Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu, v.v. các tổ chức chuyên nghiên cứu đai diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn Quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng biểu hiện cụ thể như sau:
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các công cụ điều chỉnh xuất nhập khẩu của EU giai đoạn 1995 - 1997, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thức thống nhất. Điều này liên quan đến danh mục các mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hoá kết hợp với việc thực hiện GSP.
Đặc biệt khi làm rõ đặc điểm trong chính sách ngoại thương EU, cần phải nghiên cứu biểu thuế quan có liên quan đến xuất xứ của hàng hoá theo quy định của liên minh. Xuất xứ hàng hoá của EU được quy định cụ thể như sau:
-Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.
- Đối với các sản phẩm sản xuất tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%: đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế, ở dạng rời sản xuất trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu;..)
EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 29% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu của Indonesia, 10% của Thái lan, 15% của Singapone. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ là: 20%+15%+10% = 60%. Mặt hàng này sẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP. Đây là đặc điểm về xuất xứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và vận dụng.
2 Chính sách phi thuế quan
2.1 Hạn ngạch
Là một công cụ được EU sử dụng để hạn chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và phân bổ theo hạn ngạch theo chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển trong khung khổ của GSP. Những hạn ngạch này nằm cho quy chế 519/94 (của khối EU cũ) áp dụng cho một số nước chưa phải là thành viên của WTO. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, những hạn chế về định lượng được thoả thuận là phải dỡ bỏ vào năm 2005. Hiện nay, một số mặt hàng của Việt Nam như hàng dệt may, một số loại thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU cũng phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch.
2.2 Hàng rào kỹ thuật
Rào cản kỹ thuật chính là quy mô chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Những mặt hàng xuất khẩu như hải sản, nông sản thực phẩm và dược liệu của Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu này của EU. Năm tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU cụ thể như sau:
1) Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Đây là hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, duy trì sự đồng nhất và phù hợp giữa chất lượng và giá thành. Có thể coi ISO 9000 như một "ngôn ngữ" xác định cam kết cung ứng sản phẩm có chất lượng đáng tin cậy cũng như "phương tiện thâm nhập" vào thị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và thực hiện.
2) Tiêu chuẩn 2: tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Về phương diện này, EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu. HACCP là hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các trọng yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trực phẩm và các ngành có liên quan (chăm nuôi, trồng trọt) Hệ thống này có tính bắt buộc với các công ty nước ngoài. Nhưng từ ngày 1/1/1993, EU đã ra một văn bản hướng dẫn nhập khảu hàng thuỷ sản nêu rõ: "Các điều khoản áp dụng cho nhập khẩu thuỷ sản từ nước thứ 3 phải tương đương với hàng lưu thông trong EU". Như vậy, một cách gián tiếp cơ chế này đã bắt buộc các nhà xuất khẩu nước những ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP khi muốn thâm nhập vào thị trường EU. Các công ty chế biến thực phẩm của việt nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
3) Tiêu chuẩn 3: tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng EU đã thông qua những quy định về độ an toàn chung của sản phẩm hay các định chuẩn. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông của châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn. Theo hệ thống quy chế này, kỹ mã hiệu là quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá trên thị trường EU và được quy định rất nghiêm ngặt, cụ thể đối với một số nhóm hàng của nước ta như sau:
- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phần, thành phần, trọng lượng ròng, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng.
- Các loại thuốc mem đều phải được kiểm tra, đăng ký và phải được các cơ quan thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi được bán ra trên thị trường. Giữa các cơ quan thẩm quyền này và uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán trên thị trường.
4) Tiêu chuẩn 4: tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thị trường EU yêu cầu các hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái (ecolabels) hoặc nhãn tái sinh theo quy định. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các thoả thuận quốc tế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm. Nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Như vậy, thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tôn trọng. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agrricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ kách nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn The social Accountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
5) Tiêu chuẩn 5: tiêu chuẩn về lao động EU cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất doanh nghiệp sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva (25/9/1926 và 7/9/1956) và các Hiệp ước lao động quốc tế số 29 và 105. Uỷ ban châu Âu (EC) tiền thân của EU có quyền đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/92956 và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105. Ví dụ, các hình thức lao động cưỡng bức bị cấm khi doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu như: lao động tù nhân, lao động trẻ em, v..vv...
