Giai đoạn thứ nhất, Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa . chủ nghĩa tư bản ra đời từ chế độ phong kiến. So với chế độ phong kiến sự khác biệt thấy rõ nhất là ở chỗ: tư liệu sản xuất được tập trung vào tay các nhà tư sản và công nhân lúc này mất hết tư liệu sản xuất buộc phải làm thuê cho tư bản do đó xuất hiện các xưởng thủ công lớn. ở giai đoạn phát triển đầu tiên quá trình sản xuất tồn tại chủ yếu dưới dạng hiệp tác giản đơn. hiệp tác giản đơn là một hinh thức xã hội hoá lao động, là hinh thức hiệp tác của nhiều người lao động cùng làm một việc theo kế hoạch trong cùng một thời gian, trên cùng một không gian, ở đây chưa có phân công và sử dụng công cụ thủ công để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điểu khiển của cùng một nhà tư bản.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Như chúng ta đã biết nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ thực tế bắt đầu ở nơi nào mà cũng một tư bản cá biệt ấy thuê nhiều công nhân trong cùng một lúc, do đó quá trình lao động mở rộng quy mô của nó và cung cấp sản phẩm với một số lượng lớn. Sự hoạt động của một số công nhân làm việc trong cùng một thời gian, trên cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, đó là điểm xuất phát lịch sử và logic của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự khác nhau ban đầu của nền sản xuất nhỏ so với nền sản xuất lớn thuần tuý chỉ có tính chất số lượng. đứng về bản thân phương thức sản xuất mà xét thì công trường thủ công chẳng hạn, lúc đầu hầu như chỉ khác ngành công nghiệp thủ công phường hội ở chỗ một số lượng công nhân đông hơn được tư bản thuê cùng một lúc. Con số công nhân đó tự bản thân không gây ảnh hưởng gì đến tỷ suất giá trị thặng dư, hay mức độ bóc lột sức lao động, còn đối với việc sản xuất ra giá trị hàng hoá thì nói chung mọi thay đổi về mặt chất lượng trong quá trình lao động hình như không quan trọng.
Để rút ra những kết luận có tính quy luật từ quá trình hình thành và phát triển của các giai đoạn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước tiên cần có sự phân tích từng giai đoạn một để thấy được những bước phát triển tuần tự sự chuyển hoá dần dần.
Giai đoạn thứ nhất, Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa . chủ nghĩa tư bản ra đời từ chế độ phong kiến. So với chế độ phong kiến sự khác biệt thấy rõ nhất là ở chỗ: tư liệu sản xuất được tập trung vào tay các nhà tư sản và công nhân lúc này mất hết tư liệu sản xuất buộc phải làm thuê cho tư bản do đó xuất hiện các xưởng thủ công lớn. ở giai đoạn phát triển đầu tiên quá trình sản xuất tồn tại chủ yếu dưới dạng hiệp tác giản đơn. hiệp tác giản đơn là một hinh thức xã hội hoá lao động, là hinh thức hiệp tác của nhiều người lao động cùng làm một việc theo kế hoạch trong cùng một thời gian, trên cùng một không gian, ở đây chưa có phân công và sử dụng công cụ thủ công để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điểu khiển của cùng một nhà tư bản.
Chính quy luật giá trị là một yếu tố tiên quyết cho việc hình thành và phát triển của hợp tác giản đơn. Mác trong bộ tư bản của mình băng những lập luận logic và chặt chẽ đã minh chứng cho điều đó. ông đã lý luận rằng “ngay cả khi phương thức lao động không thay đổi, việc sử dụng một số lớn công nhân cùng một lúc cũng gây ra một cuộc cách mạng trong những điều kiện vật chất của quá trình lao động”. So với sản xuất hàng hoá giản đơn, hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa chưa có thay đổi nhiều về mặt kỹ thuật, nhưng đã có những bước tiến về tổ chức sản xuất. Do hiệp tác giản đơn mà đã san bù đi những chênh lệch cá nhân về thể lực, về tài nghệ chuyên môn làm cho hao phí lao động làm ra sản phẩm gần sát với hao phí lao động xã hội. việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhờ thế mà đều đặn và ổn định hơn. chúng ta nhấn mạnh rằng nhiều công nhân bổ sung cho nhau cùng làm một việc hoặc một loại công việc như nhau , vì hình thức lao động chung giản đơn nhất đó cũng có một tác dụng lớn ngay cả trong hình thức hiệp tác phát triển nhất. Nếu quá trình lao động là một quá trình phức tạp thì chỉ việc kết hợp một khối đông những người lao động làm việc chung với nhau cũng đã cho phép phân phối những công việc khác nhau cho những người khác nhau, do đó tiến hành những công việc ấy một lúc, và nhờ thế mà rút ngắn được thời gian lao động cần thiết để làm ra tổng sản phẩm. Sự hiệp tác cho phép mở