Tiểu luận Các hình thức của khuyến mại và tác dụng của nó trong việc kinh doanh

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá chi tiết về hoạt động khuyến mại của thương nhân. Điển hình như Luật Thương Mại 2005, từ Điều 88 đến Điều 101 là các quy định cụ thể về họat động khuyến mại. Có thể kể đến Điều 95 quy định về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại. Theo đó, thương nhân có quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng.Đi kèm với quyền luôn là nghĩa vụ, tại Điều 96 quy định rất rõ ràng nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện khuyến mại, cụ thể như: thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết.Quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời cũng góp phần điều chỉnh việc thực hiện hoạt động khuyến mại của thương nhân được nghiêm túc hơn.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các hình thức của khuyến mại và tác dụng của nó trong việc kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong phú, đa dạng. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải tích cực hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Phải làm thế nào để sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được nhanh chóng và thu lợi nhuận cao? Nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều hình thức quảng cáo sản phẩm của mình. Cụ thể như: giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm trong một thời gian…Nền kinh tế hàng hóa hiện nay gọi đó là khuyến mại và các hình thức này không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Ai cũng đã từng ít nhất một lần quan tâm đến các hình thức khuyến mại sản phẩm của các nhà sản xuất. Kinh tế ngày càng phát triền thì nhu cầu về thị trường cũng ngày càng được nâng cao. Do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng ngày nay hiểu rất rõ về các sản phẩm mình mua, họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như giá cả của hàng hóa. Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu trong việc tiêu thụ hàng hóa, đòi hỏi họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời tiếp thị và đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng. Vậy khuyến mại là gì? Các hình thức của khuyến mại và tác dụng của nó trong việc kinh doanh như thế nào? Đây sẽ là những câu hỏi cần thiết cho những người muốn tham gia vào thị trường cũng như những người muốn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này. Đề tài nghiên cứu dưới đây sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi trên. PHẦN NỘI DUNG I. Tìm hiểu chung về khuyến mại. Theo: Giáo trình: “ Luật Thương mại - Tập II ”- Đại học Luật Hà Nội,2007,tr.142 1. Khái niệm và đặc điểm. 1.1. Khái niệm. Luật Thương Mại Việt Nam quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mai của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. 1.2. Đặc điểm. Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, khuyến mại có các đặc điểm cơ bản sau: - Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ. - Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc và mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tùy thuộc vào điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá...hoặc là lợi ích phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối. Ví dụ như: các đại lý bán hàng . - Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua...thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. II. Các hình thức khuyến mại. Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hóa dịch vụ được kinh doanh hợp pháp. Chúng ta có thể tìm hiều rõ hơn về các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất cụ thể. 1. Hàng mẫu. Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường. Theo Điều 7 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu. 2. Quà tặng. Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc luật pháp cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng cho phép khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau. Theo Điều 8 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó. 3. Giảm giá. Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo. Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn mức độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới hạn này là cần thiết để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách hàng và của thương nhân khác. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định. Theo Điều 9 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. 4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi. Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Chi tiết quy định cụ thể tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 37/2006/NĐ-CP 5. Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng, ví dụ chương trình mang tính may rủi mà khách hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn. Bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, vé số dự thưởng...là các sự kiện được tổ chức gắn liền với hành vi mua sắm. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí...có thể là lợi ích phi vật chất mà thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên đây, thương nhân có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Việc tổ chức các sự kiện và chương trình khách hàng thường xuyên cũng được quy định cụ thể tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 37/2006/NĐ-CP Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp thuận. Như vậy, lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua khuyến mại là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất. Lợi ích vật chất có thể được xác định theo đơn giá sản phẩm, được tặng cho hoặc được trao thưởng do mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Lợi ích phi vật chất có thể là việc thụ hưởng dịch vụ miễn phí. Tùy thuộc mức độ ảnh hưởng của các hình thức khuyến mại đến môi trường kinh doanh, đến lợi ích của khách hàng, lợi ích của thương nhân khác, Nhà nước có những quy định khác biệt về điều kiện thủ tục thực hiện khuyến mại. Thủ tục đó có thể là đăng ký hoặc xin phép trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả sau khi kết thúc đợt khuyến mại tại cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại. III. Một số quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá chi tiết về hoạt động khuyến mại của thương nhân. Điển hình như Luật Thương Mại 2005, từ Điều 88 đến Điều 101 là các quy định cụ thể về họat động khuyến mại. Có thể kể đến Điều 95 quy định về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại. Theo đó, thương nhân có quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng....Đi kèm với quyền luôn là nghĩa vụ, tại Điều 96 quy định rất rõ ràng nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện khuyến mại, cụ thể như: thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết...Quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời cũng góp phần điều chỉnh việc thực hiện hoạt động khuyến mại của thương nhân được nghiêm túc hơn. Một quy định cũng không kém phần cần thiết đó là các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Các điều cấm và hàng hóa bị cấm được quy định chi tiết trong Điều 100, cụ thể như: cấm khuyến mại thiếu trung thực, lừa dối khách hàng, khuyến mại tại các trường học, trụ sở của cơ quan nhà nước...Đây là quy định thực sự cần thiết trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Khuyến mại là quyền của thương nhân, nhưng mỗi người là sử dụng các quyền của mình theo cách thức khác nhau. Vì thế, cần đưa ra quy định này để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh gây khó khăn cho thương nhân khác đồng thời gây nên những ảnh hưởng xấu đến lợi ích của khách hàng. Ngoài các quy định của Luật Thương mại 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4-4-2006 còn quy định rất chi tiết về các hoạt động xúc tiến thương mại trong đó có khuyến mại. Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định khá rõ ràng về hoạt động khuyến mại của thương nhân, các quy định này được ghi nhận ở chương II của Nghị định. Mục 1 của chương II ( từ Điều 4 đến Điều 6 ) là các quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại; hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; mức giảm tối đa đối với hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mại. Đây là những quy định nhằm mục đích điều tiết giá của các sản phẩm dùng để khuyến mại tránh tình trạnh các cuộc chạy đua về giá giữa các nhà sản xuất gây rối loạn thị trường. Mục 2 gồm các điều từ Điều 7 đến Điều 14 là các quy định về các hình thức khuyến mại. Nghị định phân tích rõ hơn các hình thức khuyến mại nhằm tránh tình trạng hiểu sai, hiểu nhầm về các hình thức này khi đọc các quy định trong Luật Thương mại 2005. Mục 3 gồm các điều từ Điều 15 đến Điều 20 là các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại. Các quy định này góp phần giải tỏa vướng mắc cho thương nhân khi muốn thực hiện một hoạt động khuyến mại đối với sản phầm của mình. Điều 19,20 là các quy định về chấm dứt và đình chỉ hoạt động khuyến mại. Thương nhân không có quyền chấm dứt họat động khuyến mại trước thời hạn đã công bố trừ trường hợp bất khả kháng hoặc bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ. Nếu vi phạm các hành vi bị cấm đã được quy định ở Điều 100 Luật Thương mại, thương nhân sẽ bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thương mại. IV. Thực tiễn hoạt động khuyến mại ở nước ta hiện nay. 1. Những mặt tích cực trong hoạt động khuyến mại ở nước ta. Nếu nhìn rộng ra,khuyến mại không chỉ bó hẹp trong “ mua và bán” mà nó còn kéo theo,hoặc nói chính xác hơn là những điều khác cùng với nó hợp thành một sức hút mạnh mẽ, bổ trợ cho nhau. Đơn cử như Hong Kong,Singapore,Thái Lan…lượng khách quốc tế đến du lịch rất nhiều,phải chăng vì nhiều địa điểm hấp dẫn? đúng là thế,nhưng chưa đủ, tại đây hàng năm thường diễn ra những tháng bán hàng” giảm giá” với nhiều thương hiệu nổi tiếng,“ thiên đường mua sắm”…là câu nói của nhiều người khi đặt chân đến những quốc gia này. Còn tại Việt Nam từ khi mở cửa,làn sóng đầu tư cả trong và ngoài nước diễn ra rất mạnh mẽ,nhiều doanh nghiệp,nhiều ngành sản xuất mới ra đời.Và để tồn tại trong vòng quay khắc nghiệt của thương trường,khuyến mại luôn là một trong những biện pháp hữu hiệu.Chẳng thế mà,số lượng khuyến mại,giá trị khuyến mại không ngừng thay đổi qua các năm cả về số lượng lẫn giá trị khuyến mại. Trong năm 2005, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại vừa cho biết, cơ quan này đã phê duyệt 310 hồ sơ khuyến mãi của doanh nghiệp với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Riêng 10 doanh nghiệp khuyến mãi tiêu biểu nhất đã có tổng số tiền giải thưởng lên đến 121,7 tỷ đồng. Đứng đầu danh sách này là Công ty Liên doanh Bia Việt Nam với số tiền lên đến 54,7 tỷ đồng; tiếp theo là Công ty Coca - Cola Việt Nam "tiêu tốn" 18,9 tỷ đồng cho khuyến mãi; hãng điện tử TCL đứng thứ 3 với số tiền lến đến 11, Việt Nam khuyến mãi 8,4 tỷ, Công ty Unilever Bestfood & Elida P/S với gần 5,6 tỷ đồng, Liên doanh IBD 4,8 tỷ, Công ty thương mai - dịch vụ Tân Hiệp Phát 4,75 tỷ đồng, Công ty bia Huế 6 tỷ đồng. Có mặt trong Top 10 còn có Công ty PepsiCo 4,7 tỷ đồng, Nhà máy sữa Hà Nội 4,13 tỷ đồng, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín hơn 4 tỷ đồng. , 2 Theo: Báo Điện Tử VietNamNet.VN Sang năm 2006, hơn 523 tỷ đồng đã được các doanh nghiệp Việt Nam chi ra cho các hoạt động khuyến mãi.Có tất cả 357 chương trình khuyến mãi của DN được Bộ Thương mại chấp thuận với tổng giá trị 523,3 tỷ đồng, tăng 31% về số lượng  và 19% về tổng giá trị giải thưởng so với năm 2005.Theo nhận định của Bộ Thương mại, quy mô các chương trình khuyến mãi ngày càng lớn. Riêng 10 DN lớn nhất đã khuyến mãi 168 tỷ đồng, chiếm 32% tổng giá trị các giải thưởng khuyến mãi trong năm 2006.Dẫn đầu khuyến mãi trong năm 2006 là Công ty liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam với 32,33 tỷ đồng. Từ ngày 1-31/10.2007, hơn 310 doanh nghiệp với 722 điểm bán hàng đã tham gia tháng khuyến mại - lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Hơn 300 doanh nghiệp tham gia sự kiện này là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, đồ uống, hàng công nghiệp, điện-điện tử.., các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, các khách sạn, các công ty du lịch lữ hành, các ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông và công nghệ thông tin... Tháng khuyến mại sẽ được tổ chức định kỳ vào tháng 10 hàng năm và trở thành một lễ hội mua sắm hướng đến giới trẻ Thủ đô và du khách, tạo điều kiện cho người dân được đảm bảo quyền lợi khi tham gia mua hàng thuộc các chương trình khuyến mại, có điều kiện mua sắm hàng hóa chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo Ban tổ chức, các hình thức khuyến mại trong đợt này sẽ rất đa dạng, trong đó 70% là giảm giá còn lại là các hình thức tặng quà, bắt thăm trúng thưởng… Hàng hóa khu‎yến mại bao gồm: hàng điện tử, dệt may, đồ gia dụng, trang sức, mỹ phẩm, đồ uống, thực phẩm, nước hoa, cước phí, lãi suất. Với số lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, hấp dẫn về màu sắc, hình thức các hàng hóa được các doanh nghiệp đưa ra trưng bày, giới thiệu luôn đem lại sự quan tâm cho người tiêu dùng. Chúng ta có thể tìm hiều một số hình thức khuyến mại được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng hiện nay. Trước tiên phải kể đến giảm giá, với hình thức khuyến mại này, những người bán hàng sẽ in cả 2 loại giá, giá gốc và giá khuyến mại. Một hình thức khác là người bán hàng có thể công bố tỷ lệ phần trăm giảm giá. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo “đời” của các sản phẩm cùng loại hoặc trong cùng một cửa hàng, nhưng có nhiều tỷ lệ phần trăm giảm giá cho các loại sản phẩm khác nhau.Đối với những sản phẩm phải đăng ký quyền sở hữu khi mua hàng (xe hơi, xe gắn máy…) thì nhà kinh doanh khuyến mại bằng cách hỗ trợ chi phí thuế trước bạ, hay các chi phí khác có liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu đối với sản phẩm. Nổi bật nhất trong các loại hình kinh doanh về khuyến mại giảm giá có lẽ chính là dịch vụ viễn thông. Sau khi các mạng GSM đồng loạt giảm 10-20% giá cước, CDMA với đại diện là S-Fone hưởng ứng ngay bằng gói cước mới “1 đồng” cùng nhiều ưu đãi giảm giá cho các gói cước quan trọng khác. Cuộc đua năm 2008 đã chính thức bắt đầu. Đầu tháng 12/2007, Viettel Mobile “khơi mào” cuộc đua giảm cước khi tuyên bố giảm 15% cước di động. Không chịu “lép vế”, chỉ sau đó nửa tháng, hai đại gia cùng thuộc tập đoàn VNPT là MobiFone và VinaPhone cũng tiến hành giảm đến 20% cước di động. Thị trường di động bước vào thời kỳ giảm cước chưa từng có. Ngoài ra còn các mặt hàng tiêu dùng,đồ may mặc,mỹ phẩm cũng tham gia “tích cực” vào hoạt động “giảm giá”… Theo: Thời báo kinh tế Việt Nam - 21/01/2008 Bán hàng ,cung ứng dịch vụ kèm theo phiếu dự thi trúng thưởng .Đây là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng. VPBank đã tiến hành chương trình khuyến mãi gửi tiền trúng Camry, triển khai từ 1/7 đến 29/9 năm 2007. Ngân hàng này đã quyết định chi 1,7 tỷ đồng để làm giải thưởng cho chương trình này. VP Bank rất hy vọng vào chương trình này, vì hồi đầu năm, một chương trình khuyến mãi tương tự với giải thưởng là xe Inova đã mang lại cho ngân hàng thành công lớn với lượng vốn huy động lớn hơn dự kiến. Bên cạnh đó, hình thức tặng quà cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Việc “bán hàng kèm theo các sản phẩm” luôn luôn gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Hình thức khuyến mại này đánh vào tâm lý thích được nhận quà của người tiêu dùng. Vì thế đây cũng là hình thức khá được ưa chuộng, có thể kể đến các hoạt động tặng kèm sản phẩm như: mua bột giặt tặng kèm nước xả; mua một thùng bia tặng nước ngọt, bật lửa... Ngoài các hình thức trên ,thì hình thức phát hàng mẫu dùng thử đến người tiêu dùng cũng là một cách để giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình.Thường là các mặt hàng sản phẩm mới lần đầu xuất hiện trên thị trường mang tính chất thăm dò thị hiếu khách hàng như: thực phẩm, mỹ phẩm...