Qua đây có thể thấy chính sách thương mại nói chung và chế độ quản lý nhập khẩu nói riêng của EU là rất phức tạp. Do đó, việc thu thập và phổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất của Việt Nam là việc làm cần có tầm quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay. Theo cách tính toán của UNCTAD ( Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại phát triển), do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy định về thủ tục của EU, Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng được khoảng 48% các ưu đãi của EU trong chế độ GSP.
EU sử dụng "rào cản kỹ thuật" là biện pháp chủ yếu để đảm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập vào được thị trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không.
EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng khó tính về mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam, nơi giá cả có vai trò quyết định trong vịêc mua hàng, đối với phần lớn người châu âu thì "thời trang" là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, thời trang và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc nhiều nước châu âu khác, đặc biệt là Trung Quốc, với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có nhiều kinh nghiệm có mặt ở thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thâm nhập thi trường này. Ngày nay, EU là một thị trường mở có quy mô lớn đối với các nhà đầu tư và các sản phẩm nước ngoài. Do đó, nó là một thị trường mang tính cạnh tranh rất lớn vì lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này đang bị sức ép rất mạnh của Trung Quốc (giày dép, dệt may, hàng điện tử, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ), hàng Indonesia (dệt may, giày dép,..). Phần lớn hàng của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của Việt Nam về chất lượng, giá cả và nguồn cung cấp ổn định. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắng trong cạnh tranh, đánh bại các đối thủ chiếm lĩnh thị trường. Để làm được việc đó, hàng xuất khẩu Việt nam phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng tốt 5 tiêu chuẩn của sản phẩm (chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động). Ngay từ lúc này, chúng ta cần phải thực hiện việc cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá và sản xuất sản phẩm theo thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU.
2.3 Chính sách chống bán phá giá.
Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá "thông thường". Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn. Cách tính giá "thông thường" của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đề làmức lợi nhuận như thế nào mới được coi là thích hợp. Xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới 30%.
Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chống phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp được thoả thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT. Quy chế chống phá giá năm 1996 quy định việc áp dụng thế chống bán phá giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các đìều kiện.
- Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU; hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
- Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ lệ ngịch với lợi ích thu được.
Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì chúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá. Luật pháp của EU cho phép thực hiện điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng của các sản phẩm, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp, các chi phí bán hàng như vận chuyển vận chuyển và tiền trả hoa hồng. Tuy nhiên, EU bị phê phán là không tính đến nhưng mức khác biệt lớn hơn về sản lượng bán ra trên thị trường nội địa hoặc về hoạt động Marketing khi bán hàng. Phương pháp so sánh các mức giá của EU cũng bị phê phán (đặc biệt từ phía Nhật Bản) vì các chi phí bán không được tính đến trên thị trường EU nhưng lại được tính đến trên thị trường nội địa, dẫn đến làm tăng thêm mức chênh lệch giá.
Khi mức bán phá giá được tính đến trên thị trường đó có làm tổn hại đến ngành sản xuất nội địa hay không. Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các chỉ số như lợi nhuận công suất hoạt động và thị phần. Quá trình này cần đến việc thu nhập và xử lý một lượng thông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại.
Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngành sản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống phá giá hoặc chấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu lên. Thông thường, các bên không nên áp dụng đặt mức thuế chống phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho việc ngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây ra. EU thường tính toán ở mức độ tổn thất và áp đặt mức thuế đúng bằng mức đó . Về nguyên tắc, các biện pháp chống bán phá giá thường là các mức thuế tính theo giá trị. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng đồng nhất như nguyên liệu, nông sản thì thuế tính theo số lượng thường được áp dụng. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu.
