Mục lục:
I. Mục đích. 1
II. Phương pháp nghiên cứu. 2
III.Nội dung.
1. Hình thức bắt tay. 5
2. Hình thức hôn. 16
3. Hình thức ôm. 18
4. Hình thức cúi chào. 20
5. Hình thức chắp tay cúi chào. 22
6. Hình thức gật đầu. 25
7. Những hình thức khác. 26
IV. Kết luận. 28
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7115 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các hình thức chào trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 nước dùng kiểu hôn má
- 5 nước dùng kiểu hôn 1 lần
- 17 nước dùng kiểu hôn 3 lần
- 10 nước dùng kiểu hôn gió
+27 nước dùng hình thức ôm
+ 44 nước dùng hình thức cúi chào
+ 4 nước dùng hình thức chắp tay cúi chào
+ 8 nước dùng hình thức gật đầu
Rất nhiều nước kết hợp các hình thức trên với nhau khi chào.
2.Phương pháp so sánh:
Như đã nói ở phần mục đích, do sự phân hoá về vị trí địa lý, lịch sử nên đã dẫn đến sự khác biệt trong cách thức chào ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, không phải mỗi quốc gia sử dụng một cách chào riêng biệt. Có hình thức chào được rất nhiều quốc gia sử dụng (bắt tay, hôn, ôm, cúi chào), cũng có những hình thức ít phổ biến hơn. Chúng tôi đã hệ thống theo những hình thức chào khác nhau, và trong từng hình thức đó còn phân chia ra những kiểu khác nhau.
3.Phương pháp minh hoạ:
Chúng tôi đã thu thập được một vài hình ảnh minh hoạ giúp cho bài nghiên cứu sinh động hơn. Và trong khi trình bày, hai thành viên sẽ minh hoạ bằng động tác, còn một thành viên khác sẽ sử dụng bản đồ.
NỘI DUNG
Người ta nói rằng thế giới này đang trở thành một cộng đồng toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng các nền văn hoá đang bắt đầu hoà lẫn với nhau. Trên thế giới đang diễn ra rất nhiều sự giao lưu giữa các quốc gia và khu vực. Trở thành một cộng đồng toàn cầu không có nghĩa là việc giao tiếp sẽ dễ dàng hơn. Khi chúng ta gặp một người nước ngoài, chúng ta mang theo mình tất cả những phong tục, tập quán riêng của đất nước mình và chúng ta đều biết rằng mỗi một nền văn hoá đều có một sự khác biệt. Khi gặp một người bạn mới, chúng ta muốn được họ yêu mến hay đơn giản để họ có thiện cảm với chúng ta. Chúng ta muốn được xem như là những người bạn thân thiện ngay lúc mới gặp. Nếu chúng ta làm được đều đó có nghĩa là chúng ta đã gây một ấn tượng ban đầu tốt đẹp.
Những nhà KHXH là những người nghiên cứu về hành vi của con người. Một vài người trong số họ nghiên cứu về cách làm thế nào để chúng ta gây được ấn tượng ban đầu. Họ nói rằng, một người rất dễ phán đoán người khác. Đa số chúng ta sẽ hình thành những ý kiến/quan điểm về người khác chỉ trong 4 phút giao tiếp với người đó. Việc phán đoán một người nào đó một cách nhanh chóng là một kĩ năng sống còn. Khi chúng ta gặp một người không quen biết, chúng ta cần biết rằng họ có tin tưởng chúng ta hay không. Chúng ta cần biết họ có làm hại đến chúng ta hay không. Và chúng ta cần biết rằng họ có thể hiện tình thân ái với chúng ta hay không.
Những nhà KHXH tin tưởng rằng sự lo lắng sẽ khiến con người xa cách nhau. Khi chúng ta gặp những người đến từ nền văn hoá khác, chúng ta không bao giờ biết họ có thể làm những gì. Vì vậy, chúng ta thích ở bên cạnh những người giống chúng ta( có thái độ thiện cảm với chúng ta). Nhưng trong một cộng đồng toàn cầu , việc tách rời nhau ngày càng trở nên khó khăn.
Những nhà KHXH cho rằng con người gây ấn tượng ban đầu chỉ trong vòng 10 giây đầu tiên của cuộc gặp mặt. Đây không phảI là khoảng thời gian dài.
