MỤC LỤC
A. Phần mở bài.1
B. Phần nội dung.2
I. Khái quát chung về quản lý.2
1. Quản lý là gì?.2
2. Các phương pháp quản lý.2
II. Các phương pháp quản lý tác động đối với các đối thủ cạnh tranh.3
1. Các phương pháp cạnh tranh.3
2. Các phương pháp thương lượng.6
3. Các phương pháp né tránh.7
III. Thực trạng và xu thế vận dụng các phương pháp quản lý vào doanh nghiệp ở nước ta.7
1. Xu thế.7
2. Giải pháp .7
* Ví dụ về các chiến lược trong cạnh tranh vận dụng trong doanh nghiệp.
C. Kết luận.11
Tài liệu tham khảo.12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các phương pháp quản lý tác động lên đối thủ cạnh tranh và sự vận dụng trong điều kiện các doânh nghiệp nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ BÀI
Thực tiễn của công cuộc đổi mới trong những năm qua đã đưa nước ta hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới như ra nhập tổ chức ASEAN, Việt - Mỹ... đó là thành công của công cuộc đổi mới. Bên cạnh những thuận lợi đó còn có nhiều những khó khăn với chúng ta khi tham gia vào công cuộc toàn cầu hoá này điều này đòi hỏi phải có những chính sách chiến lược cụ thể để có thể tồn tại, cạnh tranh với các nước khác.
Đối với doanh nghiệp của Việt Nam thì sao? Trong công cuộc hội nhập như hiện nay các doanh nghiệp đã có biện pháp gì để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh? Các doanh nghiệp đòi hỏi phải có những chính sách chiến lược cụ thể để có thể tồn tại, cạnh tranh với các nước khác. Để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường bất ổn này có nhiều cách quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với tôi, tôi sẽ chọn các phương pháp quản lý tác động lên đối thủ, các doanh nghiệp đa thành công đều chứng tỏ rằng muốn tồn tại được, muốn có khả năng cạnh tranh cao cần phải có các phương pháp quản lý phù hợp . Cần quan tâm đến thị trường đến khách hàng và hiệu quả quan tâm đến nhân viên và sự lãnh đạo... Muốn làm ra hàng tốt phải quản lý kinh doanh tốt, tìm được các giảỉ pháp để cạnh tranh có hiệu quả là tìm ra được các bí quyết của sự tăng trưởng, quyết định vận mệnh của một doanh nghiệp.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường diễn ra dưới nhiều hình thức và bằng những thủ đoạn khác nhau đều nhằm để đạt được mục đích cuối cùng là doanh nghiệp giữ vững được vị trí, thị phần của mình và thu được lợi nhuận cao.
Chính từ những ý nghĩa quan trọng trên mà em quyết định chọn đề tài “Các phương pháp quản lý tác động lên đối thủ cạnh tranh và sự vận dụng trong điều kiện các doânh nghiệp nước ta”.Do lần đầu viết tiểu luận mang tính khoa học nên em không thể tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Vì em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy, cô trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quản lý.
1. Quản lý là gì?
Quản lý được quan niệm theo hai góc độ:
- Theo góc độ chính trị rộng lớn, quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì xã hội phát triển ngược lại, xã hội phát triển chậm hoặc rối ren.
- Theo góc độ hành động, quản lý được hiểu là chỉ huy, điểu khiển, điều hành.
Từ cơ sở trên ta rút ra rằng: Quản lý là sự tác động của con người để hướng dẫn đến mục đích, đúng ý trí, và phù hợp với qui luật khách quan.
