Theo từ điển các thuật ngữ trong kinh doanh (businessdictionary.com), “nhà nhập khẩu” là bên làm (hoặc đại diện cho một đại lý hay bên trung gian nào khác làm) tờ khai hải quan, và phải trả các loại thuế có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu (nếu có).
Ở Nga, các công ty nhập khẩu và bán sỉ tại Mát-xcơ-va và Xanh Petecbua là những nhà cung cấp hải sản chính cho các đại lý bán lẻ nội địa. Sở dĩ như vậy là vì các thủ tục nhập khẩu quá phức tạp đến nỗi hầu hết các đại lý và các cửa hàng bán lẻ thường chọn phương án mua lại thủy sản nhập khẩu thay vì tự nhập hàng.
Theo công thư số ΦC-ГК-4/11923 ngày 30/10/2009 và số ΦC-AC-4/13130 ngày 11/11/2009 của Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) gởi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Việt Nam (NAFIQAD), có 15 doanh nghiệp Nga được cấp phép nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường nga và các lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sách nghiêm ngặt của chính phủ về việc đánh bắt hải sản.
Tỉ trọng khu vực đánh bắt cá quốc nội của Nga giai đoạn 1999-2003
(Nguồn: VNIERKH)
Rõ ràng, trong những năm gần đây, tổng lượng đánh bắt thủy sản không biến đổi nhiều nhưng có sự tăng lên rõ rệt trong nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khoảng 3 năm trở lại đây, Nga đã tăng cường nhập khẩu thủy sản từ các nước trong khu vực. Đặc biệt là sau hơn 1 năm đối mặt với các khó khăn do suy thoái kinh tế, thị trường nhập khẩu thủy sản Nga đã hồi phục mạnh mẽ. Trong 3 tháng đầu năm 2010, tổng lượng nhập khẩu thủy sản tăng 37.2% về giá trị và 9% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2009. Theo nhóm phân tích đầu tư “Khaldoproduct”, giá của 1 kg cá nhập khẩu hiện nay đã tăng 27% so với năm 2009. Sự tăng lên bất ngờ này được quy cho việc tăng nhập khẩu các loại thủy sản có giá trị cao như thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn…Ví dụ như giá trị nhập khẩu cá đông lạnh đã tăng 64% nhưng chỉ tăng 8% về sản lượng. Kể từ tháng 1-2010, cá hồi đông lạnh dẫn đầu mức tăng về nhập khẩu.
Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu trong quý 1 giai đoạn 2008-2010, đơn vị: triệu đô
(Nguồn: Russian Federal Customs Service)
Mặc dù thủy sản là sản phẩm đứng thứ 3 về tiêu thụ ở Nga, sau thịt đỏ và gia cầm, nhưng nhu cầu về tiêu thụ thủy sản gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm, có mức sống cao như Moscow, St.Peterberg. Trong số các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào Nga, Na Uy là nước dẫn đầu.Trong quý 1 năm 2010, tổng giá trị thủy sản Na Uy xuất khẩu sang Nga là 146.458 triệu đô, tăng 32.12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, một số nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Canada đang tăng nhanh sản lượng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Giá trị nhập khẩu thủy sản trong quý 1, giai đoạn 2008-2010, đơn vị: triệu đô
(Nguồn: Russian Customs Committee)
Kể từ năm 2000, xuất khẩu cá và thủy sản ở Nga tăng chậm. Năm 2004, lượng xuất khẩu chỉ tăng 3% so với năm 2000. Và trong giai đoạn 2005-2007, sản lượng xuất khẩu thủy sản giảm 1.64% trên toàn thế giới. Tuy vậy, đối với một số đối tác như Mỹ, Kazakhstan và Nhật Bản, tỉ lệ xuất khẩu tăng khá cao, lần lượt là 35.48%, 34.03% và 22.87%.
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Nga sang các nước, 2005-2007, đơn vị: triệu đô
(Nguồn: thefishsite.com)
Tuy nhiên, sự thay đổi quan trọng lại diễn ra trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Xuất khẩu hàng đông lạnh tăng ổn định qua các năm, từ năm 2000 đến 2004 tăng 30%. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu cá đóng hộp tăng gấp đôi. Và, giai đoạn này chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong xuất khẩu mặt hàng tươi sống cũng như phi lê. Năm 2004, xuất khẩu mặt hàng tươi sống giảm gần một nửa so với năm 2000.Sự sụt giảm của mặt hàng phi lê thậm chí còn cao hơn.
