giảm thiểu chất thải. - Thực hiện chế độ thưởng phạt bằng kinh tế. - Khuyến khích khen thưởng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và quản lý đem lại hiệu quả cho nhà máy và giảm thiểu chất thải. - Học tập và trao đổi thông tin với các cơ sở khác. - Giáo dục môi trường: Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn bộ CBCNV trong nhà máy, thực hiện thường xuyên các nội quy về vệ sinh công nghiệp và quản lý chất thải. II. Kiểm soát và xử lý chất thải. Kiểm soát khí thải lò hơi. Nhà máy đang sử dụng dầu FO làm nhiên liệu lò hơi, tuy nhiên nhiên liệu này có hàm lượng lưu huỳnh khoảng 3 % nên nồng độ SO2 , H2S trong khí thải lò hơi còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn nhà máy đã nghiên cứu và áp dụng các phương thức sau: Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp: để giảm nồng độ SO2 trong khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép, theo tính toán sẽ nhỏ hơn 0,3 %. Tuy nhiên do giá của loại nhiên liệu này cao nên nhà máy phải xem xét thêm về chi phí vận hành. *. Giải pháp xây dựng hệ thống xử lý khí thải. - Mô tả nguyên tắc vận hành: Khí thải từ các lò hơi (hiện nay có một ống khói) được dẫn đi vào hệ thống xử lý, rồi đi qua thiết bị Xyclon chùm, theo tính toán sơ bộ gồm 32 Xyclon đơn, đương kính D150 để tách hoàn toàn bụi,( muội dầu trong khí thải). Khí sạch bụi được dẫn qua thiết bị xử lý khí SO2 . Thiết bị sử dụng là ventury hoặc tháp đệm có hiệu xuất xử lý cao(98%). Dung dịch hấp thụ là NaOH, Na2CO3, Ca(OH)2. Trong thiết bị xử lý diễn ra quá trình tiếp xúc giữa 2 pha khí-lỏng, phản ứng hoá học như sau nếu sử dụng chất hấp thụ la xôđa: Na2CO3 + SO2 = Na2 SO3 + CO2. Dung dịch sau hấp thụ chảy qua bể lọc để lọc sạch cặn bẩn rồi được đ qua bể chứa( sử dụng lại cho quá trình hấp thụ). Định kỳ(dựa theo nồng độ dung dịch trong bể) phải bổ xung dung dịch hấp thụ mới. Khí thải đã qua xử lý được thải ra ngoài theo đường ống khói. Chi phí cho hệ thống: ước tính sơ bộ khoảng 200 triệu. 2. Bụi tại một số bộ phận phát sinh bụi như công đoạn tạo hịnh: Do nguồn thải nhỏ nên có thể lắp các thiết bị thu bụi túi cỡ nhỏ loại di động, thu bụi tại chỗ. 3. Xử lý nước thải: a. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: Do điều kiện của nhà máy nên chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy mô mà mới chỉ xử lý sơ bộ bằng hệ thống lắng nên không thoả mãn được yêu cầu. Nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm cho nứoc mặt sông Hồng. b. Hệ thống xử lý nước thải dự kiến giai đoạn 2005-2006. Các yêu cầu về chất lượng: * Trước xử lý: - Lưu lượng 120m3/ngày. - pH = 6,08-6,27. - TSS =142-157 mg/l - BOD5 = 98-117 mg/l - COD = 146-157mg/l * Sau xử lý: - pH = 6-8,5 - TSS =100 mg/l - BOD5 = 50 mg/l - COD = 100mg/l c. Công nghệ xử lý. Bể điều hoà Bể lắng ngang Bể yếmkhí Bể hiếu khí Tạo bông Lắng Cống Bùn thải Nước thải sản xuất được thu gom, chảy qua song chắn rác để tách các chất rắn có kích thước lớn rồi chảy vào bể điều hoà.Tại đây chất thải và nồng độ được ổn định nhờ hệ thống khuấy trộn bằng khí nén. Nước thải tiếp vào bể lắng (kiểu ngang) để thực hiện quá trình tách hạt rắn ra khỏi nước thải. Sau quá trình này khoảng 40% BOD được loại bỏ. Nước thải được đưa sang bể xử lý sinh học yếm khí. Sử dụng bể học sinh học với lớp đệm. Đây là khâu quan trọng nhất để phân huỷ các chất hữu cơ hoà tan. Lớp đệm sẽ giảm đáng kể thời gian lưu và kích thước thiết bị. Nước thải được đưa sang bể xử lý sinh học hiếu khí (kiểu bể aeroten). Trong bể hiếu khí oxy được cung cấp bằng máy thổi khí thông qua các đĩa phân phối đặt trong