rộng phạm vi không gian của lao động, và vì vậy đối với một số quá trình lao động nhất định, mối liên hệ về mặt không gian giữa các đối tượng lao động cũng đã đòi hỏi phải có sự hiệp tác . Mặt khác sự hiệp tác cho phép thu hẹp tương đối về quy mô sản xuất phạm vi không gian của sản xuất .Do tư liệu sản xuất được dùng chung nên tận dụng được công suất của nhà xưởng, các chi phí phụ như vận chuyển, công cụ ... làm cho chi phí trên một sản phẩm của các xưởng ít hơn của sản xuất cá thể. Hiệp tác giản đơn tự nó đã tạo ra một sức sản xuất mới hơn cả việc cộng gộp số công nhân đơn thuần. Trong quá trình sản xuất các cá nhân được giao tiếp xã hội nhiều hơn điều đó sinh ra sự thi đua đưa đến kích thích khả năng lao động của mọi người, đảm bảo tính kiên trì tính thời vụ. Tất cả những điều đó tạo nên một ưu thế tập trung nổi bật của hiệp tác nó nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị hàng hoá hạ thấp. Những ưu thế của hiệp tác thì ở thời đại nào cũng có. Nhưng trong xã hội tư bản, hiệp tác được xây dựng trên cơ sở lao động làm thuê nhằm mục đích sản xuất ra giá trị thăng dư cho nhà tư bản. do đó , quy mô hiệp tác thể hiện ở quy mô tư bản, sức sản xuất của tập thể lao động trở thành sức sản xuất của nhà tư bản và nhà tư bản không chỉ lam chức năng chỉ huy, mà còn làm chức năng thống trị bóc lột trong hiệp tác . việc hiệp tác giản đơn làm xuất hiện sản xuất lớn về mặt quy mô là một bước ngoặt rất quan trọng từ sản xuất nhỏ chuyển lên sản xuất lớn.
Giai đoạn thứ hai, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa.Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức xí nghiệp tư bản thực hiện hợp tác lao động có phân công dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công. Trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, công trường thu công hình thành bằng cách tập hợp những người thợ thủ công khác nghề hoặc những người thợ thủ công cùng nghề vào trong một xưởng để cùng sản xuất một loại hàng hoá. đặc điểm của công trường thủ công thể hiện ở chỗ quá trình sản xuất được phân chia thành những giai đoạn, những công việc bộ phận để có sản phẩm hoàn chỉnh, trên cơ sở đó mỗi công nhân chỉ chuyên làm một công việc bộ phận. Cơ sở kỹ thuật vẫn là thủ công với công cụ chuyên dùng, phương pháp sản xuất theo kinh nghiệm cổ truyền. Cơ cấu tổ chức của công trường thủ công gồm hai yếu tố cơ bản là người lao động bộ phận và công cụ lao động của người đó. Cơ cấu sống của công trường thủ công là lao động tập thể gồm nhiều người lao động bộ phận kết hợp thành. đó là một cơ cấu sản xuất mà khí quan là con người. So với hiệp tác giản đơn, công trường thủ công tạo ra một năng suất cao hơn hẳn. do lao động được chuyên môn hoá nên người lao động được tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ thành thao tay nghề và cải tiến phương pháp kỹ thuật, giảm thời gian chết trong sản xuất, mặt khác công cụ lao động được cải tiến cho phù hợp với lao động chuyên môn hoá. Công trường thủ công làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có cơ sở vững chắc. Công trường thủ công có tổ chức sản xuất theo dây chuyền , kết quả lao động của người này là khởi điểm lao động của người khác, bộ phận khác, tạo nên sự nhịp nhàng , liên tục đều đặn với cường độ cao hơn tao nên sự bắt buộc mỗi người chỉ dùng thời gian cần thiết của mình. Do đó , trong cùng một thời gian nhưng sẽ cung cấp nhiều sản phẩm hơn với chất lượng cao hơn. Từ đó giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ nhỏ hơn nền sản xuất hàng hoá từ đó có cơ sở vững chắc. Đánh giá vai trò của công trường thủ công C.Mác đã khẳng định: xét về mặt phát triển lực lượng sản xuất thì đó là một tiến bộ lịch sử còn xét về mặt bóc lột thì đó là một thủ đoạn bóc lột tinh vi. Tính chất bóc lột tư bản chủ nghĩa của công trường thể hiện rất rõ. Một mặt trả tiền công thấp do chi phí đào công nhân thấp hơn. Mặt khác , người công nhân phải làm việc với cường độ cao hơn trong dây chuyền sản xuất, hoặc bị kéo dài thời gian lao động... công nhân bị lệ thuộc vào nhà tư bản cả về mặt kinh tế lẫn mặt kỹ thuật và nghề nghiệp, vì người công nhân đã bị mất nghề nghiệp hoàn chỉnh. Muốn sống được phải gắn chặt với dây chuyền công nghệ. Công nhân bị què quặt về thể chất và tinh thần. Trong công trường thủ công có sự tách rời và đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Do đó người công nhân không còn hứng thú, sáng tạo trong công việc.