2.4 Các biện pháp về quản lý hành chính
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu, v.v.. các tổ chức chuyên nghiên cứu đai diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn Quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng biểu hiện cụ thể như sau:
- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói sản phẩm phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
- Các loại thốc men đều phải được kiểm tra chặt chẽ, phải đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi sản phẩm được bán ra trên thị trường EU. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời, có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên của loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng. Nếu các sản phẩm không ghi đúng như vậy thì không được bán trên thị trường bất cứ nước EU nào.EU ngày nay được xem như là một "đại quốc gia" ở châu Âu chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia.
Nói một cách chung nhất, tác động trực tiếp của chính sách bảo hộ nói trên là đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, còn người tiêu dùng của EU thì bị đánh thuế. Tuy nhiên, sự bảo hộ như vậy chỉ là bề ngoài vì nó phụ thuộc không chỉ vào các mức thuế linh hoạt và các chính sách, công cụ khác. Đây chỉ là hình thức bảo hộ danh nghĩa vì các mức thuế linh hoạt và các chính sách, công cụ khác còn phụ thuộc vào các yếu tổ tiền tệ tỷ giá hối đoái nữa. Do các mức giá nói trên được tính bằng EURO trong khi giá thế gới nhìn chung lại được tính bằng USD, nên khi USD lên giá so với EURO thì các mức đó sẽ giảm xuống hoặc ngược lại. Có chế giá cả và kiểm soát đối với từng sản phẩm cũng có tác động đến quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Lý do là vì cơ chế này ảnh hưởng không chỉ tới nhu cầu nhập khẩu và lượng hàng hoá dành cho xuất khẩu. Do các cơ chế kiểm soát nói trên làm mức giá nội địa cao hơn mức giá trên thị trường thế giới cho nên sản xuất có xu hướng gia tăng, và tiêu dùng có xu hướng giảm sút. Kết quả là nhập khẩu của EU có xu hướng giảm trong mức cung xuất tăng lên. Tuy mức giá chung cao hơn mức giá thế giới. Nhưng nhập khẩu lại có xu hướng giảm sút vì tác dụng của các mức thuế quan linh hoạt, còn xuất khẩu được khuyến khích bởi cơ chế tài chính, thuế quan. Nên có khuynh hướng tăng lên.
2.5 Biện pháp thể chế, quản lý nhập khẩu
Các công cụ hành chính khác nhằm quản lý nhập khẩu: hiện nay để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại và để khắc phục với những trở ngại trong buốn bán với thế giới thứ ba, EU còn ban hành chính sách chống bán phá giá (anti - dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế "chống xuất khẩu bán phá giá". Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU lại cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. và trên cơ sở các chỉ tiêu nhân đạo và bảo vệ môi trường, EU cũng cấm nhập khẩu lông thú động vật bị gãy bằng các dụng cụ đúc bằng thép từ (1/121979).
Ngoài những công cụ hành chính quản lý nhập khẩu, EU còn phân biệt hai nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm I) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh (nhóm II). (trong đó có Việt Nam) chịu sự quản lý chặt và thường phải xin phép trước khi nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là một sự phân biệt đối xử bất lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU trong suốt một thời gian dài. Cho đến ngày 14/5/2000, EU mới chính thức "công nhận Việt Nam áp dụng kinh tế thị trường".
2.6. Chính sách tỷ giá hối đoái
Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là một nhóm các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình.
Các thành viên chính thức
Khu vực Euro:
Khu vực Euro (17)
Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro(8)
Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro(1)
Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập hệ thống Euro nhưng với quyền rút khỏi hệ thống(1)
Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng(5)
Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp(4)
Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh.
Có 17 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Cyprus, Đức, Hà Lan,Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Malta, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha,Ý, Slovenia, Slovakia, Estonia.
Tháng 11 năm 2004, Hy Lạp đã không thỏa mãn đủ các điều kiện gia nhập theo thời điểm quy định trong Hiệp định Masstricht. Hơn nữa Hy Lạp đã che dấu vụ thâm hụt ngân sách quốc gia và báo cáo giả mạo các số liệu cho Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên sự việc này không có hậu quả pháp lí vì các hiệp định đều không đề cập đến những trường hợp kể trên.
Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco, San Marino, Toà thánh Vatica.
Thành viên không chính thức
Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU), Kosovo, Montenegro .
Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định với Euro
Hai quốc gia trong vùng Euro, Hà Lan và Pháp, có địa phận ở hải ngoại. Tiền tệ của các địa phận thuộc Hà Lan (đồng Florin của Aruba và đồng Gulden của Antillen) đã và vẫn đang gắn với đồng Đô la Mỹ và không bị tác động bởi việc đưa đồng Euro vào lưu hành tại Hà Lan cũng như trong các nước thành viên khác.
Tại các địa phận thuộc Pháp phải phân biệt giữa các khu hành chính hải ngoại (tiếng Pháp: Départements d’Outre-Mer) bao gồm Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Réunion, và các lãnh thổ đặc biệt (tiếng Pháp: Collectivités Territoriales) là Saint Pierre và Miquelon và Mayotte. Trong tất cả các địa phận nói trên đồng Euro có giá trị từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Các départements được "tự động" bao gồm trong việc đưa đồng Euro vào lưu hành thông qua các hiệp định với Pháp. Các collectivités territoriales đã phải cần đến một quyết định riêng của hội đồng hành chính (quyết định của hội đồng vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 về các quy định tiền tệ trong các lãnh địa thuộc Pháp Saint-Pierre và Miquelon và Mayotte).
Các quốc gia châu Phi dùng đồng CFA-Franc có tỷ giá cố định với Euro
Thêm vào đó, đồng Euro đã trở thành một ngoại tệ quan trọng trong nhiều nước như là một sự lựa chọn khác thay cho đồng Đô la Mỹ. Một vài loại tiền tệ trước đây gắn liền với các tiền cũ trước Euro nay có tỷ giá hối đoái cố định với Euro:
• Bosna và Hercegovina, 1 EUR = 1,95583 Mark Bosna và Hercegovina (đồng mark chuyển đổi), tương ứng với tỷ giá của đồng Mark Đức.
• Bulgaria, 1 EUR = 1,95583 BGN, tương ứng với tỷ giá của đồng Mark Đức.
• CFA-Franc, 1 EUR = 655,957 XAF/XOF (tương ứng với tỷ giá của đồng Franc Pháp cũ trước 1960).
• CFP-Franc, 1 EUR= 119,2529826 XPF
• Cabo Verde, 1 EUR = 110,265 CVE.
• Comores, 1 EUR = 491,9677 KMF.
• Latvia, 1 EUR= 0,702804 LVL.
• Litva, 1 EUR = 3,4528 LTL.
Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva gắn kết đồng nội tệ vào đồng Euro thông qua Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II), quy định khoảng dao động của các đồng nội tệ này so với đồng Euro. Đồng Kroon của Estonia được gắn kết với đồng Mark Đức từ trước khi có Euro và vì thế đã gắn kết với đồng Euro trước khi gia nhập Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Các quốc gia này đã thực hiện bước đầu tiên để có thể đưa tiền tệ chính thức của cộng đồng vào lưu hành ngay từ năm 2006.
Các quốc gia trong EU tạm thời không sử dụng đồng Euro
Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã quyết định không dùng tiền tệ mới và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia. Ngày 14 tháng 9 năm 2003, qua một cuộc trưng cầu dân ý, Thụy Điển từ chối không tham gia Liên hiệp Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Theo hiệp định gia nhập vào EU của Thụy Điển, đất nước này phải đưa đồng Euro vào lưu hành như là tiền tệ chính thức và như thế là thật ra không có khả năng lựa chọn. Thụy Điển hiện thời đang ngăn trở việc đưa đồng Euro vào sử dụng bằng cách không hoàn thành việc gia nhập vào Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Ngược lại Anh và Đan Mạch có quyền dứt khoát không tham gia đã được thỏa thuận trong hiệp định.
Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Síp gia nhập EU ngày 1 tháng 1 năm 2004, Bulgaria và Romania mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Các quốc gia EU mới này không có khả năng từ chối đồng Euro như Anh và Đan Mạch, nhưng lại chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác). Sau khi thỏa mãn các điều kiện, Slo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các công cụ điều chỉnh xuất nhập khẩu của EU và đề xuất hướng đi cho xuất khẩu Việt Nam.doc