MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I, CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. 4
I. Các nguồn sử liệu và tình hình nghiên cứu Lịch sử Đảng trước năm 1945. 4
1. Nguồn sử liệu và tình hình nghiên cứu Lịch sử Đảng trước cách mạng Tháng Tám 1945. 4
2. Nguồn sử liệu và tình hình nghiên cứu Lịch sử Đảng thời kỳ 1945-1954 7
II. Một số vấn đề và phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 14
1.Các phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng 15
2. Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và bổ trợ 16
3. Các phương pháp nghiên cứu chung 18
CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VÀ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM. 20
I. Thành tựu và hạn chế 20
1. Thành tựu 20
2. Hạnchế 21
II. Một số vấn đề về tổng kết kinh nghiệm 22
1. Mục đích nguyên tắc chỉ đạo 22
2. Nguyên tắc chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm 22
3. Kết luận 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3834 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các nguồn sử liệu và tình hình nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam trước năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệt, của Đảng, để tự hào về Đảng quang vinh mà còn để rút ra những bài ọc lịch sử cần thiết, phục vụ sự nghiệp cách mạng hiện tại. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy, từ rất sớm ở nước ta cán bộ đảng viên, các tổ chức của Đảng đã tiến hành nghiên cứu tuyên truyền về Lịch sử của Đảng.
Ngay từ thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã đưa nội dung lịch sử thế giới, lịch sử các Đảng Cộng sản, lịch sử phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam vào chương trình huấn luyện cán bộ, đảng viên trong thời kỳ 1930-1945 để tuyên truyền vận động quần chúng tham gia cách mạng, gia nhập Đảng. Các cán bộ của Đảng cũng đưa ra các sự kiện đầu tiên của Đảng, của phong trào công nhân vào nội dung huấn luyện, vào các bài diễn thuyết đã có các truyền đơn, báo chí giới thiệu các cuộc đấu tranh do Đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh Trung ương Đảng đã có nhiều báo cáo về tình hình Đông Dương về hoạt động của Đảng ta cho quốc tế css.
Đặc biệt 1933 đã xuất hiện một công trình nghiên cứu quan trọng về Lịch sử Đảng Cộng sản Đông Dương là cuốn lược khảo Lịch sử Đảng cộng sản Đông Dương(1) của tác giả Hồng Thế Công (Hà Huy Tập), do nguyên Quốc tế viết lời tựa 1938 có cuốn tự chỉ trích của Trí Cường (nguyên Văn Cừ) năm 1939 có cuốn về vấn đề dân cầy của Qua Ninh - Vân Đình (Trường Chinh - Võ Nguyên Giáp)… đây là những công trình nghiên cứu chính thống công phu về Lịch sử Đảng thời kỳ 1930 - 1933 thời kỳ 1936 - 1939.
Ngược lại, với mục đích phá hoại, tiêu diệtDảng của cách mạng Việt Nam, ngay khi có phong trào cộng sản kẻ địch cũng đã rất chú ý tìm hiểu các hoạt động của Đảng và của cán bộ đảng viên. Nhiều hoạt động nhiều báo chí, truyền đơn, văn kiện tài liệu của Nguyễn ái Quốc, của Đảng Cộng sản Đông Dương, của cách mạng Việt Nam đã được nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều nghiên cứu nhất định. Về Lịch sử Đảng ta chứa đựng những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Lịch sử Đảng, tiểu sử lãnh tụ và lịch sử cách mạng Việt Nam thời kỳ này.
Nhìn chung trước cách mạng Tháng Tám 1945 - nguồn tư liệu về Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam đã hình thành khá phong phú, toàn diện, song do hoàn cảnh khó khăn, Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp nên việc lưu giữ có nhiều khó khăn, bị hư hỏng, thất lạc nhiều. Dùvậy về đại thể nó cũng đã được tập hợp, bảo quản tại hai khu vực quan trọng là Quốc tế cộng sản (tại Làng xã) và cơ quan mật thám Pháp ở Đông Dương, ở Pháp.