2. Các phương pháp quản lý
Quản lý và các phương pháp quản lý trong một doanh nghiệp là làm sao để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong điều kiện cho phép. Các phương quản lý kinh doanh rất đa dạng, phải luôn thay đổi để thích ứng với điều kiện trong từng tình huống; tuỳ thuộc đặc điểm của đối tượng quản lý cũng như năng lực, kinh nghiệm của nhà quản lý. Sự lựa chọnphương pháp để sử dụng không thể tuỳ tiện theo cảm tính chủ quan, mà cần tỉnh táo nắm chắc tình hình thực tế, kịp thời điều chỉnh, bổ sung để khắc phục các trở ngại phát sinh chưa lường trước. Quản lý có hiệu quả nhất khi biết vận dụng các phương pháp quản lý, lựa chọn đúng và kết hợp, điều chỉnh linh hoạt các phương pháp. Có nhiều cách phân loại phương pháp quản lý, song cách phân loại phổ biến nhất căn cứ nội dung và cơ chế như sau:
Các phương pháp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
Các phương pháp tác động lên khách hàng
Các phương pháp cạnh tranh với các đối thủ
Các phương pháp quan hệ với bạn hàng (đối tác)
Các phương pháp quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước
II. Các phương pháp quản lý tác động đối các đối thủ cạnh tranh.
Các phương pháp cạnh tranh
Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của thị trường, là thuộc tính của sản xuất hàng hoá. Chấp nhận kinh tế thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh và phải coi cạnh tranh là một công cụ để đối đầu, để khẳng định mình. Đó là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp và xã hội phát triển đi lên.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ mà thị trường cần, lấy mục tiêu người tiêu dùng mà phục vụ. cạnh tranh sẽ khuyến khích các doạnh nghiệp phát huy được tính năng động, tính sáng tạo trong kinh doanh kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp được hiệu quả hơn.
Đặc biệt đối với nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường thì cạnh tranh càng có ý nghĩa càng cần thiết. Trong cơ chế bao cấp đã có các cơ sở làm ăn kém hiệu quả và có tư tưởng ỷ lại vào nhà nước,gây thất thoát ngân sách, kìm hãm nền kinh tế đất nước. Việc cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã đánh thức các doanh nghiệp quốc doanh khỏi “giấc ngủ triền miên”. Điều đó bắt các doanh nghiệp phải xem xét lại tất cả mọi hoạt động của mình từ cách quản lý con người, vốn, cán bộ, kỹ thuật công nghệ, thị trường, giá cả, sản lượng... nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường nếu không sẽ bị ngã khỏi vòng xoáy của cơ chế thị trường.
Như vậy cạnh tranh là một quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá , là cơ chế vận động của thị trường , là yếu tố kích thích kinh doanh và động lực phát triển sản xuất. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể họat động trên thị trường với nhau nhằm giành giật thị trường. Cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả , lãng phí nguồn lực và thúc đẩy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp làm ăn tốt. Cạnh tranh là khả năng của một doanh ngiệp có thể bán được nhanh chóng và nhiều sản phẩm hơn so với các doanh nghiệp khác trên cùng một thị trường về một loại hàng cụ thể. Kết quả là tăng doanh thu, sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn thúc đẩy sản xuất phát triển , mở rộng cơ cấu sản phẩm tăng thị phần , đảm bảo duy trì và nâng cao vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, chiếm lĩnh thị trường mới, tăng sức mạnh kinh tế , nâng cao thu nhập của người lao động , tăng khả năng tái đầu tư phát triển doanh nghiệp.
* Tại sao phải cạnh tranh trên thị trường?
Sở dĩ các doanh nghiệp chấp nhận cạnh tranh và luôn tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của mình là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là , xuất hiện các đối thủ cạnh tranh : các bên , các thế lực đối chọi nhau và ganh đua với nhau không giới hạn trong một phạm vi địa lý nào .
Hai là, vì mục tiêu lợi nhuận: do các đơn vị sản xuất kinh doanh tồn tại độc lập và khác nhau về lợi ích kinh tế nên mỗi doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để tăng lợi ích hiện có của mình do vậy dẫn tới cạnh tranh.
Ba là , vì sự tồn tại sống còn của mỗi doanh nghiệp : trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt , các đối thủ có thể tiêu diệt lẫn nhau bằng mọi biện pháp và thủ đoạn do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì họ phải tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của mình .
