Tiểu luận Các giải pháp chính các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong năm 2008

Thắt chặt tiền tệ là 1 hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền sẽ dẫn đến lạm phát,do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức lạm phát.

Các hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ:

-Khởi phát và đẩy mạnh của đua tăng lãi suất

Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp them năng lượng cho cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng.Nhiều người đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng.Tuy nhiên lãi suất đầu ra cũng không đứng yên.Doanh nghiệp sẽ chuyển hết phần chi phí tăng thêm vào giá bán làm cho giá cả tăng và mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện được

-Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm.

-Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp chính các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu, bia...nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cam kết hội nhập. Trong điều kiện đồng Đôla Mỹ giảm giá so với tiền các nước. mà những nước này là thị trường xuát khẩu lớn của nước ta, làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn, đồng thời nhập khẩu thuận lợi dẫn đến các cân thanh toán bị thâm hụt. Vì vậy chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu như: Tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu như: ô tô nguyên chiếc, linh kiện lắp ráp xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, một số mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe và linh kiện lắp ráp xe gắn máy, rượu bia… nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với cam kết hội nhập. Ví dụ: Trong năm 2008 thuế suất thuế nhập ô tô nguyên chiếc có đến 2 lần liên tiếp tăng trở lại vào tháng 3 và tháng 4, đưa từ mức 60% đến 83%. Việc tăng thuế là do ô tô nhập ngoại rẻ hơn so với ô tô sản xuất trong nước làm cho việc nhập khẩu ô tô ồ ạt đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Kết quả đến nửa cuối năm 2008 lượng xe hơi nhập khẩu giảm gần 1 nửa so với con số 3300 chiếc của tháng 5 Tăng cường biện pháp kiểm soát nhập khẩu qua biên giới. Mặc dù chưa có số liệu chính thức về kim ngạch nhập khẩu qua biên giới nhưng trên thực tế chúng ta có thể thấy thị trường Việt Nam đang tràn ngập hàng nhập khẩu phi chính thức thừ Trung Quốc và các nước trong khu vực. Tình trạng này kìm hãm sự phát triển cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Một biện pháp có thể xem xét là áp dụng mức thuế vừa phải để tránh trốn thuế, đồng thời đánh thuế kinh doanh nội địa đối với loại hàng này dẫn đến tăng thu ngân sách hỗ trợ sản xuát trong nước. Giám sát chặt chẽ tín dụng thương mại, vay nợ nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa; các khoản tín dụng phi chính thức, cho vay mua hàng trả chậm để hạn chế các kênh nhập khẩu hàng tiêu dùng Việc nới lỏng tỷ giá hối đoái cần được cân nhắc thận trọng, tránh để VND tăng giá quá mức Để hỗ trợ xuất khẩu Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp: NHNN đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể. Tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Mở rộng thị trường mới. Kiểm soát xuất khẩu gạo ở mức 3,5-4 triệu tấn. Tháng 3/2008 Chính phủ cấm ký thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo tới tháng 6 để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này. Nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô nhằm hạn chế xuất khẩu và đảm bảo nhiên liệu cho nhà máy điện cũng như các nhà máy lọc dầu tương lai. Thứ năm, Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng. Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Từ đó, giải pháp triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng được triển khai thành công. Hiện nay tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Bối cảnh quốc tế và trong nước đã làm rõ những yếu kém của nền kinh tế và trong cơ cấu của nền kinh tế của nước ta đã bộc lộ sâu sắc hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế tạo ra những thách thức gay gắt cho việc quản lí và điều hành phát triển kinh tế. Trước tình hình này, toàn đảng toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phấn đấu phát huy tiềm năng lợi thế đối phó và vượt qua những khó khăn thách thức, giữ vững ổn dịnh chính trị, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo ra những cơ sở để tăng trưởng cao trong trung và dài hạn, duy trì mức tăng trưởng GDP trong quý I năm 2008 đạt 7,4% Trong phiên họp thường kỳ qua thảo luận nghiêm túc, cân nhắc thận trọng trên các mặt. Chính phủ đã thống nhất đặt nhiệm vụ chống lạm phát lên hàng đầu. Chính phủ trên quan điểm lấy dân làm gốc đã kêu gọi toàn thể nhân dân hãy tham gia công việc kiểm chế lạm phát, phát triển kinh tế nước nhà bằng việc làm trước tiên là tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, chi tiêu hợp ý, tránh mọi sinh hoạt lãng phí. Xuất phát từ thực tế là tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng đang diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan đơn vị nên tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn.Chính phủ kêu gọi các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính,các doanh nghiệp phải rà soát lại tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Theo thủ tướng Nguyễn tấn Dũng “Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đang chiếm 45% tổng số đầu tư xã hội. Vì thế nếu chúng ta cắt giảm 1 cách hợp lý nguồn đầu tư này chắc sẽ giảm áp lực về càu,giảm nhập siêu và nhờ thế góp phần nâng cao hiệu quả cảu nền kinh tế”. Chính phủ kêu gọi mọi người , mọi nhà triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung nhất là năng lượng và nhiên liệu Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Trong năm 2008 Ban chỉ đạo 127 tỉnh, các ngành, các lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố đã tích cực chủ động bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã thu được những kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện của hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt, góp phần vào sự phát triển kinh tế, ổn định thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là kiểm soát đối với các mặt hàng thiết yếu. Tuy vậy, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp, từng lực lượng trên từng địa bàn còn hạn chế trong việc đề xuất những giải pháp kịp thời có hiệu quả với Ban chỉ đạo 127 tỉnh, UBND tỉnh; sự phối hợp giữa các ngành chức năng với nhau, với UBND các huyện, thành phố còn chưa thật chặt chẽ, có lúc có nơi còn mang tính cục bộ của từng lực lượng nên hiệu quả công tác chưa cao; chế độ thông tin, báo cáo còn chậm, chưa thật kịp thời; một số văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ngành liên quan đã cũ, có những điểm không còn phù hợp hoặc không rõ ràng nhưng chưa có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời... Nhất là vào dịp tết Nguyên Đán lợi dụng sức mua tăng vọt, thị trường hàng hóa nhộn nhịp đi cùng với sự sôi động hơn về hoạt động thương mại thì các hoạt động liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn cả nước sẽ có chiều hướng gia tăng. Mặc dù mạng lưới cơ quan quản lý, kiểm soát an ninh thị trường khá đa dạng, có mặt ở tất cả các địa phương nhưng rõ ràng cách kiểm tra, kiểm soát nhiều khi vẫn nặng tính hành chính khiến vấn nạn hàng giả, hàng lậu vẫn luôn nhức nhối. Phương thức, thủ đoạn của hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Thậm chí, các đối tượng được trang bị máy thông tin liên lạc để theo dõi lực lượng chức năng và điều hành buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này gây khó khăn và là một thách thức rất lớn đối với lực lượng kiểm tra, kiểm soát. Tại các cảng nội địa và một số bến bãi có địa hình phức tạp, khó quan sát, hàng hóa thẩm lậu thường được tập kết với số lượng lớn và vận chuyển đi Trung Quốc hoặc dùng bộ hồ sơ lưu thông nội địa để hợp thức hóa khi có lực lượng kiểm soát, đưa tàu gần đến lãnh hải quốc tế rồi rẽ đi xuất lậu. Nổi bật trên các tuyến Biển là tình trạng vận chuyển hàng lậu hoạt động về ban đêm và sử dụng tàu công suất lớn. Khi bị phát hiện, bắt giữ, các đối tượng sẵn sàng vứt hàng xuống biển. Đặc biệt, một số đối tượng nước ngoài còn lợi dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container và thông qua các hình thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, thậm chí hàng gửi kho ngoại quan cũng có hành vi vận chuyển hàng cấm. Nhiều đối tượng còn dùng thủ đoạn lợi dụng quy định về phân luồng hàng