Để gây ấn tượng ban đầu tốt, một điều rất quan trọng là phải hiểu về những phong tục văn hoá người bạn của mình( người đối thoại với mình). Chúng ta gây ấn tượng ngay khi chúng ta chào nhau. Không phải tất cả mọi người đều có cách chào hỏi giống nhau. Vì vậy sẽ là rất cần thiết để chúng ta biết cách chào hỏi của những nền văn hoá khác nhau.
Chúng tôi không thể kể ra toàn bộ cách thức chào hỏi từ các đất nước khác nhau trên thế giới. Nhưng dưới đây là một vài cách mà con người ở những nền văn hoá khác nhau chào hỏi lẫn nhau.
Cách thức chào trong giao tiếp bao gồm nhiều hình thức khác nhau, như : bắt tay, ôm, hôn, cúi người, gật đầu và nhiều hình thức đặc biệt khác.
I. HÌNH THỨC BẮT TAY
Trước hết, chúng tôi đã tìm hiểu cách thức chào của 128 nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều nền văn hoá sử dụng hình thức bắt tay để chào nhau (92nước). Nhưng không phải tất cả các nền văn hoá đó đều bắt tay theo cùng một kiểu.
1. Nguồn gốc
Theo nhà sử học Charles Panati, hình thức bắt tay đã xuất hiện từ rất sớm, khoảng năm 2800 trước Công nguyên. Thông dụng nhất là kiểu bắt tay bằng tay phải. Đây là dấu hiệu của sự hoà bình, tin tưởng lẫn nhau. Hai người bắt tay phải với nhau để chứng tỏ là họ không mang vũ khí bởi tay phải là tay cầm vũ khí .
Tuy nhiên cũng có một số nước sử dụng tay trái khi bắt tay. Ví dụ như người Ashanti ở Ghana. Có một truyền thuyết về nguồn gốc hình thức này. Truyền thuyết kể rằng: có hai bộ tộc ở Châu Phi chiến tranh liên miên. Cho đến một ngày, tù trưởng của một bộ tộc bỗng thay đổi. Ông ta đến bên biên giới hai vùng và vứt bỏ vũ khí, đồng thời đưa tay trái ra. Hành động này được xem như hành động chứng tỏ thiện chí, chân thành.
Các nước Tây Phi cũng thường sử dụng tay trái khi bắt tay bởi họ cho rằng nó gần tim nhất.
Trước đây, phụ nữ không sử dụng hình thức này. Nhưng ngày nay hình thức này đã trở nên phổ biến. ở các nước phương Tây, mọi người đều bắt tay với nhau, kể cả phụ nữ với nhau và phụ nữ với đàn ông.
2. Ý nghĩa
Bắt tay là một hình thức chào điển hình. Nó chứa đựng nhiều thông điệp:
- Bắt tay là sự khởi đầu cho một mối quan hệ giữa con người, liên kết con người với nhau. Chính hành động giơ tay ra chứng tỏ ý muốn truyền đi sự thân thiện, nồng nhiệt, chân thành của mình tới người khác.
- Bắt tay cũng chứng tỏ sự bình đẳng. Ngay từ khi mới ra đời, hình thức bắt tay đã mang ý nghĩa là thể hiện sự bình đẳng giữa hai cá nhân. Hay mở rộng ra, cái bắt tay cũng thể hiện chủ nghĩa cá nhân trong xã hội. Hình thức bắt tay ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi thông dụng hơn Châu Á. Điều này chứng tỏ chủ nghĩa cá nhân ở các Châu Âu, Mỹ, Phi, Úc cao hơn ở Châu Á.
- Nhưng bên cạnh đó, bắt tay còn thể hiện sự tôn trọng, nhất là với người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao hơn trong xã hội.
Một dặc điểm chung dễ nhận thấy ở nhiều nước khi bắt tay là: Người có quyền lực cao hơn hoặc tuổi lớn hơn sẽ đưa tay ra bắt trước. Ví dụ như ở các nước Botswana, Mali. Riêng ở nông thôn Gabon và ở Hoa Kỳ, người có quyền lực và lớn tuổi hơn không chỉ giơ tay ra bắt trước mà còn dùng cả hai tay để bắt, và người đối diện không được phép dùng hai tay bắt trả.
