Tiểu luận Các loại hạt và công dụng chữa bệnh của nó

HẠT VONG VANG: (tiếng latin là Abelmoschus moschtur (L.) Medic)

1 Đặc điểm: Cây vông vang thuộc loại cây cỏ, cao 0,8-1m.Thân có lông ráp. Lá mọc so le, 5 thùy, mép khía răng, hai mặt có lông. Hoa màu vàng, quả nang và hạt có mùi xạ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, lá và hạt. Sau đây là 2 bài thuốc dân gian từ vông vang:

2 Nơi thu hái: Mọc tự nhiên ở bờ bãi, vùng rừng núi.

3 Tác dụng: Hạt Vông Vang chứa 13,6% tinh dầu mùi xạ hương nên được dùng trong công nghiệp chế nước hoa. Ngoài ra, hạt giã nhỏ, hòa với sữa, có thể dùng bôi chữa ngứa, ghẻ. Bột hạt vông vang có tác dụng trừ sâu, nhậy cho quần áo len, dạ.

Trị bệnh đau dạ dày: 7 hạt tiêu sọ, 7 quả táo tầu (thuốc bắc) đã bỏ hạt; mỗi quả táo tầu bỏ một hạt tiêu sọ vào trong buộc lại, chưng cách thủy 7 lần, xong nghiền nát tất cả, hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Uống ngày 7-10 viên với nước đun sôi để ấm hoặc nấu cháo ăn.

Trị chứng lạnh bụng, nôn ói: 12g hạt tiêu, 1lít rượu 40 độ; ngâm hạt tiêu trong rượu, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ.

Trị chứng tê thấp: dùng hạt tiêu đen, phèn chua, hồi, ngâm với rượu xoa bóp chữa tê thấp.

Trị đau răng, sâu răng: hạt tiêu đen nghiền thành bột mịn xát vào chân răng.

Trị chứng sốt rét: sốt một ngày hoặc sốt cách nhật: hạt tiêu nghiền bột, thuyền thoái (xác ve sầu) nghiền bột, mỗi thứ để vào một lọ, bảo quản tốt để dùng dần. Lấy mỗi thứ 2-3g trộn đều rồi gói vào tờ giấy kín, sau khoảng 2-4 giờ thì bóc ra uống với nước đun sôi để ấm.

Trị viêm thận: lấy 7 hạt tiêu, 1 quả trứng gà. Chọc một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào. Dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Bọc quả trứng vào trong một tờ giấy ướt rồi đem cách thủy. Cứ 3 ngày ăn một lần. Ăn liên tục 10 ngày. Người lớn ăn một ngày 2 quả, trẻ em ăn ngày 1 quả.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các loại hạt và công dụng chữa bệnh của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẹp đối với những người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều. Đun chín xay thành nước rồi uống. Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hạ nhiệt, giải độc, bổ thận, chữa đầy bụng, tiểu ra máu, đau đầu, đau cổ, nóng sốt, đau lưng... Những người bị yếu thận, suy nhược cơ thể khi bị cảm nặng nên ăn nhiều đậu đen ĐẬU NÀNH Một hợp chất được làm từ đậu nành có thể giúp điều trị chứng đa xơ cứng. Nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học thuộc Trường Y Jefferson (Mỹ) thấy rằng, những con vật bị chứng đa xơ cứng khi được tiêm chất BBIC đã cải thiện đáng kể khả năng di chuyển và đi bộ của chúng. Chất BBIC đã ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây viêm dẫn đến chứng đa xơ cứng. Các nhà khoa học hy vọng BBIC có thể được xem là liệu pháp riêng hay kết hợp với các loại thuốc khác trong việc trị bệnh đa xơ cứng. Uống sữa đậu nành có thể giúp cải thiện mật độ can-xi ở xương sống của người phụ nữ. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy, chất isoflavones có trong sữa đậu nành có thể giúp tăng mật độ canxi ở những phụ nữ lớn tuổi. HẠT BÍ NGÔ : (Tiếng la tinh Cucurbita pepo.L.) 1 Đặc điểm: Hạt bí ngô có tác dụng tẩy giun sán rất tốt khi cho trẻ ăn bằng cách nấu hoặc rang. Nhân hạt bí tươi giã nát, thêm nước uống khi đói có thể tẩy được sán dây. 2 Nơi thu hái: Cây được trồng ở nhiều nơi quả ăn. Có quả tháng 6 đến tháng 8. Thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi. Hạt có thể dùng tươi hay phơi khô. Hạt bí ngô cũng gọi là hạt bí đỏ, qua kim tử… Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có acid amin, chất béo, protid, vitamine A, B1, B2, C,... còn chứa ca-rô-tin. Chất béo chủ yếu là acid oxatic, acid béo,... 