Với mục đích khác nhau việc nghiên cứu Lịch sử Đảng thời kỳ này cũng đã được Đảng chú ý, từng bước hit chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng, cănghiên cứuứ cụ thể đánh dấu sự hình thành khoa học lịch sử Đảng có thể nói là các báo cáo của Hồ Chí Minh của Ban chấp hành Trung ương Đảng . Về tình hình Đông Dương, các báo cáo của Đảng ta gửi Quốc tế cộng sản, là sự ra đời của các tác phẩm, lược khảo Lịch sử Đảng cộng sản Đông Dương tự chỉ trích vấn đề dân cầy.
2. Nguồn sử liệu và tình hình nghiên cứu Lịch sử Đảng thời kỳ 1945 - 1954:
Sau cách mạng Tháng Tám thắng lợi Đảng phải tập trung mọi nỗ lực lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền, xây dựng chế độ mới, tuy vậy do ý thức được ý nghĩa quan trọng của công tác lưu trữ tài liệu, nghiên cứu Lịch sử Đảng mà ở các cơ quan Đảng, nhà nước Trung ương đến địa phương đã sớm hình thành mộthtg cơ quan chức năng về tập hợp lưu trữ tài liệu, nghiên cứu Lịch sử Đảng mà ở các cơ quan Đảng, nhà nước Trung ương đến địa phương đã sớm hình thành một hệ thống cơ quan chức năng về tập hợp tư liệu. Các tài liệu được hit từ các hoạt động lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, các hoạt động quản lý của nhà nước.
Từ tháng 11/1945 tuy Đảng đã đi vào hoạt động bí mặt, song báo Sự thật và nhà xuất bản Sự thật, cơ quan nghiên cứu của hội những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Đông Dương, báo Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh đã đăng tin kịp thời các hoạt động và xuất bản sách về Đảng. Đồng chí Trương Chinh đã kịp thời biên soạn và cho xuất bản cuốn sách “Cách mạng Tháng Tám”, nêu lên sự đánh giá chính thức của Đảng ta về tính chất đặc điểm lực lượng của cuộc cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Tháng Tám.
Sau khi cuọc kháng chiến chống tcp bùng nổ trong cả nước (19-12-1946) dù liên lạc giữa các nơi bị cách trở. Song các nguồn sử liệu về Lịch sử Đảng tiếp tục được sản sinh và tích lũy trên cơ sở báo cáo công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay các chỉ thị Nghị quyết. Đáng lưu ý là chỉ tị “toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trương Chinh, sửa đổi lời làm việc của Hồ Chí Minh.
Năm 1948, tác phẩm “Những mẩu chuyển về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tuần đầu tiên đã cung cấp nhiều tư liệu mới về Hồ Chí Minh về Lịch sử Đảng. Năm 1950, lần đầu tiên đã có một công trình của người nước ngoài nói về cuộc kháng chiến của người Việt Nam do nước ta xuất bản in tại Nxb Sự Thật đó là cuốn “Tôi đã thấy gì ở miền tự do nước Việt Nam” của Lê ÔPhighe, ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Pháp viết sau khi thăm vùng căn cứ địa Việt Bắc.
Tháng 2/1951, tại đại hội lần thứ hai của Đảng, lịch sử của Đảng chính thức được trình bày một cách tóm gọn, có hệ thống trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương và của các liên khu ủy; các tính thành ủy, điều được công bố và lưu trữ có hệ thống ở các văn phòng cấp ủy, các cấp.
Điểu đáng lưu ý là từ năm 1950, Trung ương Đảng cho ra báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận hàng ngày của Đảng và Nhà nước của các đoàn thể nhân dân. Báo Nhân dân trở thành nơi cung cấp nguồn tư liệu cơ bản, thiết yếu cho việc nghiên cứu Lịch sử Đảng. Riêng ở Nam Bộ Trung ương cục miền Nam có tạp chí Nghiên cứu, là cơ quan lý luận của Trung ương cục, đăng tải những văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng và của Đảng bộ miền Nam.