+Đối với doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển hay diệt vong của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh có tác động trực tiếp tới công tác tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trính sản xuất kinh doanh do đó nó đóng vai trò quyết định đối với các doanh nghiệp trong việc lựa chọn: Sản xuất mặt hàng gì , số lượng bao nhiêu , bán cho ai và vào thời điểm nào. Trong thực tế cạnh tranh còn tạo ra môi trường , động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu , lựa chọn các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Cạnh tranh sẽ quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thông qua tỉ trọng thị phần mà doanh nghiệp chiếm giữ. Kết quả là cạnh tranh sẽ làm cho uy tín của doanh nghiệp được phát huy và bị suy giảm. cạnh tranh còn là một áp lực mạnh mẽ đối với mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi các biện pháp để giảm chi phí , giảm giá thành tiến tới giảm giá bán trên thị trường do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới việc đổi mới cung cách quản lý, kĩ thuật, công nghệ, , vận đụng linh họat các đòn bẩy kinh tế và không nghừng nâng cao trình độ ngành ngề của người lao động.
Khả năng cạnh tranh được phản ánh thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các chỉ tiêu trước mắt và chỉ tiêu dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nó phải được tạo ra từ chất lượng cao hơn trong quản lý sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của nguồn tài sản và các quá trình .
Các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách đưa ra những nhận thức mới về quản lý , phát hiện ra những phương pháp mới , tiến bộ hơn như cải tiến công nghệ , hoàn thiện và đổi mới sản phẩm , thay đổi quá trình , cách tiếp cận mới đối với thị trường , hình thức phân phối mới nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn và có khả năng tiết kiệm cả thời gian và tài chính.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển thị trường, cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, những biến động của thị trường, khả năng của đối thủ cạnh tranh để biết được khách hàng cần những sản phẩm gì, số lượng? Kết hợp với việc nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, dựa trên khả năng thực tế của doanh nghiệp sẽ sản xuất được những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý, đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, chính xác, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thiết kế sản xuất ra những sản phẩm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.
* Đối sách và vũ khí cạnh tranh:
Đó là sự điều khiển quản lý của những người đứng đầu doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và cơ hội của hệ thống kinh tế nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài trong điều kiện biến động của môi trường. Việc đưa ra những đối sách hợp lý đúng đắn trong từng trường hơp còn tuỳ thuộc khá lớn vào tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, bề dày kinh nghiệm hay tài đối ngoại của người lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là một công cụ cạnh tranh rất hiệu quả nhưng cũng rất khó thực hiện được. Để làm được điều đó đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh luôn luôn nâng cao trí tuệ, hiểu biêt,không ngừng học hỏi và phải sáng tạo trong công việc.
Các phương pháp thương lượng
Cần quan tâm xây dựng mục tiêu, chiến lược, phương pháp quản lý dài hạn dài hạn cho mỗi doanh nghiệp... Vì thông qua đó, mỗi doanh nghiệp mới có thể tự đánh giá được điểm mạnh, yếu của mình so với các đổi thủ cạnh tranh, nắm bắt rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường. Từ đó sẽ đưa ra được các mục tiêu về phát triển trong doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác. Chiến lược phải bao hàm từng loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể đồng thời có sự phối hợp với từng sản phẩm trong môi trường tổng thể, gắn liền với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Chỉ có thông qua việc xây dựng và thực hiện chiến lược cạnh tranh lâu dài thì doanh nghiệp mới có thể khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng và có cơ sở để phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.
Cạnh tranh giành giật thị trường, thị phần và khách hàng đó là một đối sách trong quản lý tác động lên đối thủ . Nhưng với nền kinh tế phức tạp và đầy biến động như hiện nay cạnh tranh thôi chưa đủ cần có sự hợp tác, phối hợp giữa các doanh nghiệp . Như sự liên minh, liên kết giữa các khối, tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp. Thoả thuận, thương lượng giữa các doanh nghiệp để chia xẻ thị trường một cách ôn hoà các bên đều có lợi. Thường sử dụng kỹ thuật tính toán của lý thuyết trò chơi để lựa chọn chiến lược cạnh tranh; trong đó giải pháp cần đạt là các phía không cần chi phí chiêu thị nhiều mà kết quả đều thu được lợi nhuận bằng nhau, tránh giải pháp quyết liệt là ” một mất một còn”.
Các phương pháp né tránh
Trong trường hợp doanh nghiệp kém ưu thé rõ ràng thì tìm cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh không cân sức, chấp nhận chuyển sang thị trường khác dù kém hiệu quả hơn để tồn tại và tìm cơ hội mới. Cũng có khi phải từ bỏ một vài mặt hàng bất lợi để chuyển sang mặt hàng khác, hoặc tạm thời chịu lỗ khi chưa có giải pháp.
