Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
+ Đối với tổ chức tín dụng:
- Nghiệp vụ chiết khấu có quy trình đơn giản, nhanh chóng, tốn ít chi phí giao dịch cho các bên và đặc biệt là cho các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, hoạt động cho vau của tổ chức tín dụng phải thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng với nhiều thao tác phức tạp, nhất là việc thẩm định giá trị hoặc tính hợp pháp của tài sản bảo đảm.
- Nghiệp vụ chiết khấu là nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụng cho tổ chức tín dụng. So với hoạt động cho vay, chiết khấu có sự đảm bảo trả nợ từ người mắc nợ theo chứng từ và được đảm bảo từ những người khác có liên quan tới chứng từ: người bảo lãnh, người ký phạt, người chuyển nhượng chứng từ.
Đặc biệt, trường hợp đối tượng chiết khấu là hối phiếu thì pháp luật về hối phiếu còn cho phép người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với những người liên đới trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết khấu giấy tờ có giá toàn bộ thời hạn:
Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá toàn bộ thời hạn là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua hẳn các giấy tờ có giá, trong đó khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu các giấy tờ có giá đó khi được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu.
Kể từ thời điểm khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó, tổ chức tín dụng là chủ sở hữu hợp pháp đối với các giấy tờ có giá được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá. Tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tại ngân hàng nhà nước vào bất cứ thời điểm nào trước khi các giấy tờ có giá đó đến hạn thanh toán mà không vi phạm các điều khoản của hợp đồng.
Khi tiến hành trả tiền cho khách hàng, số tiền mà tổ chức tín dụng sẽ trả bằng mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá – lãi chiết khấu và các chi phí khác. Lãi chiết khấu được tính tương ứng toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá kể từ khi được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu cho đến ngày đáo hạn.
+> Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có thời hạn:
Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có thời hạn là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, trong hợp đồng có điều kiện cam kết khách hàng sẽ mua lại giấu tờ có giá đã được chấp nhận chiết khấu trong một thời hạn nhất định trước khi nó đến hạn thanh toán với giá cả do các bên thỏa thuận trước. Thời hạn này được gọi là thời hạn chiết khấu.
Theo khoản 4 Điều 3 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đến ngày khách hàng có nghĩa vụ thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá đó.
Như vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, tổ chức tín dụng chỉ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với các giấy tờ có giá khi hết thời hạn cam kết trong hợp đồng mà khách hàng không thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá đó. Nếu tổ chức tín dụng muốn chuyển giao các giấy tờ có giá đó trong thời hạn chiết khấu thì quyền ưu tiên mua sẽ thuộc về khách hàng, sau đó đến các tổ chức tín dụng khác.
Để phù hợp với bản chất của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, theo đó tổ chức tín dụng sẽ được quyền sở hữu các giấy tờ có giá ngay sau khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng giấy tờ có giá đó cho mình. Việc này dẫn đến hệ quả: tổ chức tín dụng có quyền định đoạt (trong đó có quyền chuyển nhượng giấy tờ có giá đó cho người khác).
b. Căn cứ vào nội dung: Ngoài căn cứ vào phương thức thì người ta còn căn cứ vào nội dung hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá mà chia ra hợp đồng về thương phiếu, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu…
Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu. Số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu so với số tiền khách hàng nhận được gọi là lãi chiết khấu và phí hoa hồng.
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm có 2 loại là hối phiếu và lệnh phiếu.
+>Theo Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam, Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Trong thương mại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi tiền người trả tiền, có thể là người nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.