3 Tác dụng: Tẩy giun, ngừng ho, tiêu phù thũng. Chủ yếu dùng cho tẩy giun đũa, sán gây phù thũng chân tay sau khi đẻ, ho lâu ngày, trĩ, bệnh tiểu đường... Tẩy giun đũa: Hạt bí đỏ nấu hoặc rang ăn. Trẻ em mỗi lần 40-60g, ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng. Tẩy sán dây: Nhân hạt bí tươi 40-60g, giã nát, thêm lượng nước vừa đủ làm thành chất sữa. Mỗi lần uống thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi đói. Hạt bí, vỏ rễ thạch lựu mỗi loại 30g, tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống ba lần với nước sôi, uống trong hai ngày. Hạt bí 50-100 hạt. Rang chín, để cả vỏ nghiền, thêm mật ong vào uống, mỗi ngày hai lần. Trùng hút máu: (huyết ấp trùng) hạt bí rang vàng, nghiền bột, mỗi ngày uống 60g, chia làm hai lần, uống với nước đường, 15 ngày là liệu trình. Giun kim: Hạt bí đỏ 30-50g. Giã nát uống với nước sôi, mỗi ngày uống hai lần, uống liền trong vòng 7 ngày. Giun móc: Hạt bí đỏ, cau mỗi loại 120g. Tất cả nghiền bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 4 ngày. Thiếu sữa sau khi đẻ: Hạt bí đỏ sống 15-20g, bóc vỏ, lấy nhân, giã nhuyễn, thêm dầu đậu nành hoặc đường ăn, uống bằng nước sôi. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và buổi chiều khi đói bụng, liền trong 3 - 5 ngày. Tay chân phù thũng sau khi đẻ: Hạt bí đỏ 30g, rang chín, sắc nước uống. Bệnh tiểu đường: Hạt bí đỏ 50g, rang chín, giã nát, vỏ bí đao 100g, sắc lấy nước, mỗi ngày uống hai lần, dùng thường xuyên. Thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng nhợt: Cùng ăn các loại hạt bí đỏ, lạc nhân, hồ đào nhân. Ho lâu ngày: Hạt bí đỏ, rang bằng nồi sành (nồi đất nung), nghiền bột. Uống bột đó với đường đỏ, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 20 - 30g. Ðau họng ở trẻ em: Hạt bí đỏ 6-10g, thêm đường phèn vừa đủ, sắc nước, uống 2 lần. Mỗi ngày uống 2 lần. ĐẬU VÁN TRẮNG: (Tiếng Latin: Lablab purpureus (L.) Sweet subsp.purpureus) 1 Đặc điểm: Trong Đông y, đậu ván trắng thường gọi là bạch biển đậu hoặc biển đậu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch biển đậu có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính. Nếu trẻ nhỏ đổ mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi, lấy đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 5-10 g, chiêu bột thuốc bằng nước sôi để nguội; liên tục trong nhiều ngày sẽ khỏi. 2 Nơi thu hái: Đậu ván trắng được trồng ở khắp nơi để lấy quả non ăn, còn quả già thường lấy hạt để làm thuốc. 3 Tác dụng: Trúng nắng: Biểu hiện là phát sốt, phiền táo, tiểu tiện không thông. Lấy đậu ván trắng để cả vỏ 50g, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội, chia thành 2 phần uống trong ngày. Viêm ruột cấp tính: Đậu ván trắng nghiền thành bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 12 g, dùng nước ấm chiêu thuốc. Hoặc dùng đậu ván trắng 30-60 g, sắc với nước, chia thành 3 phần uống trong ngày. Viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoa đậu ván trắng 60 g, sao đen, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày. Phù thũng: Đậu ván trắng sao vàng, tán thành bột mịn; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 g; trẻ nhỏ tùy theo tuổi giảm bớt liều lượng. Bạch đới, kinh nguyệt thất thường: Phụ nữ bị khí hư ngứa âm đạo, đau ngang