Nhìn chung trong thời kỳ 1945-1954, do Đảng đã trở thành đảng cầm quyền nên hoạt động của Đảng rộng lớn toàn diện hơn trước cách mạng tháng Tám, vì vậy nguồn tư liệu do Đảng sinh ra, các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng về nhà nước, Hồ Chí Minh cũng hết sức phong phú: dù hoàn cảnh chiến tranh có làm cho việc nghiên cứu, lưu trữ tư liệu, gặp nhiều khó khăn, song cơ bản đã được chú ý sưu tầm bảo quản, và nghiên cứu một cách có hệ thống, có qui mô, nhất là ở các vùng tự do ở cấp Trung ương, cấp liên khu.
Một nguồn tư liệu khác: liên quan đến Lịch sử Đảng và cuộc kháng chiến của dân tộc ta, là tài liệu của phía đối diện: như các kế hoạch, mệnh lệnh, điện tín, báo cáo, các hồ sơ, các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đảng, nhà nưDảngdo ta loại trừ các quan điểm, tư tưởng sai trái, nguồn tài liệu của phía đối diện cũng đã cung cấp được thông tin cần thiết cho việc công nghệ Lịch sử Đảng ta.
3. Các nguồn sử liệu và tình hình nghiên cứu Lịch sử Đảng thời kỷ 1954-1975.
Tháng 7-1954: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nta tạm thời bị chia làm hai miền; theo chủ trương chung nguồn tài liệu chọn lọc chuyển ra miền Bắc giao nộp cho văn phòng Trung ương Đảng, cho Cục lưu trữ và ban thống nhất của Chính phủ. Số tài liệu còn lại được tiêu hủy hoặc chôn giấu tại chỗ để sử dụng.
ở miền Bắc , từ năm 1958, cấp khu giải thể, các ủy ban kháng chiến hành chính khu, các khu ủy ngừng hoạt động, do đó nguồn tài liệu lưu trữ ở các khu, các tỉnh được chuyển lên ban giao cho Cục lưu trữ Phủ Thủ tướng và văn phòng Trung ương Đảng. Nguồn tài liệu trong vùng tạm bị chiếm, tài liệu của địch cũng được các cơ quan có trách nhiệm tiếp cận, lưu giữ ngay khi tiếp quản, nhất là kho lưu trưc, các thư viện văn phòng ngụy quyền ở Hà Nội.
Trong điều kiện có hòa bình, việc sưu tầm lưu trữ tài liệu lịch sử nói chung, tư liệu Lịch sử Đảng nói riêng ở miền Bắc, có thêm những thuận lợi mới, được đẩy nhanh hơn trước. Cơ quan lưu trữ tài liệu được thành lập, đặt trong văn phòng Trung ương và văn phòng các tỉnh ủy, thành ủy viện Sử học được tổ chức đặt trong ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, trường Đảng Nguyễn ái Quốc được củng cố, trong trường có khoa nghiên cứu giảng dạy về Lịch sử Đảng, Nhà xuất bản Sự thật được chuyển từ Tân Trào về Hà Nội, đóng ở số 34 phố quang Trung (cho đến nay) nhanh chóng đi vào hoạt động, từ đây các dách kinh điển, các văn kiện của Đảng, nhà nước , các tác phẩm Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp; các sách chính trị, lý luận, sách về Lịch sử Đảng chủ yếu được in ấn ở nhà xuất bản Sự thật.
Năm 1960 nhân dịp kỷ niệm 320 năm thành lập Đảng (lúc đó lấy ngày 6-1) và Đại hội lần thứ III (9-1960), nhiều tư liệu công trình nghiên cứu về Đảng được công bố. Lịch sử của Đảng được Hồ Chí Minh ca ngợi và khẳng định đó là “một pho lịch sử bằng vàng”. Nghị quyết đại hội II chủ trương “Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp hết sức quan trọng để nâng cao trình độ nhận thức và năng lực công tác của cán bộ đảng viên”. Đại hội giao cho Ban chấp hành Trung ương tổ chức việc tổng kết kinh nghiệm hơn 30 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng tổ chức biên soạn cuốn Lịch sử Đảng và định ra chế độ tổng kết kinh nghiệm từ nay về sau.