Bắt tay rất quan trọng trong việc hình thành ấn tượng đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ bị đánh giá thông qua việc bạn có bắt tay hay không hoặc qua cách bắt tay của bạn. Cái bắt tay rất đơn giản nhưng nhiều khi nó chứng tỏ nhiều điều ở con người bạn. Nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này cho rằng: Người bắt tay chặt là người thân mật, thoải mái, tận tâm, chu đáo, dễ chịu. Ngược lại, những người bắt tay lỏng lẻo, hờ hững là người rụt rè, ít ổn định, thiếu tự tin, thiếu hiểu biết.
Tuy vậy điều nay còn có liên quan nhiều đến tôn giáo, văn hoá mỗi nước khác nhau. Ở Châu Âu, hình thức bắt tay rất phổ biến. Đàn ông còn thường bắt tay và hôn tay phụ nữ. Tuy nhiên, các nước Trung Đông, một số nước Châu Á không sử dụng hình thức này khi chào nhau. Đặc biệt ở các nước theo đạo Hồi, Hindu, Do tháI chính thống. Các nước phương Đông thường dùng bắt tay nhẹ, ít khi nhìn thẳng vào mắt nhau (trừ Phillippine). Thậm chí, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, nhìn vào mắt nhau còn thể hiện sự thô lỗ, bất lịch sự. Tất cả những đIều này là do nền văn hoá chứ không phảI là sự thiếu tự tin hay thiếu hiểu biết.
3. Chú ý
- Khi đứng cách chừng 3 feet hãy đưa tay ra để bắt.
- Nếu ai đó giơ tay cho bạn bắt thì hãy đáp lại cho dù đó là đàn ông hay phụ nữ.
- Bắt tay chặt nhưng không nên thít quá chặt.
- Chú ý rằng bạn chỉ đIều khiển bàn tay của mình chứ không phải của người đối diện.
- Ở một số nền văn hoá, không nên dùng tay thứ hai bọc lấy tay người khác. Hành động quá thân thiện đó có thể bị hiểu nhầm là trịch thượng, muốn kiểm soát người khác.
- Cũng như vậy với một số nước, khi bắt tay, tay còn lại không để lên vai người khác hoặc không ghì tay khi bắt. Nếu không bạn sẽ bị cho là xâm phạm khoảng không cá nhân.
- Không nên rút tay ngay lập tức mà đợi đến khi tay lỏng ra ( giữ cái bắt tay trong vài giây).
4. Bắt tay ở một số nước
Ở Hoa Kỳ, người ta trao nhau cái bắt tay chắc chắn và dứt khoát. Họ nhìn thẳng vào mắt nhau và họ thường đứng cách nhau chừng 2 feet. Cái bắt tay chặt cũng có ở những nước khác như Pháp, Bồ Đào Nha, Đức, Hungary, Hà Lan, Sudan, Uruguay, Wales…
Thông thường, người ta chỉ bắt bằng một tay. Tuy nhiên, có một số nước bắt tay phải sử dụng cả hai tay, như Botswana, Nam Phi, Cộng hoà Trung Phi, Rumani, Angieria, Slovakia, Ethiopia, Hàn Quốc, Malaysia. Đối với những người bạn thân thì việc làm này có ý nghĩa là họ đang nắm tay nhau chặt hơn. Còn ở Việt Nam, điều đó thể hiện sự tôn trọng.
Ở một số nước, đàn ông nhìn chung không bắt tay với phụ nữ trừ khi người phụ nữ đó đưa tay ra trước. Ví dụ: tộc người Maori ở New Zealand , Antiguans & Barbudans, Ai Cập, Mali, ấn Độ. Đàn ông Niger theo đạo Hồi truyền thống không bắt tay với phụ nữ. Đàn ông Sudan, Afghanistan cũng không bắt tay với phụ nữ ở nơi công cộng. ở CHDCND Congo, vùng nông thôn, đàn ông không bắt tay với phụ nữ .
5. Những kiểu bắt tay độc đáo
Bên cạnh kiểu bắt tay thông thường- hai bàn tay của hai người đối diện nắm vào nhau- còn có những kiểu bắt tay rất độc đáo- với những biến thể linh hoạt của những ngón tay.
Ở Belize, bạn bè có thể bắt tay theo kiểu bốn ngón tay ôm lại lòng bàn tay và gài ngón cái của hai người lại với nhau, hoặc đan cả năm ngón tay của hai người với nhau, hay là chạm cả nắm tay lại với nhau.
