MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I. CÁC ACIDE HỮU CƠ: 4
1. Định nghĩa: 4
2. Phân loại: 4
3. Cách gọi tên: 4
3.1. Theo danh pháp IUPAC: 4
3.2. Theo tên thông thường: 4
4. Tính chất: 4
4.1. Câu trúc, Tính hất vật lý: 4
4.2. Tính chất hóa hoc chung: 5
5. Môt số acide hữu cơ tiêu biểu trong công nghệ thực phẩm: 6
5.1. Citric: 6
5.2. Axit malic 14
5.3. Axít oxalic 17
5.4. axit tactric: 23
II. HỢP CHẤT ALKALOID 25
1. Khái niệm: 25
2. Nguồn của Alkaloid: 26
3. Phân loại Alkaloid: 26
4. Tính chất của Alkaloid: 27
4.1 Tính chất vật lý: 27
4.2. Tính chất hóa học: 28
5. Các Alkaloid tiêu biểu: 28
5.1.Nicotin: 28
5.2. cocain: 30
5.3. Morphin: 31
5.4. Quinin : 32
5.5. Nhóm phenethylamin Ephedrin: 33
5.6. Indol: 33
5.7. Aconitin (nhóm terpenoit) 33
5.8. Nhóm Purin Caffein 34
5.9. Solanidine: 34
5.10. Một số Alkaloid khác: 35
6. Chiết xuất và phân tách: 36
6.1 Chiết xuất 36
III. HỢP CHẤT TANIN: 38
1.Khái niệm: 38
2.Cấu tạo: 39
3. Phân loại: 39
3.1.Tanin thuỷ phân được: 40
3.2.Tanin không thuỷ phân được: 40
4. Tính chất và ứng dụng của tanin: 42
4.1. Tính chất của tannin: 42
4.2. Ứng dụng của tannin : 43
5. Định lương hàm lương tannin: 44
5.1. Cách pha thuốc thử: 44
6. Hệ thống tannin trong trà xanh: 45
6.1. Trà xanh có thể phòng bệnh HIV? 46
6.2. Trà xanh ngăn ngừa bệnh viêm khớp, đột quỵ, tim mạch,ung thư : 46
6.3. Ngừa ung thư bàng quang từ trà xanh 47
6.4. Trà xanh giúp chữa bệnh não: 48
IV. GLYCOSIDE: 48
1. Khái niệm: 48
2. phân loại: 49
2.1. O-Glycoside: 49
2.2.C-Glycoside: 51
2.3. S-Glycoside: 51
2.4. N-Glycoside: 52
3.Tính chất glycoside: 52
3.1 Lý tính : 52
3.2 Hóa tính : 53
4. Chiết xuất glycoside: 54
5. Tác dụng chữa bệnh: 54
6. Một số hợp chất Glycoside trong nguyên liệu thực phẩm: 61
6.1. Hệ thống Glycoside trong củ sắn, măng: 61
6.2. Solanine trong khoai tây: 63
7. tính chấtt, định tính và định lượng: 66
7.1 Tính chất 66
7.2 Định tính và định lượng 67
V. TERPEN 69
1. Khái niệm: 69
2. Đặc điễm: 69
3.Nguồn gốc của tinh dầu 70
4.Phân loại tinh dầu 72
5.Tính chất chung của tinh dầu 72
6.Phương pháp khai thác tinh dầu 73
6.1.Thu hoạch, bảo quản và chế biến sơ bộ: 73
6.2.Để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được tốt, nguyên liệu cần phải được chế 73
7.một số tinh dầu thường gặp 74
7.1. Monoterpen 74
7.2. Sesquitespen 76
7.3. Diterpen 76
7.4. Triterpen 76
7.5. Cinnamaldehyde - một thành phần chính trong tinh dầu quế có nhiều công dụng 76
KẾT LUẬN 80
81 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4846 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các hợp chất có nguồn gốc thứ hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a quá trình phân bào.
4. Tính chất của Alkaloid:
4.1 Tính chất vật lý:
Phân tử lượng: khoảng 100-900 Các alkaloid không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ nicotin, spartein, coniin) Các alkaloid với các nguyên tử ôxy trong cấu trúc nói chung là các chất rắn kết tinh ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin)
Hầu hết alkaloid base gần như không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như CHCl3, eter, các alcol dây carbon ngắn. Một số alkaloid do có thêm nhóm phân cực như –OH, nên tan được một phần trong nước hoặc trong kiềm ( Morphin, Cephalin). Ngược lại với base, các muối alkaloid nói chung tan được trong nước và alcol, hầu như không tan trong dung môi hữu cơ. Có một số ngoại lệ như Ephedrin, Colchixin, Ecgovonin các base của chúng tan được trong nước, đồng thời cũng khá tan trong dung môi hữu cơ, còn các muối của chúng thì ngược lại. Alkaloid có N bậc 4 và N- oxid khác tan trong nước và trong kiềm, rất ít tan trong dung môi hữu cơ. Các muối của chúng có độ tan khác nhau tùy thuộc vào gốc acid tạo ra chúng.