Sau đại hội III được sự quan âm lãnh đạo của Bộ Chính tị, công tác sưu tầm xác minh tư liệu, nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng được đẩy mạnh khắp các cấp, các ngành, các địa phương, hình thành một số tổ chức nghiên cứu Lịch sử Đảng ở cấp tỉnh, thành phố để chuẩn bị cho việc “thành lập ban nghiên cứu Lịch sử Đảng”, ở Trung ương và các cấp. Cơ quan lưu trữ của Đảng các cấp, các viện Bảo tàng cách mạng, lịch sử quân đội trưởng thành, việc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, trao đổi xác minh bảo quản, giới thiệu các tư liệu lịch sử quan trọng được chú trọng, nhiều vấn đề của Lịch sử Đảng trước đây chưa có điều kiện xác minh công bố, đến thời kỳ này đã được làm sáng rõ hơn.
Ngày 18-9-1962 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có thông tư số 91/TT/TW về việc thành lập “Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng” ở các khu, thành tỉnh do đồng chí Lê Văn Lương ký thông tư công nhận các “Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng” đã được thành lập trước năm 1962 là Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hòa Bình, Vĩnh Phú,… Các Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng địa phương đi vào hoạt động tập hợp xác minh các sự kiện Lịch sử Đảng trước 1945 và kháng chiến. Nhiều cuốn sách Đảng bộ tỉnh, thành phố ra đời, đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số và chất lượng. Hiện vật về Lịch sử Đảng được Bảo tàng Cách mạng Việt Nam thu thập và trưng bày nhiều, có hệ thống hơn.
ở mnNam, sau “đồng khởi” 1960 công tác lý luận, tổng kết kinh nghiệm được chú trọng hơn và có điều kiện để thực hiện ở vùng căn cứ. Vùng giải phóng. Vì vậy đầu năm 1962, Trung ương Cục xuất bản tạp chí Tiên phong. Đây là một tờ nội sang của Đảng bộ miền Nam từ năm 1970 gọi là của Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam tạp chí ra số đầu vào tháng 4-1962, ra hàng kỳ, hàng tháng, đến năm 1973 thì ra đều hàng tháng.
Từ 1965 đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đánh phá ra miền Bắc, trong bối cảnh đó điểm đáng lưu ý là công tác nghiên cứu, htp phổ biến Lịch sử Đảng chẳng những không dám mà còn được chú trọng hơn các Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng ở địa phương được tăng cường cán bộ điều kiện làm việc, nhiều nơi xây dựng rộng khắp đến tận cấp huyện. Một khối lượng tư liệu Lịch sử Đảng cấp địa phương được tập hợp, các tập Lịch sử Đảng bộ địa phương được đồng loạt nghiên cứu, công bố.
30-7-1965, Ban Bí thư ra thông tri 164 TT/TW về quyền hạn và nhiệm vụ của các “Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng” địa phương miền Nam, thông tri chủ trương coi công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng của địa phương miền Nam tại miền Bắc là một bộ phận của công tác nghiên cứu lịch sử toàn Đảng, do Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương quản lý có sự giúp đỡ của ban thống nhất Trung ương. Các cán bộ và các “ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng” của các địa phương miền Nam đang ở miền Bắc sẽ tiếp tục nghiên cứu và xuất bản công trình để gửi vào Nam hay đưa vào trong đó in phục vụ địa phương mình. Từ đây lịch sử Đảng trở thành một khoa học độc lập, có hệ thống nghiên cứu từ Trung ương tới địa phương khắp trong toàn Quốc.
Đến năm 1966, các nhà xuất bản văn sử địa, sử học: khoa học đã xuất bản được 230 sách, trong đó sử học có 128, văn 50, khảo cổ 3, dân tộc học 6, kinh tế 21, triết 4; luật 9; ngôn ngữ 4, từ điển 1, địa lý học 4.