Các công ty thuộc nhóm này có thể áp các chiến lược cạnh tranh. Họ có thể tấn công các doanh nghiệp dẫn đầu hay các đối thủ cạnh tranh khác để dành thị phần lớn hơn khi có cơ hội, hoặc lùi một bước để tiến hai bước hoặc cùng loạt với đối thủ trong hoà bình. Cần hiểu rõ tình hình doanh nghiệp mình đâu là ưu, nhược điểm từ đó tìm giải pháp, phương pháp quản lý cho thích hợp với doanh nghiệp né tránh được đối thủ.
Xác định mục tiêu chiến lược và đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp thuộc nhóm này cần xác định rõ mục tiêu chiến lược của mình. Phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng tăng cường khả năng sinh lợi bằng mở rộng thị phần. Mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đối thủ là ai? Khả năng chống đỡ của đối thủ,chiến lược cạnh tranh như thế nào dẫn đến điều quan trọng của doanh nghiệp là lựa chọn đối thủ từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp.
III. Thực trạng và xu thế vận dụng các phương pháp quản lý vào doanh nghiệp ở nước ta.
Xu thế:
Xu thế mới trong cạnh tranh là các lợi thế cạnh tranh dựa trên lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên đang giảm dần ý nghĩa so với lợi thế cạnh tranh tiên tiến dựa trên tri thức quản lý hiện đại , tay ngề và kĩ năng lao động.
Các chủ thể tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn về khả năng và tiềm lực với sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia có lợi thế về quy mô, sản xuất bằng công nhgệ hiện đại , giá thành hạ. Điều này tạo ra sức ép rất lớn buộc các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển phải có cách đi thích hợp để tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Khả năng cạnh tranh được phả ánh thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các chỉ tiêu trước mắt và chỉ tiêu dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nó phải được tạo ra từ chất lượng cao hơn trong quản lý sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của nguồn tài sản và các quá trình .
Các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách đưa ra những nhận thức mới về quản lý , phát hiện ra những phương pháp mới , tiến bộ hơn như cải tiến công nghệ , hoàn thiện và đổi mới sản phẩm , thay đổi quá trình , cách tiếp cận mới đối với thị trường , hình thức phân phối mới nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn và có khả năng tiết kiệm cả thời gian và tài chính.
Thị trường thế giới với sự tham gia của nhiều lực lượng hơn làm tăng tính quyết liệt của cạnh tranh. Thị trường không còn là sự độc quyền của một số nước lớn mà các nước kèm phát triển hơn cũng tăng cường khả năng cạnh tranh và tham gia vào sự phân chia thị trường thế giới với những lợi thế của mình. Chính phủ mỗi nước đều cố gắng tìm kiếm những chính sách và môi trường thuận lợi chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có khả năng cạnh tranh cao hơn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu và kinh doanh quốc tế nhiều hơn. Hơn nữa cạnh tranh còn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia , đó là cạnh tranh giữa các khối , các khu vực kinh tế. Bằng việc tăng cường phát triển hợp tác trong các khối kinh tế làm cho xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng tăng. Các khối kinh tế cố gắng tạo ra môi trường thuận lợi để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khối đó , đồng thời cũng tạo ra những trở ngại thương mại nhất định đối với một số mặt hàng bên ngoài muốn tham gia vào thị trường này .
Một đặc điểm nữa là, sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và luồng chuyển giao công nghệ mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy lợi thế đi sau, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, vươn ra những thị trường rộng lớn hơn , thoả mãn nhu cầu khách hàng trên cơ sở giảm chi phí.
