Tiểu luận Các khái niệm cơ bản trong Quản lý- Cai trị của Hàn Phi Tử

Dùng người ,theo Hàn Phi là phải “soi sáng sự thưởng phạt”, phải “dùng công việc để sử dụng người, đó là then chốt của còn hay mất, trị hay loạn”. Tuy nhiên dùng công việc cũng phải có kỹ thuật tỷ mỷ, không chỉ nghe người ta nói mà phải xem ngời ta làm “phàm lời nói, việc làm phải lấy công dụng làm tiêu chuẩn ”. Việc giao chức vụ phải đi theo thứ tự, từ chức nhỏ đến chức lớn, giao việc phải đúng khả năng, không kiêm nhiệm, không can thiệp vào nhau.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các khái niệm cơ bản trong Quản lý- Cai trị của Hàn Phi Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Khoa học quản lý như ta thấy ngày nay là một kết quả của một quá trình phát triển, nhiều năm tổng kết từ thực tiễn đến quản lý và không ngừng được bổ xung và nâng cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một ngành khoa học luôn luôn sáng tạo ,được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế ,văn hoá,chính trị ,xã hôị của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Ngày nay, ở càc nước phát triển cao vẫn còn đang không ít vấn đề về quản lý cần được tiếp tục nghiên cứu, tranh luận để làm phong phú sáng tỏ thêm. B: Nội DUNG Các khái niệm cơ bản trong quản lý- cai trị của Hàn Phi Tử. Hàn Phi Tử đưa ra ba khái niệm cơ bản trong quản lý- cai trị, đó là “thế”( quyền lực), “pháp”(luật pháp) và “thuật” (phương pháp quản lý). Đây là ba vấn đề cốt lõi của quản lý - cai trị, liên hệ khăng khít với nhau, trong đó “pháp” là yếu tố quan trọng nhất, có tinh quyết định nhất. Đối với Việt Nam nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm chúng ta cần phải kế thừa có chọn lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đã được ,đồng thời tự mình tổng kết rút kinh nghiệm và sáng tạo phương thức quản lý thích hợp . Các thuyết thuộc trường phái “cổ điển” tuy ra đời từ lâu song những giá trị cơ bản trong đó vẫn còn được thừa nhận để vận dụng. 1. “Thế” trong quản lý Thế và địa vị là quyền uy tối cao của nhà vua, để đề cao “Thế” trong cai trị, theo Hàn Phi Tử, cái uy không thể cho mượn, cái quyền không thể chung với người khác. Biểu hiện của cái uy cái quyền – tức là biểu hiện của “Thế” là ở chỗ , nhà vua là người duy nhầt đề ra luật pháp, nhà vua nắm giữ thởng phạt. “kẻ làm vua nếu tự mình dùng hình phạt và ân đức thì bầy tôi sợ cái uy của nhà vua mà chạy theo cái lợi của họ”. “Thế” theo Hàn Phi không phải do đức mà có, cũng không phải chỉ bằng pháp luật hà khắc, dã man . Hàn Phi là người thực dụng và nguyên tắc nên khi nói về “Thế” và diều kiện có được “Thế”, ông đồng thời đề cao pháp luật và thưởng phạt: “phép luật công bằng thưởng phạt công minh cho nên, đều sửa chũa được sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới... thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”. Thưởng phạt dùng để tạo nên “Thế”, nhưng “thế”cũng chính là yếu tố nhất thiết phải có để sử dụng pháp luật và thởng phạt có hiệu quả. Theo ông, “các bậc thánh nhân dùng làm đạo trị nước có ba điều: một là lợi, hai là uy, ba là danh. Nói chung lợi là cái để dành được dân, uy là cái để thi hành mệnh lệnh, danh là cái để cái để trên lẫn dưới đều theo”. Mối quan hệ giữa pháp luật và “Thế” cũng vậy , ông viết: “nếu họ (tức vua) giữ pháp luật ở vào cái thế thì trị an nếu họ từ bỏ pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn”. Trong lý thuyết của mình, Hàn Phi bàn nhiều đến thưởng phạt như là yếu tố hàng đầu tạo nên“thế”.Ngày nay, yếu tố thưởng phạt rất được coi trọng đối với sự nghiệp phát triển của các công ty: ví dụ như công ty HONDA - là