PHẦN MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I> Khái niệm các phương pháp quản lý kinh doanh
II> Các phương pháp quản lý kinh doanh
1> Các phương pháp tác động lên con người
a> Phương pháp hành chính
b> Các phương pháp kinh tế
c> Các phương pháp giáo dục
2> Phương pháp quản lý tác động lên khách hàng
a> Phương pháp điều tra xã hội học
b> Hoạt động chiêu thi (Promotion)
3> Các phương pháp tác động đối với đối thủ cạnh tranh
a> Phương pháp cạnh tranh
b> Các phương pháp thương lượng
c> Các phương pháp né tránh
III> Sự vận dụng các phương pháp quản lý đôi với các doanh nghiệp Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN KẾT LUẬN
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các phương pháp quản lý kinh doanh trong quan hệ với nhà nước và sự vận dụng dối với các Doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, xét từ phạm vi cá nhân, tập đoàn đến quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa quyết định mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động, xã hội và nhân loại. Quản lý đúng dẫn đến thành công, tồn tại ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý sai sẽ dẫn đến thất bại, suy thoái, lệ thuộc, biến chát và đổ vỡ.
Khoa học quản lý như ta thấy ngày nay là kết quả của cả một quá trình nhiều năm tổng kết từ thực tiễn quản lý và không ngừng được bổ sung, nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Đó là một ngành khoa học luôn luôn sáng tạo, được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Ngay ở cả các nước phát triển cao vẫn đang còn không ít vấn đề quản lý cần tiếp tục nghiên cứu tranh luận để làm sáng tỏ và phong phú thêm .Đối với Việt Nam nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm, chúng ta cần kế thùa có chọn lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đã đạt được, đồng thời tự mình tổng kết, rút kinh nghiệm sáng tạo phương thức quản lý thích hợp. Chính vì vậy mà trong quá trình học môn Khoa Học Quản Lý , em đã dần làm quen và nghiên cứu đề tài “ Các phương pháp quản lý kinh doanh trong quan hệ với nhà nước và sự vận dụng dối với các doanh nghiệp Việt Nam "
Do lần đầu viết một bài tiểu luân mang tính khoa học nên không thể những hạn chế và thiếu xót trong khi viết bài. Vì vậy em rất mong được những ý kiến đóng góp, nhận xét từ thầy cô để em có thể trình bày và hoàn thiện bài tiểu luân này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô .
PHẦN NỘI DUNG
I> Khái niệm các phương pháp quản lý kinh doanh
Các phương pháp quản lý kinh doanh là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của các chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý(cấp dưới và tiềm năng của doanh nghiệp) và đến khách thể kinh doanh( khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc của môi trường kinh doanh) để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong điều kiện cho phép. Các phương pháp được sử dụng phải tuân thủ các đòi hỏi của qui luật và các nguyên tắc quản lý kinh doanh, mặt khác phải vận dụng nghệ thuật quản lý kinh doanh một cách khôn khéo, uyển chuyển tùy từng tình huống.
Các phương pháp quản lý kinh doanh rất đa dạng, phải luôn thay đổi thích ứng với điều kiên trong tình huống, tuỳ thuộc đặc điểm của đối tượng quản lý cũng như năng lực, kinh nghiệm của nhà quản lý. Sự lựa chọn phương pháp để sử dụng khồn thể tuỳ tiện theo cảm tính chủ quan mà cần tỉnh táo nắm chắc tình hình thực tế, kịp thời điều chỉnh, bổ sung để khắc phục các trở ngại phát sinh chưa lường trước được. Quản lý có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng và kết hợp, điều chỉnh linh hoạt các phương pháp quản lý. Vì vậy sủ dụng các phương pháp quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi cả tài và nghệ của nhà quản lý
nghệ thuật QL
các phương pháp QL
các nguyên tắc QL
đòi hỏi các qui luật
Mục tiêu
Mối quan hệ giữa mục tiêu, nguyên tắc và các PP quản lý kinh doanh
II> Các phương pháp quản lý kinh doanh
1> Các phương pháp tác động lên con người
a> Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính đó là dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp để tác động. Đó là mối quan hệ điều khiển- phục tùng, dùng uy lực để bắt buộc đối tượng chấp hành các quyết định quản lý, tác động trực tiếp đến tập thể người lao động theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý.
- Tác động về mặt tổ chức thực hiện bằng việc ban hành các qui định của doanh nghiệp bằng cơ cấu tổ chức, điều lệ hoạt động, nội qui.. làm chuẩn mực để xử lý các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý được thực hiện bằng những mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo để bắt buộc hoặc hướng dẫn cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định .
