MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ TỶ GIÁ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 4
I. Hợp đồng kỳ hạn. 4
1. Khái niệm 4
2. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn. 5
II. Hợp đồng quyền chọn 7
1. Khái niệm 7
2. Sử dụng giao dịch quyền chọn để quản lý rủi ro ngoại hối 8
III. Hợp đồng tương lai. 10
1. Hợp đồng tương lai trên thị trường ngoại hối 10
2. Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai. 11
IV. Hợp đồng hoán đổi. 12
1. Khái niệm. 12
2. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi. 12
PHẦN 2: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI 16
I. Tác động của tỷ giá đến các doanh nghiệp 16
II. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ từ những hợp đồng phái sinh 19
PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 24
I. Tổng quan về thực trạng thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam. 24
1. Thực Trạng 24
2 Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh. 28
II. Nguyên nhân và giải pháp. 29
1 Nguyên nhân. 29
2 Giải pháp. 32
3 Xu hướng phát triển tương lai. 34
KẾT LUẬN 36
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.
Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi – Tại ngân hàng thương mại quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:
- Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
- Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ thể cho khách hàng
- Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi.
Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như vừa trình bày trong hai tình huống trên đây. Ở tình huống 1 ngân hàng mua giao ngay và bán có kỳ hạn. Ở tình huống 2 ngân hàng bán giao ngay và mua có kỳ hạn. Để thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng, ở ngày hiệu lực ngân hàng phải thu thập thông tin tỷ giá và lãi suất để xác định tỷ giá và chào cho khách hàng. Giả sử vào ngày hiệu lực có tỷ giá và lãi suất như sau:
USD/VND: 15805 – 15810
USD: 4,6 – 5,2
VND: 7,8 – 10,6
Nếu Saigonimex và Cholonimex đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80.000USD, các giao dịch diễn ra như sau:
Vào ngày hiệu lực:
- Ngân hàng bán giao ngay 80.000USD cho Cholonimex theo tỷ giá giao ngay USD/VND=15810 và nhận được: 80.000 x 15810 = 1.264.800.000VND trong khi Cholonimex nhận 80.000USD.
- Ngân hàng mua giao ngay 80.000USD của Saigonimex theo tỷ giá mua
USD/VND =15805 và nhận 80.000USD trong khi Saigonimex nhận được: 80.000 x 15805 = 1.264.400.000VND.
- Ngân hàng xác định và chào tỷ giá mua kỳ hạn (Fb) cho Cholonimex và tỷ giá bán kỳ hạn (Fa) cho Saigonimex:
= 15906
= 16044
Vào ngày đáo hạn( 3 tháng sau):
- Ngân hàng nhận lại 80.000USD và chi cho Cholonimex một số VND bằng
80.000 x 15906= 1.272.480.000 VND
- Ngân hàng giao lại 80.000USD cho Saigonimex và nhận lại số VND bằng
80.000 x 16044= 1.283.520.000 VND
PHẦN 2: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI
I. Tác động của tỷ giá đến các doanh nghiệp
Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới rơi vào lao đao, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro ngoại hối. Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động nhiều hơn kể từ sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo nhiều công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là nhiều công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật vào những “rắc rối” về tỷ giá trong các thập niên 1980 và 1990. Thời kỳ đó, những tên tuổi như Laker Airlines, Caterpillar, Toyota, Honda, v.v. đều than phiền trên mặt báo rằng những biến động bất lợi của tỷ giá đã tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, và khiến cho doanh thu lẫn lợi nhuận giảm thấp.
Xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả nuớc đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tến trình hội nhập, la tiền đề để các nuớc tiến hành noiứ lỏng quy chế quản lý ngoại hoío nhằm tạo điều kiện cho chuy chuyển chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn quốc tế đuợc hiểu quả. Điều này tạo nên một thị truờng ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày một cao.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển như ngày nay.
Bên cạnh tăng nhanh doanh số giao dịch, thị truờng ngoại hối quốc tế còn phát triển mạnh về chiều sâu, đó là tạo ra nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới, phức tạp hơn, tinh vi hơn và cũng trở nên rủi ro hơn.