+>Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
2. Cơ sở khoa học:
2.1 Cơ sở pháp lí về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
Chiết khấu giấy tờ có là nghiệp vụ cấp tín dụng tương đối cổ điển của tổ chức tín dụng . Nghiệp vụ này được các ngân hàng ở Châu âu áp dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 13 mà đối tượng chiết khấu lúc ấy chỉ là các phiếu nợ thương mại (thương phiếu) do các thương nhân châu Âu phát hành nhằm xác nhận quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa họ với nhau. Trải qua thời gian, nghiệp vụ chiết khấu ngày càng phát triển với đối tượng chiết khấu ngày càng phong phú, đa dạng hơn, không chỉ là các thương phiếu như thuở sơ khai của nghiệp vụ này mà còn bao gồm cả các giấy tờ có khác như tín phiếu hay các khoản cho vay ngắn hạn, thậm chí là cả giấy tờ có giá dài hạn. Ở nhiều nước trên thế giới, nghiệp vụ chiết khấu của các tổ chức tín dụng thường được qui định trong các đạo luật về ngân hàng và sau đó có thể được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương qui định cụ thể bằng các văn bản dưới luật để thi hành. Còn ở Việt nam, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tuy đã được pháp luật thừa nhận bằng một số qui định chung trong Luật các tổ chức tín dụng nhưng trên thực tế nghiệp vụ này vẫn chưa được các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng một cách triệt để.
Sự thật, trong một thời gian khá dài, các qui định về pháp luật về loại hình giao dịch này tỏ ra quá ít ỏi, tản mát, chưa đầy đủ và chưa nhất quán. Thực vậy, ngoài một vài điều khoản trong Luật tổ chức tín dụng (khoản 14,15 điều 57) được sửa đổi bổ năm 2004 sung qui định trực tiếp hay gián tiếp về nghiệp vụ chiết khấu của tổ chức tín dụng với các giấy tờ có giá của khách hàng, tại khoản 6 điều 15 Nghị định số 32/2001/ NĐ-CP ngày 05/07/2001 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thực hiện Pháp lệnh Thương phiếu cũng có đề cập đến giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá là thương phiếu nhưng cũng chỉ là những qui định có tính dẫn chiếu đến pháp luật ngân hàng. Các qui định rất cơ bản trong các văn bản qui phạm pháp luật này suy cho cùng cũng chỉ là thừa nhận tính hợp pháp của các giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thiếu những qui định về chủ thể cũng như điều kiện của họ khi tham gia quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá, về trình tự thủ tục tại các ngân hàng. Cuối cùng, sau hơn 5 năm kể từ ngày Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, cho đến gần đây Ngân hàng nhà nước mới ban hành một văn bản riêng để qui định cụ thể và chi tiết về qui chế pháp lí dành cho nghiệp vụ chiết khấu của tổ chức tín dụng, đó là Qui chế chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/ QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập như Qui chế không qui định việc chiết khấu thương phiếu… Như vậy, việc chiết khấu thương phiếu được công nhận trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng không có những qui định cụ thể để điều chỉnh trên thực tế. Để khắc phục những điểm bất cập, năm 2005, Quốc hội ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng nhằm điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện đối với các công cụ chuyển nhượng trong đó có hối phiếu.Tuy nhiên, cũng giống như Pháp lệnh thương phiếu ban hành năm 1999, Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 cũng chỉ dừng lại ở việc qui định các nguyên tắc chung về chuyển nhượng hối phiếu chứ không có qui định riêng về việc chuyển nhượng hối phiếu giữa khách hàng sở hữu hối phiếu với ngân hàng bằng phương thức chiết khấu. Như vậy, tuy Qui chế chiết khấu giấy tờ có giá vẫn còn một số điểm chưa hợp lí nhưng có thể nhận thấy văn bản này đã giải quyết một số điểm bất cập liên quan đến pháp luật điều chỉnh giao dịch chiết khấu của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
2.2 Cơ sở thực tiễn về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
+ Đối với tổ chức tín dụng:
- Nghiệp vụ chiết khấu có quy trình đơn giản, nhanh chóng, tốn ít chi phí giao dịch cho các bên và đặc biệt là cho các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, hoạt động cho vau của tổ chức tín dụng phải thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng với nhiều thao tác phức tạp, nhất là việc thẩm định giá trị hoặc tính hợp pháp của tài sản bảo đảm.