- Khi sử dụng các phương pháp hành chính người quản lý phải nắm chắc hai yêu cầu sau :
Một là: quyết định hành chính phải có căn cứ, được luận chứng đầy đủ về hiệu quả kinh tế và các hệ quả khác, kết hợp hợp lý các loại lợi ích. Muốn vậy phải có đủ thông tin đáng tin cậy, nắm vững tình hình thực tế, lường trước các khó khăn và các vấn đề có thể phát sinh, tính toán và cân nhắc kỹ
Hai là : gắn trách nhiệm với quyền hạn của người ra quyết định, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. Mặt khác, xác định rõ trách nhiệm của người thi hành quyết định.
Các phương pháp hành chính trong quản lý tạo lập và duy trì được kỷ cương trong doanh ngiệp và giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra. Tuy nhiên nếu lạm dụng và thiếu cơ sở khoa học thì sẽ rơi vào kiểu quản lý quan liêu, chủ quan dễ gây tổn thất cho doanh nghiệp.
b> Phương pháp kinh tế
Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế tạo động lực vật chất để kích thích lao động tích cực, sử dụng các đòn bẩy để thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả cao. Động lực đó càng mạnh khi nhận thức đầy đủ và biết kết hợp đúng đắn các lợi ích trong doanh nghiệp qua các phương án được lựa chọn. Thực chất đó là sự vận dụng các qui luật kinh tế khách quan trong kinh doanh, cho phép người lao động tự lựa chọn các phương án hoạt động để hoàn nhiệm vụ.
Đặc điểm của phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản lý không bằng sự cưỡng chế hành chính mà đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế và những phương tiện vật chất có thể huy động được để thực hiện nhiệm vụ với lợi ích thiết thân phù hợp với lợi ích chung của doang nghiệp và xã hội. Do đó các phương pháp tác động nhạy bén, linh hoạt và phát huy được tính tự nguyện, chủ động, sáng tạo của người lao động đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý thức kỷ luật tự giác của họ
c > Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục tác động vào nhận thức và tâm lý, tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự nguyện, tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là con người, một thực thể có ý thức, tổng hoà của nhièu mối quan hệ xã hội đa dạng và tinh tế. Do đó các phương pháp giáo dục có ý nghĩa rất lớn trong kinh doanh .
Các phương pháp giáo dục dựa trên sự vận dụng các qui luật tâm lý- xã hội, tốt- xấu từ đó tự giác làm việc tốt và gắn bó với doanh nghiệp. Sử dụng đơn độc phương pháp này không đem lại kết quả tốt bởi lẽ hoạt động kinh doanh không phải là một phong trào mà là hoạt động có ý thức tổ chức chặt chẽ. Cần sử dụng với các phương pháp khác một cách hợp lý, uyển chuyển và sáng tạo .
PP tác động lên KH
2> Phương pháp tác động lên khách hàng
PP điều tra xã hội học
hoạt động chiêu thị
chiêu hàng
quảng cáo
chào hàng
động cơ mua
yêú tố mua
môi trường vĩ mô
các yếu tố bán hàng
các phương pháp tác động lên khách hàng
a> Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu động cơ mua hàng và các yếu tố môi trường chi phối quy mô, cơ cấu và hình thành nhu cầu.
* Động cơ mua hàng của người tiêu dùng là yếu tố tác động trực tiếp đến qui mô cơ cấu và hình thức nhu cầu . Có 3 động cơ chủ yếu thúc đẩy người tiêu dùng mua một mặt hàng nào đó:
+ Nhu cầu tự nhiên : ăn, uống, ngủ, phòng chữa bệnh an toàn và hạnh phúc
+ Trí tưởng tượng tạo ra những ấn tượng mới khi tiếp xúc với hàng hoá
+ Mong muốn được đáp ứng
* Yếu tố môi trường của người tiêu dùng
+ Sự giao tiếp với bạn bè vè tiêu dùng
+ Cơ cấu gia đình ( độc thân, có con nhỏ, giới tính..)