Ở Antiguans & Barbudans, bạn bè là con trai với nhau thường sử dụng rất nhiều kiểu chào như vỗ tay, chạm nắm tay và móc ngón tay cái với nhau.
Người Saint Lucia xem việc chào hỏi người lạ cũng quan trọng như chào hỏi người quen biết hay bạn bè. Khi gặp nhau trên đường, một cái gật nhẹ đầu là có thể chấp nhận được. Giữa bạn bè, nam giới có thể vỗ nhẹ bàn tay với nhau, hoặc chạm nhẹ nắm tay, hoặc bắt tay.
Người Grenada chào nhau bằng cách bắt tay, nhưng đôi khi, bạn bè chỉ cần hất đầu với nhau hoặc đụng nhẹ vào cái nắm tay của người đối diện.
Người Niger thường bắt tay khi gặp mặt hoặc chào tạm biệt. Đối với những nhóm ít người thì hành động này được coi là một hành động lịch sự khi bắt tay người trẻ tuổi. Đối với nhóm đông người, người ta giơ tay lên ngang ngực, lòng bàn tay hướng ra để chào nhau. Đàn ông theo đạo Hồi truyền thống không bắt tay phụ nữ. Một số người Niger có thể chào nhau bằng một nụ hôn vào má người giao tiếp. Ở phía Đông, người Kanouri chào nhau bằng cách lắc mạnh nắm tay ở tầm ngang đầu.
Khi hai người đàn ông nước Cộng hoà Trung Phi (là bạn thân của nhau) gặp nhau, họ thường vỗ nhẹ tay phải với nhau, ngón giữa và ngón cái nắm chặt vào nhau bật “tách” hai ngón tay.
Đối với người da đen ở Nam Phi, bạn bè chào nhau bằng cách bắt tay 3 lần rất phức tạp: móc ngón út vào với nhau rồi nắm tay lại và cuối cùng là lại móc những ngón tay lại với nhau.
Ở Camerun, nam giới, bạn thân có thể ấn ngón tay trỏ với nhau khi rút tay ra khỏi cái bắt tay.
High- fives ban đầu chỉ được các vận động viên bóng rổ ở các trường cao đẳng Hoa Kỳ sử dụng. Nhưng đến đầu thập kỉ 80, nó đã được sử dụng một cách phổ biến trên toàn Châu Âu.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi còn phát hiện ra nhiều kiểu bắt tay khác, được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, ở những đất nước khác nhau, thuộc những châu lục khác nhau.
Nước CHDC Congo, ở đô thị, đàn ông và phụ nữ thường bắt tay và mỉm cười với nhau khi chào. Nhưng ở nông thôn, đàn ông không thường xuyên bắt tay với phụ nữ, chỉ bắt tay với đàn ông. Một số người phụ nữ nông thôn chào một người đàn ông bằng cách vỗ tay vài lần rồi cúi nhẹ người. Ở một số vùng, đàn ông chào nhau bằng cách chạm nhẹ vào một bên trán trong khi bắt tay.
Nam binh sỹ và nam dân làng Eritrea trước đây thường đẩy vai phải lên cùng lúc bắt tay.
Ở Niger, để thể hiện lòng tôn trọng, người ta phải chạm tay phải lên ngực rồi sau đó mới bắt tay. Trong những nhóm nhỏ thì hành động này được xem như là hành động lịch sự đối với những người trẻ tuổi.
Trong mối quan hệ quen biết và khi chào người lớn tuổi hơn hay người có địa vị xã hội cao hơn, người Botswana thường dùng tay phải để bắt tay, trong khi đó, bàn tay trái sẽ đỡ cho khuỷu tay phải.
Người Mali thường chỉ bắt tay phải với nhau, trừ khi người thân hoặc bạn thân chuẩn bị đi xa. Trong trường hợp đó, tay trái được dùng để chỉ ra rằng hai người sẽ gặp lại nhau. Để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt khi bắt tay, thông thường, người Mali còn chạm ngón tay của bàn tay trái vào khuỷu tay phải hoặc chạm tay phải lên trán hoặc ngực sau cái bắt tay nhẹ đó.
