Đối với hình ảnh sử dụng vào bài dạy cần phải đẹp mắt, rõ nét, nếu không sẽ làm cho học sinh khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của hình ảnh. Vậy, làm sao để có được hình ảnh đẹp, rõ nét ? Lúc này, giáo viên có thể dùng phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint để cắt dán hình. Tuy vậy nếu dùng hai phần mềm trên đôi khi sửa và cắt dán xong vừa mất thời gian vừa tốn công mà kết quả hình ảnh trở nên không rõ bằng, khó nhìn hơn.
Vì thế, giáo viên nên dùng chức năng của Crop trên thanh công cụ Picture để cắt dán viền ngoài các hình ảnh, kỹ năng này sẽ giúp ta có một hình đẹp, rõ nét mà không giảm chất lượng.Cách làm như sau:
Chèn hình vào Slide trống ( sao chép và dán).
Click phải chuột vào hình ảnh, chọn Show Picture Toolbar.
Chọn chức năng Crop (chọn biểu tượng )
Dùng chuột dịch chuyển các điểm nút trên ảnh vào bên trong ảnh để cắt.
Chọn chế độ tăng giảm màu, ánh sáng cho ảnh More brightness
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các bước soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả môn địa lí trên MS Powerpoint, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài : “CÁC BƯỚC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ NHANH VÀ HIỆU QUẢ MÔN ĐỊA LÍ TRÊN MS POWERPOINT ”
Họ và tên tác giả : Nguyễn Quốc Vũ
Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn, Bến Cầu, Tây Ninh
1.Lý do chọn đề tài :
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.
2.Đối tượng, phương pháp
Đối tượng : Giáo viên môn Địa lí, học sinh , trường THCS Thị Trấn, Bến Cầu, Tây Ninh.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, giả thuyết khoa học
3.Đề tài đưa ra giải pháp mới :
Các bước soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả trên Microsoft PowerPoint ở môn Địa Lí
4.Hiệu quả ứng dụng
Đề tài giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả trên Microsoft PowerPoint ở môn Địa Lí, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.
5.Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho giáo viên môn Địa lí trong trường và các trường trong huyện
Tây Ninh, ngày 8 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Quốc Vũ
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
H
iện nay, khoa học kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin. Hàng loạt các phát minh mới ra đời đã nâng cao tầm nhìn, sự hiểu biết của con người đưa lượng tri thức của nhân loại ngày một phong phú. Khoa học công nghệ nói chung, khoa học Địa lí nói riêng hàng ngày, hàng giờ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, lượng thông tin, tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và vươn tới đỉnh cao của nó.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục cũng hết sức nặng nề, phải đào tạo những thế hệ trẻ, người chủ tương lai của đất nước có đầy đủ sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt và đặc biệt phải có tri thức khoa học, có sự hiểu biết, thông minh, năng động, sáng tạo,… Tiếp tục thực hiện chủ đề “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế, vấn đề đặt ra cho giáo dục là đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đáp ứng những yêu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển nhân cách học sinh.
Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo đều phải không ngừng nỗ lực, hăng say tìm tòi, khám phá cái hay cái mới của kho tàng tri thức nhân loại, của khoa học kĩ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc soạn giảng bài dạy bằng chương trình trình chiếu MS PowerPoint và các phần mềm khác.