+ Thành phần xã hội (tầng lớp, nghề nghiệp, địa vị, tôn giáo )
+ Trình độ văn hoá (cách sống, nhận thức, trí tưởng tượng )
+ Mức thu nhập
+ Tính tình, thói quen tiêu dùng
* Về bán hàng có các yếu tố quyết định khối lượng nhu cầu
+ Tính năng, hình dáng của sản phẩm đem ra bán
+ Giá cả hiên thành , giá cả tương lai , giá cả cho hàng hoá thay thế
+ Các biện pháp và hiệu quả chi tiêu
* Môi trường vĩ mô
+ Môi trường nhân khẩu học
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường công nghệ kỹ thuật
+ Môi trường chính trị, văn hoá
b> Hoạt động chiêu thi (Promotion)
Là các hoạt động thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nói chung và thị trường mục tiêu nói riêng của doanh nghiệp
Chiêu thị nhằm mục tiêu tiêu thụ các sản phẩm làm ra trong điều kiện có cạnh tranh trên thị trường. Nội dung chiêu thị bao gồm :
+ Chào hàng : cho nhân viên đưa hàng đến giới thiệu và bán trực tiếp cho khách. Người chào hàng phải hiểu rõ sản phẩm và biết nghệ thuật giới thiệu có hiệu quả
+ Quảng cáo : là tuyên truyền bằng chữ viết, tiếng noi, hình ảnh để thu hut và lôi kéo người tiêu dùng. Quảng cáo phải đảm bảo các nguyên tắc khêu gợi sự tò mò, gây ấn tượng mạnh văn minh và có hiệu quả.
+ Chiêu hàng : là các biện pháp nhằm yểm trợ bán hàng bằng nhiều hình thức độc đáo công phu như: hội chợ, triển lãm..
3> Các phương pháp tác động đối với đối thủ cạnh tranh
a> Phương pháp cạnh tranh
Tính toán mọi khả năng yếu tố và thủ đoạn để tạo lợi thế cho sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng thị phần . Sử dụng các biện pháp kinh tế để giành dật thị trường và khách hàng. Các biện pháp sử dụng phải hợp pháp và có lương tâm.
b> Các phương pháp thương lượng
Thoả thuận giữa các doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà, các bên đều có lợi. Thường sử dụng kỹ thuật tính toán của lý thuyết trò chơi để lựa chọn chiến lược cạnh tranh, trong đó giải pháp cần đạt là các phía không cần chi phí chiêu thị mà kết quả thu được là lợi nhuận bằng nhau
c> Các phương pháp né tránh
Trong trường hợp doanh nghiệp kém ưu thế rõ ràng thì tìm cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh không cân sức, chấp nhận chuyển sang thị trường khác dù kém hiệu quả hơn để tồn tại và tìm cơ hội mới.
“ Theo số liệu thống kê thì số lượng xe khách chất lượng cao đang cạnh tranh gay gắt trong việc đưa đón khách. Trong thời gian gần đây công ty xe khách Hoàng Long đã nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách mở nhiều tuyến để phục vụ khách đi lại, cải tiến lại cách thức tiếp đón khách, phục vụ chu đáo để gây niềm tin cho hành khách đi xe...“
“ Sau khi công ty Vifon tung ra các mặt hàng phở ăn liền từ nguyên liệu gạo, ngày 6/10 công ty liên doanh Vifon- Acecook đã mở đầu chương trình sản phẩm cao cấp bằng 3 sản phẩm mang nhãn hiệu “ đệ nhất hoàng gia“ với 3 hương vị bò viên, thịt băm và kim chi gà- nấm. Theo ban giám đốc thì mức doanh số tăng 85%/ năm.”
III> Phương pháp quản lý trong quan hệ cơ quan nhà nước
Tạo quan hệ thông cảm tin cậy đối với DN
Chủ động trong tư thế nắm vững luật
PP quan hệ với cơ quan nhà nước
Luôn luôn nghiên cứu để đổi mới DN
Sẵn sàng cộng tác với cơ quan bảo vệ PLuật
PP QL với cơ quan nhà nước
a> Chủ động trong tư thế người nắm vững pháp luật, hoạt động đúng pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với nhà nước. Không đặt mình ở thế bị động đối phó với pháp luật và nơm nớp lo sợ. Để nắm vững pháp luật cần có chuyên gia cố vấn về pháp luật riêng của doanh nghiệp hoặc dựa vào các văn phòng tư vấn pháp lý trước khi thực hiện một quyết định quan trọng nào hoặc xảy ra một việc liên quan đến pháp luật
Sự chủ động còn thể hiện ở việc kiến nghị các cơ quan hữu trách hướng dẫn, giải thích rõ những điểm có thể hiểu tuỳ tiện và vận dụng không đúng. Cũng có thể kiến nghị những điểm mà luật pháp còn sơ hở, bất hợp lý để cơ quan lập pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
b> Sẵn sàng cộng tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật khi bị kiểm tra, cung cấp các thông tin cần thiết một cách trung thực. Mặt khác khi có dấu hiệu không rõ ràng, cần chủ động dựa vào cơ quan kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng, làm căn cứ để đối chiếu với kết luận của cơ quan bảo vệ pháp luật. Tốt nhất là định kỳ chủ động tiến hành kiểm toán dù không bị kiểm tra, ít ra cũng giúp cho việc tự kiểm tra để kịp thời có biện pháp điều chỉnh các hoạt động quản lý
c> Tạo ra quan hệ thông cảm, tin cậy đối với doanh nghiệp. Đây không phải là hành vi mua chuộc các công chức để lừa dối nhà nước mà tránh biến sự việc lặt vặt thành quan hệ đối đầu căng thẳng. mặt khác kiên quyết đấu tranh với các hành vi nhũng nhiễu, áp đặt vô lý của những công chức thoái hoá.
