Tiểu luận Các điều kiện để bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật

MỤC LỤC

A: Lời mở đầu.

B: Nội dung.

1: Yêu cầu về chất lượng và tính khả thi của văn bản pháp luật.

2: Thực trạng về tính khả thi của văn bản pháp luật hiện nay.

2.1: Ưu điểm.

2.2:Những hạn chế.

2.3: Những nguyên nhân dẫn đến ban hành văn bản pháp luật thiếu tính khả thi.

3: Các biện pháp bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

3.1: Biện pháp để nội dung của văn bản phù hợp với thực tiễn.

3.2: Biện pháp đảm bảo cho văn bản pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc.

C: Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các điều kiện để bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A: Lời mở đầu. B: Nội dung. 1: Yêu cầu về chất lượng và tính khả thi của văn bản pháp luật. 2: Thực trạng về tính khả thi của văn bản pháp luật hiện nay. 2.1: Ưu điểm. 2.2:Những hạn chế. 2.3: Những nguyên nhân dẫn đến ban hành văn bản pháp luật thiếu tính khả thi. 3: Các biện pháp bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. 3.1: Biện pháp để nội dung của văn bản phù hợp với thực tiễn. 3.2: Biện pháp đảm bảo cho văn bản pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc. C: Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. A: LỜI MỞ ĐẦU Văn bản pháp luật là một công cụ rất quan trọng trong quản lí nhà nước và đảm bảo trật tự xã hội. Các văn bản pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Tuy nhiên để văn bản pháp luật có thể giải quyết được các vấn đề xã hội một cách hiệu quả và được mọi người tin tưởng vào hệ thống pháp luật của nước ta thì cần phải bảo đảm được tính khả thi của các văn bản pháp luật. Việc đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm tính khả thi của các văn bản này là vô cùng cần thiết trong thực tiễn các văn bản pháp luật được ban hành còn rất nhiều bất cập như hiện nay. Vì thế em xin chọn đề tài: “Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật.” là nội dung bài tập lớn học kì bộ môn xây dựng văn bản. B: NỘI DUNG 1: Yêu cầu về chất lượng và tính khả thi của văn bản pháp luật. Tính khả thi của một văn bản pháp luật là khi một văn bản pháp luật ra đời điều chỉnh vấn đề nó quy định một cách có hiệu quả, hợp lí,được nhân dân ủng hộ và tự giác chấp hành.Những văn bản đó cũng cấn phải hợp hiến, hợp pháp thống nhất với các văn bản luật có hiệu lực cao hơn. Muốn vậy văn bản pháp luật cần phải có đủ chất lượng. Chất lượng của VBPL là cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Chất lượng của VBQPPL cần được xem xét cả về hình thức và nội dung của VBPL. _Về hình thức thể hiện, chất lượng của VBPL được thể hiện trước hết ở sự phù hợp giữa nội dung với hình thức của văn bản. VBPL phải đầy đủ, chặt chẽ giữa các quy trình ban hành văn bản như: thẩm quyền ban hành, quá trình soạn thảo, thông qua; kết cấu của văn bản; tính chặt chẽ, lôgíc, tính chính xác của các thuật ngữ pháp lý được sử dụng, sự trong sáng của lời văn, mức độ phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật hiện có của đa số quần chúng nhân dân. _Về hình thức cấu trúc, VBPL phải được cấu trúc chặt chẽ, logic, khoa học, có chương, phần, điều, khoản phù hợp tạo thành hệ thống thống nhất. Trong văn bản, mỗi quy định, chương, phần… cũng có cấu trúc thích hợp. Giữa các bộ phận, các quy định của văn bản luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau. Đây là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích và tính triệt để trong việc thực hiện pháp luật. VBPL được ban hành phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ không chồng chéo, mâu thuẫn, luôn bảo đảm sự thống nhất, phải có tính toàn diện tính phù hợp (phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, với các công cụ điều chỉnh khác, với pháp luật quốc tế, với cơ chế thực thi pháp luật hiện hành…) và trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Nội dung của VBPL phải bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội của đất nước. Nó phải phản ánh đúng các quy luật kinh tế, những điều kiện kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất tồn tại trong đất nước; phản ánh sâu sắc định hướng chính trị xã hội của đất nước, thể chế hoá chính xác, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và thể hiện ở mức độ cao nhất, đầy đủ nhất ý chí của nhân dân; bảo đảm tính hợp lý trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau như lợi ích của toàn xã hội, của giai cấp, của các nhóm xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân... trên phạm vi cả nước, từng địa phương và mỗi cộng đồng; phù hợp với đạo đức, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đất nước; phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế (các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia); đưa ra được phương án tốt nhất với những phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp để thông qua đó có thể đạt được mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước; đề ra được những mục đích phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Cần đảm bảo được những nội dung trên thì văn bản mới có tính khả thi cao. 2: Thực trạng về tính khả thi của văn bản pháp luật hiện nay. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để nhằm mục đích quản lý, điều hành mọi hoạt động của đất nước. Việc ban hành văn bản pháp luật phải theo những quy định của pháp luật. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành cần được thẩm định nghiêm túc và khách quan. Một trong những nội dung quan trọng phải được thẩm định quy định tại khoản 3, điều 36, Luật Ban hành văn bản pháp luật là “Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện”. Quy định trên rất hợp lý và cần thiết để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, thiết nghĩ nếu một văn bản pháp luật ban hành xa rời thực tế, hay tạo ra những tác động tiêu cực hay khó thi hành sẽ gây ra những tốn kém không cần thiết cả về thời gian và tiền bạc. 2.1: Ưu điểm. Nhìn chung các văn bản pháp luật được ban hành dựa trên những vấn đề phát sinh từ thực tế cuộc sống và đã giải quyết được những quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Phát huy được vai trò không thể thiếu của mình trong việc quản lí nhà nước và trật tự xã hội. Các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đẫ và đang nỗ lực cố gắng xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật, hợp hiến và hợp pháp đảm bảo được tính khả tính khả thi cao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều những bất cập và hạn chế. 2.2:Những hạn chế. Quy định của pháp luật và ý nghĩa của việc đảm bảo tính khả thi của văn bản là đã rõ và về mặt lý thuyết không có ai phản đối. Tiếc thay, hiện nay đã và đang xuất hiện khá nhiều văn bản không có tính khả thi hoặc tính khả thi rất thấp. Trước hết phải kể đến một số nghị định của Chính phủ, bao gồm cả những văn bản đã được ban hành và những văn bản đang là dự thảo. Xuất hiện nhiều quy định xa rời thực tế hơn cả là Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ (NĐ 34) “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Trong nghị định này, ít nhất cũng có ba điều xa thực tế, đó là: quy định xử phạt vi phạm Luật Giao thông đối với người đi bộ; quy định xử phạt những người hành nghề xe ôm không đeo biển hiệu và không có trang phục do cấp tỉnh quy định để phân biệt với những người tham gia giao thông khác; quy định xử phạt với những lái xe vận chuyển container không có bằng FC. Việc xử phạt vi phạm Luật Giao thông đối với những người đi bộ, đặc biệt là những người không mang theo giấy tờ tùy thân, tiền thì biết phạt bằng cách nào. Mà dù có mang theo giấy tờ hoặc tiền mà họ không tự giác nộp phạt thì CSGT cũng khó thực hiện, không thể khám người hoặc tạm giữ người vi phạm. Chính vì lý do này mà dường như từ ngày NĐ 34 có hiệu lực đến nay, chưa có người đi bộ nào bị phạt vi phạm Luật Giao thông. Ngoài ra, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cũng xa rời thực tế đến mức nghiêm trọng với quy định thương nhân phân phối LPG cấp I phải có 800 mét khối dung tích bồn chứa và 300.000 chai LPG. Khi ban hanh văn bản này người dự thảo không tính đến việc để đáp ứng được những điều kiện đó, mỗi thương nhân phân phối LPG cấp I phải có ngay một số vốn khoảng 200 tỉ đồng, chưa tính tiền thuê đất. Hơn nữa, nếu xét về quy mô kinh doanh, những điều kiện đó là không cần thiết, gây lãng phí lớn đối với các doanh nghiệp. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 “Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” cũng bao gồm không ít nội dung chưa rõ ràng. Vì vậy, Bộ Tài chính cũng đang rất vướng khi phải ban hành ngay một thông tư hướng dẫn. Quan trọng hơn, NĐ 51 đã chuyển từ cực này sang cực kia trong việc quản lý tạo lập và sử dụng hóa đơn. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sử dụng ít hóa đơn sẽ gặp khó khăn khi không được cơ quan thuế bán hóa đơn cho mà phải đặt in hóa đơn. Trên đây là một số bất cập của các văn bản pháp luật ban hành ra mà không có tính khả thi. Vậy vì sao lại có những hiện tượng trên? Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc thiếu tính khả thi của những văn bản pháp luật. 2.3: Những nguyên nhân dẫn đến ban hành văn bản pháp luật thiếu tính khả thi. Việc các văn bản pháp luật thiếu tính khả thi trong cuộc sống là do các nguyên nhân sau đây: _ Thứ nhất, các nhà làm luật khi ban hành các văn bản pháp luật đã không chú ý, dự đoán những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình áp dụng văn bản pháp luật vào thực tế cuộc sống. Do đó văn bản vừa ban hành, thậm chí là chưa có hiệu lực, đã phát sinh những điều bất hợp lý. _ Thứ hai, quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật về việc trưng cầu ý kiến đối với văn bản luật chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều 35 Luật ban hành văn bản pháp luật quy định về việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; điều 62 quy định về việc lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định. Hiện nay, việc lấy ý kiến, đặc biệt là ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, đã không được chú trọng bị bỏ qua hay đôi khi chỉ thực hiện về hình thức. _ Thứ ba, đội ngũ cán bộ công chức chưa làm tốt chức trách của mình, luôn đặt mình vào vị trí áp đặt ý chí cho nên không quan tâm lắng nghe ý kiến của nhân dân, nhiêu khi có kiến nghị của người bị văn bản pháp luật tác động nhưng các cán bộ không biết, hoặc biết mà làm ngơ hay hứa sẽ giải quyết nhưng không làm một cách triệt để. _Thứ tư, do có nhiều văn bản pháp luật ban hành điều chỉnh một vấn đề nhưng lại không đồng bộ thống nhất, trái với hiến pháp dẫn đến việc người dân muốn thực hiện đúng cũng khó. Trong thực thi luật, các đối tượng thi hành phải tìm đến văn bản hướng dẫn để thực hiện. Trong khi có tranh chấp, xung đột pháp luật, Toà án phải căn cứ vào văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất để phân xử. Tuy nhiên nhiều quy định của luật không cụ thể, chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn mâu thuẫn dẫn đến rất khó cho hoạt động áp dụng pháp luật. Việc xử lý tranh chấp bế tắc hoặc kéo dài tranh chấp mà không rõ hồi kết. Điều này làm giới hạn tính khả thi của luật.  _Thứ năm, do thực tế đất nước có nhiều biến chuyển những văn bản cũ đã không còn phù hợp với thực tế đất nước. _Thứ sáu: Do ý thức chấp hành luật của nhiều người còn thấp, không tự giác chấp hành, hay cố tính làm sai gây ra việc văn bản pháp luật ban ra mà không được thực thi một cách có hiệu quả. 3: Các biện pháp bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Từ những nguyên nhân đưa ra như trên, bài viết xin đưa ra một số những biện pháp để đảm bảo tính khả thi cho văn bản pháp luật để văn bản hợp lí về cả nội dung và được đảm bảo thi hành trên thực tế một cách nghiêm túc. 3.1: Biện pháp để nội dung của văn bản phù hợp với thực tiễn. _ Thứ nhất, cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Khi đạo luật đưa vào chương trình xây dựng pháp luật thì trước hết phải xác định rõ ràng, dứt khoát phạm vi điều chỉnh của dự án. Không thể vừa làm vừa bổ sung hay thay đổi phạm vi điều chỉnh. Vì phạm vi điều chỉnh liên quan đến toàn bộ nội dung của dự án. Thay đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh sẽ dẫn đến thay đổi nội dung dự luật. Việc xác định phạm vi điều chỉnh đối với các dự án luật khác nhau và có tác động trực tiếp đến tính khả thi. Có luật lớn phạm vi điều chỉnh rộng. Có luật điều chỉnh mối quan hệ xã mới hình thành, chưa thực sự ổn định. Có luật sửa đổi bổ sung một số điều nhằm tới các mối quan hệ xã hội cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh ngay từ khâu soạn thảo. Sự thay đổi phạm vi điều chỉnh như vậy có thể sẽ đưa dự án trở về vị trí ban đầu, rất mất thời gian và không có sự chuẩn bị chu đáo. _Thứ hai, để ban hành được văn bản pháp luật có tính khả thi thì vai trò của người soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm định, thẩm tra là rất quan trọng. Người soạn thảo phải có năng lực nhận thức các vấn đề xã hội, chí công vô tư, đặt lợi ích của quốc gia và nhân dân lên hàng đầu, phải xác định đây là công việc vô cùng quan trong, vì thế trong quá trình thực hiện phải ngiêm túc, trung thực. _ Thứ ba, cần đánh giá , nghiên cứu về thực tế cuộc sống và cần phải có ước tính các điều kiện để bảo đảm tính khả thi của từng quy định. Khi đặt ra các quy định liên quan đến quy trình, thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến người dân, cơ quan soạn thảo cần chú ý tham khảo thêm ý kiến của họ. Vì họ là đối tượng chịu tác động trực tiếp, những ý kiến đóng góp của họ rất thiết thực và nếu văn bản trái ngược với sự