Sản lượng xuất khẩu cá và thủy sản của Liên bang Nga, giai đoạn 2000-2004, đơn vị: ngàn tấn
(Nguồn: Vnierkh)
Theo các dự báo của các tổ chức kinh tế, lượng tiêu thụ thủy sản tại Nga năm nay sẽ tăng 30% và bình quân tiêu thụ thủy sản là 20kg/người. Xu hướng tăng như trên cũng do lượng đánh bắt thủy sản trong nước tăng 18% và nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng sản phẩm quốc nội từ đầu năm 2010. Các chuyên gia tin rằng, lượng nhập khẩu cao của các sản phẩm cấp cao do nhu cầu tiêu dùng là tín hiệu của sự phục hồi kinh tế. Lượng tiêu thụ thủy sản sẽ tiếp tục tăng ổn định. Các nhà phân tích thị trường đã liệt kê 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này:
Thu nhập ổn định sau suy thoái kinh tế, đặc biết là các khu vực như Moscow, St.Petetburg, và các khu vực trung tâm khác.
Sở thích mới của người tiêu dùng dựa trên các tiêu chí: sức khỏe, dinh dưỡng và ít chất béo.
Các thực phẩm khác ngoài thủy sản tăng giá cao.
Các sản phẩm thủy sản có sẵn với nhiều lựa chọn do tăng đầu tư về thiết bị, công nghệ và các kênh phân phối được cải thiện.
Đứng trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao về thủy sản của người dân, chính quyền Nga đã có những hành động thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Trong hội nghị về tiêu dùng hàng nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, tổ chức vào tháng 6 vừa qua, thủ tướng Vladimir Putin đã kêu gọi phát triển sâu hơn nữa thị trường thủy sản quốc nội. Ông khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục tạo lập một thị trường quốc nội năng động và cơ cấu xuất khẩu hiệu quả.
Bắt đầu từ 1/7/2010, theo yêu cầu của cục hải quan, các nhà sản xuất cá ở Nga đã chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về sự đảm bảo an toàn các sản phẩm thủy sản. Tuy vậy, các nhà sản xuất này cho rằng, họ sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc cải tiến công nghệ chế biến và vận chuyển. Điều này sẽ đẩy giá bán lẻ hàng thủy sản tăng lên và mất lợi thế cạnh tranh về giá. Kể từ năm 2009, Nga đã xây dựng đạo luật về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thủy sản. Đạo luật này đã được viện Duma quốc gia Nga phê chuẩn vào ngày 2/7/2010. Các chính khách Nga tin rằng đây là một đạo luật quy định nghiêm ngặt về chất lượng của các sản phẩm thủy sản đối với cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu.
1.2. Các kênh phân phối thủy sản tại thị trường Nga
Theo một khảo sát vào tháng 10 năm 2005 về ngành thủy sản tại Nga của Eurofish International Organisation (một tổ chức quốc tế phi chính phủ hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thủy sản ở Trung và Đông Âu), tại Nga có hơn 2000 doanh nghiệp tham gia vào ngành thương mại hàng thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp này ở Mát-xcơ-va, đầu mối trung chuyển hàng hóa cho những vùng ngoài. Hơn 300 nhà bán sỉ, doanh nghiệp thương mại và nhà phân phối cung cấp hàng thủy sản chỉ riêng cho Mát-xcơ-va. Thành phố trọng điểm tiếp đó là Xanh Pe-tec-bua.
Ở vùng Viễn Đông, Vladivostok là nơi tập trung hầu hết các nhà nhập khẩu/phân phối chủ yếu và cũng là điểm tập trung hàng hóa như Mat-xcơ-va cho các doanh nghiệp thương mại ở phía Đông. Tuy nhiên thông tin về kênh phân phối ở Đông Uran thì không nhiều.