- Nghiệp vụ chiết khấu là nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụng cho tổ chức tín dụng. So với hoạt động cho vay, chiết khấu có sự đảm bảo trả nợ từ người mắc nợ theo chứng từ và được đảm bảo từ những người khác có liên quan tới chứng từ: người bảo lãnh, người ký phạt, người chuyển nhượng chứng từ.
Đặc biệt, trường hợp đối tượng chiết khấu là hối phiếu thì pháp luật về hối phiếu còn cho phép người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với những người liên đới trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Chiết khấu không làm đóng băng vốn của tổ chức tín dụng , tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn hiệu quả và linh hoạt hơn nhờ khả năng chiết khấu lại (tái chiết khấu) các giấy tờ có giá ở ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng thương mại khác. Sự ứng dụng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi – nguồn vốn của ngân hàng. Khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng có thể được chuyển sang tài khoản tiền gửi của khách hàng mà không rút ngay bằng tiền mặt. Số tiền gửi này có thể chưa sử dụng ngay toàn bộ, từ đó tạo nguồn vốn mới cho ngân hàng để cho vay
+ Đối với khách hàng: Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá đem lại cho họ những lợi ích sau:
- Khách hàng có thể sử dụng kỹ thuật chiết khấu như một hình thức lưu hoạt hóa nguồn vốn kinh doanh của mình, ngay cả khi họ có nhu cầu thu hồi vốn tức thì nhưng không thể đòi tiền trước hạn từ người mắc nợ. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh dẫn đến sự hình thành các thỏa thuận về việc bán chịu hàng hóa có thời hạn trả tiền cho nên người có hối phiếu, lệnh phiếu chưa đến hạn thanh toán nhưng lại cần tiền.
Vì vậy, chiết khấu sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, biến các khoản nợ thành tiền, giúp khách hàng kịp thời giải quyết nhu cầu về vốn, từ đó để người mua thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và có khả năng thanh toán nợ cho khách hàng.
- Trong quan hệ chiết khấu, người xin chiết khấu không bị ràng buộc với nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mục đích. Khách hàng muốn sử dụng khoản tiền do NH trả cho việc bán chứng từ có giá vào mục đích nào, việc đó do họ quyết định và đó là ưu thế của kỹ thuật chiết khấu so với hình thức vay vốn của tổ chức tín dụng. Trong nghiệp vụ cho vay, khách hàng vay thì phải sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
II. Đặc điểm, trình tự kí kết và thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
1. Đặc điểm của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
1.1. Đặc điểm chung:
Xét từ góc độ pháp lí, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có bản chất là một hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, nên hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có những đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán dân sự thông thường đó là:
- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng song vụ
- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng có đền bù.
- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá từ bên bán sang bên mua.
1.2. Đặc điểm riêng:
Về chủ thể: Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có một bên chủ thể là tổ chức tín dụng – bên nhận chiết khấu, bên kia là tổ chức, cá nhân – bên đề nghị chiết khấu. Các bên chủ thể phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định.
Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là các GTCG chưa đến thời hạn thanh toán được các bên thỏa thuận mua bán và ghi rõ trong hợp đồng. Cái mà các bên hướng tới là trái quyền (quyền đòi nợ) của người sở hữu các GTCG đó đối với người thụ trái (người phải trả) khi GTCG đến hạn thanh toán.
Về hình thức pháp lý: Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá HĐCKGTCG phải được lập thành văn bản.
Về cơ chế thực hiện quyền & nghĩa vụ: Trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá của khách hàng cho tổ chức tín dụng bao giờ cũng được thực hiện trước, sau đó tổ chức tín dụng trả một số tiền cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi của họ.
Kể từ thời điểm được chuyển giao quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng chính thức được thế vào vị trí của người có quyền – khách hàng để thực hiện quyền yêu cầu – quyền đòi tiền đối với người có nghĩa vụ phải thanh toán cho giấy tờ có giá, khi nó đến hạn thanh toán.