4.2. Tính chất hóa học:
Alkaloid là các base yếu, do đó có đầy đủ tính chất hóa học của một base yếu.. Đa số làm xanh giấy quỳ tím. Với acid thường tạo muối tan trong nước và kết tinh. Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên nguyên tử nitơ và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế.
-Một số Alkaloid mang tính lưỡng tính, vừa có tính base yếu vừa có tính acide yếu ví dụ: Morphine,
Tính base giảm dần theo thứ tự muối amoni bậc 4, amin bậc 1, amin bậc 2, amin bậc 3.
-Muối của alkaloid rất bền, nhưng chúng bị phân hủy bởi tia sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại.
-Phần đông alkaloid có vị đắng và có tính triền quang. Chúng tạo tủa với các dung dịch acid phosphotungstic, phosphomolipdic, picric…
Nhìn chung Alkaloid la những chất tương đối bền, nhưng một số ít chất thuộc dẫn xuất indol rất dễ bị phân hủy do ánh sáng hoặc tác nhân ôxy hóa.
Ngoài tính base, các alkaloid có phản ứng tương tự nhau như đối với một thuốc thử, gọi tên chung là các thuốc thử alkaloid.
5. Các Alkaloid tiêu biểu:
5.1.Nicotin:
Cấu tạo:
Nguồn, đặc tính:
Có ở trong cây thuốc lá dưới dạng muối kết hợp với axit limonic. Trong lá cây thuốc lá hàm lượng nicotin khoảng 10 - 16% ở thuốc lá và 16% ở thuốc lào. Nicotin là chất lỏng như dầu, không màu, sôi ở 247OC, nó nâu lại nhanh chóng trong không khí do bị oxy hóa, nó dễ bay hơi có mùi thuốc lá, dễ tan trong ước, dung dịch có tính bazơ mạnh.
Nicotin là một alkaloid rất độc, (từ 1 đến 2 giọt nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể sánh với axit xian hydric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các hoá chất độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1.400 hợp chất hoá học khác nhau). chỉ có vài mg Nicotin cũng gây nhức đầu, ói mửa, với lượng lớn hơn nó kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh, làm ngưng hô hấp, tê liệt hoạt động của tim, do đó không nên hút thuốc lá. Dung dịch nicotin trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng.
Nicotin qua phổi rồi vào máu, có tác dụng làm dày thành động mạch, gây hẹp động mạch, hẹp mạch vành, dẫn tới hẹp van tim. Mặt khác nicotin còn làm đông máu trong mạch máu, dẫn tới nhồi máu cơ tim cấp và có thể dẫn tới tử vong. Hàm lượng nicotin trong máu càng nhiều thì sự kích thích nhịp đập của tim càng nhanh nên dễ dàng gây nên bệnh tăng huyết áp. Nicotin là một chất dễ gây nghiện, khi hút thuốc lá thì một lượng nicotin đã vào máu, nếu thiếu nó sẽ gây khó chịu, gây thèm muốn hút thuốc lá.
Sơ đồ tổng hợp nicotin từ ornicothin:
5.2. cocain:
Cấu tạo:
Nguồn, đặc tính:
Cocain là alkaloid có trong lá cây coca mọc ở Nam Mỹ. Cocain là chất kết tinh có tinh thể hình lăng trụ, có nhiệt độ nóng chảy là 98 độ C, khó tan trong nước, dễ tan trong rượu và ete. Cocaine thô bán ở chợ thì không bao giờ nguyên chất nhưng cũng chứa 80.94% cobain và ở dạng này chúng vẫn được xếp vào nhóm này. Chất lỏng Cocain cũng có tính chất kiềm. Nó tạo thành rất nhiều loại muối, Cocain là thuốc tê từng phần rất mạnh, là thuốc gây mê mạnh, song là thuốc độc gây mệt nhọc, suy nhược cơ thể, trong một số trường hợp thì có thể thay cocain bằng novocain.