Bộ môn Địa Lí cũng như các bộ môn khác ở các cấp, bậc học đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên đã sử dụng chương trình MS PowerPoint để soạn bài giảng làm cho tiết dạy thêm sinh động. Vì trong bài giảng có hình ảnh tĩnh, động phong phú, những đoạn phim thực tế, trực quan hấp dẫn, giúp các em hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên, các mối quan hệ giữa động thực vật và con người, giữa sinh vật với môi trường sống,... gây hứng thú học hỏi tìm tòi ở học sinh. Qua đó, giúp các em có lòng say mê yêu thích môn học hơn, góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường . Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh, tìm tòi,… phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh là người tự tìm hiểu tri thức thông qua những hình ảnh trực quan, các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa chương trình MS PowerPoint vào soạn giảng cho các bài học môn Địa Lí là rất cần thiết, không chỉ bởi đây là một bộ môn học có tính ứng dụng cao mà còn bởi các thành tựu về khoa học sự sống đã lên đến đỉnh cao, nhiều nội dung được mô hình hoá dựa trên các phim, ảnh động dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc soạn bài giảng bằng chương trình MS PowerPoint còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tìm, sưu tầm các tư liệu: đoạn phim, flash, hình ảnh tĩnh, ảnh động… Mặt khác, trong mỗi bài soạn sẽ mất nhiều thời gian nếu giáo viên chưa có kỹ năng xử lí một số hình ảnh hay đoạn phim để đưa vào bài dạy. Cũng như các thầy cô dạy môn Địa Lí khác, tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Chính vì thế, tôi chọn: “ Các bước soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả trên Microsoft PowerPoint ở môn Địa Lí” làm đề tài nghiên cứu.
2 .Đối tượng nghiên cứu:
Chủ thể : Sáng kiến kinh nghiệm “Các bước viên soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả trên Microsoft PowerPoint ở môn Địa Lí”, trường THCS Thị Trấn Bến Cầu.
Khách thể : Học sinh, giáo viên cùng bộ môn Địa lí trường THCS Thị Trấn Bến Cầu.
3 .Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm ra các bước soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả trên phần mềm Microsoft PowerPoint ở môn Địa Lí”, trường THCS Thị Trấn Bến Cầu.
4. Các phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, tìm hiểu những tiến bộ tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin, các tài liệu liên quan
Phương pháp điều tra : nhằm tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu, thực trạng sử dụng hình ảnh trong soạn giảng giáo án điện tử, nhằm tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh, trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong soạn và trình chiếu giáo án điện tử.
Phương pháp giả thuyết khoa học : nhằm xây dựng giả thuyết đề tài và dự kiến các hướng giải quyết đề tài đạt kết quả cao nhất.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :
* Một số văn bản cấp trên về định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
* Quan niệm về giáo án điện tử :
Vài năm gần đây, tên gọi "Giáo án điện tử" đã dần trở nên quen thuộc với người giáo viên. Giáo án điện tử là kế hoạch giảng dạy được biên soạn trên phần mềm Power Point với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác cũng như máy ảnh kỹ thuật số, scanner, projector ….
Đó là cách nhìn giáo án điện tử về mặt kỹ thuật. Còn về mặt sư phạm, giáo án điện tử là gì? Về phương diện này, thật khó thể đưa ra một định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện giáo án điện tử, nhận thấy giáo án điện tử được quan niệm như là một phương tiện dạy học trong đó giáo viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng; phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn; kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp. Giáo án điện tử tuyệt nhiên không chỉ là bài trình bày nội dung bài dạy trên một số trang trong MS Power Point. Về thực chất, giáo án điện tử là một giáo án có thêm các yếu tố điện tử như: Bài thuyết trình Powerpoint với các lời giảng phụ theo, phần mềm biểu diễn hỗ trợ….
* Những yêu cầu chung của giáo án điện tử.
Nội dung:
Cần đủ nội dung cơ bản.
Thông tin cần phải chọn lọc, hệ thống, cập nhật.
Nội dung cần sử dụng nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa.
Tránh sai sót các lỗi văn bản.
Tránh quá nhiều thông tin.
Hình thức:
Cần có bố cục.
Cần thẩm mỹ.
Tránh lạm dụng nhiều hiệu ứng làm rối mắt.
Tránh lạm dụng màu sắc, dùng nhiều màu sắc không hợp nhau.
Tránh chèn những hình ảnh không hài hòa với nội dung, chèn những đoạn phim quá dài so với thời lượng cho phép
2.Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn vấn đề nghiên cứu :
* Hiện nay các trường đã và đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Giáo viên đều tích cực soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint. Song do trình độ về tin học còn hạn chế, kinh nghiệm về soạn giảng giáo án điện tử chưa nhiều nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm và xử lý thông tin hình ảnh, phim, tạo hiệu ứng, tạo liên kết cho giáo án…..