hóa, ưu tiên doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để buôn lậu, gian lận; xuất, nhập khẩu hàng hóa sau khai báo về tên hàng, chủng loại, xuất xứ; nhập khẩu hàng thừa so với khai báo, không khai báo; nhập khẩu hàng hóa không đạt chất lượng theo quy định. Hơn nữa, ở nhiều vùng biên giới, lợi dụng dân trí thấp và đời sống khó khăn của nhân dân, đối tượng “đầu nậu” không trực tiếp tham gia việc vận chuyển hàng lậu mà thường khoán gọn cho người làm thuê, người vận chuyển, gắn trách nhiệm của họ bằng cách đặt cọc số tiền tương ứng với trị giá số hàng vận chuyển. Đây là một hành vi rất xảo quyệt và độc ác, bởi một khi bị bắt, những người này sẽ chống trả lại lực lượng quản lý rất quyết liệt. Ngoài hành vi lợi dụng về chính sách quà tặng để nhập tân dược trái quy định và các loại hàng hóa có giá trị cao như: ngoại tệ, vàng, kim loại quý, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, thuốc lá ngoại, rượu ngoại…; các đối tượng còn tận dụng chính sách ưu đãi đối với cơ quan ngoại giao, chuyên gia nước ngoài, phương tiện hoạt động trong khu kinh tế cửa khẩu để gian lận sử dụng ô tô mang tên nước ngoài. Bên cạnh đó, hoạt động gian lận của doanh nghiệp còn diễn ra dưới hình thức khai thấp trị giá hải quan, nhập hàng vào khu miễn thuế niêm yết giá bán thấp, sau đó thông đồng với “đầu nậu” tổ chức thuê người mua gom hàng theo tiêu chuẩn miễn thuế của cư dân biên giới, người du lịch để vận chuyển về nước tiêu thụ. Nhiều mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam rồi lợi dụng cơ chế xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O Việt Nam (Certificate of Origin_Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ. C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi) để xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này không những gây ảnh hướng xấu đến chất lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu mà còn gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng điều tra bắt giữ trong việc phân định và xử lý. Chỉ đạo việc phát hiện, đấu tranh, xử lý buôn lậu và gian lận thương mại năm 2008, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an yêu cầu các đơn vị chuyên trách trong CAND phải "nắm tay" cùng lực lượng quản lý thị trường, thuế, hải quan, tài chính... kiểm tra, ngăn chặn tội phạm hoạt động gây rối thị trường, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cục C15(Cục sảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ) cho biết, ngoài kế hoạch gửi về PC15 Công an các địa phương, đơn vị này sẽ lập các tổ công tác, phân công cán bộ về một số địa bàn trọng điểm, đấu tranh theo tuyến. Ba tuyến trọng điểm về buôn lậu: tuyến biên giới phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai...); tuyến biên giới miền Trung (Việt - Lào) và tuyến biên giới phía Nam (Việt Nam - Campuchia, đặc biệt khu vực Tây Ninh, Long An...). Ngoài ra, buôn lậu trên tuyến đường biển và đường sông (khu vực Tây Nam bộ) cũng được cảnh báo sẽ phức tạp trở lại, nhất là các cảng: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... Để đấu tranh với nạn hàng lậu, hàng giả, rõ ràng không chỉ đấu tranh với đối tượng buôn bán, vận chuyển mà còn với hành vi tiêu cực của một số người được giao thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát. Do đó, lực lượng CSĐT tội phạm sẽ tăng cường điều tra theo tuyến, địa bàn, kịp thời phát hiện, làm rõ các đường dây vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, gian lận thương mại. Tổng cục Cảnh sát khẳng định, sẽ tập trung bóc gỡ các vụ buôn lậu quy mô lớn, trong đó điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thao túng, móc nối, tiếp tay cho nạn buôn lậu, gian lận thương mại. Các mặt hàng cấm được tập trung kiểm tra kiểm soát nên có dấu hiệu giảm cả về số vụ vi phạm và tính chất vụ việc. Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới cũng như khu vực có những biến động phức tạp và bất thường, thêm vào đó là những yếu tố không thuận lợi do thời tiết diễn biến phức tạp đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của kinh tế cả nước. Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào của nhiều mặt hàng tăng cao, nhất là đối với nhóm nguyên liệu nhập khẩu nên tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả về chất lượng, hàng không đủ định lượng lưu thông trên thị trường có xu hướng tăng. Nhiều cơ sở sản xuất đã giảm chất lượng, định lượng của hàng hoá để giảm giá thành sản phẩm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong khi người tiêu dùng chưa chấp nhận mặt bằng giá mới. Chỉ số giá tiêu dùng 3 quý đầu năm tăng rất cao và đã xảy ra tình trạng “sốt giá” đối với một số mặt hàng như gạo, phân bón, xi măng, sắt xây dựng, gạch xây dựng.... Ví dụ như ở tp. HCM so với tháng 12-2007, chỉ số giá tiêu dùng tại thành phố đã tăng 7,2%. Các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, nhu yếu phẩm có chỉ số tăng cao nhất: lương thực tăng 19,62%, thực phẩm tăng 8,44% Mặc dù mặt bằng giá chung tăng nhưng lượng cung hàng hoá vẫn đảm bảo, cân đối cung cầu được duy trì, phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển đổi tích cực sang công nghiệp và dịch vụ, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tăng nhanh.. Hàng hoá sản xuất được đổi mới về hình thức, mẫu mã, chất lượng được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Việc thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đã có tiến bộ tích cực, song số hộ chưa thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh chưa đúng nội dung còn tương đối phổ biến. Nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, không đảm bảo điều kiện kinh doanh theo qui định, như kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế tư nhân, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm... Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nâng cao; công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm nhập lậu, không có giấy chứng nhận kiểm dịch được tăng cường đã đem lại những kết quả nhất định. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.Trưởng Ban 127 tỉnh cùng với các thành viên Ban chỉ đạo 127 tỉnh là lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Công Thương, Chi cục QLTT tỉnh đã có các đợt kiểm tra, làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục nhà nước bình ổn giá. Qua đó đã nắm bắt được tình hình thị trường, định hướng cung cầu hàng hoá, chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại trên thị trường. Đoàn kiểm tra liên ngành về giá cả thị trường do UBND các tỉnh đã thành lập đã tổ chức kiểm tra các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh đầu mối một số mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục nhà nước bình ổn giá như gạch xây dựng, xi măng, sắt xây dựng, lương thực, vận tải.....Tính đến 15/10 /2008 lực lượng kiểm soát Hải quan đã phát hiện, bắt giữa 12.357 vụ, trị giá hàng vi phạm ước tính 275 tỷ 20 triệu đồng. Nhìn chung, trong năm 2008 công tác phối kết hợp giữa các lưc lượng chức năng đã được cải thiện và nâng cao cả về chất và số lượng. Các Sở, ngành đã thành lập nhiều Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của nhiều đơn vị, qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, trí tuệ tập thể. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2008 của mỗi cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, công tác phối kết hợp mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện kiểm tra kiểm soát mà ít được triển khai sâu rộng sang các lĩnh vực khác như phối hợp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức của các cán bộ công chức thực thi; phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật. Thứ bảy, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Điển hình là từ nay cho đến hết tháng 6/2008, chưa tăng giá điện, than, xăng, dầu, giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy bay, tàu hỏa, vé xe buýt, mức thu học phí, viện phí. Các biện pháp thích hợp tiếp theo trên sẽ được đề ra tùy thuộc vào diễn biến của lạm phát. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Thứ tám, các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh thông tin và tuyên truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội IV. Phân tích 1.THẮT CHẶT TIỀN TỆ: Thắt chặt tiền tệ là 1 hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền sẽ dẫn đến lạm phát,do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức lạm phát. Các hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ: -Khởi phát và đẩy mạnh của đua tăng lãi suất Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp them năng lượng cho cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng.Nhiều người đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng.Tuy nhiên lãi suất đầu ra cũng không đứng yên.Doanh nghiệp sẽ chuyển hết phần chi phí tăng thêm vào giá bán làm cho giá cả tăng và mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện được -Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm. -Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp Các quy đinh thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là nhà nước đang hi sinh các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống lạm phát. Điều nay có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư . -Đồng tiền lên giá: Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây áp lực cho xuất khẩu. Hậu quả chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm sức cạnh tranh. *các giải pháp kìêm chế lạm phát có những tác động đối với thời điểm hiện tại: Sau khi thực hiện quyết liệt, đồng bộ 1 loạt giải pháp kiềm chế lạm phát với sự đồng thuận cao của toàn xã hội, thị trường hàng hóa và dịch vụ dã có những phản ứng tích cực cho dù thách thức ở phía trước vẫn còn rất lớn. Biểu hiện dễ thấy là chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 đã chậm lại và giảm xuống còn 2,99 % sau khi tăng “nóng” trong tháng 2. Đây được coi là thành công bước đầu của việc áp dụng các biện pháp về chống lạm phát của chính phủ, trong đó thắt chặt tiền tệ là biện pháp chủ chốt nhất. Sang tháng 4, nhiều mặt hàng đã bắt đầu giảm giá sau 1 thời gian dài biến động mạnh, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân như vật liệu xây dựng,phân bón, xăng dầu, lương thực thực phẩm và vé tàu. Đến thời điểm này giá lương thực thực phẩm tại 2 thành phố có sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhất nước là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu giảm. Với dà tiến triển tích cực này cộng với cam kết giữ nguyên hoặc giảm giá bán trong quý tới của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, chỉ số tiêu dung sư báo chắc chắn sẽ thấp. Dù vậy giới chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tiếp tục nỗ lực bình ổn thị trường, thủ tướng chính phủ đã kí ban hành và yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện nghị quyết về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh đến việc cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả, những khoản chi tiêu không cần thiết. 2. Công cụ tỉ giá Phần 1: Sử dụng công cụ tỷ giá trong chính sách kiềm chế lạm phát tại Việt Nam năm 2008 1.Chính sách đưa ra là tăng nhẹ VND để tỷ giá giữa VND và USD giảm, 2.Tác động của việc linh hoạt tỷ giá để VNĐ lên giá(1) Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay tác giả kiến nghị Việt Nam nên mạnh dạn sử dụng chính sách tỉ giá linh hoạt. NHNN nên nới rộng biên độ dao động của VND, giảm việc phát hành VNĐ mua lại lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam, trong ngắn hạn để cơ chế thị trường tác động nhiều hơn nữa vào tỷ giá tức là cho phép VNĐ tăng giá hơn so với USD. Điều này sẽ đem lại những lợi ích sau: -Việc VNĐ tăng giá tương đối so với USD sẽ làm giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, giảm sức ép lên lạm phát từ những mặt hàng này. -VND tăng giá sẽ tăng cung hàng nội địa, góp phần giảm khan hiếm hàng hóa trong nước hiện nay. Khi lượng cung hàng tăng, lạm phát cũng sẽ giảm. -VNĐ mạnh lên sẽ giúp giảm lãi suất của đồng nội tệ. NHNN sẽ tránh được việc phải can thiệp hành chính vào chính sách lãi suất tiền gửi của các NHTM -Việc linh hoạt chính sách tỉ giá sẽ giúp NHNN hạn chế được lượng cung tiền vào thị trường vì không phải gắn chặt với nghĩa vụ mua lại nguồn vốn ngoại tệ, giúp kiềm chế lạm phát và có thể sử dụng tự do hơn chính sách tiền tệ khác như lãi suất và thị trường mở đối phó với những cú sốc nội địa như thiên tai, khủng hoảng thanh khoản… -Giúp chọn lọc vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam: VNĐ lên giá sẽ có thể giảm lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam nhưng nó lại có tác dụng chọn lọc những nguồn đầu tư lâu dài thực sự có hiệu quả cao, hạn chế được những nguồn ngắn hạn mang tính đầu cơ rủi ro lớn. Tất nhiên về dài hạn, Việt Nam chỉ có thể thu hút vốn nước ngoài khi kinh tế vĩ mô ổn định mà điều kiện cần là lạm phát trong tầm kiểm soát. Giải thích về khủng hoảng thanh khoản: Khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng xảy ra khi vì một lý do nào đó, các ngân hàng thương mại không còn tiền mặt để cho vay và trả nợ đến hạn, mà không vay được trên thị trường liên ngân hàng.