Thị trường thủy sản nhập khẩu Nga bao gồm các kênh phân phối như sau:
1.2.1. Nhà nhập khẩu
Theo từ điển các thuật ngữ trong kinh doanh (businessdictionary.com), “nhà nhập khẩu” là bên làm (hoặc đại diện cho một đại lý hay bên trung gian nào khác làm) tờ khai hải quan, và phải trả các loại thuế có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu (nếu có).
Ở Nga, các công ty nhập khẩu và bán sỉ tại Mát-xcơ-va và Xanh Petecbua là những nhà cung cấp hải sản chính cho các đại lý bán lẻ nội địa. Sở dĩ như vậy là vì các thủ tục nhập khẩu quá phức tạp đến nỗi hầu hết các đại lý và các cửa hàng bán lẻ thường chọn phương án mua lại thủy sản nhập khẩu thay vì tự nhập hàng.
Theo công thư số ΦC-ГК-4/11923 ngày 30/10/2009 và số ΦC-AC-4/13130 ngày 11/11/2009 của Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) gởi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Việt Nam (NAFIQAD), có 15 doanh nghiệp Nga được cấp phép nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam
1.2.2. Các doanh nghiệp bán sỉ
Cũng theo từ điển các thuật ngữ trong kinh doanh, nhà bán sỉ là một người hay một doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, trữ hàng trong kho rồi bán lại cho các cơ sở bán lẻ. Các đơn vị này thường ít khi tự tiến hành các hoạt động marketing hay bán lẻ. Theo Export Solutions, một công ty Hoa Kỳ chuyện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, thì điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ là các doanh nghiệp bán sỉ thường kinh doanh sản phẩm thuộc nhiều nhãn hàng khác nhau, trong khi các nhà nhập khẩu thường chỉ kinh doanh sản phẩm thuộc một số ít các nhãn hàng. Tuy nhiên đối với thị trường Nga, điều này chỉ mang tính chất tương đối, vì thực tế một số nhà nhập khẩu Nga cũng tự thực hiện việc phân phối sỉ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bán sỉ hàng thủy sản ở Nga cũng tự thực hiện hoạt động đánh bắt và chế biến bên cạnh phân phối hàng nhập khẩu.
Trước những năm 1990, cấu trúc bán sỉ chung ở thị trường Nga không mấy hiệu quả, và các kỹ thuật kinh doanh rất lạc hậu. Tuy nhiên nhờ vào sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường với nhiều tiêu chuẩn mới, các nhà bán sỉ phải thay đổi phương thức kinh doanh để thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng và thương hiệu của người mua. Từ giữa những năm 1990 đã có một chuyển biến lớn trong việc quản lý phân phối với các mặt hàng phong phú hơn và nhiều phương thức bán hàng mới. Nhìn chung cấu trúc bán sỉ ở Nga có thể được chia thành doanh nghiệp bán sỉ với quy mô lớn và doanh nghiệp bán sỉ với quy mô vừa và nhỏ. Như đã nói trên, có hơn 2000 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh và phân phối hàng thủy sản tại thị trường Nga, trong đó các nhà bán sỉ lớn là Dalrybsbyt, Sevrybsbyt, Kaliningradrybsbyt, Kasrybprom, Lenryba, Novorossiyskrybprom, TPO Russia.
Cấu trúc bán sỉ cũng có thể được chia thành các doanh nghiệp chế biến thủy sản có đội tàu vận chuyển và cơ sở phân phối của riêng họ, và những công ty kinh doanh chuyên biệt. Các công ty kinh doanh chuyên biệt thường có đội tàu vận chuyển và nhà kho. Họ phân phối hàng ngàn sản phẩm bao gồm cả thịt, các sản phẩm từ sữa, vân vân. Các công ty này thường làm việc theo hợp đồng chủ yếu với các cửa hàng thực phẩm, chuỗi siêu thị, các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn,…), cũng như phân phối đến từng vùng/khu vực.
Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu, bán sỉ và tự đánh bắt, chế biến ở Nga:
Chú thích:
IM: Doanh nghiệp nhập khẩu
PR: Doanh nghiệp đánh bắt và chế biến
WH: Doanh nghiệp bán sỉ
STT
Tên công ty
Loại hình
1
Albastro Seafood Moscow
IM
PR
WH
2
Argus
PR
3
Arkhangelsk Base of Trawl Fleet
EX
4
Arsintek Ltd.