Trong năm 1967, một cuộc hội thảo quan trọng về phương pháp luận sử học, trong đó có phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng được tổ chức tại Hà Nội. Các tham luận đã được in thành sách: “Mấy vấn đề về phương pháp luận sử học, 300 trang, trong đó có nói về công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng.
Trong đào tạo đội ngũ: đào tạo giáo viên giảng dạy Lịch sử Đảng từ 1970 tại khoa lịch sử trường (đại học) Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc Gia Hà Nội, một bộ phận chuyên môn về nghiên cứu Lịch sử Đảng và giảng dạy được hình thành, thuộc biên chế của bộ môn lịch sử Việt Nam cận hiện đại. Môn học Lịch sử Đảng, được giảng dạy như một chuyên đề cho sinh viên năm thứ 3 khoa Sử.
Năm 1974, được sự chỉ đạo của ban Khoagiáo Trung ương Đảng và của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tại khoa lịch sử của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội bộ môn lịch sử Đảng chính thức được thành lập tiến hành đào tạo các cử nhân Lịch sử Đảng, những sinh viên của chuyên ngành Lịch sử Đảng được chiêu sinh và học theo chương trình riêng ngay từ năm thứ nhất. Sinh viên của các lớp chuyên ngành Lịch sử Đảng đều là đảng viên vốn là cán bộ bộ đội chuyển ngành, đã có quá trình công tác chiến đấu và thành tích tốt trong thực tế chuyên ngành đào tạo Lịch sử Đảng dài 4 năm rưỡi (các chuyên ban khác chỉ 4 năm). Với số lượng hàng năm trên dưới 30 người. Môn học Lịch sử Đảng được đưa vào giảng dạy ở tất cả các khoa của tất cả các trường Đại học và Cao đẳng ởmb.
Trong khi đó từ năm 1974 tại ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, trường chuyên khoa Lịch sử Đảng cũng được thành lập, chuyên đào tạo cán bộ giáo viên về Lịch sử Đảng. Cung cấp cho các cơ quan nghiên cứu Lịch sử Đảng và giáo viên do các trường Đảng cung cấp cho các cơ quan nghiên cứu Lịch sử Đảng và giáo viên. Cho các trường Đảng trong cả nước, khoa học Lịch sử Đảng cũng được xây dựng tại Học viện Nguyễn ái Quốc Trung ương và các trường Đảng khu vực nghiên cứu Lịch sử Đảng được thành lập: đặt trong viện Lênin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng, tạp chí lịch sử được thành lập, có chức năng nghiên cứu, ấn hành, giới thiệu các công trình nghiên cứu, và các sự kiện Lịch sử Đảng, lịch sử Cách mạng Việt Nam.
Hệ thống nhà Bảo tàng, nhà văn hóa, phòng truyền thống các cấp được xây dựng, củng cố đẩy mạnh việc sưu tầm, nghiên cứu, trưng bày, phổ biến. Các tư liệu Lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng, đi vào hoạt động, không chỉ giới thiệu thân thế sự nghiệp của Hồ Chí Minh mà cũng là một bảo tàng về Lịch sử Đảng. Bảo tàng quân đội, bảo tàng Cách mạng Việt Nam, bảo tàng lịch sử, bảo tàng các khu tỉnh tiếp tục có nhiều đóng góp trong sưu tầm trưng bày hiện vật Lịch sử Đảng.
Như vậy, trong thời kỳ 1954 - 1975, do được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, ngành Lịch sử Đảng đã có hệ thống tổ chức từ Trung ương đén địa phương, từ Bắc chí Nam, là một ban quan trọng hệ thống tổ chức cấp ủy, các cấp. Việc nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng cũng trở thành một ngành khoa học thực sự, từ hệ thống các trường Đảng, các trường Đại học, Cao đẳng toàn quốc. Các cơ quan, nghiên cứu, giảng dạy, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng đã có nhiều đóng góp thiết thực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcvà xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II. Một số vấn đề và phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
1. Các phương pháp nghiên cứu.
Khái niệm: có hai cách hiểu về phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng.