Ở Achentina, người ta chào nhau bằng một cái bắt tay nhẹ. Sau đó, họ có thể chạm vào cánh tay hoặc vỗ nhẹ vào lưng người đối diện.
Nam thanh niên Hy Lạp thường vỗ nhẹ vào lưng nhau hoặc để cánh tay ngang ngực thay vì bắt tay.
Ở ấn Độ, nơi người ta thường cúi nhẹ người khi chào, thì bắt tay chỉ được sử dụng khi chúc mừng một ai đó hoặc khi chào tạm biệt trước một chuyến đi xa. Đàn ông ấn Độ chỉ bắt tay với người nước ngoài, hoặc phụ nữ đã có gia đình.
Đàn ông Israel, những người là bạn thân của nhau có thể vỗ nhẹ vào lưng hoặc vai nhau khi chào.
Đàn ông Hàn Quốc thường gật đầu kèm theo cái bắt tay. Tay trái đỡ cho cánh tay phải trong khi bắt tay để thể hiện sự tôn trọng.
Khi đàn ông Triều Tiên bắt tay, tay phải được đưa ra nhưng vẫn tựa vào thắt lưng và được sự trợ giúp của tay trái ở phần thắt lưng, đầu hơi cúi. Nam giới, bạn bè có thể nắm tay nhau nơi công cộng hoặc đi bộ trên đường phố với cánh tay của mình khoác lên vai bạn.
Người Nhật chỉ bắt tay với người nước ngoài.
Người Việt Nam thể hiện lòng tôn trọng với một ai đó khi dùng cả hai tay để bắt.
Cái bắt tay là một hình thức đụng chạm trong giao tiếp. Nhưng khi chào nhau, người ta không nhất thiết phải chạm vào nhau nếu phải dùng tất cả các bộ phận của tay. Ở một số nước, bạn bè chào nhau bằng cách giơ tay ra chào, nhất là trong những nhóm đông người. Ví dụ: ở Niger, một người mới xuất hiện có thể giơ cả hai bàn tay lên tầm ngang ngực, lòng bàn tay hướng ra và chào. Còn ở Gabon, người mới đến có thể giơ cả hai tay lên và nói chào mọi người.
Hình thức bắt tay đơn giản nhưng lịch sự đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.
II. HÌNH THỨC HÔN
Bên cạnh những cái bắt tay, ở một số nước, bạn bè lại chào nhau bằng những nụ hôn, họ có thể hôn 1 lần, 2 lần hay thậm chí 3 lần, hôn má hay chỉ hôn gió. Hôn là áp môi hoặc mũi vào để tỏ lòng yêu thương quý mến. Những người bạn thân hoăc họ hàng thường chào nhau bằng hình thức này .
Theo chúng tôi tìm hiểu được có khoảng 65 nước dùng kiểu “hôn má”, trong đó có khoảng 5 nước hôn 1 lần (Xứ Wales, bạn thân là phụ nữ với nhau thường hôn nhẹ lên má một lần khi chào. Phụ nữ Anh chỉ được hôn lên má duy nhất một lần bởi một người đàn ông hay một người phụ nữ khác khi chào), 17 nước hôn 3 lần (Luxembourg, Pháp, Bỉ, Afghannistan…), 10 nước hôn gió (Eritrea, Camerun, Uruguay, Brazil…), trong đó có rất nhiều nước mà thực tế của những nụ hôn đó là sự chạm má và hôn gió. Đặc biệt, ở Ai Cập, sau một thời gian dài không gặp nhau người ta có thể hôn chào rất nhiều lần, đôi khi kết thúc việc chào hỏi đó bằng cách hôn lên trán.
Nguồn gốc
Nụ hôn bắt nguồn từ đâu? Theo các nhà nhân loại học thì “nụ hôn” bắt nguồn từ tục lệ gọi là “mớm”. “Mớm” là hành động của người lớn (thường là người mẹ) nhai và chuyển thức ăn nhuyễn từ miệng mình sang miệng đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ con. Thật dể dàng để hình dung “mớm” chính là nguồn gốc hình thành “nụ hôn”.
Ý nghĩa:
- Nụ hôn giữa bố mẹ và con cái: Đây là nụ hôn nhẹ và nhanh, thể hiện tình yêu thương trong gia đình. Nhưng cử chỉ này sẽ dễ bị hiểu sai nếu hôn quá lâu và mạnh.