Giai đoạn thứ ba, đại công nghiệp cơ khí. Cũng giống như mọi sự phát triển khác của sức sản xuất của lao động, việc sử dụng máy móc theo kiểu tư bản chủ nghĩa phải làm cho hàng hoá rẻ đi, rút ngắn phần ngày lao động mà người công nhân dùng cho bản thân mình để kéo dài phần ngày lao động mà người công nhân làm không công cho nhà tư bản. Máy móc là một phương tiện để sản xuất ra giá trị thặng dư. Trong công trường thu công điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là sức lao động, còn trong đại công nghiệp đó là tư liệu sản xuất. Dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật thủ công phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể được xác lập một cách hoàn chỉnh và phát triển vững chắc. Do đó trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản đã tự tạo cho nó một cơ sở kỹ thuật tương ứng là máy móc, đưa chủ nghĩa tư bản tư giai đoạn phân công công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí. Máy móc xuất hiện vào thế kỷ XVIII và ngày càng được hoàn thiện. Nói chung , các máy móc đều gồm ba bộ phận cơ bản đó là máy công tác, máy phát lực và máy truyền lực. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong xã hội thông qua cách mạng công nghiệp. Về thực chất đó là cuộc cách mạng kỹ thuật thay lao động giản đơn thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản. cuộc cách mạng diễn ra trong những năm cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX . cuộc cách mạng diễn ra theo trình tự sau. Nó bắt đầu từ máy công tác sau đó kéo theo các bộ phận phát lực và truyền lực. Cơ khí hoá ở một ngành sẽ thúc đẩy các ngành có liên quan cơ khí hoá theo. Cơ khí hoá trong các ngành công nghiệp , nông nghiệp thúc đẩy ngành giao thông vận tải cơ khí hoá theo. Cơ khí hoá bắt đầu tư công nghiệp nhẹ đến các ngành công nghiệp nặng và chỉ khi các ngành công nghiệp năng lượng , luyện kim đặc biệt là ngành cơ khí được cơ khí hoá thì cuộc cách mạng mới kết thúc. Máy móc đại công nghiệp đã tạo ra khả năng to lớn cho việc rút ngắn thời gian lao động và giảm nhẹ lao động, tăng thêm của cải vật chất cho người sản xuất, cho sự thắng lợi của con người với lực lượng tự nhiên. nhưng nằm trong tay giai cấp tư sản, máy móc và đại công nghiệp lại được sử dụng thành phương tiện để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, biến người sản xuất thành vật phụ thuộc vào máy móc, làm cho con người bị các lực lượng tự nhiên nô dịch. Mặc dù vậy cần nhấn mạnh rằng máy móc và đại công nghiệp đã có tác động chủ yếu làm cho năng suất lao động xã hội tăng vọt, xã hội hoá lao động và sản xuất ngày càng cao, mở rộng thị trường, thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm công nghiệp và những thành thị lớn, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật cho một hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn. Ngoài ra máy móc và đại công nghiệp còn có những tác dụng đối với sự tiến bộ xã hội ngay trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản. Mặt khác đại công nghiệp còn đòi hỏi phải có sự thay đổi lao động , sự di chuyển chức năng và tính chất cơ động toàn diện của người công nhân. điều đó có nghĩa là công nghiệp lớn đòi hỏi người công nhân phải có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật ngày càng cao hơn nữa, phải có sự phát triển đầy đủ, toàn diện một nền giáo dục. đối với nông nghiệp, nó còn có tác dụng to lớn, nó thủ tiêu thành trì của xã hội cũ của người nông dân, thay thế người người nông dân bằng người công nhân nông nghiệp làm thuê, thay thế lối sản xuất thủ công , không hợp lý bằng ứng dụng khoa học , kỹ thuật, tạo ra những tiền đề vật chất cho sự kết hợp cao hơn , một sự kết hợp trên cơ sở là hai ngành phát triển độc lập với nhau thông qua thị trường.
2) Qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản xem xét quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa , có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trước hết là các giai đoạn khác nhau về chất của quá trình tăng năng suất lao động. Hiệp tác giản đơn, phân công công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí chính là những phương pháp cơ bản làm tăng năng suất lao động xã hội thích ứng với các trình độ phát triển khác nhau của từng thời kỳ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đi từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, tư kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí .
các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là các giai đoạn xã hội hoá lao động và sản xuất. Hiệp tác giản đơn , hiệp tác có phân công, hiệp tác và phân công trên cơ sở sử dụng máy móc chính là các hình thức, các trình độ phát triển khác nhau của xã hội hoá lao động và sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là các giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện ở các trình độ và kỹ thuật khác nhau. Hiệp tác giản đơn tạo ra lực lượng sản xuất mới, đó là bước đầu tiên tạo cho lao động hoạt động như sức sản xuất tập thể, đó là một bước phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất; đại công nghiệp cơ khí cách mạng hoá công cụ lao động, công nghiệp hoá các ngành sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, đó là bước phát triển cơ bản của lực lượng sản xuất. Tương ứng với sự phát triển đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước phát triển và hoàn thiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60250.DOC