Về nghĩa rộng: Phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng cũng là lý luận nhận thức, tức là thế giới quan, phương pháp luận Mác Lênin, triết học Mác Lênin.
Về nghĩa hẹp: Phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng là cách thức biện pháp nhận thức của nhà chuyên môn về Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, là cách thức thao tác của tư duy nhà nghiên cứu để đạt được một mục đích nào đó trong học sử, như để viết một bài báo, một cuốn sách. Rút ra một bài học kinh nghiệm lịch sử, trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung đề cập ở chuyên đề này là phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khoa học Lịch sử Đảng tức là hiểu theo nghĩa thứ hai nghĩa hẹp của khái niệm phương pháp.
Phương pháp phân tích sự kiện Lịch sử Đảng.
Sự kiện nói chung, sự kiện Lịch sử Đảng nói riêng là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau. Nói chung phải bảo đảm hai nguyên tắc khi quan niệm về sự kiện lịch sử: thứ nhất, phải thừa nhận bản chất khách quan của nó, không kể chúng ta có biết hay không biết sự tồn tại của nó trong lịch sử, thứ hai phải thừa nhận tính nhận thức được nó, thậm chí về nguyên tắc có thể hiểu sát đúng nội dung, và vị trí của nó trong sự phát triển của xã hội.
Sự kiện lịch sử tồn tại dưới các hình thức, mức độ khác nhau: sự kiện biến cố: là sự kiện có thật nhưng có thể chưa biết sự kiện tư liệu là sự kiện có thật đã ghi chép lại, đã thành hiện vật. Sự kiện tri thức, là sự kiện có thực, đã hiểu được mô hình hóa tỏng tư duy sự kiện trí thức, sự kiện khoa học có nội dung xúc tích hơn sự kiện tư liệu vì nó được dừng lại trên cơ sở một hệ thống sự kiện tư liệu, nhưng nó nghèo nàn hơn sự kiện biến cố.
Sự kiện lịch sử là biến cố đã diễn ra tỏng quá khứ nên là sự tồn tại khách quan, với hệ thế, không phụ thuộc vào nhà khoa học, sự kiện lịch sử bị xuyên tạc bị bóp méo, có ý hoặc sai lệch vô tình đều dẫn tới xuyên tạc, bóp méo lịch sử, xuyên tạc sự kiện là giết chết sự kiện … giết chết khoa học lịch sử.
Sự kiện Lịch sử Đảng là vật liệu hết sức quan trọng đối với sử học trong việc nhận thức Lịch sử Đảng, sự kiện Lịch sử Đảng là không khí của nhà nghiên cứu Lịch sử Đảng, là chất liệu để nhận thức, trình bày Lịch sử Đảng của nhà khoa học, của người viedét sử. Song sự kiện Lịch sử Đảng lại được xây dựng trên cơ sở tư liệu Lịch sử Đảng, mà tư liệu lịch sử thì không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ trung thực sự kiện lịch sử, nên phải tiến hành phân tích, đánh giá xác minh tư liệu lịch sử một cách khoa học mới có sự kiện lịch sử đúng.
Do tư liệu lịch sử có thể là tư liệu giả, hoặc bĩuyên tạc nên việc đầu tiên của nhà sử học là phải phân biệt, phê phán phân tích tư liệu lịch sử, để các thông tin chính xác của tư liệu lịch sử mà dựng lại sự kiện lịch sử.
2. Các phương pháp nghiên cứu chung:
Khoa học lịch sử Đảng là một nganh nghiên cứu khoa học lịch sử của Khoa học xã hội và nhân văn, nên có phương pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử của Khoa học xã hội và nhan văn có 3 phương pháp chung trong khoa học Lịch sử Đảng và cho nhiều khoa học khác là phương pháp lịch sử: phương pháp lôgic, và phương pháp phân loại.