Trong những năm đầu 1990, ngân hàng và những nhà kinh doanh đầu tư chulyên nghiệp vẫn tiếp tục là những người đóng vai trò chủ đạo trên thị truờng ngoại hối. Các công ty thuờng xuyên tích cực tham gia thị truờng nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và thường sử dụng các chuơng trình bảo hiểm rủi ro ngoại hối có chọn lọc và trực tiếp tham gia kinh daonh ngoại hối. Các quyết định kinh doanh ngoại hối của các công ty có thể ảnh huởng đáng kể lên thị trường ngoại hối trong ngắn hạn và dài hạn; nhưng trên thực tế thì nó lại chưa đựoc xem như một yếu tốt thựuc thụ có ảnh huởng lên thị truờng. Ngoài ra, các cá nhân cũng có thể thành các nhân tốt tác động lên thị truờng khi họ tiếp cận và sử dụng ngoại hối thông qua các cơ chế khác nhau, kể cả thị trường tưong lai và việc mua bán các trái phiếu và cổ phiếu nước ngoài.
Một điều hiển nhiên phải thừa nhận rằng: các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, các công ty, các nhà quản lý quỹ, các ngân hàng và các cá nhân hoạt động trên thị trường ngoại hói kiếm tiền dựa trên sự biến động của tỷ giá. Đối với những đối tượng này, thì thị trường ngoại hối kiếm tiền dựa trên sự biến động của tỷ giá. Khi tỷ giá biến động sẽ tạo ra cơ hội để nhà đầu cơ kiếm được tiền.
Ngược lại đối với những nhà xuất nhập khẩu, một thực tế là tỷ giá biến động có thể tăng hoặc giảm làm cho nhà xuất nhập khẩu có thể phát sinhlãi hay lỗ; nhưng những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là các chuyên gia tiền tệ, họ không thể kiếmlãi từ sự biến động tỷ giá, họ là những người ngại rủi ro tỷ giá. Họ thường mong muốn tỷ giá được ổn định hoặc cố định từ truớc để tập trung vào việc thực hiện hợp động thương mại.
Về lý thuyết, biến động tỷ giá có thể tác động đến doanh nghiệp theo nhiều cách và được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá có thể xảy ra cho bất kỳ doanh nghiệp nào – thậm chí xảy ra với cả những doanh nghiệp mà tất cả các hoạt động kinh doanh của họ không liên quan gì đến bất cứ một loại ngoại tệ nào. Vậy nguồn gốc của rủi ro tỷ giá xuất phát từ đâu?
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại. Đây là loại nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp phải do hoặc phải trả tiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền khác với đồng tiền nước mình, thông qua các giao dịch như:
- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ, hoặc
- Bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ.
Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy cơ rủi ro này có thể định lượng được và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.
Để minh họa tác động tiềm ẩn của độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá, hãy xem các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán sản phẩm của họ cho các nước châu Á trong suốt cuộc khủng hoảng 1997 – 1998, khi một vài đồng tiền các nước châu Á giảm giá khoảng 80%. Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng tiền của các nước châu Á, thì dòng tiền của họ có thể ít hơn 80% so với dự định. Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng USD họ sẽ không phải gánh chịu nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp này, các công ty nhập khẩu ở các nước châu Á lại chịu rủi ro này. Tác động của sự thay đổi lớn trong giá trị tiền tệ có thể tàn phá các công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào giao dịch quốc tế.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các chi nhánh tại nước ngoài. Nếu một công ty có một công ty con (chi nhánh) tại nước ngoài, thì công ty đó phải đối mặt với một nguy cơ rủi ro đối với đồng tiền tại nước mà chi nhánh của nó đang hoạt động. Nguy cơ loại này được thể hiện thông qua hai dạng đặc trưng sau:
Chuyển lợi nhuận – giá trị tiền tệ của công ty mẹ về một dòng lưu chuyển lợi nhuận không đổi từ công ty con sẽ thay đổi cùng với bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ giá giữa hai nước. Do vậy nó sẽ tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty đó.
Nguy cơ từ bảng cân đối kế toán – giá trị bảng cân đối kế toán của công ty con tính theo đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá. Biến động đó không ảnh hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó có thể làm thay đổi các tỷ số tài chính quan trọng như các tỷ số đòn bẩy tài chính (sử dụng nợ). Tương tự, nguy cơ rủi ro có thể cảm nhận được rất rõ ràng nếu công ty mẹ quyết định bán công ty con đi bởi vì giá trị của khoản tiền thu được đối với công ty mẹ sẽ thay đổi theo tỷ giá hối đoái.