- Hôn bạn bè và người thân trong gia đình: Đó là một nụ hôn nhanh lên má hoặc môi của các thành viên trong gia đình để bày tỏ tình cảm, sự yêu mến.
- Nụ hôn xã giao: Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu giữa những người đứng đầu Nhà nước hoặc các tổ chức (thường hôn vào mỗi bên má). Đây là một hình thức ngoại giao.
- Nụ hôn tình yêu: Đây là nụ hôn thể hiện tình yêu nam nữ.
Giao tiếp không bằng lời nói, đặc biệt là cách thức chào, là một thế giới của sự phong phú. Chính vì vậy, trong thế giới phong phú ấy, sự kết hợp lẫn nhau giữa những hình thức khác nhau là một điều dễ hiểu. Ở Eritrea, vùng thành thị, bạn bè và người thân không chỉ bắt tay nhau mà còn hôn gió 3 lần trong khi chạm má. Ở Ai Cập, bạn bè cùng giới nhìn chung thường bắt tay và hôn lên hai má, trước là má phải sau là má trái. Ở Panama, phụ nữ chào nhau, có khi là nam nữ chào nhau bằng cách: bắt tay (nắm chặt tay nhau), đồng thời ngả người về phía trước và trao cho nhau nụ hôn vào má.
Người Maori ở New Zealand thường chào nhau bằng phong tục “hongi” - chạm mũi vào nhau với đôi mắt nhắm và mồm phát ra những tiếng nhỏ ”mm-mm”. Chúng tôi nghĩ đây là một kiểu đặc biệt của hình thức hôn.
III. HÌNH THỨC ÔM
Để chào nhau người dân ở một số nước còn có hình thức ôm (27 nước). Ôm là vòng hai tay qua để giữ sát vào lòng, vào người. Cũng giống như hôn, hình thức ôm cũng thường dành riêng cho những người bạn thân và những người họ hàng chào nhau. Đặc biệt, ở Luxembourg, đối với những người phụ nữ là bạn thân của nhau, đôi khi họ còn ôm nhau 3 lần khi chào.
Hai hình thức ôm và hôn thường đi cùng với nhau.
Ôm và hôn thường chỉ dành riêng đối với phụ nữ, bạn bè, người thân, ở vùng thành thị và đôi khi ở một số nước như Pháp, Italia, Panama, những người khác giới sẽ hôn lên má nhau khi chào.
Từ đó, chúng tôi đã suy ra một số đặc điểm văn hoá xã hội của một số khu vực như sau: Ở Châu Âu, Châu Mỹ hình thức ôm và hôn được phụ nữ sử dụng nhiều hơn so với ở Châu Phi và Châu á. ở thành thị, quá trình tiếp xúc giao lưu văn hoá diễn ra mạnh hơn nên cả hai giới có xu hướng cởi mở hơn. Phụ nữ ôm, hôn, tiếp xúc nhau nhiều hơn, khác với nam giới, ít động chạm hơn, có nghĩa là không gian cá nhân của phụ nữ hẹp hơn so với không gian cá nhân của nam giới. Phụ nữ có xu hướng cởi mở hơn nam giới.
Bên cạnh đó, hình thức ôm cũng có khi được kết hợp với hình thức khác. Ví dụ, đối với đàn ông Tây Ban Nha, bạn bè thường vỗ nhẹ vào lưng và ôm nhau nếu không gặp nhau sau một thời gian dài.
IV. HÌNH THỨC CÚI CHÀO
Khi tìm hiểu về cách thức chào của 128 nước trên thế giới, không thể không kể đến hình thức cúi chào (44 nước), trong đó tiêu biểu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Cúi là hành động hạ thấp đầu hoặc thân mình xuống về phía trước.
Người Châu á đặc biệt quan tâm đến việc thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Điều này có thể được lí giải như sau: Vì sự khác biệt về quyền lực ở Châu Á có tầm quan trọng rất lớn, rất mạnh nên người ta chú ý đến hành động chào hỏi sao cho thể hiện sự khác biệt đó trong xã hội .
Nếu bắt tay thể hiện sự bình đẳng giữa hai cá nhân, nghĩa là chủ nghĩa cá nhân trong xã hội đó cao hơn những xã hội khác, thì cúi chào thể hiện lòng tôn trọng lại có ý nghĩa là chủ nghĩa cá nhân trong xã hội đó thấp hơn.