(Nghĩa là tài khoản của Ngân hàng không còn đủ để thanh toán các khoản cho vay và trả nợ, là ngân hàng không còn đủ tiền) Phần 2:Kết quả đạt được I. Theo đánh giá chung của Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI), tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tháng 6/2009, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước đạt 6,5%, tính chung 6 tháng đầu năm GDP đạt 3,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng liên tục trong 5 tháng qua. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 16,5%. Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp vượt qua nhiều khó khăn đạt được kết quả tốt, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2,278 triệu tấn, tăng 5%. Diện tích trồng rừng cũng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm sút song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 6 vẫn tăng 2,3% so với tháng 5 đưa tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội 6 tháng tăng 20% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 27,6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng 5. Tính chung kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 29,7 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ. Tuy nhiên tháng 6 cũng là tháng thứ 3 liên tiếp Việt Nam nhập siêu trở lại sau 3 tháng đầu năm xuất siêu. MPI dự báo riêng tháng 6 nhập siêu có thể lên tới 1 tỷ USD, tính chung nhập siêu 6 tháng hơn 2,1 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước tính theo lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 6 đạt 49,3% dự toán cả năm. 6 tháng đầu năm có hơn 40 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tăng 14% so với cùng kỳ. Mức giải ngân ODA 6 tháng đầu năm đạt 1,27 tỷ USD, bằng 67% kế hoạch năm. Theo báo của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2009 tăng 0,55% so với tháng 5 và tăng 0,82% so với tháng 12/2008. II. Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế, xã hội của năm 2009 cần được xác định là: tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chăm lo tốt hơn an sinh xã hội; duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi "Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010". "Theo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội quan trọng trong năm 2009 + Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7% (GDP theo giá thực tế khoảng 1.820 nghìn tỷ đồng tương đương 106 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 1.200 USD). + Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng khoảng 3%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 8%, khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,8%. + Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008. + Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 725 nghìn tỷ đồng, bằng 40% GDP. + Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 418 nghìn tỷ đồng, tăng 4,76% so với ước thực hiện năm 2008; tổng chi ngân sách nhà nước 509,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với ước thực hiện năm 2008. + Bội chi ngân sách nhà nước khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4,8% GDP. + Chỉ số tăng giá tiêu dùng dưới 15%. + Tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 9 vạn người. + Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%. + Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 26,85 giường. " III. Những thành quả đạt được mang lại màu sắc mới mẻ cho nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên vẫn còn mang những vấn đề tiêu cực: Tích cực: Dự báo của WB về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2009 vào khoảng 5,5%, mặc dù đã giảm so với con số 6,5% được chính tổ chức này đưa r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccac_bien_phap_kiem_che_lam_phat_cua_viet_nam_trong_nam_2008_va_tac_dong_cua_cac_bien_phap_do_doi.doc
Tài liệu liên quan