5.3. Morphin:
Cấu tạo:
Nguồn, đăc tính:
Morphin là một chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy là 2300C (đồng thời phân huỷ), ít tan trong nước, kết tinh ngậm một phân tử nước, tan trong kiềm vì có nhóm phenol, morphin vừa có tính bazơ, vừa có tính axit yếu (lưỡng tính). Là thứ thuốc rất có giá trị trong y học: làm giảm đau, thuốc ngủ. Morphin dễ gây nghiện, nếu lạm dụng thì đó là chất ma túy cực kỳ nguy hiểm.
Giá trị quý giá của morphin là tác dụng giảm đau theo kiểu tiêu cảm giác đau, tác dụng lên trung tâm xác định của bán cầu não: sự tác động lên trung tâm này là cực kỳ quý báu vì với liều lượng nhỏ làm giảm đau mà không làm xáo trộn ý thức. Ngay những liều lượng rất nhỏ cũng được tác dụng đến trung tâm thở, tần số thở bị giảm xuống, sự hạ thấp của nhịp thở tức khắc được tăng lên cho đến khi phá bỏ các cơn ho tức khắc. Nếu lượng morphin lớn sẽ có hại, làm người chết do tình trạng tê liệt trung tâm thở.
Chứng nghiện ở codein là ít hơn, ở đây lợi thế cho nó trong liệu pháp được đưa ra. Tác dụng giảm đau và tính yên rõ ràng là ít hơn nhiều so với morphin. Codein có thể tác dụng kích thích (tính bổ dưỡng) của các dược liệu khác được tăng lên. Cũng như tác dụng chữa ho của codein yếu hơn morphin nhiều nhưng nó có nhiều cái tốt hơn nhờ tính chất không bị quen dần và không bị nghiện. Morphin được axetyl hóa với anhydrit axetic tạo thành heroin.
Các công thức cấu tạo của các hợp chất isoquinolin:
5.4. Quinin :
nguồn, đặc tính:
Cùng với nhiều alkaloid khác có chứa trong vỏ cây quinquina thường mọc ở vùng nhiệt đới . Quinin là chất rắn, tnc 1770C . Nó có thể kết tinh với ba phân tử nước và có tnc 570C, dễ tan trong etanol và ete. Các dung dịch quinin có tính bazơ và có vị đắng. Quinin được dùng trong y học dưới dạng muối clohiđrat hoặc sunfat. Nó là một loại thuốc tốt chống bệnh sốt rét và hạ sốt. Với liều lượng lớn, quinin là chất độc.
5.5. Nhóm phenethylamin Ephedrin:
Đặc tính:
Ðiều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang. Ðề phòng hay điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống
5.6. Indol:
Cấu tạo:
Đặc tính:
Tinh thể hình lá không màu Tan trong nước, etanol, ete và dung dịch amoniac; bay hơi cùng với hơi nước; mùi khó chịu.
5.7. Aconitin (nhóm terpenoit)
Cấu tạo:
Aconitin là một ancaloit cực độc có nguồn gốc từ các loài ô đầu Nó là một chất độc thần kinh có khả năng mở các kênh ion Na+ nhạy cảm TTX ở tim và các cơ quan khác, và nó được sử dụng để tạo ra các mô hình loạn nhịp tim. Aconitin có công thức hóa học C34H47NO11, và dễ hòa tan trong cloroform hay benzen Aconitin có thể bị thủy phân thành benzoylaconin và aconin.
5.8. Nhóm Purin Caffein
Cấu tạo: C8H10N4O2
Caffein, còn được gọi là trimethylxanthine Là một xanthine alkaloid có thể tìm thấy được trong các loại hạt cà phê, trong chè, hạt cola, quả guarana và (một lượng nhỏ) trong hạt ca cao.
5.9. Solanidine:
Solanidine có nhiều trong khoai tây mọc mầm, nó tồn tại dưới dạng O Glycozide đươc gọi là solanine. Đặc tính và tinh chất hóa học, tính chất gây độc sẽ nói rỏ ở phần Glycozide.
Cấu tạo solanidine:
Cấu trúc của solanine: màu xanh: phần “xương sống” solanidine (cấu trúc alkaloid), đỏ: phần carbohydrate còn lại
5.10. Một số Alkaloid khác:
Các alkaloid có dạng tinh thể là các hợp chất chứa nitrogen, có hoạt tính sinh lý trên tất cả động vật và được sử dụng trong công nghiệp dược. Họ alkaloid bao gồm: codein, nicotine, caffeine và morphine. Một số loài thực vật (họ Solanaceae). Người ta thường gặp trong một cây tập hợp các alkaloid có cấu trúc hóa học gần giống nhau. Đôi khi toàn cây (họ Taxaceae). dụng lên mạch máu (hydrastin, ephedrin...), một số khác tác dụng dụng làm thuốc chữa bệnh (Misawa, 1994).