Ở Hàn Quốc, cúi người khi chào là hình thức rất phổ biến. Độ nghiêng của người khi cúi thể hiện sự tôn trọng. Càng cúi gập người càng thể hiện lòng kính trọng, có thể gập người vuông góc. Đối với người thân trong gia đình, khi chào để tỏ lòng kính trọng người ta thường quỳ xuống, cúi người, đầu song song với mặt đất.
Người Nhật Bản muốn thể hiện lòng tôn trọng hay sự khiêm tốn hơn sẽ cúi thấp hơn người còn lại. Ở Nhật, gửi đến người mới quen business card là một viêc rất quan trọng. Người đưa sẽ đưa bằng hai tay, với mặt có chữ lên trên để người nhận có thể đọc được, sau đó cúi người về phía người nhận. Người nhận không được cất business card quá nhanh chóng. Điều đó có thể là một sự thiếu tôn trọng.
Ở Triều Tiên, người trẻ hơn hay có địa vị thấp hơn luôn cúi người chào trước cho đến khi người đối diện chìa tay ra bắt hoặc cúi chào lại. Khi đàn ông Triều Tiên bắt tay, tay trái đỡ tay phải ngang thắt lưng để thể hiện sự khác biệt, đầu hơi cúi. Trẻ em thường cúi chào người lớn.
Người Indonesia hơi cúi người khi chào để thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi nhất hoặc có địa vị cao nhất, hoặc chủ nhà thì được chào trước.
Người Malaysia cúi nhẹ người hay gật nhẹ đầu là phổ biến khi chào người lớn tuổi hơn.
V. HÌNH THỨC CHẮP TAY CÚI CHÀO
*Namaste ở ấn Độ:
“Namaste” là cách chào truyền thống của người Ấn Độ, được mô tả là chắp hai lòng bàn tay vào nhau (ngón tay hướng lên trên) ở dưới cằm và nói “Namaste”. Để thể hiện lòng tôn trọng, người ta thường kèm theo cả cúi nhẹ người.
Nguồn gốc:
Namaste có nguồn gốc từ một câu chuyện tình nổi tiếng (cảm động). Truyền thuyết kể rằng: Thần Krishna đã phải lòng một nàng trinh nữ bên dòng sông Yamuna. Sau đó, hai người đã van xin tha thiết sự tác thành của Chúa nhưng không được chấp nhận. Chỉ sau khi họ trình diễn Namaste thì Chúa mới chấp thuận.
Ý nghĩa:
- Năm ngón tay tượng trưng cho năm tri giác của con người ( Phật giáo). Đó là năm cơ quan đem lại tri thức cho con người.
- Người ta còn cho rằng năm ngón tay của hai bàn chạm nhau giống con dao cắt đứt mọi khác biệt tồn tại giữa hai người.
- Te nghĩa là bạn, còn Nama nghĩa là cúi. Hai chữ này đi với nhau còn có nghĩa là khiêm nhường, khiêm tốn. Do đó, hình thức này thể hiện sự khiêm nhường.
- Theo một cách nào đó (ở một số mặt), hình thức này còn thể hiện hiện sự bình đẳng hơn bắt tay. Bởi có thể sử dụng Namaste với Chúa nhưng không thể dùng bắt tay. Với vua và tổng thống cũng vậy.
- Để thể hiện lòng tôn trọng thì người ta thường kèm theo cả cúi người.
Chú ý:
Vì lý do tôn trọng đời sống cá nhân của người phụ nữ, đàn ông ấn Độ không thường xuyên bắt tay hay chạm vào phụ nữ bất kể trong những buổi gặp mặt trang trọng hay thân mật. Tuy nhiên, đàn ông ấn Độ sẽ bắt tay với người phương Tây hoặc phụ nữ có học vấn. Người theo đạo Hồi sử dụng “salaam gesture” để chào nhau, được mô tả là giơ tay phải theo hướng trán cùng với ngón tay trỏ chạm trán và phần còn lại của tay hướng lên trên. Nó giống như kiểu chào trong quân đội, nhưng không khắt khe và trịnh trọng như thế.