Loại nguy cơ rủi ro này là loại mà chính công ty con không gặp phải nhưng lại ảnh hưởng tới các tài khoản của công ty mẹ. Có thể có những dự đoán tương đối hợp lý về quy mô của những nguy cơ rủi ro kiểu này.
Minh họa trong thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tác động đến độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá. Thu nhập hợp nhất của công ty Black & Decker, công ty Coca-Cola cũng như những công ty khác của Mỹ rất nhạy cảm đối với tỷ giá hối đoái bởi vì hơn 1/3 tài sản và doanh số của các công ty này là ở nước ngoài. Khi các đồng ngoại tệ giảm giá so với đô la thì thu nhập của các công ty mẹ cũng giảm theo. Trong giai đoạn từ 1985 – 1988 khi đồng đô la yếu thì thu nhập của các công ty mẹ tại Mỹ gặp thuận lợi do tác động đồng đô la yếu bởi vì các khoản thu nhập từ nước ngoài chuyển về Mỹ được tính theo tỷ giá cao hơn.
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đồng tiền của các quốc gia này giảm giá hơn 50% so với đồng đô la làm cho ngoại tệ của các công ty con đặt tại châu Á chuyển sang đô la ít hơn phân nửa so với dự kiến trước đây. Tác động của khủng hoảng này cũng ảnh hưởng dây chuyền đến đồng yên Nhật làm cho đồng yên yếu đi. Kết quả là thu nhập của các công ty con Mỹ đang hoạt động tại Nhật khi chuyển sang đô la cũng giảm đáng kể.
Theo đánh giá của tổ chức tư vấn nghiên cứu thế giới (WRA), tổng cộng thu nhập các công ty giảm khoảng 20 tỷ đô la trong quý 3/1998 chỉ với lý do đồng tiền các nước châu Á giảm giá so với đô la.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các khoản vay bằng ngoại tệ: Thông thường các doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bằng các loại ngoại tệ khác với đồng nội tệ của nước mình với các mức lãi suất rất cạnh tranh. Sở dĩ như thế là do ngày càng có nhiều những lời chào mời cho vay cạnh tranh hơn bằng các đồng tiền khác, hay đơn giản bởi vì các mức lãi suất tuyệt đối của các đồng tiền khác là thấp hơn. Các khoản vay như vậy đã đẩy công ty tới nguy cơ rủi ro về độ nhạy cảm tỷ giá – khi phải thanh toán lãi vay, nhưng quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng. Nhiều công ty ở các nước châu Á đã thấm thía như thế nào khi chứng kiến thảm cảnh chi phí cho việc dùng đồng nội tệ để hoàn trả các khoản vay mà họ đã vay bằng đồng USD đến ngày trả nợ lại tăng lên đáng kể.
=>Nguy cơ rủi ro loại này thường là do công ty tự nguyện lâm vào và cũng dễ định lượng.
Nguy cơ độ nhạy cảm từ các chiến lược. Loại nguy cơ này thường là rất không rõ ràng, nhưng tiếp theo những bất ổn tiền tệ mà chúng ta đã từng chứng kiến trong khoảng một thập niên nay, thì nhiều công ty sẽ vô cùng cay đắng để nhận thức ra sự thật phũ phàng này.
Loại nguy cơ rủi ro này có thể tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh và do vậy ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của một công ty. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia trong khu vực đã thay đổi đột ngột và do vậy khả năng cạnh tranh tương đối của các công ty sản xuất những sản phẩm tương tự nhau ở các quốc gia khác nhau cũng đã thay đổi.
Đáp ứng nhu cầu của những nhà xuất nhập khẩu, các NHTM đã cung cấp các nghiệp vụ ngọai hối phái sinh bao gồm: kỳ hạn, hoán đổi, tuơng lai, và quyền chọn.Vịệc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước rủi ro tỷ giá rất hữu hiệu bằng những giao dịch kỳ hạn, không những vậy qua các hợp đồng phái sinh các nhà đầu cơ có thể kiếm lợi từ những hợp đồng tuơng lai hoặc quyền chọn.
II. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ từ những hợp đồng phái sinh
Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh (Currency Derivatives) hay còn được gọi là các nghiệp vụ ngoại hối hiện đại, nó bao gồm các nghiệp vụ; Kỳ hạn, Tương lai, quyền chọn và hoán đổi(Forward,Futures,Options,Swaps). Thị trường này trên thế giới đã được thực hiện từ những năm 1970 của thế kỷ trước, đây là một công cụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và đầu cơ ngoại hối của các nhà đầu tư.