IM
WH
5
Boldinsky Fishery
EX
6
C & C
IM
WH
7
Cyros LLC
IM
8
Dais – II Ltd
EX
PR
9
DEFA Trading Group
IM
PR
WH
10
Delsy
PR
WH
11
Derzhava-Shipping, ZAO
PR
12
DOVOD ZAO, Ltd
IM
WH
13
East West Co Ltd
WH
14
Emborg AO
IM
WH
15
East West Co Ltd
WH
16
Emborg AO
IM
WH
17
EST, ZAO
PR
WH
18
Evromorprodukt
PR
WH
19
FOR Group
EX
PR
WH
20
Fisheries Committee (Karelia)
IM
EX
PR
21
Gilrostroy
PR
22
Greentrust Fish Company
PR
EX
WH
23
Hladoprodukt Import-Export
IM
PR
WH
24
Gulfish Khomyakovsky Hladokombinat. Ltd
PR
25
GUP FAPK Yakutia
PR
WH
26
Icelandic Freezing Plants Corp
EX
WH
27
Interatlantic Breeze
IM
PR
WH
28
Ice Fish
WH
29
Izobiliye TD (Skat LLC)
PR
30
Lamatin OAO
PR
31
Lenrybflot
EX
32
Linia 5
WH
33
Marina
PR
WH
34
Meridian Co
EX
PR
35
Moscow Technological Centre
PR
WH
36
NordEast Company Ltd.
EX
PR
37
Norge Fish Company
IM
38
Norge Fish Ltd
IM
WH
39
Norton Company
PR
40
Ocean Product Holding Company
EX
PR
WH
41
Orghim Ecology
EX
PR
WH
42
Osminog, ZAO
PR
WH
43
Ost-Areal Ltd
EX
44
Pischevik
PR
WH
45
Poseidon and Co
EX
PR
WH
46
Raptika Fish Processing Plant
EX
PR
WH
47
ROK 1
PR
WH
48
Russian Caviar JSC
PR
49
Russian Fish Company
PR
WH
50
Severnaya Kompaniya
PR
WH
51
Severny Mir
PR
EX
WH
52
Sevmoreproduct Ltd
EX
IM
53
Shalanda M, Ltd
EX
PR
54
SP Holod ZAO
PR
WH
EX
55
V.E.K.L.
IM
56
Vostokrybprom
PR
Nguồn: Eurofish
1.2.3. Các đơn vị bán lẻ
Nếu như các nhà nhập khẩu là đầu mối đưa thủy sản ngoại vào nước Nga, các doanh nghiệp bán sỉ có thế mạnh trong dòng lưu thông thủy sản nhập khẩu thì các kênh bán lẻ cũng giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình đưa hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Hệ thống bán lẻ ở Nga bắt đầu phát triển nhanh từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998, và ngày nay đây là nước có thị trường thực phẩm bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới.
Theo Planetretail, một công ty phân tích về ngành bán lẻ hàng đầu thế giới, biểu đồ dưới đây minh họa cho sự phát triển của các siêu thị và cửa hàng bán lẻ, cũng như các đại siêu thị hiện đại ở Nga trong các năm từ 2003 đến 2005:
Ban đầu các nhà bán lẻ tập trung vào hai thị trường lớn nhất nước Nga – Mát-xcơ-va và Xanh Petecbua. Tuy nhiên để tăng thị phần, ngày nay họ đang dần mở rộng ra các thành phố khác có dân số hơn một triệu.
Theo báo cáo về ngành bán lẻ thực phẩm ở Nga do sở nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2004, thị trường bán lẻ thực phẩm Nga bao gồm khoảng 340 000 cửa hàng tiêu thụ. Các chợ chiếm khoảng 43% tổng doanh số, các cửa hàng bán lẻ chiếm 35%, kiosk và các cửa hàng chuyên biệt chiếm 13%, đại siêu thị, siêu thị và các cửa hàng giảm giá chiếm 9% còn lại.