mong muốn của người chịu tác động thì đôi khi văn bản pháp luật sẽ bị phản tác dụng. Khi xây dựng văn bản và dự thảo từng quy định quan trọng của văn bản nếu người soạn thảo đánh giá được tác động kinh tế - xã hội cũng như dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành văn bản (khía cạnh tích cực, tiêu cực) thì văn bản khi được áp dụng, chắc chắn sẽ có tính khả thi cao. _ Thứ tư, cần có sự phối hợp giữa các ngành các cấp có liên quan đến nội dung văn bản pháp luật để nhận được những báo cáo hiệu quả. Việc tổng hợp các báo cáo, số liệu nghiên cứu từ các cơ quan có liên quan sẽ giúp ích rất nhiều cho người soạn thảo và cũng giúp ích cho cả các cơ quan có thẩm quyền xem xét về nội dung dự thảo văn bản. Từ những nghiên cứu đó người soạn thảo có thể soạn thảo một văn bản với tính khả thi cao. Tuy nhiên trong trường hợp văn bản pháp luật ban hành phải cần sự phối hợp của nhiều cơ quan thì việc xác định rõ trách nhiệm cũng cần thiết, tránh trường hợp “cha chung không ai khóc” hoặc thiên về cục bộ, dẫn đến áp dụng một cách lúng túng làm cho văn bản có tính khả thi thấp. - Thứ năm, để có được một văn bản có chất lượng tốt thì các quy định của văn bản đó phải được soạn thảo sao cho có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý và đồng thời bảo đảm về chất lượng của ngôn ngữ soạn thảo… Đôi khi, người ta chỉ chú ý đến toàn bộ văn bản mà ít coi trọng các quy định cụ thể của văn bản đó. Điều này xảy ra với cả văn bản do cơ quan nhà nước trung ương ban hành cũng như địa phương ban hành. Vì thế phải rà soát kĩ từng chi tiết nhỏ trước khi ban hành văn bản pháp luật. Ngôn ngữ và cách hành văn trong văn bản pháp luật phải rõ nghia, tránh gay ra hiểu lầm và khiến người áp dụng văn bản thực hiện sai các quy định để đưa ra một văn bản pháp luật tiêu chuẩn cả về nội dung và hình thức. Xây dựng quy phạm pháp luật cụ thể. Luật càng quy định cụ thể thi tính khả thi càng cao. Quy đinh cụ thể thì không qua khâu trung gian hướng dẫn thi hành; không phải chờ đợi, phải đối chiếu, phải cân nhắc hiệu lực pháp lý...  _Thứ sáu, Cần phải ban hành văn bản một cách thống nhất, luôn luôn bán sát thực tiễn để kịp ban hành những văn bản điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong xã hội. Cũng cần lưu ý khi ban hành, sửa đổi hay huỷ bỏ một quy định pháp luật nào đó phải quán triệt nguyên tắc là việc ban hành, sửa đổi hay huỷ bỏ phải mang lại những lợi ích lớn hơn, lâu dài hơn so với những thiệt hại có thể có trước mắt. 3.2: Biện pháp đảm bảo cho văn bản pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc. Văn bản có tính khả thi cao khi các quy định của văn bản không chỉ có tính cưỡng chế với người dân mà người dân cũng phải thấy rằng sự cưỡng chế đó là hợp lý,hợp với mong muốn và nguyện vọng của nhân dân và vì lợi ích chung mà pháp luật cần có để tạo ra các chuẩn mực chung áp dụng cho mọi người. Các quy định không được sự ủng hộ của nhân dân là các quy định mà đa số người dân thấy không hợp lý, và chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích nhất định. Vì thế muốn mọi người tuân thủ một cách nghiêm túc thì phải đưa ra được các văn ban pháp luật hợp tình hợp lý. Biện pháp này chỉ được áp dụng khi các văn bản được ban hành đảm bảo được những yêu cầu nêu ra ở phần một. Ý thức chấp hành pháp luật của một số người chưa cao, hoặc cố tính làm sai dẫn đến văn bản pháp luật ban ra nhưng không đạt được hiệu quả cao nhất. Vì thế cần tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân để nâng cao việc chấp hành. Mặt khác cũng cần có những chế tài đủ mạnh để răn đe những kẻ cố tình làm sai những quy định gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và lợi ích của đại bộ phận nhân dân. C: KẾT LUẬN Trên đây là một số ý kiến về thực trạng tính khả thi của văn bản pháp luật, từ đó đưa ra một số những biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm không đáng có về tính khả thi của văn bản pháp luật. Mong rằng những biện pháp đó có thể phần nào giúp nâng cao tính khả thi của văn bản pháp luật trong thực tiễn cuộc sống, để những văn bản đó thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lí đất nước và đảm bảo trật tự xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội 2008. 2: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 3: TS. Nguyễn Minh Đoan. Trường ĐH Luật Hà Nội. Các tiêu chí đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. 4:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác điều kiện để bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật.doc
Tài liệu liên quan