Ngoài ra, nội dung và hình thức của một giáo án điện tử cần phải đảm bảo các nguyên tắc dạy học trong khi trình độ giáo viên có hạn Việc thu thập thông tin, tư liệu phải có kỹ năng tin học nhất định như : xử lý một số hình ảnh, đoạn phim đưa vào bài giảng theo mục đích sử dụng. Việc soạn phải phù hợp với phương pháp, phải phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh và phù hợp với đặc trưng bộ môn……. Do vậy, giáo viên cần nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu, thiết kế song hiệu quả chưa đạt như mong muốn, giáo viên ngại soạn và giảng dạy với giáo án điện tử.
* Thuận lợi và khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Thị Trấn
Nhà trường đã có trang bị hệ thống máy vi tính, máy chiếu tương đối thuận tiện cho giáo viên khi dạy. Đa số giáo viên thành thạo vi tính, có máy tính riêng ở nhà nên thuận tiện trong việc soạn bài giảng bằng chương trình MS PowerPoint và dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp về công nghệ thông tin.
Giáo viên có tinh thần học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề, có nhiều cố gắng để tìm thông tin, tư liệu trên mạng, sử dụng hình ảnh , đoạn phim trong soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint.
Trường đã nối mạng Internet thuận tiện cho giáo viên tìm thông tin, tư liệu trên mạng. Nhiều giáo viên đã tự trang bị mạng Internet cá nhân thuận lợi cho việc tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu.
Được sự quan tâm của cấp lãnh đạo ngành, đặc biệt là sự quan tâm của Ban giám hiệu đã mở lớp bồi dưỡng về kiến thức mạng Internet và chương trình MS PowerPoint cho giáo viên tại trường.
Nhà trường đã trang bị máy chiếu tại một phòng cố định. Số máy quá ít trong khi nhu cầu sử dụng lại nhiều, vì vậy nhiều bài đã được soạn nhưng lại phải dạy “chay” trên lớp.
Chỉ một số ít giáo viên có kết nối mạng tại nhà, quá ít để tìm kiếm thông tin, tư liệu trên mạng.
Mất nhiều thời gian khi soạn bài giảng bằng chương trình MS PowerPoint, nhất là việc tìm kiếm và xử lí hình ảnh, đoạn phim,…
Giáo viên còn lúng túng trong việc kết nối dữ liệu, chèn hình ảnh, truy cập Internet để tải những tư liệu, hình ảnh. Khi dạy bằng máy chiếu, học sinh thường tập trung nhiều vào các phim, ảnh nhưng lại không chú ý nhiều vào nội dung; việc ghi chép bài của học sinh cũng gặp khó khăn. Hơn nữa, nếu giáo viên quản lí học sinh không tốt thì sẽ làm cho học sinh ồn ào, ảnh hưởng tiêu cực đến lớp học.
Sự cần thiết của đề tài :
Giáo án điện tử là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp....
Những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng giúp giáo viên rút ngắn con đường hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí cho học sinh .Thực tế cho thấy rằng những hình ảnh đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng giải.
Ví dụ: Những hình ảnh về quá trình động đất, núi lửa và hậu quả của nó, chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, hoạt động của dòng biển, sơ đồ một số hình thức sản xuất trong công nghiệp.... Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng In ternet, phần mềm Encatar..., tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính xác.
Giúp giáo viên cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị , đồ dùng dạy học.Giúp học sinh dễ dàng liên hệ thực tế, có thêm nhiều kiến thức về địa lí tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội mà trong sách giáo khoa không thể đưa ra hết.
Để phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ yêu cầu học sinh nghiên cứu, sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng biểu...ở trên màn hình một cách nhanh chóng, đầy đủ, rõ ràng , học sinh sẽ tự nghiên cứu, thảo luận nhóm và rút ra được những kiến thức cần thiết, giáo viên có thể đưa lên màn hình nội dung , kết luận của câu trả lời một cách ngắn gọn, đầy đủ,chính xác nhất.Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, thảo luận ..