d> Luật pháp có ảnh hưởng đến sự lựa chọn qui chế pháp lý của doanh nghiệp, cần xem xét nếu cần thì chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp theo hướng có lợi.
Ngày nay trong nền kinh tế mở cửa thì hầu hết các doanh nghiệp VN đều tìm ra được hướng đi cho công ty mình một cách đúng đắn và hợp pháp nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật để thu về những nguồn lợi bất chính làm thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Đơn cử ra ta thấy theo thuế thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm nay thành phố có 548 doanh nghiệp bị “ mất tích “ nâng số doanh nghiệp bị “mất tích“ lên con số 1659. Lượng hoá đơn thuế VAT mà các doanh nghiệp này sở hữu bị phát ra thị trường có thể lên tới khoảng 80.000 hoá dơn các loại..
Trong quyết định số 115/QĐ- TTg ngày 1/8/2001 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt “ qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng(VLXD) đến 2012 “ có ghi rõ: “ Ngành công nghiệp VLXD cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật liệu thay thế cho amian trong sản xuất tấm lợp. Từ năm 2004 không được sử dụng amian trong sản xuất tấm lợp “. Nguyên nhân là người ta đã phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn do amian gây ra cho con người trong quá trình tiếp xúc nghề nghiệp hay không nghề nghiệp với amian là sẽ bị ung thư màng phổi và ung thư phổi. Nhưng đến nay theo ghi nhận tại một vài doanh nghiệp chuyên sản xuất tấm lợp có amian với qui mô khá lớn như công ty cổ phần tấm lợp VLXD Đồng Nai thì việc chuyển đổi thì dường như vẫn đứng yên..
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói rằng các phương pháp quản lý kinh doanh áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vô cùng quan trọng. Nó đóng góp một phần không nhỏ vào việc quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Nếu như doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì các phương pháp quản lý kinh doanh luôn là người bạn đồng hành trong quá trình ra quyết định của công ty. Tiến tới khi Việt Nam gia nhập WTO thì thách thức đối với Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp là không nhỏ, đòi hỏi nhà quản lý phải sáng suốt trong quá trình quyết định. Các doanh nghiệp phải có một cái nhìn đúng đắn và thực tế để tồn tại được trong môi trường kinh doanh đó. Đó cũng chính là ngưỡng cửa và thách thức to lớn cho doanh các nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1> Giáo trình Khoa Học Quản Lý _ Trường ĐHQL & KD Hà Nội
2> Tinh hoa quản lý
3> Các phương pháp quản lý
4> Thời báo kinh tế Việt Nam và một số tài liệu liên quan khác
PHẦN MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I> Khái niệm các phương pháp quản lý kinh doanh
II> Các phương pháp quản lý kinh doanh
1> Các phương pháp tác động lên con người
a> Phương pháp hành chính
b> Các phương pháp kinh tế
c> Các phương pháp giáo dục
2> Phương pháp quản lý tác động lên khách hàng
a> Phương pháp điều tra xã hội học
b> Hoạt động chiêu thi (Promotion)
3> Các phương pháp tác động đối với đối thủ cạnh tranh
a> Phương pháp cạnh tranh
b> Các phương pháp thương lượng
c> Các phương pháp né tránh
III> Sự vận dụng các phương pháp quản lý đôi với các doanh nghiệp Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương pháp quản lý kinh doanh trong quan hệ với nhà nước và sự vận dụng dối với các Doanh nghiệp Việt Nam.doc