nhà sản xuất xe hơi cấp thế giới, đứng thứ 28 trong số 500 công ty công nghiệp lớn nhất thế giới. Đã áp dụng biện pháp đầu tiên là “đặt ra các giải thưởng”để cổ vũ lòng ham muốn sáng tạo và lòng ham muốn tham gia của công nhân viên chức, công ty đã đặt ra rất nhiều chế độ tốt. Ví dụ như công nhân đề xuất kiến nghị hợp lý hoá được đưa vào áp dụng, sẽ cho điển căn cứ vào mức độ quan trọng trong kiến nghị mà họ đưa ra. Khi đạt đến 300 điểm, công ty sẽ cho công nhân viên chức đó được ra nước ngoài du lịch miễn phí, nếu một lần kiến nghị đạt 300 điểm, thì được nhận “giải thưởng Honda” gấp 10 lần. Chính yếu tố đó đã khích lệ tinh thần làm việc có tránh nhiệm của các công nhân viên chức đối với công ty, do đó mà họ không ngừng phát huy tính sáng tạo của mình một cách năng động và giúp cho tập đoàn dành được vị trí xứng đáng trên thế giới. Thưởng phạt “nâng cao uy quyền của nhà vua” và “sử dụng hết năng lực của bầy tôi”. Hàn Phi luôn thống nhất một điểm: thưởng phạt phải chắc chắn, công bằng, nghiêm minh; thưởng phải hậu, phạt phải nặng. Thởng phạt không những tạo nên “Thế” “cho nhà quản lý” mà còn tạo nên thế của “công ty”, Hàn Phi viết: “nếu nêu cao phép tắc cai trị thì nước nhỏ cũng giầu. Nếu việc thưởng phạt được tôn trọng và chắc chắn thì dân tuy ít cũng mạnh”. Chính sách thưởng phạt không phải ngẫu nhiên mà được Hàn Phi đề cập nhiều và có phần cực đoan như thế. Điếu đó xuất phát từ quan niệm bản chất con người là vì t lợi, con người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm nếu có lợi cho bản thân họ. Vì thế, một mặt, để dùng được người, “sử dụng hết năng lực” của họ, không gì bằng cái lợi đem lại cho họ, tức dùng phần thưởng: mặt khác , để loại bỏ được yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng. Người ta cho rằng Hàn Phi là con người lạnh lùng và “ít có giọng thương dân”, nhưng tìm hiểu sâu vế mục đích của thưởng phạt, phân tích về cách thức áp dụng thởng phạt ta mới thấy tư tởng tiến bộ và tấm lòng yêu dân của ông. Nhng ý tưởng yêu dân của ông về chế độ thưởng phạt trong cai trị, ngoại trừ những yếu tố rất cực đoan, rất có giá trị trong quản lý. Chính sách thưởng phạt không phải ngẫu nhiên mà được Hàn Phi đề cập nhiều và có phần cực đoan như thế. Điếu đó xuất phát từ quan niệm bản chất con người là vì tư lợi, con người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm nếu có lợi cho bản thân họ. Vì thế, một mặt, để dùng được người, “sử dụng hết năng lực” của họ, không gì bằng cái lợi đem lại cho họ, tức dùng phần thưởng: mặt khác, để loại bỏ được yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng. Người ta cho rằng Hàn Phi là con ngời lạnh lùng và “ít có giọng thương dân”, nhưng tìm hiểu sâu vế mục đích của thưởng phạt, phân tích về cách thức áp dụng thởng phạt ta mới thấy tư tởng tiến bộ và tấm lòng yêu dân của ông. Nhng ý tởng yêu dân của ông về chế độ thưởng phạt trong cai trị, ngoại trừ những yếu tố rất cực đoan, rất có giá trị trong quản lý. 2 – “Thuật ” trong quản lý Nếu như Nho gia bàn nhiều đến tâm đức của tầng lớp cai trị thì Pháp gia nhấn mạnh đến thuật cai trị. “Thuật” chủ yếu là nói về cách thức cai trị của vua chúa đối với bầy tôi, tức là “Thuật” để trị quan chứ không phải để trị dân, như Hàn Phi Tử đã giải thích: “ Thuật là nhân tài năng mà giao cho chức quan, theo cái danh mà trách cứ cái thực; nắm quyền sinh quyền sát trong tay mà xét khả năng của quần thần. Đó là cái mà các bậc vua chúa phải nắm trong tay”. “Thuật” theo Hàn Phi có hai nghĩa: Kỹ thuật, là cách thức, biện pháp để tuyển, dùng để kểm tra khả năng của quan lại; tâm thuật, tức những mu mô để chế ngự quần thần, không