Đối với việc kiểm tra đánh giá, củng cố bài, khi sử dụng giáo án điện tử học sinh có thể tham gia giải ô chữ, với những ô chữ liên quan đến những nội dung cơ bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, nó tạo cho giờ học sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức, hoặc trong một thời gian ngắn chúng ta lần lượt đưa được lên màn hình nhiều câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh trả lời...
Để soạn một tiết giáo án điện tử có thể ưng ý sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng càng làm chúng ta sẽ càng thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được những ý tưởng mới. Điều đó đã giúp giáo viên tự nâng cao trình độ tin học, mở rộng hơn kiến thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng được bồi đắp thêm.
Hơn nữa khi dạy sẽ nhàn hơn, đỡ tốn công sức trong lúc giảng bài hơn, nhất là với bộ môn chỉ 1-2 tiết một tuần như địa lí, bởi bài soạn đó sẽ sử dụng dạy cho nhiều lớp. Giáo án điện tử được sử dụng trong việc cung cấp thông tin bằng hình ảnh, truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, kiểm tra, đánh giá..., tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Địa lí nói riêng và trong học tập nói chung.
3. Nội dung vấn đề :
Vấn đề đặt ra :
Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Tiết địa lý về các hiện tượng tự nhiên, học sinh được xem hình ảnh, âm thanh sống động. Với những hình ảnh, âm thanh như thế, học sinh hứng thú học tập.Giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh.
Tuy nhiên, để có được một tiết học 45 phút như vậy, người giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Để thiết kế một bài giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi mất đến hai ba ngày thiết kế mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng.
Từ những vấn đề trên, bản thân tôi đã tự nỗ lực tìm tòi, học hỏi, rút ra một số kinh nghiệm từ bản thân và đồng nghiệp. Dưới đây là một số bước, kĩ thuật soạn giáo án điện tử một bài cụ thể :
Giải pháp, chứng minh vấn đề
Tiết : 9 Bài 7 : SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA
TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
*********
Bước 1: Xác định mục tiêu , trọng tâm bài học
Kiến thức :
- Trình được sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất hướng từ Tây sang Đông, thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ (1 ngày đêm )
- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
Kĩ năng :
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động của Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động các vật thể trên bề mặt Trái Đất .
- Kỹ năng sống : Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân (hoạt động1, hoạt động 2)
Thái độ :
Tạo hứng thú học tập cho học sinh, tìm hiểu tự nhiên thế giới
Trọng tâm : Vận động của Trái Đất tự quay qunh trục và các hệ quả.
Bước 2: Chuẩn bị các “nguyên liệu” cần thiết cho giáo án :
Giáo viên cần chuẩn bị :
Hệ thống câu hỏi và bài tập cần thiết cho các hoạt động . Phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Khi soạn giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide
Hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu, các file flash … sẽ sử dụng để minh họa hay theo hướng nguồn tri thức để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Bước này xem như là bước lập dàn ý “ bài làm Văn”. Dàn ý bài càng rõ ràng, giáo viên dễ dàng biến nó thành bài soạn, các ý tưởng của bài dạy được trình bày dưới dạng các trang (slide)
Việc xây dựng dàn ý bài dạy dưới dạng các slide , điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn.
“Nguyên liệu” có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: do giáo viên tự tạo, hoặc lấy từ tư liệu dạy Địa lí của trường THCS Thị Trấn, trên Internet, trong các đĩa CD nhập vào máy tính, tự chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số…..
Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh cần xác định mục đích sử dụng của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide.
Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Khi cần sử dụng vào bài dạy giáo viên chỉ cần một đoạn phim ngắn khoảng một vài phút. Nhưng đoạn phim trong đĩa quá dài.Vậy, giáo viên cần xử lí bằng cách nào? Lúc này ta phải dùng phần mềm trên máy vi tính để cắt đoạn phim ấy. Giáo viên có thể dùng một trong các phần mềm sau để cắt đoạn phim
Đối với hình ảnh sử dụng vào bài dạy cần phải đẹp mắt, rõ nét, nếu không sẽ làm cho học sinh khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của hình ảnh. Vậy, làm sao để có được hình ảnh đẹp, rõ nét ? Lúc này, giáo viên có thể dùng phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint để cắt dán hình. Tuy vậy nếu dùng hai phần mềm trên đôi khi sửa và cắt dán xong vừa mất thời gian vừa tốn công mà kết quả hình ảnh trở nên không rõ bằng, khó nhìn hơn.