Nguồn: IRG
Mặc dù vào thời điểm năm 2004, chợ vẫn là một kênh khá quan trọng trong phân phối hàng hóa thực phẩm cũng như hàng thủy sản ở Nga, và các kênh bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng doanh số bán của nước này, nhưng chúng đã và đang phát triển nhanh và là những kênh chủ lực cho các mặt hàng thủy sản nói chung và thủy sản nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là cá tươi và hải sản. Theo các chuyên gia thị trường, đến năm 2015, các cửa hàng bán lẻ mơi ở Nga có thể chiếm từ 35% đến 50% tổng doanh số. Riêng đối với thành phố Mat-xcơ-va, con số này có thể từ 50% đến 70%.
Các kênh bán lẻ hàng thủy sản nhập khẩu tại Nga bao gồm:
Các cửa hàng tự phục vụ: Khái niệm này bao gồm tất cả các điểm bán mà người mua có thể tự lựa chọn hàng hóa sau đó trả tiến tại quầy, gồm có các loại sau:
Siêu thị: Ở Nga, các siêu thị thường tọa lạc tại các khu dân cư, gần các trạm xe điện hay đường lớn. Các siêu thị lớn ở Nga là Perekrestok, Ramstor, Sedmoi Continent, Mega
Đại siêu thị: đại siêu thị là các cửa hàng tự phục vụ lớn, có chức năng của một siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng giảm giá, cửa hàng chuyên dụng. Các đại siêu thị ở Nga như Real, Auchan thường tọa lạc ở các vùng ngoại ô các thành phố lớn
Cửa hàng chuyên dụng: thường tọa lạc ở ngoại ô hay trung tâm thành phố, chủ yếu là trong các trung tâm mua sắm. Các cửa hàng chuyên dụng lớn ở Nga là Intersport,Sportmaster, Ikea, Shatura, Leroy Merlin, Castorama, Collins, Sela, Mexx, Arbat Prestizh, Douglas-Rivoli.
Danh sách 10 nhà bán lẻ lớn nhất ở thị trường Nga
Nhà bán lẻ
Quốc gia
Pamctop
Thổ Nhĩ Kỳ
Metro Group
Đức
Auchan
Pháp
Spar
Hà Lan
Pyaterochka
Nga
Magnit
Nga
Perekryostok
Nga
Seventh Continent Group
Nga
Kopeika
Nga
Paterson
Nga
Nguồn: Hiệp hội lương thực thế giới – Thông tin ngành của nước Nga
Các cửa hàng truyền thống
Cửa hàng giảm giá: thường tọa lạc ở các khu dân cư và chủ yếu cung cấp các sản phẩm thực phẩm. Các cửa hàng giảm giá ở Nga là Diksi, Magnit, Kopeika
Cửa hàng nhỏ trong vùng: thường tọa lạc ở các khu dân cư. Các cửa hàng này lớn là Kvartal, Pyaterochka, Kiosk.
Đây là các sạp bán hàng thường tọa lạc ở các đại lộ, gần trạm xe điện và chợ hoặc trung tâm mua sắm. Mỗi sạp thường chuyên về một mặt hàng và các sản phẩm ở đây thường có chất lượng và giá thấp.
Chợ ngoài trời: Đây là những nơi người bán có thể họp lại và mướn các sạp hàng. Các chợ bán thực phẩm thường nhỏ và có nhiều ở Nga
1.2.4. Các kênh dịch vụ ăn uống
Tại Nga, các kênh dịch vụ ăn uống ngày càng trở thành một kênh phân phối hàng thủy sản nhập khẩu quan trọng khi thu nhập của người dân tăng cao. Tuy chỉ chiếm 7% chi phí cho thực phẩm của mỗi hộ gia đình nhưng số tiền chi cho các bữa ăn bên ngoài nhà đang tăng nhanh với mức khoảng 8%/năm. Tuy nhiên số lượng nhà hàng ở Nga vẫn ở dưới mức trung bình của châu Âu, với các nhà hàng chuyên về món cá chưa nhiều.
Khoảng 20% tổng lượng thủy sản cung cấp cho các nhà hàng ở Nga là hàng thủy sản nội địa. Các nhà hàng có xu hướng dùng thủy sản ngoại hơn vì hàng nội thường không đồng nhất về chất lượng, bao bì không đạt đủ chuẩn cũng như việc giao hàng không ổn định. Đây là một tiềm năng đầy hứa hẹn cho các nhà xuất khẩu nước ngoài có chất lượng cao và phương thức hoạt động hiệu quả.