cho họ biết suy nghĩ tình cảm thật của mình Như vậy, trong việc cai trị của các bậc vua chúa, mối lo nhất là trừ gian, điều quan tâm nhất là dùng ngời. “Thuật” trong tư tởng của Hàn Phi bao gồm: trừ gian, dùng người và thuật vô vi. Trừ gian: Là các thuật dùng để trị bọn gian thần. Ông đã phân chia ra làm 8 loại gian thần gồm 2 hạng: kẻ thân thích của vua và quần thần. Cả hai đều đánh vào tình cảm, dục vọng và điểm yếu của vua làm lung lạc, che giấu, tự do hoành hành; chúng ngăn cản và hãm hại trung thần. Hàn Phi đưa ra nhiều thuật để nhận biết kẻ gian để kiềm chế hạng người tư lợi có địa vị cao và loại trừ những kẻ gian tà không cải hoá được . Ông phân loại quần thần để có cách xử lý với từng đối tượng: nếu là kẻ tham lam, cho họ chức tước bổng lộc hậu hĩ để mua chuộc họ khỏi làm phản; nếu là kẻ gian tà thì trừng phạt còn nếu không cải hoá được thì loại trừ. Những thuật trừ gian của Hàn Phi quả thật thâm hiểm và tàn bạo. Chính bản thân ông cũng là nạn nhân của thuật trừ gian khi bị Lý Tư hãm hại. Song thuật dùng người của Hàn Phi rất sác bén và hữu ích . Dùng ngời: Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người của Pháp gia là thuyết hình danh. Theo thuyết này muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp với nhau không. “Dùng quy tắc hình danh mà thu phục bầy tôi thì không được nghe lời giới thiệu của người khác, mà phải đích thân xem xét người cần dùng có xứng đáng không vì người giới thiệu có thể vì tình riêng, tư lợi, muốn kéo bè đảng mà đề cử hạng bất tài vô đức, kẻ có đức nhất định cha có tài, cho nên việc bổ nhiệm người nếu không có thuật thì nhất định sẽ thất bại”. Dùng người ,theo Hàn Phi là phải “soi sáng sự thưởng phạt”, phải “dùng công việc để sử dụng người, đó là then chốt của còn hay mất, trị hay loạn”. Tuy nhiên dùng công việc cũng phải có kỹ thuật tỷ mỷ, không chỉ nghe người ta nói mà phải xem ngời ta làm “phàm lời nói, việc làm phải lấy công dụng làm tiêu chuẩn ”. Việc giao chức vụ phải đi theo thứ tự, từ chức nhỏ đến chức lớn, giao việc phải đúng khả năng, không kiêm nhiệm, không can thiệp vào nhau. Đến đây ta có thể lấy một ví dụ về công ty Trách nhiệm hữu hạn cổ phần sợi hoá học Đài Loan, trải qua hơn 30 năm dầm mưa giải nắng hiện nay đã phát triển thành Xí nghiệp dân doanh loại lớn của Đài Loan. Là một trong ba xí nghiệp hạt nhân lớn của tập đoàn xí nghiệp Đài Sóc .Tập đoàn Đài Sóc rất coi trọng nhân tài ,Vương Vĩnh Khánh – Tổng giám đốc tập đoàn cho rằng: mục tiêu của xí nghiệp là có những đóng góp to lớn cho xã hội, do vậy một xí nghiệp cần phải nâng cao tiêu chuẩn quản lý một cách liên tục. Đài Sóc yêu cầu mỗi một nhân viên của Đài Sóc đều phải bắt đầu làm từ cơ sở, sau đó căn cứ vào thành tích để đề bạt từng cấp. Nhân viên quản lý mới vào xí nghiệp phải đến nhà máy thực tập nửa năm, kể cả các thành viên trong gia tộc họ Vương cũng không ngoại lệ. Hàn Phi luôn đề cao tính mục đích của công việc trong mọi việc làm, theo ông: “phải có mục đích rõ ràng, nhìn theo đích mà hành động”. Đích đó chính là công dụng – “việc làm lấy công dụng làm đích”. Về sử dụng nhân tài Đài Sóc áp dụng nguyên tắc “dùng người thì đừng ngần ngại, ngần ngại thì không dùng”, và “lợng tài dùng ngời” không lấy học lực cao thấp để bàn về nhân tài, chỉ lấy thành tích trong công tác để làm tiêu chuẩn, thực hiện chế độ “người có khả năng làm việc tận dụng hết khả năng của họ, những người không làm được việc thì ra khỏi công ty”. Bên canh đó, Đài Sóc còn áp dụng chế độ ghi chép các thành tích cá nhân để làm căn cứ cho việc thưởng phạt, thực hành chế độ thi cá nhân nghiêm ngặt, lấy ngày làm đơn vị, tích luỹ thành