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm).
Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên thị trường. Trên thị trường có thể phân ra thành 3 loại thành viên: Người đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sự dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này: Người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt; đối với người cơ lợi ( thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sư dụng chênh lêch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá.
Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là 1 công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì những biến thái như nên không phải lúc nào sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo 1 số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính cổ phiếu Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư, mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi sự sụt giảm của thị trường kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra một gián đoạn và thị trường sụp đổ. Hay như Great Britain’s Bearing, một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới đã phá sản năm 1995 khi đầu cơ các hợp đồng tương lai trong một thương vụ ở Singapore. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tai 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92 % các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lí rủi ro.
Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế (Mallin, Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện khá rõ nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác (xem sơ đồ 1). Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9% so với 68% của giao dịch phái sinh lãi suất và 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán.
Tỷ trọng của giai dịch phái sinh tiền tệ so với các giai dịch phái sinh khác trên OTC (tháng 6/2007)
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008.
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tiền tệ tương lai và quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Chúng ta có thể thấy điều đó qua Sơ đồ 2 và Sơ đồ 3.
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008
Qua hai sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng doanh số của các giao dịch phái sinh tiền tệ trên thị trường phi tập trung (OTC) cao hơn rất nhiều so với các giao dịch diễn ra trên Sở giao dịch. Có thể nói đó là con số áp đảo khi các giao dịch phái sinh tiền tệ trên OTC chiếm tới 99% về doanh số, còn giao dịch trên Sở chỉ là 1%.
Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực hiện năm 2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử dụng các giao dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến động trong thu nhập của chính họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch tài trợ quốc tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn và tương lai và cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị trường của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ quan trọng, khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải thích tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao dịch phái sinh khác.
PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
I. Tổng quan về thực trạng thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
1. Thực Trạng
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực Quốc tế được chấp nhận chung. Đây là đinh hướng phát triển đúng đắn để Hệ Thống tài chính Việt Nam ổn định, bền vững, tạo điệu kiện cần cho phát triển kinh thế nước ta. Ngày nay hợp đồng phái sinh được giao dịch tại nhiều thị trường của thế giới và trên quy mô khổng lồ. Công cụ tài chính phái sinh được trao đổi thông qua hai thị trường có tổ chức vào OTC. Tính đến 31.12.2006, tổng giá trị thị trường phái sinh toàn cầu đạt 9.695 tỷ USD. Khối lượng giao dịch của các hợp đồng phái sinh có tổ chức thì ngay từ năm 2002 đã đạt 693.000 tỷ USD ( cùng thời gian theo IMF thì tổng GDP toàn thế giới chỉ đạt 32.100 tỷ USD). Ở Châu Á, Singapor và Hongkong là hai quốc gia có thị trường phái sinh phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độc áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
Đối với giao dịch kỳ hạn: Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiểm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường liên ngân hàng.
Đối với giao dịch hoán đổi: Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ- NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phéo các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ-NHNN và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng, giữa ngân hàng với những doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chứ tín dung ( TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài, giữa các ngân hàng trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp(DN), tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hoán đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch toán từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam ( từ 1/2003), đã có một số ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trọng phạm vu đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dich hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND ( hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Viêt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khác hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất chưa một rủi ro nào vầ tỷ giá USD/VND.
Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng khi khách hàng vay ngoại tệ. Và trong tương lại, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị trường Việt nam, hứa hẹn tương lại phát triển thị trường.
Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai… cũng xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi ro tín dụng thực sự lại giống một chính sách bảo hiểm hơn. Tức một bên nắm giữ trái phiếu hoặc các khoản vay, định kì sẽ thanh toán cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá thấp hay các khoản vay trên bị vỡ nỡ, bên bảo hiểm ở đây là HSBC sẽ trả cho bên đối tác, khách hàng các khoản bù trừ lỗ.
Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hàng trái phiếu ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt Nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài. Thời hạn giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này chũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng caco mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng đang ở trạng thánh tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được ghép thực hiện đối với các khoản cho vay và đi vay trung hạn ( dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại Việt Nam, cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam.doc