Vì thế, giáo viên nên dùng chức năng của Crop trên thanh công cụ Picture để cắt dán viền ngoài các hình ảnh, kỹ năng này sẽ giúp ta có một hình đẹp, rõ nét mà không giảm chất lượng.Cách làm như sau:
Chèn hình vào Slide trống ( sao chép và dán).
Click phải chuột vào hình ảnh, chọn Show Picture Toolbar.
Chọn chức năng Crop (chọn biểu tượng )
Dùng chuột dịch chuyển các điểm nút trên ảnh vào bên trong ảnh để cắt.
Chọn chế độ tăng giảm màu, ánh sáng cho ảnh More brightness
Kết quả , giáo viên có một ảnh đẹp như ý :
Bước 3 : Tạo hiệu ứng, liên kết các trang (slide)
*Tạo hiệu ứng :
Tạo hiệu ứng cho câu hỏi, đáp án, nội dung bài học, hình ảnh và tạo hiệu ứng cho các trang
Hiệu ứng các nội dung vừa phải, hợp lý, tránh việc lạm dụng gây mất tập trung và tốn thời gian không cần thiết. Để tạo hiệu ứng theo ý muốn, giáo viên làm như sau :
Chọn đối tượng trên màn hình, vào chế độ Slide Layuot, Custom Animation
Trong Custom Animation, giáo viên tiếp tục chọn mục Add Effect, gồm có các chế độ hiệu ứng :
Entrace : Các kiểu hiệu ứng xuất hiện
Emphasis : Các kiểu hiệu ứng đổi màu đối tượng
Exit : Các kiểu hiệu ứng biến mất đối tượng
Moon path : Các kiểu hiệu ứng chuyển động của đối tượng
Vào chế độ Custom Animation
Giáo viên có thể lựa chọn các hiệu ứng khác nhau. Nếu không phù hợp thì tiếp tục chọn lại theo ý thích nhưng phải hài hòa phù hợp với việc giảng dạy, không nên tạo hiệu ứng gây mất sự chú ý của học sinh.
Chế độ chọn
hiệu ứng
* Liên kết nội dung, các trang trong giáo án :
Việc liên kết khá đơn giản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì :
Liên kết giúp giáo viên tích hợp các nội dung giúp tiết kiệm diện tích trang khi soạn cũng như khi trình chiếu.
Liên kết các trang của giáo án giúp bài giảng chặt hơn, bài giảng có tính liên tục. Ngoài ra, liên kết giúp giáo viên khỏi phải quay lại trang trước khi đang dạy.
Liên kết giúp giáo viên chủ động về nội dung, giảm tải bài giảng, chủ động được thời gian trình chiếu . Khi cần thiết thể hiện nội dung khác có liên quan đến phần đang giảng. Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng đối tượng học sinh.
Muốn liên kết nội dung, giáo viên khối đen nơi cần liên kết. Sau đó, bấm tổ hợp phím Ctrl + K và chọn đối tượng ( nguồn ) cần liên kết.
Ví dụ : Để liên kết một đoạn phim hoặc hình ảnh, tư liệu ở mục 2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Giáo viên thực hiện các thao tác : khối cụm từ xem video clip, tiếp theo ấn và giữ phím Ctrl và ấn chữ K, màn hình sẽ hiện cửa mới và giáo viên giáo viên chọn video clip cần liên kết.
Khi trình chiếu đến mục 2, nếu giáo viên muốn xuất hiện nội dung đoạn video chỉ cần nhấp chuột vào xem video clip
Bấm phím Ctrl + K
Bước 3 : Sắp xếp các nội dung
Sắp xếp các nội dung trong từng slide, các slide trong toàn bài sao cho cân đối theo ý muốn của giáo viên.