thắt lưng, tức bụng dưới, bạch đới tiết ra chất nhầy trắng như bột sắn có thể dùng: - Đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 g, hòa với nước đun sôi hoặc với nước cơm uống, liên tục trong nhiều ngày. - Hoa đậu ván trắng sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2-3 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần uống 8 g, dùng nước cơm chiêu thuốc. Động thai: Phụ nữ đang mang thai, do bị ngã hoặc uống nhầm thuốc mà bị động thai, có thể lấy đậu ván trắng sống 30 g nghiền mịn, uống cùng với nước cơm, hoặc sắc kỹ với nước uống. Trẻ nhỏ kém ăn: Hoa đậu ván trắng 15-20 g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống hằng ngày, liên tục trong nhiều ngày. Giải độc: Ăn phải thịt gia cầm, tôm, cá... có độc, dẫn tới dị ứng hoặc ngộ độc, có thể dùng đậu ván trắng để chữa trị theo các phương pháp như sau: - Đậu ván trắng tươi 30 quả, giã nát, hòa với nước sôi để nguội uống. - Lấy một vốc đậu ván trắng sống (khoảng 20 g), hòa với nước sôi để nguội nghiền mịn, uống vào sẽ khỏi. - Đậu ván trắng rang chín, nghiền thành bột mịn, hòa với nước sôi để nguội uống ngày 3 lần, mỗi lần 12 g, liên tục trong nhiều ngày, có tác dụng giải độc rất tốt. H ẠT SEN: ( tiếng latin là: Nelumbo nucifera gaertn.) 1 Nơi thu hái: Ôû caùc tænh ñoàng baèng ñeàu coù troàng. Coù nhieàu ôû Long An, Ñoàng Thaùp, Cöûu Long. Chuû yeáu laáy haït naáu cheø, laøm möùc vaø duøng nhieàu boä phaän cuûa caây ñeå laøm thuoác. 2 Tác dụng: Do tác dụng an thần nên hạt sen có khả năng chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, các chứng tiêu chảy, phân sống, hoạt tinh, đái dầm cũng giảm bớt nhờ hạt sen. Hạt sen có tác dụng tăng cường chức năng tỳ vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn. Nó giúp cầm tiêu chảy, chữa tim đập nhanh, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ. Đau đầu: Hạt sen 20 g, đậu đen 40 g (sao chín), lá dâu non 20 g, vỏ núc nác (sao rượu) 12 g, lá vông non 40 g, thục địa 40 g. Các vị sao chín đem đồ lên rồi giã nhuyễn cho ít đường viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ lọ dùng dần, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 g. Mất ngủ: Hạt sen 40 g, táo nhân 40 g (sao đen), thảo quyết minh 40 g. Tán nhỏ luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20 g. Tiêu chảy, phân sống: Hạt sen 100 g, củ mài 50 g, quả hồng xiêm non 15 g, đường phèn 20 g. Hồng xiêm non giã nhỏ cho vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán thành bột cho vào nước quả hồng xiêm, quấy đều đun trên lửa nhỏ thành cháo, cháo chín cho đường phèn, ăn lúc đói chia làm 3 lần, ăn 3 ngày liên tục. Giun kim: Hạt sen 50 g, hạt hướng dương 30 g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30 g, hạt cau 12 g, đường phèn 20 g. Cho 4 loại hạt xay nhỏ vào nồi nước 250 ml đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày 3 lần, ăn trong 5 ngày. Đái dầm: Hạt sen 20 g, gạo 50 g (nửa nếp nửa tẻ), thịt dê 10 g, gia vị vừa đủ. Hạt sen và gạo xay nhỏ cho 250 ml nước quấy đều nhỏ lửa, thịt dê thái nhỏ ướp gia vị xào tái, khi cháo chín cho thịt vào, nêm gia vị vừa đủ, ăn một lần vào lúc đói, ăn trong 7 ngày. Thiếu máu: Hạt sen 50 g, cá quả 300 g, gạo nếp 50 g, gạo tẻ 100 g, gia vị hạt tiêu vừa đủ. Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ xay nhỏ, xương cá giã lọc 300 ml nước nấu với bột quấy đều nhỏ lửa, cháo chín cho thịt cá vào đảo đều, bệnh nhân ăn ngày một lần lúc đói, ăn 10 ngày. Hoạt tinh: Hạt sen 30 g (sao vàng), mẫu lệ 30 g, củ mài 40 g (sao vàng), phụ tử chế 8 g, hạt tơ hồng 30 g (sao vàng), kim anh tử 40 g, lộc giác sương (sao vàng) 8 g, khiếm thực (sao) 10 g. Các vị trên sau khi đã sao, tán nhỏ luyện mật vê thành viên to bằng hạt ngô, sấy khô, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 30 viên (sáng, tối). Bệnh thời kỳ tiền mãn kinh: Hạt sen 20 g, mộc nhĩ trắng 50 g, gạo nếp 50 g, đường 30 g. Mộc nhĩ rửa sạch thái nhỏ; hạt sen, gạo nếp xay bột cho 250 ml nước vào đun nhỏ lửa, khi chè sôi cho mộc nhĩ, đường vào quấy đều sôi lên là được. Cho người bệnh ăn ngày một lần vào buổi chiều, lúc đói, ăn trong 7 ngày. HẠT ỚT : (Tiếng Latin capsieum annuum L.) 1 Đặc điểm: Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín. Chất này có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất edorphin - có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính và bệnh đau đầu do thần kinh. 2 Nôi thu haùi:: Caây troàng phoå bieán khaép nôi trong nöôùc ta cuõng nhö ôû caùc tænh ñoàng baèng Soâng Cöûu Long) 3 Tác dụng: Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta cắn một miếng ớt cay, vị cay kích thích mạnh, khiến não bộ bài tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đóng vón tiểu cầu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao và giảm béo. Ớt cũng chứa một số vitamin và chất khoáng. Trong 100g ớt có chứa 198mg viatmin C, và các vitamin B1, B2, bêta caroten (tiền vitamin A), canxi, sắt, axit citric, axit malic. Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh. Điều cần lưu ý, ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Các chất cay trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế. CÂY TRÁC BÁCH: (Biota orientalis (L.) Endh) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae 1 Nơi thu hái: Đó là một cây cảnh quen thuộc được trồng từ lâu đời ở vườn gia đình, vườn hoa, các công sở, đình chùa. 2 Tác dụng: Hạt cây Trắc Bá (Trắc Bách Diệp) được Đông y dùng làm thuốc với tên gọi bá tử nhân. Nó có tác dụng an thần tốt, được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay kinh sợ. Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, là thuốc bổ tâm, định thần, nhuận táo, được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau: Thuốc an thần: Bá tử nhân, táo nhân mỗi vị 12 g. Sắc uống trong ngày. Chữa suy nhược thần kinh: Bá tử nhân, quy bản, táo nhân mỗi vị 8 g; ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, hạt sen, đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 12 g; nhục quế 4 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa mất ngủ, ra mồ hôi trộm ở bệnh nhân lao xương: Bá tử nhân, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 12 g; mẫu lệ 20 g; thục địa, quy bản, long cốt mỗi vị 16 g; ngũ vị tử, toan táo nhân mỗi vị 6 g. Sắc uống. Chữa vữa xơ động mạch với chứng chóng mặt, ù tai: Bá tử nhân, mạch môn, mẫu đơn bì, mạch thược, a giao mỗi vị 9 g; sinh địa 12 g; ngưu tất 6 g; cam thảo 4 g; nhân sâm 3 g. Sắc uống. Chữa bế kinh: Bá tử nhân, ngưu tất mỗi vị 20 g; trạch lan, tục đoạn mỗi vị 40 g; thục địa 15 g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn làm thành viên. Ngày uống 20-30 g. Chữa kinh giật: Bá tử nhân, táo nhân, bán hạ chế, trần bì mỗi vị 8g; đảng sâm 16g; thục địa, kỷ tử, bạch truật, long nhãn, hà thủ ô mỗi vị 12 g. Sắc uống. Ngoài ra, nhân dân ở một số nơi có kinh nghiệm dùng bá tử nhân sống chữa kiết kỵ với liều 6-10 g cho người lớn và 3-5 g cho trẻ em, giã nát, thêm nước, gạn uống, kết quả rất tốt. HẠT VONG VANG: (tiếng latin là Abelmoschus moschtur (L.) Medic) 1 