- Phương pháp lịch sử là phương pháp dựng lại hiện tượng lịch sử với tư cách là một quá trình đang phát triển, với tất cả nét chung; đặc thù không lặp lại và cá biệt, là xác định trình tự lịch sử của quá trình phát triển tất yếu đang nghiên cứu từ giai đoạn lịch sử này đến giai đoạn lịch sử khác, là làm rõ nguồn gốc và các hiện tượng của quá trình ấy, mỗi sự kiện lịch sử được trình bày theo phương pháp lịch sử là một mặt cắt xác định của thực tế lịch sử của một hệ thống đang phát triển.
Thuộc phương pháp lịch sử có các phương pháp cụ thể như phương pháp đồng đại, phương pháp lịch đại và phương pháp phân kỳ.
Theo Các Mác: “Chúng ta chỉ có biết một khoa học duy nhất : khoa học lịch sử có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, người tacó thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên, lịch sử nhân loại, tuy nhiên hai mặt đó không tách rời nhau, chừng nào loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên qui định lẫn nhau”.
- Phương pháp lôgic: lôgic là khoa học nghiên cứu các quy luật các hình thức tư duy: cách thức phát triển tri thức và xây dựng các hệ thống tri thức khoa học thuộc phương pháp lôgic có phương pháp cụ thể như phương pháp so sánh đối chiếu lịch sử, phương pháp mô hình hóa lịch sử (hồi cố) phương pháp cơ cấu hệ thống và phương pháp thời sự hóa.
Phương pháp nhận thức lôgic là cách tìm kiếm độc đáo để đi đến chân lý và được sử dụng cùng với phương pháp nghiên cứu khác. Phương pháp lôgic khác phương pháp lịch sử là chú ý phân tích chứ: không chú ý quan sát, nghĩa là cùng dựa vào tư liệu, nhưng phương pháp lịch sử nặng về mô tả, làm rõ diện mạo của sự kiện, hiện tượng.
Phương pháp lôgic là phương pháp lịch sử có quan hệ thống nhất. Biện chứng, song không phải là một, mà phương pháp lịch sử có quan hệ thống nhất, biện chứng, song không phải một, mà phương pháp lịch sử có đặc thù của nó, nó nghiên cứu mọi khía cạnh khúc khuỷu của qui luậtu lịch sử. Còn phương pháp lôgic là sự suy nghĩ về lý luận. Các sự kiện mà phương pháp lịch sử đã miêu tả do đó quy luật lịch sử được nhận thức là phương pháp lôgic.
Phương pháp phân loại là phương pháp phân chia tư liệu, sự kiện biến cố, hiện tượng lịch sử thành các hệ thống, các nhóm, để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chúng mô tả sự kiện, rút ra bản chất, mối liên hệ, quy luật lịch sử.
Có nhiều sơ đồ phân loại: như phân loại các cuộc cách mạng, các cuộc chiến tranh theo góc độ giai cấp, thời gian, qui mô đó là phân loại tự nhiên, củng cố lúc phân loại gượng ép, không bản chất, nhưng theo vần chữ cái ABC, theo năm tháng, vấn đề là cơ sở phân chia thống nhất, dựa trên một nguyên tắc, một cơ sở khoa học nhất định. Có như vậy sự phân loại mới giúp ích vào việc nghiên cứu, đối chiếu so sánh, hệ thống hóa được sự vật hiện tượng phân loại tư liệu là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong việc nghiên cứu Lịch sử Đảng, phân loại càng khoa học càng dễ hiểu và nghiên cứu càng dễ hệ thống hóa vấn đề.
3. Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và bổ trợ.
Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành được chia làm hai phần.
Phần một gần với phương pháp lịch sử, được xây dựng trên những cách phân chia thời gian lịch sử khác nhau và việc phân tích quá trình lịch sử của sự phân chia nó, thuộc phần này có 3 nhóm phương pháp đồng đại, phương pháp lịch đại, phương pháp phân kỳ.
Phần hai: thiên về lôgic xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đối chiếu các sự kiện lịch sử và các sự kiện lịch sử và các quy luật thể hiện trong đó thuộc nhóm phương pháp này có phương pháp đối chiếu so sánh: phương pháp mô hình hóa lịch sử, phương pháp cấu trúc hệ thống.