Các loại quán ăn, nhà hàng có sử dụng hàng thủy sản chính ở Nga:
Nhà hàng thức ăn nhanh: Các nhà hàng thức ăn nhanh thuộc loại phát triển nhanh nhất trong khối nhà hàng ở Nga. Chuỗi nhà hàng thành công nhất thuộc loại này là McDonald, với khoảng 100 cửa hàng ở Mat-xcơ-va và các vùng khác; tiếp đó là Rostics, với 39 cửa hàng ở các thành phố; và Sbarro với 37 cửa hàng ở Mat-xcơ-va. Tuy nhiên, thường chủng loại thủy sản dùng ở các nhà hàng loại này không mấy phong phú, họ chủ yếu dùng cá đông lạnh và các sản phẩm thủy sản đã chế biến một phần để có chất lượng đồng đều và giá thấp. Một công ty ở Nga (Ledovo) đã có ý tưởng về việc mở chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh chuyên về cá. Cửa hàng đầu tiên, Ryba-Hit đã được mở tại trung tâm thương mại Auchan năm 2004, và từ sau đó công ty này đã có kế hoạch mở thêm 10 cửa hàng loại này nữa. Các nhà hàng loại này nhắm vào đối tượng khách có thu nhập trung bình, muốn ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe nhưng vẫn thích thức ăn nhanh. Giá trung bình cho một bữa ăn thức ăn nhanh cá là khoảng 8 đô la, so với giá 3.3 đô la tại các cửa hàng thức ăn nhanh của McDonald’s.
Nhà hàng hạng trung: Các nhà hàng hạng trung cũng phát triển khá nhanh trong ngành này. Nhà hàng lớn nhất thuộc loại này là chuỗi nhà hàng “Sushi-Planet” thuộc tập đoàn Rosinter. Ngoài ra cũng có nhiều nhà hàng giá rẻ món Nhật như “Yakitoria” và “Gin-no-taki” của tập đoàn “Vesta-Center International”. Các nhà hàng loại này nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình, thích ăn thực phẩm thủy sản có giá phải chăng.
Các nhà hàng hạng sang: Các nhà hàng hạng sang ở Nga nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao, chuộng thực phẩm có chất lượng hàng đầu. Các nhà hàng thuộc loại này có tốc độ phát triển không cao, và thường mua thủy sản có nguồn gốc từ các nước châu Âu.
Đường đi của hàng thủy sản tại thị trường Nga và tỷ trọng của các kênh phân phối
Nhìn chung, thủy sản nhập khẩu khi vào thị trường Nga cũng đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối như thủy sản nội địa. Các nhà nhập khẩu đóng vai trò trọng tâm trong kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga vì chỉ một số lượng hạn chế các doanh nghiệp có giấy phép mới được nhập khẩu thủy sản vào thị trường này. Ngoài ra, nhà bán sỉ cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phân phối thủy sản nói chung và thủy sản nhập khẩu nói riêng tại thị trường Nga. Các doanh nghiệp bán sỉ thường có vốn lưu động lớn và vì vậy có thể ảnh hưởng cả việc sản xuất hàng thủy sản bẳng cách cung ứng trước vốn tiền mặt lẫn việc phân phối lẻ thông qua việc đảm bảo tín dụng.
Như đã nói trên, đối với thị trường Nga, chỉ một số lượng khá hạn chế các doanh nghiệp được phép nhập khẩu thủy sản. Vì vậy, con đường đến tay người tiêu dùng của mặt hàng này thường là từ nhà nhập khẩu đến nhà bán sỉ, sau đó được phân phối thông qua các kênh bán lẻ khác nhau.