Đặc điểm: Cây vông vang thuộc loại cây cỏ, cao 0,8-1m.Thân có lông ráp. Lá mọc so le, 5 thùy, mép khía răng, hai mặt có lông. Hoa màu vàng, quả nang và hạt có mùi xạ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, lá và hạt. Sau đây là 2 bài thuốc dân gian từ vông vang: 2 Nơi thu hái: Mọc tự nhiên ở bờ bãi, vùng rừng núi. 3 Tác dụng: Hạt Vông Vang chứa 13,6% tinh dầu mùi xạ hương nên được dùng trong công nghiệp chế nước hoa. Ngoài ra, hạt giã nhỏ, hòa với sữa, có thể dùng bôi chữa ngứa, ghẻ. Bột hạt vông vang có tác dụng trừ sâu, nhậy cho quần áo len, dạ. Trị bệnh đau dạ dày: 7 hạt tiêu sọ, 7 quả táo tầu (thuốc bắc) đã bỏ hạt; mỗi quả táo tầu bỏ một hạt tiêu sọ vào trong buộc lại, chưng cách thủy 7 lần, xong nghiền nát tất cả, hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Uống ngày 7-10 viên với nước đun sôi để ấm hoặc nấu cháo ăn.  Trị chứng lạnh bụng, nôn ói: 12g hạt tiêu, 1lít rượu 40 độ; ngâm hạt tiêu trong rượu, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ. Trị chứng tê thấp: dùng hạt tiêu đen, phèn chua, hồi, ngâm với rượu xoa bóp chữa tê thấp. Trị đau răng, sâu răng: hạt tiêu đen nghiền thành bột mịn xát vào chân răng. Trị chứng sốt rét: sốt một ngày hoặc sốt cách nhật: hạt tiêu nghiền bột, thuyền thoái (xác ve sầu) nghiền bột, mỗi thứ để vào một lọ, bảo quản tốt để dùng dần. Lấy mỗi thứ 2-3g trộn đều rồi gói vào tờ giấy kín, sau khoảng 2-4 giờ thì bóc ra uống với nước đun sôi để ấm. Trị viêm thận: lấy 7 hạt tiêu, 1 quả trứng gà. Chọc một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào. Dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Bọc quả trứng vào trong một tờ giấy ướt rồi đem cách thủy. Cứ 3 ngày ăn một lần. Ăn liên tục 10 ngày. Người lớn ăn một ngày 2 quả, trẻ em ăn ngày 1 quả. BÌM BÌM BIẾC (tiếng latin semen ipomoeae) 1 Đặc điểm: Bìm bìm là một loại dây leo bằng thân cuốn. Thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim, xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, cuống dài, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành xim 1 - 3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, 3 ngăn; hạt có 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn; màu đen hay trắng tùy theo loài. Vào các tháng 7 - 10, quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô sẽ có vị thuốc với tên “Khiên ngưu tử”. 2 Nơi thu hái: Bìm bìm mọc hoang khắp nơi ở nước ta; thường thấy trong các bụi rậm, ven đường; còn hay được trồng làm cảnh và làm giàn che nắng. Bìm bìm còn mọc ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc. Trong Đông y, hạt bìm bìm được gọi là “khiên ngưu tử”. “Khiên” là dắt, “ngưu” là trâu, “tửu” là hạt; tương truyền thời xưa có người dùng hạt bìm bìm mà khỏi bệnh, đã dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc, nên vị thuốc từ hạt bìm bìm mới có tên là “Khiên ngưu tử”. “Khiên ngưu tử” còn gọi là “hắc sửu” hoặc “bạch sửu”. “Hắc sửu” có nghĩa là trâu đen, chỉ thứ hạt màu đen, “bạch sửu” - trâu trắng, chỉ hạt màu trắng. 3 Tác dụng: Chữa các chứng thũng trướng Bài 1: Khiên ngưu 10g, Nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).  Bài 2: Cũng chỉ dùng một vị thuốc Khiên ngưu, đem tán mịn, mỗi lần uống 4g, dùng nước chiêu thuốc. Có tác dụng chữa phù thũng, đại tiểu tiện không thông (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách). Bài 3 (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, Đại hoàng 20g, Cam toại 10g, Đại kích 10g, Nguyên hoa 10g, Thanh bì 10g, Trần bì 10g, Mộc hương 5g, Khinh phấn 1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít (Thực dụng Trung dược thủ sách). Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, Hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách). Chữa phù do viêm thận Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn; Tồng táo (Táo tàu) 80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát; gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: Sáng - trưa - chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 - 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách). Thuốc trị giun đũa Khiên ngưu tử (sao) 20g, Tân lang (hạt Quả cau) 4g, Sử quân tử (Quả giun) 25g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách).  Sát trùng chỉ thống (làm hết đau) dùng trong trường hợp đau bụng do giun đũa, cũng có thể dùng cho cả trường hợp giun tóc: Khiên ngưu tử 8g, Tân lang (vỏ Quả cau) 8g, Đại hoàng 4g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách). HẠT CÂY MUỒNG TRÂU; (tiếng latin là Cassia alata L.) Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae. 1 Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi. 2 Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa. Công dụng: Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở. Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc. BẠCH GIỚI TỬ ( tiếng latin là Barassica Juncea (L) Czen) Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên Hán Việt khác: Hồ giới (Đường Bản Thảo), Thục giới (Bản Thảo Cương Mục), Thái chi, Bạch lạt tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạt cải trắng, Hạt cải bẹ trắng (Việt Nam). Tên khoa học: Brassica alba Boissier. Họ khoa học: Họ Cải (Barassicaceae). Mô tả: Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6 nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ. Nơi trồng: Trồng khắp nơi bằng hạt, vào mùa thu đông để lấy rau nấu ăn. Khoảng tháng 3 – 5, hái quả gìa, lấy hạt phơi khô. Phần dùng làm thuốc: Hạt. Loại hạt to, mập, mầu trắng là tốt. Mô tả dược liệu: Bạch giới tử hình cầu, đường kính khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài mầu trắng tro hoặc mầu trắng vàng, một bên có đường vân rãnh hoặc không rõ ràng. Dùng kính soi phóng to lên thấy mặt ngoài có vân hình màng lưới rất nhỏ, một đầu có 1 chấm nhỏ. Bẻ ra bên trong có nhân thành từng lớp mầu trắng vàng, có dầu. Không mùi, vị cay, tê (Dược Tài Học). Bào chế: + Lấy hạt cho vào nước, rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên, lấy những hạt chìm đem phơi khô. + Lấy Bạch giới tử sạch cho vào chảo, để lửa nhỏ, sao cho đến khi có mầu vàng sẫm và bốc ra mùi thơm là được (Dược Tài Học). + Có thể trộn với nước để đắp bên ngoài. Bảo quản: Đựng trong lọ kín, tránh ẩm. Thành phần hóa học: . Glucosinolate (Jens K N và cộng sự, Entomol Exp Apppl, 1979, 25 (3): 227 (C A 1979, 91: 87848h). . Sinalbin (Ngải Mễ Đạt Phu,  Tối Tân Sinh Dược Học (Nhật Bản) 1953: 205). . Sinapine (Regenbrecht J và cộng sự, Phytochemistry 1985, 24 (3): 407). . Lysine, Arginine, Histidine (Appelqvist L A và cộng sự, Qual Plant-Plant Foods Rum Nutr 1977, 27 (3 - 4): 255 (C A 1978 88: 73221z). Tác dụng dược lý: . Men Meroxin thủy phân sinh ra dầu Giới tử, kích thích nhẹ niêm mạc dạ dầy gây phản xạ tăng tiết dịch ở khí quản, có tác dụng hóa đờm (Trung Dược Học). . Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ, sung huyết, nặng hơn thì gây phỏng rất nặng (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính ôn, không độc (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu). + Vị cay, tính ôn, hơi có độc (Bản Thảo Phùng Nguyên). + Vị cay, tính nóng (Thực Vật Bản Thảo). + Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vị cay, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Tâm bào (Bản Thảo Tân Biên). + Vào kinh Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vào kinh Phế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng, chủ trị: + Lợi khí, hóa đờm. trừ hàn, ôn trung, tán thủng, chỉ thống. Trị suyễn, ho, phản vị, cước khí, tê bại (Bản Thảo Cương Mục). + Lợi khí, thông đờm, ôn trung, khai vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ôn hóa hàn đờm, hành trệ, chỉ thống, bạt độc, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị hàn đờm ở ngực, ho suyễn do hàn đờm, đờm kết lại ở vùng dưới da và giữa gân xương. Nếu trị nhọt độc: tán bột, trộn với giấm đắp (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Trị ho suyễn do hàn đờm, căng đầy đau bụng, đau nhức tứ chi cả người do đờm, giảm cơn đau, đinh nhọt thuộc âm tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng: Dùng từ 1-12g. Tán bột trộn giấm đắp ngoài da, ở ngoài liều lượng tùy ý. Kiêng kỵ: + Phế kinh có nhiệt và phù dương hư hỏa bốc lên, ho sinh đờm: kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Phế khí hư, trong Vị có nhiệt: kiêng dùng (Đắc Phối Bản Thảo). + Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên sinh ra đờm, ho: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phế  hư cấm dùng, không có phong hàn, đờm trệ, cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g với rượu (Phổ Tế Phương). + Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm: Bạch giới tử, Hắc giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương). + Trị đầy tức do hàn đờm dùng Bạch giới tử, Đại kích, Cam toại, Hồ tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương). + Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán bột, trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt vơi nước Gừng (Tục Truyền Tín Phương). + Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt:  Bạch giới tử nghiền bột, trộn nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương). + Trị ngực sườn bị đờm ẩm:  Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán bột. Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, to  bằng hạt ngô đồng.  Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương). + Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong, sườn ngực đầy tức: Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang). + Trị đờm ẩm lưu ở ngực, hoành cách mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy tức: Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g với nước Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).  + Trị đau nhức các  khớp do đờm trệ: Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử, Một dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị hạch lao ở cổ:  Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị nhọt sưng độc mới phát: Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn: Bạch giới tử 100g, tán bột. Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh. Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã trị 50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y Dược Học Báo 1988, 1: 29). + Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm: Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì và nước làm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có tác dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHạt thuốc.doc
Tài liệu liên quan