6. Chiết xuất và phân tách:
6.1 Chiết xuất: Có 2 cách loại tạp Sau đó tiến hành chiết alkaloid bằng một trong 2 cách cơ bản sau,tùy theo lý tính alkaloid dễ bay hơi hay alkaloid ổn định. Ngâm bột dược liệu với dung môi phân cực kém như eter dầu, eter trong vòng vài giờ đến 1 ngày(trích nguội). Chiết liên tục với eter dầu bằng cách đun hoàn lưu, bột loại tạp xong để khô tự nhiên( trích nóng). + Trường hợp alkaloid dễ bay hơi:
Có trong cây ở trạng thái muối.Cây được phơi khô và nghiền nát thành bột, cho chất kiềm phóng thích alkaloid. Chất kiềm thường dùng là vôi, NH4OH, NaOH. Sau đó chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu dược alkaloid.+ Trường hợp alkaloid của base ổn định:Dùng 2 phương pháp : * Nấu cây với nước acid, alcol acid hóa bằng acid mạnh. Trong điều kiện này alkaloid được chuyển sang dạng muối hòa tan trong nước hoặc trong alcol loảng. Việc chọn dung môi phải chọn phù hợp với tính phân cực của alkaloid là trung bình hay yếu để alkaloid tan tốt vào pha đó. * Chế hóa bột cây khô bởi base mạnh để phóng thích alkaloid .Dùng NaOH, NH4OH, vôi, MgOH,Na2CO3. Làm khô dịch chiết ở áp suất thấp, chiết bằng dung môi thích hợp để hòa tan alkaloid tự do. +: Một số đặc tính cần chú ý trong quá trình chiết* Trong cây alkaloid tồn tại dưới dạng muối của các acid hữu cơ. * Nhưng một số kết hợp với tanin, vì vậy đối với nguyên liệu có nhiều tanin thì nên dùng dung môi có độ phân cực mạnh hơn. * Hoặc chiết nóng để tách alkaloid ra khỏi tanin và hòa tan vào dung môi. * Một số alkaloid là ester như Atropin, Cocain, Heliotrin, có thể bị thủy phân trong quá trình chiết xuất nên cần hạn chế sử dụng ở nhiệt độ cao. * Ngược lại một số alkaloid tồn tại dưới dạng glycocid như Solamaegin,solasonin,để chiết các alkaloid này cần có giai đoạn thủy phân * Nhìn chung alkaloid là những chất tương đối bền, nhưng một số ít chất thuộc dẫn xuất indol rất dể bị phân hủy do ánh sáng hoặc tác nhân oxy hóa khử Nhìn chung: Phân ly alkaloid ở trạng thái tinh khiết là một vấn để khó khăn luôn luôn trong quá trình chiết người ta thu được alkaloid. Đầu tiên phải tinh chế alkaloid bằng cách khửF hết tanin, resin, amino acid làm dơ chúng. Kế đó, phân ly alkaloid bằngF cách hòa tan trong dung môi thích hợp hoặc tạo kết tinh,tạo tủa phân đoạn. Cuối cùng , đối với các phân đoạn 3,4 chất thì sử dụng sắc khí cột kết hợp sắc kí lớp mỏng, hoặc sắc khí trao đổi ion,…để tách riêng chúng ra .6.2 Phân tách:* Để phân tách alkaloid phải qua quy trình sau: Lọc lấy dung dịch muối,kiềm hóa để lấy ancaloit hoàn toàn khỏi muối. Nghiền nhỏ nguyên liệu thành bột rồi ngâm với dung dịch HCl1%( hoặc băng dung dịch xôđa)để chuyển hóa hoàn toàn ancaloit thành muối clohidrat dễ tan. Cất cuốn hơi nước hoặc chiết bằng dung môi hữu cơ như clorofom,benzen Xác định cấu trúc các alkaloid thử hoạt tinh sinh học,đem sản phẩm thửF nghiệm,ứng dung. Chạy sắc ký hoặc sắc ký bản mỏng điều chế...phân lập riêngF từng alkaloid. *Sản phẩm thu được thường là hỗn hợp nhiều alkaloid, hiện nay người ta thường dùng các phương pháp sắc kí khác nhau (sắc kí cột, sắc kí bản mỏng, . . .) để tách riêng các alkcaloid ra khỏi hỗn hợp. 7. Thuốc thử alkaloidCó 2 loại:* Loại thứ nhất :cho kết tủa rất ít tan,có độ nhạy lớn, dùng để tìm alkaloid ở dạng vết.. Dung dịch HgCl2. Thuốc thử iodur. Dung dịch vài acid có trọng lượng phân tử cao* Loại thứ hai:. Dung dịch acid picric bão hòa trong nước . Dung dịch acid stibic bão hòa trong nước . Dung dịch acid picrolonic bão hòa trong nước
III. HỢP CHẤT TANIN:
1.Khái niệm:
Tannin là 1 hợp chất ester giữa đường glucose và 1 nhóm chất khác, thường là 1 phức hợp của acid phenolic hoặc oxyphenolic acid, Nếu đem thủy phân ta thu được glucose và 1 thành phần khác không phải đường (đó là acid gallic và m-digallic, như thế ta gọi là “Gallotannins”).