Sự phân phối giá thủy sản tại thị trường Nga
Tại Nga, giá thủy sản tăng giảm khác nhau tùy thuộc các khu vực khác nhau. Ở các khu vực trung tâm và phía Bắc, giá cao hơn các vùng khác do ưu tiên của người dân về sức khỏe, dinh dưỡng và thức ăn ít chất béo. Mặt hàng thủy sản có chất lượng ở các phân khúc thị trường giá cao thường được người dân ưa chuộng hơn. Các số liệu về thương mại cũng chứng tỏ rằng trong khi giá bán sỉ cá hồi Na Uy đang tăng lên thì giá cá hồi nội địa lại giảm xuống.
Mức phân bố giá bình quân của cá đông lạnh tại các tỉnh của Nga, tháng 3/2010
(đơn vị: rúp/kg)
(Nguồn: tổ chức đầu tư và phân tích kinh tế Khlado Product và viện thủy sản Nga)
Tháng 4/2010, tổ chức OAA của Moscow đã thực hiện một cuộc khảo sát về giá các sản phẩm thủy sản ở phía tây Moscow tại các điểm bán lẻ và chợ trời. Các trạm thông thương theo dõi một lượng lớn sản phẩm thủy sản nội địa và nhập khẩu cao cấp. Và họ nhận thấy rằng lượng tiêu dùng đối với các mặt hàng này vẫn tăng không ngừng. Tuy vậy, các chợ trời bán hàng thủy sản nội địa là chủ yếu và thường là các mặt hàng giá thấp. Nhưng gần đây, họ cũng kinh doanh một số ít loại thủy sản cao cấp nhập từ Trung Quốc và Na Uy. Cuối năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng kinh tế, ngu cầu tiêu dùng tăng đối với các loại thủy sản giá rẻ. Tuy nhiên, từ năm 2010, nhu cầu tiêu dùng đã khôi phục lại, đặc biệt là ở Moscow và St.Peterburg. Cuộc khảo sát cho thấy rằng kể từ 12/2009, giá bán lẻ bình quân của các mặt hàng thủy sản tăng từ 2 - 5% tùy theo chủng loại.
Giá cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa nhà bán lẻ khác và chợ trời. Giá cho 1 kg cá hồi Na Uy đông lạnh tại chuỗi bán lẻ Sed’moy Continent cao hơn khoảng 5 đô so với chợ trời Bagrationovskiy. Chuỗi cửa hàng Auchan cung cấp các mặt hàng đa dạng về thủy sản đông lạnh nội địa và nhập khẩu, cũng như các mặt hàng làm sẵn khác. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ qua sự chênh lệch nhỏ về giá giữa Auchan và chợ để mua sắm tại cửa hàng bán lẻ này vì có nhiều sự lựa chọn hơn, cũng như sản phẩm bắt mắt và được đóng gói tiện dụng hơn. Giá thủy sản trung bình tại các siêu thị cao cấp như “Pyaterochka” và “Sedmy Continent”, có khuynh hướng cao hơn từ 10-30% so với chợ trời. Cá hồi đông lạnh Na Uy có mức giá từ 12-16 đô/kg, từ theo mức chiếu khấu tại các chợ và cửa hàng bán lẻ có chiết khấu Auchan. Tại siêu thị Sedmoy Continent, giá của sản phẩm trên cao hơn 5 đô/kg. Nói chung, giá hàng thủy sản nhập khẩu từ Na Uy, bạn hàng lớn nhất của Nga, đã tăng 3% kể từ tháng 12/2009. Nhờ vào vụ mùa bội thu kỷ lục năm 2009, cá hồi đỏ nguyên con nội địa có giá khoảng 4.5% tại các chợ, rẻ hơn 4 đô so với cửa hàng bán lẻ cao cấp. Thậm chí, thủy sản giá thấp cũng được cho là vượt quá khả năng chi trả của người có thu nhập thấp và thích hợp với giai cấp trung lưu hơn. Để so sánh, loại cá rẻ nhất ở chợ có giá 2.8 đô/kg, gần bằng với 1 kg thịt gà đông lạnh (3 đô), thực phẩm được yêu thích thứ 2 ở Nga, sau thịt đỏ.
Cá phi lê đông lạnh chênh lệch 2-5 đô giữa cửa hàng tiện dụng, siêu thị và chợ. Trong khi đó, mức chênh lệch là khoảng 4 đô giữa hàng nội địa và nhập khẩu.