Sắp xếp còn nhằm mục đích khi trình chiếu sẽ không bị khuất các nội dung trong slide.
Bước 4 Chạy thử và đóng gói bài giảng.
Chạy thử giúp giáo viên dễ dàng điểu chỉnh, hoặc sửa chữa những sai sót trong quá trình tạo hiệu ứng, hoặc sắp xếp chưa hợp lý nội dung
Nếu cẩn thận, giáo viên có thể trình chiếu thử trên máy của nhà trường trước để kiểm tra, tránh xảy ra các lỗi về kiểu chử, màu sắc….
Khi lưu bài giảng cần chú ý lưu các nội dung đã liên kết
Kết quả nghiên cứu đề tài :
Thực tế áp dụng các bước trên vào soạn giảng giáo án điện tử trên chương trình MS PowerPoint và thu được kết quả như sau :
Đầu năm
Giữa HKI
HKI
Giữa HKII
Thời gian
3 ngày
2 ngày
1 ngày
0.5 ngày
Hiệu quả
50%
70%
85%
100%
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy thời gian giáo viên soạn một tiết Địa lí trên Powerpoint đã giảm hẳn : Thời gian đầu năm, tôi phải mất khoảng 3 ngày chuẩn bị và soạn bài, nhưng đến giữa học kỳ II chỉ còn lại nửa ngày. Đồng thời hiệu quả sử dụng giáo án cũng được nâng cao rõ rệt qua từng thời điểm.Từ 50 % lên 70% rồi tiến dần đến 100%. Điều mở ra một tín hiệu khả quan cho hiệu quả ứng dụng của đề tài này. Tôi nhận thấy kỹ năng soạn một bài giáo án điện tử đã không còn quá khó, quá mất thời gian như trước nữa. Vì vậy, tôi càng có hứng thú hơn mỗi khi bắt tay vào soạn mội bài dạy mới.
C. KẾT LUẬN
1.Bài học kinh nghiệm :
Sử dụng giáo án điện tử vào quá trình dạy học nói chung, trong môn Địa lí nói riêng rất phù hợp với xu thế hiện nay. Giáo án điện tử có nhiều ưu điểm mà giáo viên cần khai thác triệt để : giúp đổi mới phương pháp, tạo hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. . Để soạn một giáo án điện tử môn Địa lí ít tốn thời gian và công sức, đáp yêu cầu đổi mới phương pháp, giáo viên cần thực hiện các bước vào việc soạn giáo án trên chương trình Powerpoint như sau :
Bước 1: Xác định mục tiêu , trọng tâm bài học
Bước 2: Chuẩn bị các “nguyên liệu” cần thiết cho giáo án
Bước 3 : Tạo hiệu ứng, liên kết các trang (slide)
Bước 3 : Sắp xếp các nội dung
Bước 4 Chạy thử và đóng gói bài giảng.
Ngoài ra, giáo viên cần : nâng cao trình độ tin học, trình độ chuyên môn thông qua thực tế soạn giảng giáo án, dự giờ,qua trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.Hình thành thói quen sưu tầm các tài liệu tranh ảnh, phim về khoa học Địa lí nhằm xây dựng kho tư liệu riêng để tiện sử dụng khi cần.Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các chuyên đề, các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy do cấp trên tổ chức. Phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo ,mạnh dạn soạn nhiều tiết dạy trên Powerpoint .
2.Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài :
Nếu đề tài được Hội đồng đánh giá có tính khả thi cao , hướng tới đề tài có thể phổ biến cho giáo viên cùng bộ môn trong trường và giáo viên cùng môn các trường trong huyện.
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài :
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài“ Các bước soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả trên Microsoft PowerPoint ở môn Địa Lí” , tôi dự định tiếp chọn “Hướng dẫn giáo viên sử dụng chương trình vẽ bản đồ tư duy (Mind map) vào soạn giáo án điện tử môn Địa lí” làm đề tài nghiên cứu.,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các bước soạn giáo án điện tử nhanh và hiệu quả môn địa lí trên ms powerpoint.doc