tháng làm căn cứ cho lơng tháng mới , hoặc tiền thưởng hiệu quả. Đồng thời tích luỹ tháng thành năm, làm tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả thành tích. Chế độ này đã cấu thành có hiệu quả cơ chế cạnh tranh nhân tài trong nội bộ xí nghiệp. Chính trong môi trờng nhân tài này Đài Sóc đã trở thành điểm nóng đầu tiên chọn lựa nghề nghiệp của sinh viên đại học Đài Loan. Nhân viên quản lý kinh doanh của các nghành, lại tiến hành thi một cách càng nghiêm túc hơn từ chính bản thân Vơng Vĩnh Khánh. Tuy kỹ thuật hoá cai trị đến mức độ tinh vi như vậy, nhng Hàn Phi vẫn thừa nhận yếu tố con ngời là yếu tố quyết định sự thành bại của quản lý. Các quy tắc trên dành cho hạng vua chúa bình thờng, còn hạng minh chủ có pháp thuật có thể tự biến hoá làm ra quy tắc mới. Vì thế mà Hàn Phi cũng bàn nhiều đến thuật vô vi trong quản lý Thuật vô vi: Thuật trừ gian, dùng ngời chỉ là những kỹ thuật pháp trị, còn vô vi dường như đạt đến mức độ nghệ thuật của sự cai trị. Nếu như vô vi của khổng tử là tài đức của vua soi sáng cho dân theo; “vô vi” của Lão Tử là sự giảm thiểu chính quyền để dân sống tự do, tự nhiên như bản tính của họ thì ‘vô vi’ của Hàn Phi Tử trở thành một thuật cai trị của vua chúa. Hàn Phi viết : “Tiên vương cho ba cái đó (mắt tai trí óc) là không đủ nên không ỷ vào tài năng của mình mà dựa vào pháp độ xét kỹ việc thưởng phạt , tiên vương chỉ giữ cái cốt yếu, nên pháp độ giảm đi, mà không bị vi phạm; một mình họ chế ngự được bốn bề, khiến cho kẻ thông minh không thể gian trá được, kẻ miệng lưỡi không thể nịnh bợ được; kẻ gian tà không biết dựa vào đâu được dù kẻ ở ngoài xa ngàn dặm cũng không dám đổi lời... cho nên công việc ít ngày giờ dư, được vậy là do vua biết dùng quyền thế để trị nước”. Như vậy Thế và Thuật của trờng phái Pháp gia đến Hàn Phi trở nên sâu sắc hơn, kỹ lưỡng hơn so với các bậc tiền bối như Thận Đáo, Thân Bất Hại ...., nhưng đó mới chỉ là hai chân của kiềng ba chân làm nên thuyết Pháp trị của ông . Yếu tố quan trọng nhất, nổi bật nhất trong tư tởng của Hàn Phi nói riêng và của trường phái Pháp gia nói chung, đó là “pháp” với ý nghĩa là “pháp luật” trong cai trị đất nước. 3 – Pháp luật trong quản lý Nho gia dùng hai chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, còn Pháp gia nói tới pháp tức là chỉ pháp luật. Pháp luật nổi bật lên trong tư tởng của Hàn Phi nh là một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý – cai trị xã hội. Với Hàn Phi pháp luật như cái quy, cái củ, tức là cái tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, phải trái; để duy trì trật tự xã hội trong một khuôn khổ. Hàn Phi viết: “pháp luật công bằng, hình phạt công minh, cho nên, điều sửa chữa sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới ,trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đờng lối của muôn dân không gì bằng pháp luật ”. Mặc dù pháp luật thời Hàn Phi rất sơ sài, nhng những tư tưởng của ông về pháp luật lại cụ thể và có giá trị . Pháp luật đối với ông phải tuân theo các nguyên tắc sau: 4. Pháp luật phải kịp thời , hợp thời: Tư tưởng chung của Hàn Phi là lý luận phải hợp thời mới có ích. Với pháp luật cũng vậy Hàn Phi viết: “thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt”. Những tư tưởng của trờng phái Pháp gia về một hệ thống pháp luật công bằng, công khai, thống nhất, dễ hiểu, dễ biến đổi theo thời.... Việt Nam đang bớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam, là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là yếu tố quyết định để đứng vững và tiến lên trong hội nhập. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào yếu tố : môi trờng tổng thể của nền kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế so sánh của đất nước để phát triển và tiếp cận được với thị trường thế giới . Do đó trong kỳ họp thứ 4 – Quốc hội khoá XI. Các đại biểu đã đề cập đến luật doanh nghiệp của nhà nước phải đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới.Trong đó có vị đại biểu Trần Ngọc Trân cho rằng: “việc sửa đổi luật doanh nghiệp nhà nước cần đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ chúng ta đang tích cực hội nhập kinh tế thế giới , cần tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp”. Đứng trước những cơ hội và thử thách đối với nước ta nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, thì việc ban hành và sửa đổi pháp luật sao cho hợp lý và thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nhất là đối với thời kỳ mở cửa của nước ta còn là một vấn đề cần được thảo luận nhiều. 5. Pháp luật phải công khai đễ biết dễ thi hành Khác với một tư tởng gia thời cổ đại quan niệm pháp luật phải bí mật mới dễ cai trị, trường phái Pháp gia cho rằng : pháp luật phải công khai để ai cũng biết mà thi hành ,ông cũng cho rằng pháp luật không chỉ công khai mà còn phải dễ biết, dễ hiểu. Ông viết: “cái gì mà kẻ sĩ có óc tinh tế mới biết được thì không nên ban hành, vì dân không phải người nào cũng có óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm đựoc thì không nên áp dụng làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiểu cả”. 6. Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu và số ít Đây là tư tưởng tiến bộ của Hàn Phi Tử nói riêng, của trờng phái Pháp gia nói chung trong bối cảnh chế độ quân chủ phong kiến. Pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật: “trị nước thì phải định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho dân, trừ hại cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu đám đông không hiếp đám ít, ngời già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, cha con bảo vệ nhau không lo bị giết hay bị giặc cầm tù”. Như vậy tư tưởng về pháp luật trong cai trị của Hàn Phi rất tiến bộ. Mặc dù sống cách chúng ta hơn 2000 năm, trong một chế độ cai trị cổ đại, nhng những tư tưởng đó vẫn mang ý nghĩa thời sự đối với sự nghiệp quản lý hiện đại, ở bất cứ quốc gia nào. C: KếT LUậN Học thuyết pháp trị của trường phái Pháp gia với sự cấu thành của ba yếu tố : Thế – Thuật – Pháp đã đánh dấu một bước phát triển mới và hết sức có giá trị trong lý luận quản lý cai trị. Những quan niệm về Thế, Thuật trong đó chính sách thưởng phạt trong cai trị là một chính sách đúng đắn và mang tính khả thi, bên cạnh đó những nhận thức tiến bộ sâu sắc của ông trong chính sách dùng người. Dùng công việc để sử dụng người, công việc thì phải lấy công dụng làm chuẩn, công dụng là đích của việc dùng người......Là những quan niệm hết sức đúng đắn, có giá trị.Tuy nhiên, tư tưởng về pháp luật mới thật sự là đóng góp to lớn của trường phái pháp gia đối với lý luận cai trị – quản lý từ cổ chí kim. Quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng, cách thức áp dụng pháp luật trong cai trị của Pháp gia, phần lớn cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Là sinh viên trường Quản Lý và Kinh Doanh, chúng ta sẽ là những người chịu một phần trách nhiệm về sự phát triển của kinh tế đất nước.Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Ngay từ bây giờ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải biết học hỏi, tích luỹ kến thức, đồng thời cũng phải biết kế thừa và phát huy, sáng tạo ngày càng có hiệu quả trong quản lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28398.doc
Tài liệu liên quan