Đây là hình thức góp phần quảng cáo sản phẩm mới của doanh nghiệp đồng thời thăm dò thị trường tiêu dùng về một số chủng loại mặt hàng nhất định. 2. Những mặt hạn chế trong việc thực hiện hoạt động khuyến mại ở nước ta. Luật thương mại 2005 đã quy định một cách cụ thể về các hình thức khuyến mại, chủ thể tiến hành hoạt động khuyến mại, hàng hóa dịch vụ để khuyến mại...Trong nghị định 37/2006/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật thương mại 2005 trong hoạt động khuyến mại đã quy định chi tiết về quy trình tiến hành thực hiện hoạt đông khuyến mại, các điều kiện bắt buộc phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động thương mại của thương nhân. Mặc dù hệ thống quy định của Luật hiện hành về hoạt động khuyến mại là tương đối đầy đủ và chặt chẽ nhưng trên thực tiễn hoạt động khuyến mại ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Với các hình thức khuyến mại đã được quy định bao gồm: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; tặng hàng hoá cho khách hàng; cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên. Theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác; tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại thì có thể thấy được hoạt động khuyến mại ở nước ta đang diễn ra một cách sôi động và phong phú. Nhưng có một thực tế là các hoạt động khuyến mại đang diễn ra một các ồ ạt nhưng thiếu sự kiểm soát của nhà nước. Hai hình thức khuyến mại phổ biến nhất mà các thương nhân hay sử dụng phổ biến nhất là: giảm giá bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ cũng như bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo phiếu dự thi để chọn người trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố là hai hình thức khuyến mại mà người tiêu dùng dễ bị " đánh lừa". Với hình thức giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người tiêu dùng hầu như ít biết được giá cả hàng hóa được giảm là tỷ lệ bao nhiêu so với giá cả thông thường trước khi giảm giá ( nhất là với hình thức bán hàng giảm giá của các cửa hàng, công ty nhỏ). Với các tấm biển " hạ giá " và " đại hạ giá", các cửa hàng này đã đánh trúng tâm lý muốn mua rẻ của người tiêu dùng song trên thực tế họ đã tự ý nâng giá cả lên để ngụy tạo ra mức giảm giá hấp dẫn nhằm câu kéo khách hàng. Ngoài ra, một số nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hóa còn lợi dụng hình thức khuyến mại giảm giá nhằm bán phá hàng hóa, dịch vụ hay hiện tượng các nhà cung cấp hàng hóa lớn bắt tay với nhay hạ giá đồng loạt sản phẩm với dụng ý cạnh tranh thiếu lành mạnh với các đối thủ khác trên thị trường liên quan. Trong khi đó, với hình thức tham gia chương trình khuyến mại trúng thưởng của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, các thông tin đưa ra về cách thức lựa chọn người trúng thưởng, nghĩa vụ tài chính của người trúng thưởng, danh sách người trúng giải... thường bị công bố không rõ ràng, rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, thậm chí làm phát sinh tiêu cực trong việc lựa chọn người trúng thưởng. Tình trạng thiếu minh bạch thông tin trong quá trình thực hiện chương trình khuyến mại kiểu này còn rất dễ làm phát sinh tiêu cực kiểu cơ cấu người trúng giải hay giải thưởng cho người trúng thưởng không đúng như đã công bố. PHẦN KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ. Hiện nay, với xu thế cạnh tranh đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có chiến lược nghiên cứu, xác định thị trường kinh doanh, phân tích hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng, tìm mọi biện pháp để tiêu thụ hàng hóa một cách tốt nhất. Cùng với sự đa dạng của hàng hóa và đa phương hóa quan hệ mua bán, các doanh nghiệp phải hạch toán chiến lược kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh đó, đồng thời phải cạnh tranh với nhau để tìm kiếm thị trường cho mình. Để lôi kéo khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp tìm đến các giải pháp quảng cáo, khuyến mại sản phẩm của mình...Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung đã trở thành nhu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra những giải pháp tiếp cận thị trường một cách tốt nhất để đi đến kết quả cuối cùng là thu về lợi nhuận. Khuyến mại là một trong các hình thức xúc tiến thương mại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với các hình thức khuyến mại rất đa dạng như: giảm giá, mua hàng nhận quà tặng, phần thưởng hay phiếu mua hàng có ưu đãi...Khuyến mại có ý nghĩa giới thiệu một sản phẩm mới, nhưng cũng có thể là sản phẩm cũ được bán với giá cạnh tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23829 .doc
Tài liệu liên quan