Ngoài ra còn biết có 1 loại tannin khác gọi là “Ellagitannins” (nếu cắt liên kết thu được acid ellagic)
Theo R.Kumar và J.P.F.D/Mello (1995), tannin là những hợp chất có chứa phenolic hòa tan, có phân tử trọng >500, có khả năng kết tủa với gelatin và các protein khác trong môi trường nước.
Trong thực vật có 2 loại tannin: Tannin hòa tan và tannin không hòa tan.
Tannins nói chung là một nhóm hóa chất cũng được gọi là polyphenols thường có mặt trong giới thực vật như lá cây, quả, trà và gỗ. Mùa Thu vào công viên khi ta đạp lên lá khô thường được trả lại một mùi nồng nặc đó là tannins. Lúc vào rừng hiking ta thấy có những con rạch nhuộm màu mực đen đó cũng là do chất tannins lá khô tiết ra nhiều ngày. Lúc uống rượu "wine" ta cảm thấy "chát" và gọi nó là "rượu chát" là vì trong hạt và xác nho có tannin. Ngay trong khi lên men, rượu nầy thường được trữ trong những thùng gỗ "oak"(cây sồi) có nhiều tannin. Từ xưa người ta dùng tannin để thuộc da thú. Tanin có khả kết hợp với protein của da tươi (sống) động vật thành da thuộc, không bị phân huỷ và rất bền, do cấu trúc hoá học của tanin có nhiều nhóm OH phenol tạo được nhiều dây nối hydro với các mạch polypeptid của protein trong da. Phân tử tanin càng lớn thì sự kết hợp này càng chặt chẽ.
Tanin phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, tập trung nhiều ở các họ Rau răm (Polygonaceae), Hoa hồng (Rosaceae), Đậu (Fabaceae), Sim (Myrtaceae), Cà phê (Rutaceae),… và có mặt ở nhiều bộ phận của cây: rễ, thân rễ (Đại hoàng), vỏ (Chiêu liêu), lá (Trà), hoa (Hoa hồng, hạt (Cau), vỏ quả (Măng cụt)… Đặc biệt, có một số tanin được tạo thành do thực vật bị một bệnh lý nào đó, như vị thuốc Ngũ bội tử là những túi được hình thành do nhộng của con sâu ngũ bội tử gây ra trên cành và cuống lá của cây Muối (Rhus semialata, thuộc họ Anacardiaceae)., Ở trong cây, tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất và oxy hoá khử, đồng thời nhờ có nhiều nhóm phenol nên tanin có tính kháng khuẩn, bảo vệ cây trước những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
2.Cấu tạo:
cấu trúc hoá học của tanin có nhiều nhóm OH phenol
3. Phân loại:
Dựa vào cấu trúc hoá học, tanin được phân làm hai loại:
3.1.Tanin thuỷ phân được: hay còn gọi là tanin pyrogallic vì sau khi bị thuỷ phân, những tanin thuộc nhóm này sẽ bị cắt ra thành một đường, thường là glucose và một acid, thường là acid gallic.
gallic acid
3.2.Tanin không thuỷ phân được: hay còn gọi là tanin ngưng tụ. Dưới tác dụng của acid hay enzym, chúng dễ tạo thành tanin đỏ hoặc một sản phẩm trùng hợp gọi là phlobaphen rất ít tan trong nước. Phlobaphen là đặc trưng của một số dược liệu như vỏ Canhkina, vỏ quế,…
gallocatechine
catechine
4. Tính chất và ứng dụng của tanin:
4.1. Tính chất của tannin:
Tannin hòa tan được tring nước, rượu và không tan trong các hợp chất hữu cơ, tham gia vào quá trình trao đổi chất và phản ứng õy hóa khử, tannin có những đặc tính sau:
4.1.1. Phản ứng với protein gây kết tủa và biến tính chất đạm làm cho nó trở nên khó tiêu:
- Vì tannin có sự liên kết gây biến tính kết tủa chất đạm nên làm cho protein trở nên rất khó tiêu hóa.