Tùy từng loại giấy tờ có giá mà xác định người trả tiền là ai, có thể là: người phát hành, người bị ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh.
1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấ:.
Do bên nhận chiết khấu vừa đóng vai trò là người cho vay, vừa có tư cách là người mua giấy tờ có giá nên cấu trúc quyền và nghĩa vụ của chủ thể này sẽ bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng phải làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo đúng trình tự luật định đối với từng loại giấy tờ có giá. Quyền năng này nhằm đảm bảo cho tổ chức tín dụng thiết lập được quyền chủ nợ đối với người thứ ba – người mắc nợ theo giấy tờ có giá để sau đó đòi tiền từ người này khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.
Thứ hai, tổ chức tín dụng phải thanh toán tiền mua giấy tờ có giá cho người bán là khách hàng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu (chẳng hạn như chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng, trả bằng tiền mặt hay phát hành séc giao cho khách hàng là người thụ hưởng…), sau khi đã khấu trừ phần lợi tức triết khấu và các khoản phí dịch vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu.
Thứ ba, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất đã xảy ra cho khách hàng do hành vi có lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu:
Chủ thể này có nghĩa vụ phải chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng để nhận được tiền bán giấy tờ có giá do phía tổ chức tín dụng thanh toán. Kể từ khi chuyển giao xong quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, khách hàng được xem như đã giải thoát khỏi mấy quan hệ pháp lí ràng buộc với món nợ ghi trên giấy tờ có giá, trừ trường hợp đối tượng chiết khấu là hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ thì khách hàng vẫn có thể bị truy đòi bởi tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng.
Mặt khác, khách hàng cũng có quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu trả tiền mua giấy tờ có giá theo giá cả thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu; quyền khiếu nại và khởi kiện với bên nhận chiết khấu về các hành vi vi phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.
2. Kí kết và thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
2.1. Kí kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
Quá trình kí kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá vừa thể hiện những đặc điểm chung của việc kí kết một hợp đồng mua bán thông thường, đồng thời cũng phản ánh những đặc điểm riêng có tính chất kĩ thuật nghiệp vụ của quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá.
Theo nguyên lí thông thường, sự bày tỏ ý chí của các bên trong quá trình kí kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Đề nghị giao kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng có thể là khách hàng hoặc tổ chức tín dụng. Trong thực tiễn pháp lí, bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thường là khách hàng mà bằng chứng là hành vi gửi đến tổ chức tín dụng bộ hồ sơ xin chiết khấu, tái chiết khấu gồm các tài liệu như đơn xin chiết khấu, bảng kê giấy tờ có giá kèm theo, bản gốc các giấy tờ có giá xin chiết khấu; các giấy tờ khác chứng minh năng lực chủ thể của người xin chiết khấu…
Trên nguyên tắc, tùy thuộc vào các tài liệu giao dịch trong hồ sơ xin chiết khấu có hội đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng cần giao kết là hợp đồng chiết khấu hay không mà người ta có thể khẳng định cá tài liệu giao dịch đó sẽ được xem như là bản đề nghị hợp đồng chiết khấu và có giá trị ràng buộc đối với bên đưa ra đề nghị là khách hàng xin chiết khấu hay không. Thông thường, một lời đề nghị sẽ có giá trị bắt buộc đối với khách hàng nếu như nó thể hiện ý chí tự nguyện của khách hàng, trong hồ sơ xin chiết khấu có đầy đủ những nội dung như xác định đối tượng bán (tức là các giấy tờ có giá xin chiết khấu), số lượng cá giấy tờ đó (có kèm theo danh sách), phương thức thanh toán. Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thay đổi nội dung hoặc rút lại trong những trường hợp sau:
1. Trong lời đề nghị đó nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại.
2. Bên được đề nghị chưa nhận được lời đề nghị.
3. Bên được đề nghị nhận được lời đề nghị nhưng chưa có quyết định cuối cùng về việc chấp nhận chiết khấu hay không.
Trong trường hợp tổ chức tín dụng không chấp nhận vô điều kiện việc chiết khấu giấy tờ có giá mà sửa đổi bổ sung hồ sơ xin chiết khấu thì hình thành một lời đề nghị giao kết hợp đồng mới. Lúc này, tổ chức tín dụng sẽ trở thành bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Sau khi nhận được bộ hồ sơ xin chiết khấu do khách hàng gửi đến, tổ chức tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện của giấy tờ có giá được chiết khấu. Công việc này được thực hiện thông qua hành vi thẩm định của các nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp mà kết quả cuối cùng của giai đoạn thẩm định là cho ra đời một báo cáo kết quả thẩm định. Bản báo cáo này được trình lên người đại diện có thẩm quyền của pháp nhân tổ chức tín dụng (chẳng hạn như Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hay giám đốc chi nhánh được ủy quyền) và người đại diện này sẽ quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối chiết khấu.
Thông thường, hành vi chấp nhận đề nghị hợp đồng chiết khấu sẽ được thực hiện bằng việc tổ chức tín dụng lập bảng kê danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu và gửi cho khách hàng, trong đó ghi rõ tổng số tiền được chiết khấu, số tiền bị tổ chức tín dụng khấu trừ và số tiền còn lại mà khách hàng sẽ được hưởng.
Về nguyên tắc, tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm đối với lời chấp nhận đề nghị giao kết kể từ thời điểm gửi đi bảng danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu. Trong trường hợp từ chối chiết khấu thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại cho khách hàng những giấy tờ có giá không được chiết khấu kèm theo văn bản trả lời có ghi rõ lí do từ chối chiết khấu.
- Thời điểm xác lập hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Kể từ thời điểm văn bản chấp nhận đề nghị chiết khấu được tổ chức tín dụng gửi đi, có thể xem như hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá đã hình thành và phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lí cho các bên tham gia giao dịch.
2.2. Thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
Thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là giai đoạn kế tiếp theo sau khi hợp đồng này được kí kết và phát sinh hiệu lực pháp lí. Việc thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thường được hiểu đồng nghĩa với việc các bên thực hiện những quyền và nghĩa vụ của họ đã phát sinh từ hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ khi nào các bên đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ của họ thì khi đó hợp đồng chiết khấu hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá mới được coi là thực hiện xong và do đó hợp đồng cũng được xem là chấm dứt hiệu lực pháp lí.
Theo qui định của pháp luật hiện hành, việc thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm những hành vi pháp lí chủ yếu sau đây:
Khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá được chấp thuận chiết khấu cho tổ chức tín dụng. Theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào loại giấy tờ có giá mà thủ tục chuyển nhượng có thể khác nhau. Chằng hạn, đối với các giấy tờ có giá có ghi tên người sở hữu thì việc chuyển nhượng bắt buộc phải tuân theo các các thủ tục chặt chẽ do pháp luật qui định. Còn đối với những giấy tờ có giá không ghi tên người sở hữu thì việc chuyển nhượng có thể đơn giản hơn rất nhiều và cách chuyển nhượng thông thường là trao tay trực tiếp cho người được chuyển nhượng.
Riêng đối với việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ thì phải tuân theo các qui định đặc thù của Luật các công cụ chuyển nhượng (năm 2005). Cụ thể, theo luật công cụ chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng hối phiếu phải là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu hoặc chuyển nhượng hai người trở lên là không có giá trị. Việc chuyển nhượng hối phiếu bao giờ cũng là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu và bên chuyển nhượng không được phép đưa ra bất kì điều kiện nào kèm theo việc chuyển nhượng (còn gọi là chuyển nhượng vô điều kiện).
Tóm lại, kể từ khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu các giấy tờ có giá (trong đó có hối phiếu), tổ chức tín dụng trở thành chủ sở hữu hợp pháp của các giấy tờ có giá đó và được hưởng toàn bộ các quyền phát sinh từ giấy tờ có giá đó.