bể. Các chất lơ lửng trở thành nơi vi khuẩn bám vào, phát triển thành bông cặn ( bùn hoạt tính). Các vi khuẩn sử dụng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P) làm thức ăn và chuyển hoá chúng thành chất trơ không tan và tế bào mới. Bùn hoạt tính được đưa trở lại đầu bể hiếu khí để duy trì đủ vi khuẩn trong bể. Nước thải sau bể hiếu khí được chảy qua cụm bể tạo bông và lắng thứ cấp để tách các chất rắn lơ lửng còn lại. Polyme được cấp vào bể tạo bông, dưới tác dụng của cánh khuấy quay chậm chất rắn lơ lửng kết tụ với nhau tạo thành các bông lắng lớn và được tách ra ở bể lắng. Bùn sinh học và bùn lắng được thu lại ở sân lọc bùn . Nước từ bể lọc được dẫn về bể điều hoà để xử lý. Bùn đã róc nước đưa đi làm phân bón. Nước thải đạt tiêu chuẩn qua hệ thống mương ngầm ra sông. Với công nghệ được lựa chọn như trên sẽ dễ dàng vận hành và tận dụng được hệ thống xử lý cũ , giảm bớt vốn đầu tư. 4. Xử lý chất thải rắn: Các chất thải như: bao bì đựng nguyên liệu, nhiên liệu, giấy loại được thu gom triệt để, bán phế liệu. Các chất thải rắn sinh hoạt khác được thu gom vào nơi quy định và thuê công ty môi trường đô thị vận chuyển đến bãi rác thành phố. III. Các biện pháp phòng ngừa sự cố và quản lý chất thải. 1. Đối với các khí thải độc hại: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống, van…. để tránh rò hơi và khí độc ra môi trường, Thay thế phụ tùng, ống dẫn đúng thời hạn không dể sự cố xảy ra. 2. Đối với nước thải. Tách riêng 2 hệ thống thải nước thải va thải nước mưa, không để lẫn nước thải vào nước mưa và ngược lại. áp dụng công nghệ rửa tiết kiệm: rửa cao áp, rửa khô, rửa ngược chiều. Hạn chế rơi vãi nguyên liệu và có biện pháp thu gom kịp thời hạn chế ô nhiễm, nước rửa sàn. 3.Đối với các chất thải rắn: Hợp đồng vận chuyển chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt hàng năm. 4. Phòng chống cháy nổ: Cán bộ công nhân nhà máy ý thức rất cao về công tác phòng chống cháy nổ va tuân thủ đúng mọi quy trình trong sản xuất: Việc sửa chữa các thiết bị ở những công đoạn dễ gây cháy. Các bộ phận sản xuất đều đang được trang bị đầy đủ các phương tiên, biển báo, biện pháp PCCC. 5. Bảo hộ lao động. Nhà máy luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động: mũ bảo vệ, kính bảo hộ, kính che mặt tránh gây nhức mắt, hoặc bụi hay hoá chất bắn vào mặt. Bắt buộc phải đeo găng tay khi làm việc và vận chuyển các chất có nguy hại cho bàn tay. Khi làm việc nhân viên phải mặc quần áo, giầy, ủng bảo hộ lao động theo quy định đã được cấp phát. 6. Khám sức khoẻ định kỳ: Để bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân viên và phát hiện kịp thời bệnh nghề nghiệp, nhà máy đã duy trì tốt chế độ khám sức khoẻ hàng năm cho tất cả cán bộ công nhân viên. Kết luận Nhà máy thực phẩm Việt Trì đã hoàn thành xong dự án đầu tư chuyển đổi và đi vào sản xuất ổn định từ năm 2002. Các mục tiêu đã đạt được sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Giảm được hệ thống tổ chức quản lý và bảo vệ cồng kềnh, tiết kiệm được lao động, điện, nước,….. Đầu tư một số thiết bị công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu,…… Về mặt công nghệ và thiết bị sản xuất đang hoạt động không có gì thay đổi lớn. Về mặt môi trường, đã đạt được những tiến bộ nhất định: Về khí thải: Nguồn khí thải chính là khí thải ống khói lò hơi với chất gây ô nhiễm chính là SO2 thải ra vượt quá mức quy định. Trong năm tới khi hệ thống xử lý khí thải đựoc hoàn thành, tình trạng ô nhiễm trên sẽ được khắc phục h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLMoitruong-21.doc
Tài liệu liên quan