- Trong các loại cao lương giống nguyên thủy hàm lượng tannin rất cao. Những giống lai, cải tiến của Mỹ có hàm lượng protein khá cao (11 – 13%) nhưng vì có chứa tannin nên khả năng tiêu hóa kém, protein bao bọc xung quanh hạt tinh bột, dưới tác dụng của tannin làm cho nó bị kết tủa, tiêu hóa kém, từ đó làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột cũng kém theo.
Nếu cao lương được hấp hơi và ép dẹp, làm khô cho thú ăn sẽ tiêu hóa tốt hơn rất nhiều.
4.1.2 . Tannin còn có ảnh hưởng như là 1 chất kháng dinh dưỡng
Sự có mặt của tannin trong 1 vài loại cây làm thức ăn có ảnh hưởng quan trọng: không những làm giảm khả năng tiêu hóa mà còn làm giảm tính ngon miệng, làm giảm trao đổi chất trong cơ thể.
Vì vậy Tannin cũng có độc tính nhất định :- Vì tannin có sự liên kết gây biến tính kết tủa chất đạm nên làm cho protein trở nên rất khó tiêu hóa, giảm ngon miệng, giảm trao đổi chất (tính kháng dinh dưỡng)- Nếu dùng thực phẩm có chứa nhiều tannin trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng kém hấp thu sắt gây thiếu máu do sự tạo thành phức sắt phenolate trong cơ thể. Tuy nhiên, Condensed tannin (loại không thủy phân) thì không gây ra tình trạng này- Ngoại trừ trà, các thực phẩm chứa tannin khác đều có thể gây kích ứng đường ruột, gây tổn thương gan, thận, kích thích dạ dày và làm co thắt đường tiêu hóa Đa số các tanin đều có vị chát, làm săn se da, tan được trong nước, nhất là trong nước nóng, tan trong cồn loãng, kiềm loãng… và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ. Tanin có đặc tính dễ bị oxi hóa dưới tác dụng của enzym và được cung cấp oxi đầy đủ.
Tanin tạo kết tủa với muối sắt III (Fe3+) tuỳ loại mà cho màu xanh đen (tanin thuỷ phân) hoặc xanh lá cây đậm (tanin ngưng Ổi), Chính vì vậy khi dung dao bằng sắt để cắt, gọt vỏ một số loại trái cây chứa nhiều tannin trên miếng trái cây sẽ xuất hiện màu đen xỉn rất xấu.( trong y hoc người ta thường không dùng siêu đất để sắc thuốc tránh tình trang mất tannin làm giảm tác dung của thang thuốc.
4.2. Ứng dụng của tannin :- Thuộc da - Bảo quản protein khỏi sự phân giải của vi khuẩn - Thuốc làm se niêm mạc ruột trị các chứng bệnh tiêu chảy- Một liều lượng nhỏ tannin sẽ có tác dụng cầm máu, vô trùng vì tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ các mô giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng- Tannin là một chất kháng sinh hiệu quả, hiện nay người ta đang nghiên cứu nó làm chất chống ung thư và chất ức chế virus HIV nhân rộng ở các tế bào lymphocyte H9
Trong y học:Tanin là một hợp chất có khá nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh:
- Do có tính tạo tủa với protein, khi tiếp xúc với niêm mạc, tổ chức da bị tổn thương hay vết loét,… tanin sẽ tạo một màng mỏng, làm máu đông lại, ngừng chảy nên ứng dụng làm thuốc đông máu và thuốc săn se da.
- Tanin có tính kháng khuẩn, kháng virus, được dùng trong điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy mà búp Ổi, búp Sim, vỏ Ổi và vỏ Măng cụt là những dược liệu tiêu biểu đã được dân gian sử dụng. Phối hợp với tính làm săn se, tanin còn được dùng để làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miêng, họng bị viêm loét hoặc chữa vết loét do người bệnh nằm lâu.
- Tanin tạo kết tủa với các alcaloid và các muối kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, kẽm… nên làm giảm sự hấp thu của những chất này trong ruột, vì vậy được ứng dụng để giải độc trong những trường hợp ngộ độc alcaloid và kim loại nặng. Cũng vì lý do này, không nên uống thuốc với nước trà.