- Trên cơ sở các giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng, tổ chức tín dụng trả số tiền còn lại mà khách hàng được hưởng vào tài khoản tiền của họ ở tổ chức tín dụng hoặc trả bằng tiền mặt hay bằng séc theo yêu cầu của khách hàng.
- Khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá được chiết khấu, tổ chức tín dụng xuất trình giấy tờ có giá một cách hợp lệ để đòi tiền người mắc nợ theo giấy tờ có giá. Trong trường hợp giấy tờ có giá không được thanh toán bởi người mắc nợ theo giấy tờ có giá thì tổ chức tín dụng có quyền khiếu nại và khởi kiện chính người mắc nợ đó và những người khác có nghĩa vụ liên đới với món nợ trên giấy tờ có giá (nếu có) tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo luật định.
Riêng đối với hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ, nếu tổ chức tín dụng (với tư cách là người sở hữu) đã xuất trình hợp lệ mà vẫn không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền quay lại truy đòi người xin chiết khấu và tất cả những người khác đã từng đứng tên sở hữu hối phiếu hoặc đứng tên bảo lãnh trên hối phiếu. Theo điều 49, 50 Luật các công cụ chuyển nhượng, trong trường hợp hối phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, tổ chức tín dụng – với tư cách là người thụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho người kí phát, người chuyển nhượng về việc từ chối đó. Tổ chức tín dụng phải thông báo về việc hối phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn 4 ngày, kể từ ngày bị từ chối.
III. Những hạn chế và một số kiến nghị để hoàn thiện về pháp luật hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:
1. Những hạn chế về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Có thể khẳng định rằng sự ra đời của Qui chế chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước đóng vai trò to lớn tạo ra khung pháp lí cho hoạt động về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá ở các tổ chức tín dụng. Những qui định tại Qui chế này đã phần nào cụ thể hóa những nguyên tắc và những qui định chung còn rất ít ỏi trong Luật các Tổ chức tín dụng về hoạt động giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá nói chung và hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nói riêng ở các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho hoạt đọng này được triển khai và thực hiện trong thực tế kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Ở mức độ nhất định, văn bản qui phạm pháp luật này đã có những qui định mới, tiến bộ, tập trung giải quyết được một số vấn đề còn bất cập trong pháp luật điều chỉnh trong giao dịch cũng như trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng như: quy định về đối tượng hợp đồng trong nghiệp vụ chiết khấu của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; qui định về điều kiện tham gia hợp đồng; các qui định về trình tự, thủ tục chiết khấu; qui định về giới hạn an toàn trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, ngoài những điểm tích cực nêu trên, pháp luật nói chung về qui chế chiết khấu hiện hành nói riêng vẫn còn thể hiện một số điểm bất cập như sau:
- Thứ nhất, qui chế chiết khấu không qui định việc chiết khấu giấy tờ có giá là hối phiếu (bao gồm hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ). Trong khi đó, pháp luật về hối phiếu và điển hình là Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 cũng không hề có qui định chi tiết về hoạt động này mà chỉ dừng lại ở việc dẫn chiếu ngược trở lại với pháp luật ngân hàng. Rõ ràng tình trạng này cho thấy sự “thiếu vắng” các qui định về chiết khấu hối phiếu hay nói cách khác là sự “bỏ sót” đối tượng chiết khấu là hối phiếu trong qui chế chiết khấu hiện hành. Tình trạng bất hợp lí này chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho tổ chức tín dụng và khách hàng khi trong thực tế họ có nhu cầu xác lập hợp đồng chiết khấu hối phiếu nhưng không hề có cơ sở pháp lí trực tiếp để xác lập và thực hiện hợp đồng đó.
- Thứ hai, tại khoản 2 – Điều 2 Qui chế chiết khấu giấy tờ có giá, người làm luật chỉ qui định có tính chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.doc