* Namaste ở Nepal:
“Namaste” cũng là cách chào truyền thống ở đây. Người ta chập lòng bàn tay lại với nhau, ngón tay hướng lên trên, đặt trước ngực hoặc cằm và nói “Namaste”. Người lớn không sử dụng “Namaste” để chào trẻ nhỏ. Trong những tình huống thân mật, người ta có thể giơ tay phải lên (trong kiểu “salaam gesture”) như kiểu chào trong quân đội để chào hay tạm biệt. Trong những giao tiếp xã hội trang trọng , vị khách có thể được trang điểm bằng một vòng hoa được gọi là “mala” khi chào hỏi.
* “Wai” ( Thái Lan ):
Bắt tay được sử dụng rộng rãi khi người Thái Lan chào người nước ngoài ở văn phòng hoặc địa điểm kinh doanh, nhưng cách chào truyền thống của người Thái Lan có tên là “Wai”. Cách thể hiện “Wai” phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người với người và rất đa dạng.
Nhìn chung, “Wai” được mô tả là chập hai lòng bàn tay vào nhau, bàn tay để ngang ngực, cúi nhẹ người, phụ nữ còn phải hơi nhún nhẹ nữa. Người trẻ hơn chào trước, người lớn tuổi, có chức vụ hơn đáp lại với cách “Wai” ở vị trí thấp hơn (tay để ở vị trí thấp hơn). Vị trí bàn tay đặt càng cao thì càng thể hiện sự tôn trọng đối với người tiếp nhận. Việc kèm theo cúi người và nhún chân là sự bày tỏ lòng tôn trọng cao nhất. Ngón tay đặt phía trên lông mày chỉ được dùng để thể hiện lòng tôn kính đối với Phật hoặc chào những người thuộc Hoàng Gia. Đối với những người có quyền lực cao trong xã hội, ngón tay cái của người chào có thể chạm vào đỉnh mũi, đầu ngón tay có thể ngang lông mày.
* “Nop” ( Lào ):
Hình chào được đa số người Lào sử dụng được gọi là “Nop”- chắp hai bàn tay lại như đang cầu nguyện và đặt tay ngang ngực nhưng không chạm vào người. Vị trí bàn tay đặt càng cao thì càng thể hiện sự tôn trọng, tuy nhiên bàn tay không nên đặt phía trên tầm mũi. “Nop” có thể đi cùng với một cái cúi người nhẹ để thể hiện lòng tôn trọng đối với những người có vị trí cao trong xã hội hoặc người cao tuổi.
Nop của người Lào và Wai của người Thái Lan đều có nghĩa là lạy. Nhìn chung, cả hai kiểu chào này rất tương đồng nhau, chỉ khác nhau ở vị trí đặt bàn tay. Wai Thái Lan có vị trí đặt tay cao hơn Nop Lào.
VI. HÌNH THỨC GẬT ĐẦU
Ngoài ra, gật đầu cũng là một cách chào hỏi. Gật đầu là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay. Chúng tôi đã tìm hiểu được 8 dân tộc sử dụng cách gật đầu như là một hình thức để chào. Đó là những nước: Malaysia, Kiribati, Belize, El salvado, Papua New Guinea, Mexico, Saint Lucia, Việt Nam.
VII. NHỮNG HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT KHÁC
* Ở vùng nông thôn Mông Cổ, người ta trao cho nhau tẩu thuốc, điếu thuốc hoặc thuốc lá hít và coi đó là một cách chào.
* Người phụ nữ Aymara ở Bolivia chào bạn bằng cách nhấc mũ của mình lên.
* Người Papua New Guinnea vỗ vào bộ phận sinh dục của nhau khi gặp gỡ để tỏ lòng thân thiện.
* Từ những tìm hiểu về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến cách chào, chúng tôi có những kết luận sau:
- Đạo Hồi là tôn giáo mà sự phân biệt về giới tính được thể hiện rất rõ. Điều này dường như cũng có những ảnh hưởng nhất định tới cách thức chào ở nhũng nước theo đạo Hồi. Ví dụ :
Ở Malaysia, đàn ông thường bắt tay khi gặp một ai đó. Nhưng phụ nữ hiếm khi sử dụng hình thức này, họ chỉ sử dụng lời chào.
Ở Afghanistan, đàn ông thương bắt tay với nhau. Phụ nữ cũng sử dụng hình thức này với nhau. Tuy nhiên,đàn ông không bắt tay hoặc chạm vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QTH (8).doc