Trước thay đổi về giá, thông thường, người bán lẻ sẽ đẩy gánh nặng giá sang cho người bán sỉ chứ không phải cho người tiêu dùng. Tuy vậy, một phân tích gần đây cho thấy giá hàng thủy sản kể từ năm 2004 đã tăng trên toàn bộ chuỗi phân phối, kể cả chuỗi bán lẻ. Các con số thống kể thể hiện rằng giá bán buôn cá đông lạnh tăng 20%, cá ướp sẵn và hun khói tăng 23%, và cá đóng hộp tăng 15-20%. Giá bán lẻ đối với các mặt hàng trên tăng lần lượt là 30%, 30% và 15%. Nói chung, tỉ lệ tăng giá của khu bán lẻ cao hơn 70% so với bán sỉ, và đối với một số mặt hàng, giá bản lẻ cao hơn từ 2-2.5 lần bán sỉ.
Trên tổng thể thị trường, hệ thống bán lẻ khổng lồ ở Nga đóng vai trò tiên quyết trong việc quyết định giá. Thêm một yếu tố nữa, đó là do nhu cầu sản lượng và giá cả cố định của nhà bán lẻ, các nhà cung cấp thủy sản hy vọng họ sẽ đặt hàng với số lượng lớn và dài hạn. Trong một số trường hợp giá tăng quá cao, nhà bán lẻ có thể tìm nhà cung ứng khác thay thế. Ví dụ như giá cá hồi Na Uy tăng lên đáng kể năm 2005 đã tạo điều kiện để cá hồi đông lạnh Chi Lê du nhập vào thị trường Nga.
2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nga
2.1. Khái quát thị trường thủy sản Nga đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam:
Thị trường Nga là một thị trường lớn, giàu tiềm năng và được coi là tương đối “dễ tính” so với các thị trường Mỹ, EU, Nhật…
2.1.1. Thuận lợi
Với 83 bang và dân số trên 150 triệu người, Liên bang Nga là một thị trường rộng lớn và được đánh giá là thị trường quan trọng của Việt Nam ở khu vực Đông Âu. Có rất nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này, trước hết là việc hai nước đã có quan hệ truyền thống, am hiểu thị trường cũng như hàng hoá của nhau. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia thì khi đã xây dựng được uy tín với thị trường Nga, sẽ mở toang cánh cửa để các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các nước Đông Âu, nhất là với vùng Viễn Đông và Siberi.
Thuận lợi cơ bản là Nga không quá cầu kỳ về quy cách, mẫu mã... nên các doanh nghiệp ViệtNam dễ chế biến. Bên cạnh đó, sự ra đời của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) với nhiệm vụ chính là cầu nối kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tạo kênh thanh toán an toàn, thuận lợi cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cũng sẽ cung cấp các thông tin cập nhật và thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng tên tuổi và uy tín trên thị trường Nga.
Mặt khác, theo thông tin từ Business Standard thì việc Nga áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản với Ấn Độ từ tháng 9/2009 sẽ là một cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Nga. Bởi cho đến nay, Việt Nam và Ấn Độ là hai nước có lượng xuất khẩu thuỷ sản lớn vào Nga.
Vì nhiều lý do, con người có xu hướng ăn thuỷ sản ngày một nhiều hơn. Nhất là gần đây, khi bùng nổ những nguy cơ sức khoẻ như bệnh béo phì, các vụ ngộ độc hay dịch bệnh hoành hành với hầu hết các loài gia súc, gia cầm (như bò điên, lở mồm long móng, heo tai xanh, H5N1, cúm gia cầm,...) thuỷ sản dường như đã trở thành lựa chọn an toàn nhất.
Khi nghiên cứu riêng các sản phẩm được xem là cao cấp như cá ngừ vây xanh, cá tuyết, tôm cỡ lớn,… có thể thấy nhu cầu tiêu thụ hầu như không giảm và xu hướng giảm giá cũng không rõ ràng. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các loại thuỷ sản ấy ngày càng bấp bênh. Chỉ khi nguồn cung hạn chế, người ta buộc phải tìm đến những mặt hàng rẻ tiền hơn.
2.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nga cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Đầu năm 2009, Cục Thú y và Kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga (VPSS)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường nga và các lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu việt nam.doc