Các phương pháp thuộc nhóm lịch sử.
Phương pháp đồng đại: là phương pháp cùng thời gian
Phương pháp lịch đại: là phương pháp cùng thời gian
- Phương pháp lịch đại: lịch là sự di chuyển về thời gian nghiên cứu sự vật hiện tượng không cùng thời gian trước và sau mô tả hiểu được nó.
Phương pháp phân kỳ: phải theo sự biến đổi chất của lịch sử. Lịch sử Đảng ta phân kỳ theo sự thay đổi đường lối của Đảng như chống Pháp 1945, vai trò của Đảng thay đổi theo sự biến đổi tính chất sự vật, không căn cứ dài ngán mà căn cứ vào chất.
Phân kỳ lớn nhất là thời đại lịch sử bao giờ thay đổi 1 giai cấp bằng một giai cấp cầm quyền.
Các phương pháp nghiên cứu thuộc nhóm lôgic
Phương pháp đối chiếu (so sánh lịch sử) là phương pháp tiến hành xác định trên cơ sở sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các hiện tượng đang nghiên cứu.
Phương pháp mô hình hóa tức là biểu hiện thực trạng tư duy của mỗi con người khoa học xã hội không có phòng thí nghiệm, khoa học lịch sử có phương pháp mô hình hóa trong tư duy. Cung cấp tư liệu lịch sử về sự kiện đó hay có người biết chuyện đó kể lại tư liệu càng nhiều càng tốt, còn đối với khoa học tự nhiên phải có phòng thí nghiệm nghiên cứu những quy luật vận động của tự nhiên.
Phương pháp cấu trúc hệ thống: hay còn gọi là suy luận khoa học.
Phương pháp thời sự hóa để nhận thức lịch sử để đánh giá lịch sử cập nhật vấn đề lịch sử để gdi sự kiện để làm cho công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, giá trị không phụ thuộc vào gần hay xa có ý nghĩa vô cùng to lớn bằng lịch sử cơ sở khoa học đánh giá hiện tại và tương lai.
Chương II, một số những thành tựu - hạn chế và tổng kết kinh nghiệm.
I. Thành tựu và hạn chế.
1. Thành tựu:
Đã tạo nên được một quan niệm, một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng lịch sử Đảng từ trong cấp ủy Đảng đến ngoài xã hội. Do đó đã xây dựng được ban nghiên cứu Lịch sử Đảng. Có hệ thống từ Trung ương đến địa phương mà trưởng ban thường vụ là ủy viên thường vụ cấp ủy phụ trách. Mótố nơiđã có khoa, bộ môn khoa học Lịch sử Đảng bắt đầu đào tạo cán bộ chuyên khoa bậc cử nhân, như ở trường Đảng Nguyễn ái Quốc Trung ương, ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, môn học Lịch sử Đảng được phổ cập trong hệ thống giáo dục, đào tạo đại học là một bước tiến, một thành tựu lớn đối với khoa Lịch sử Đảng.
Đã hình thành được một lls nghiên cứu, bảo quản trưng bày tư liệu, một đội ngũ giáo viên môn học Lịch sử Đảng chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp khá đông đảo. Đội ngũ cán bộ giáo viên Lịch sử Đảng ở miền Bắc là cơ sở là nguồn bổ sung, xây dựng lên đội ngũ của ngành Lịch sử Đảng trong cả nước khi nước nhà thống nhất.
Đã nghiên cứu, sưu tầm và bảo quản, xử lý, tập hợp được một khối lượng tư liệu Lịch sử Đảng phong phú, đồ sộ, tạo nên nguồn sử liệu hết sức cơ bản, tin cậy cần tiết cho khoa học Lịch sử Đảng . Có lẽ ít có nước nào trên thế giới mà việc thu thập tư liệu nghiên cứu Lịch sử Đảng lại được tổ chức sâu rộng và mạnh mẽ như ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20168.doc