Trong bào chế hiện đại, tanin được tinh chế rồi bào chế thành những chế phẩm như dung dịch có nồng độ 1-2% hoặc thuốt bột, thuốc mỡ dùng ngoài 10-20%. Tuy nhiên, khi dùng để uống, tanin có thể kích ứng niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày, gây khó chịu và rối loạn tiêu hoá. Để giảm thiểu tác dụng phụ này, các nhà sản xuất đã kết hợp tanin với albumin tạo thành dạng tanalbumin không mùi, không vị, không tan trong nước, không bị dịch tiêu hoá phân huỷ, khi vào đến ruột, gặp môi trường kiềm, tanin mới được giải phóng và phát huy tác dụng phụ dược lý. Cần lưu ý, uống thuốc chứa tanin có thể bị táo bón.
5. Định lương hàm lương tannin:
5.1. Cách pha thuốc thử:
- Dung dịch phosphotungstomolybdic acid: Hòa tan 100 g natri tungstat và 25 g natri molybdate trong 700 ml nước, thêm 100 ml acid hydrocloric và 50 ml acid phosphoric, đun hồi lưu hỗn hợp trong 10 giờ. Thêm 150 g lithium sulphat, 50 ml nước và 0,2 ml brom, đun sôi để loại bỏ brom thừa (khoảng 15 phút), để nguội, thêm nước vừa đủ 1000 ml và lọc. Dung dịch thuốc thử phải có màu vàng. Nếu thuốc thử có màu xanh lục nhẹ thì không được sử dụng nhưng có thể phục hồi lại bằng cách thêm 0,2 ml brom rồi đun sôi. Chú ý loại bỏ brom dư bằng cách đun sôi thuốc thử. Bảo quản ở 20C – 80C.- Dung dịch natri carbonat 29%: Hòa tan 29g natri carbonat trong vừa đủ 100ml nước.5.2. Tiến hành:
Tiến hành thử nghiệm trong điều kiện tránh ánh sáng.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 50 mg acid gallic chuẩn vào một bình định mức 100 ml màu nâu, thêm nước để hòa tan và vừa đủ đến vạch. Hút chính xác 5 ml dung dịch trên vào bình định mức 50 ml màu nâu, thêm nước vừa đủ, lắc đều (dung dịch có nồng độ acid gallic khoảng 0,05 mg/ml).Xây dựng đường chuẩn: Hút chính xác lần lượt 1,0 ml; 2,0 ml; 3,0 ml; 4,0ml; 5,0 ml dung dịch chuẩn vào các bình định mức 25 ml riêng biệt màu nâu, thêm vào mỗi bình 1 ml dung dịch phosphotungstomolybdic acid (TT), sau đó thêm lần lượt 11 ml, 10 ml, 9 ml, 8 ml, 7 ml nước vào các bình tương ứng, thêm dung dịch natri carbonat 29% đến vạch, lắc đều. Đo độ hấp thụ của các dung dịch thu được ở 760nm, chuẩn bị song song một mẫu trắng. Xây dựng đường chuẩn với độ hấp thụ là trục tung và nồng độ dung dịch là trục hoành.Chuẩn bị dung dịch thử: Cân chính xác khoảng m(g) (cái này cần khảo sát để có nồng độ thích hợp) chế phẩm đã được sấy ở 105 0C trong 4 giờ cho vào bình định mức màu 100ml, thêm 60ml nước. Tiến hành lắc siêu âm ở 60 – 70 OC trong thời gian 1 giờ. Để nguội, thêm nước vừa đủ tới vạch, lắc đều. Lọc bỏ 20ml dịch lọc đầu, hút chính xác 10 ml dịch lọc pha loãng với nước vừa đủ 50ml.Tiến hành: Hàm lượng phenol toàn phần: Hút chính xác 2 ml dung dịch thử vào bình định mức 25 ml màu nâu. Tiến hành theo như phần xây dựng đường chuẩn bắt đầu từ “thêm 1 ml dung dịch phosphotungstomolybdic acid (TT)”, thêm 10 ml nước, đo độ hấp thụ của dung dịch thu được như phương pháp trên và tính toán hàm lượng phenol theo acid gallic trong dung dịch thử dựa trên đường chuẩn đã xây dựng.Hàm lượng polyphenol không liên kết với casein: Hút chính xác 25 ml dung dịch thử vào bình nón nút mài 100 ml đã có 0,6g casein, đậy kín. Đặt bình trong cách thủy ở nhiệt độ 300C trong 1 giờ, lắc đều, để nguội. Lọc, loại bỏ dịch lọc đầu tiên, hút chính xác 2 ml dịch lọc sau cho vào bình định mức 25 ml màu nâu. Tiến hành theo như phần xây dựng đường chuẩn bắt đầu từ “thêm 1 ml dung dịch phosphotungstomolybdic acid (TT)”, thêm 10 ml nước, đo độ hấp thụ của dung dịch thu được như phương pháp trên và tính toán hàm lượng phenol theo acid gallic trong dung dịch dựa trên đường chuẩn đã xây dựng.Lượng tanin tính theo acid gallic trong dược liệu được tính theo công thức:Tanin toàn phần = (Lượng phenol toàn phần) – (Lượng polyphenol không liên kết với casein).
6. Hệ thống tannin trong trà xanh:
Hệ thống tannin trong trà xanh đáng chú ý nhất là: EGCG (epigallocatechin-3-gallate) có rất nhiều công dung hữu ich chữa nhiều bệnh nguy hiểm, mang nhiều giá tri về y học nhiều nghiên cứu khoa hoc có khả nâng thành công:
6.1. Trà xanh có thể phòng bệnh HIV?
Theo Dân trí - 24/05/2009
(Dân trí) - Đúng vậy nhưng không phải là bằng đường uống mà là bằng đường bôi. Một hợp chất trong trà xanh khi dùng ở dạng bôi sẽ có khả năng kiềm chế sự lây truyền của vi rút HIV qua đường sinh dục..
Các chuyên gia y tế của trường ĐH Heidelberg (Đức) cho biết, hợp chất EGCG (epigallocatechin-3-gallate) trong trà xanh là một nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có thể trở thành một loại vũ khí siêu mạnh chống lại sự lây lan của HIV ở các nước nghèo. Họ khuyến nghị nên đưa hợp chất nào vào các loại kem bôi trơn dùng trong sinh hoạt tình dục.
Chất EGCG là một polyphenol hay tanin sẵn có trong trà xanh và có khả năng trung hoà protein trong tinh dịch - vốn là môi trường truyền vi rút lý tưởng.
Đăng tải trên tạp chí điện tử Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học giải thích: Hoạt chất tự nhiên EGCG có trong trà xanh làm ức chế SEVI, một loại protein trong tinh dịch có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút HIV tiếp cận với tế bào bình thường để lây nhiễm.
Nghiên cứu cho thấy EGCG có thể tấn công bề mặt tế bào mục tiêu, phá vỡ các chuỗi liên kết trong phân tử này mà không gây ảnh hưởng đến những tế bào bình thường khác của cơ thể. Ngoài ra, nó không bị “biến chất” trong môi trường âm đạo nên rất hiệu quả khi phối hợp với các thuốc chống HIV lây qua đường sinh dục.
với hơn 33 triệu người nhiễm HIV qua đường tình dục và 96% ca nhiễm mới là ở các nước nghèo và các nước đang phát triển, các nhà nghiên cứu hy vọng việc sử dụng chất EGCG trong trà xanh đưa vào các loại kem bôi trơn sẽ nhanh chóng trở thành 1 phương pháp ngăn ngừa đơn giản và hiệu quả sự lây lan của HIV.
6.2. Trà xanh ngăn ngừa bệnh viêm khớp, đột quỵ, tim mạch,ung thư…:
Trà xanh, một loại thức uống có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, nó có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh viêm khớp. Tiến sĩ David Buttle tại trường Đại học Sheffield, Anh Quốc đã phát hiện ra rằng các hợp chất hoạt tính trong trà xanh như EGCG (Epi Gallo Catechin Gallate) và ECG(Epi Catechin Gallate)có thể ngăn cản enzym phá huỷ sụn khớp. Sự phá huỷ sụn khớp là một trong những nhân tố chính gây nên bệnh viêm xương khớp. Loại bệnh viêm khớp thoái hoá này đang gây nên chứng đau khớp và cứng khớp đối với hơn 2 triệu người dân nước Anh. Tiến sĩ Buttle cho rằng: Nếu bạn bị thoái hoá khớp khá nặng thì có thể đã muộn để làm được điều gì nhằm ngăn chặn bệnh, nhưng nếu bạn thường xuyên uống trà xanh nhiều năm thì bạn sẽ nhận thấy được những lợi ích của nó đối với sức khoẻ và góp phần phòng tránh bệnh. Ông cũng nhấn mạnh rằng, trà xanh nên uống như là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật. Cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả của trà xanh đối với con người. Tuy nhiên những tin tức mới đây của nhà sản xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CÁC HỢP CHẤT CÓ NGUỒN GỐC THỨ HAI.doc