2. Giải pháp
Đối với công nhân, cần được đào tạo nâng cao tay nghề, có khả năng vận hành khai thức sử dụng công nghệ có hiệu quả bằng cách cử công nhân đi học các lớp ngắn hạn, đào tạo tại doanh nghiệp và đào tạo lại trình độ cho công nhân ở mỗi vị trí công tác (đây là hình thức đào tạo vừa thu hút được tập thể tham gia vừa mang tính hiệu quả cao sau các khoá đạo tạo bồi dưỡng người học không chỉ được bổ xung thêm kiến thức mà cái cơ bản là họ được đào tạo với các kĩ năng phù hợp với công việc mà họ đang làm hiện nay hầu hết các công ty và liên doanh của nước ngoài tại việt nam đều sử dụng hình thức đào tạo lại mỗi khi tiếp nhận nhân công ) , tổ chức thi tay nghề hàng năm . Có thưởng phạt thích đáng. Đối với cán bộ quản lý cần được đào tạo những kiến thức về quản lý, nâng cao trình độ tổ chức quản lý. Cán bộ quản lý có trình độ cao, khả năng nhạy bén, nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường sẽ nắm bắt được kịp thời những cơ hội thị trường tạo ra từ đó tạo được thế cạnh tranh rất lớn cho mỗi doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo của mọi người.
Ví dụ về các chiến lược trong cạnh tranh
1). Quản lý nhiều người cũng như quản lý ít người đều phải xây dựng cơ cấu tổ chức cho phù hợp; phải chú ý và sắp xếp các nguồn lực theo định hướng cạnh tranh trong kinh doanh, tạo dựng vị thế có lợi cho công ty trong thị trường.
2). Lãnh đạo công ty cạnh tranh với đối thủ mà không thất bại là sử dụng 2 chiến lược: trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cách cạnh tranh đối đầu về giá cả sản phẩm, về chủng loại sản phẩm, về khả năng vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, v.v... Gián tiếp là cách cạnh tranh không trực diện bằng những hình thức lạ, bất ngờ với đối phương tại từng phân khúc của thị trường, thực hiện đào tạo và tập huấn CBNV nghiêm túc, nâng cao trình độ CBNV.v.v...
3). Điều hành công ty phải biết cả hai chiến lược Gián tiếp –Trực tiếp, phối hợp cả hai chiến lược chặt chẽ và uyển chuyển
4). Cho nên người lãnh đạo giỏi là người biết xây dựng và tạo vị thế phát triển vững chắc cho doanh nghiệp Khi đó cho dù doanh nghiệp có bị cạnh tranh ác liệt nhưng vẫn không bị sa sút.
5). Người lãnh đạo giỏi phải luôn tạo cho doanh nghiệp mình thế chủ động trên thương trường, thường xuyên đưa ra các hình thức kinh doanh mới để dẫn dắt thị trường, và cũng đôi khi bỏ lửng một số thị phần để đem lại lợi nhỏ nhử các doanh nghiệp cạnh tranh nhảy vào, sau đấy dùng thế chủ động tung vốn người và của ra để áp đảo đối phương, vừa dành lại thị phần, vừa làm đối phương hao tiền tốn của.
6). Người lãnh đạo phải biết lợi dụng tình hình thị trường để tạo thành công cho doanh nghiệp. Tuỳ theo khả năng của cấp dưới mà giao việc. Khi đó thương trường có thể ví như sườn núi dốc , nhân viên được đào tạo- rèn luyện có thể ví như việc gọt rũa viên đá ghồ ghề cạnh thành hòn đá hình tròn
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xảy ra là tất yếu.Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã thực sự bước vào nền kinh tế của thế giới, nền kinh tế phát triển cao hơn, hoạt động tinh vi hơn, nhưng không thiếu phần quyết liệt.
Các đơn vị kinh tế đều mang hết những khả năng, chất xám của mình để cùng hoà nhập vào guồng máy thị trường.
Tóm lại, qua những phân tích trên cho ta thấy được vai trò quan trọng của quản lý kinh doanh, các phương pháp quản lý đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu mà các doanh nghiệp đạt được những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải cũng rất nhiều, đặc biệt là tình trạng yếu kém về nhận thức, chậm chễ về thông tin và gánh nặng về cơ chế chính sách . . .Để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, thì trong thời gian tới, cụ thể là từ nay tới năm 2010, chúng ta cần tập trung các nguồn lực đầu tư đào tạo đội ngũ quản lý để phục vụ cho các doanh nghiệp trong tương lai, phối hợp đồng bộ giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu, lấy hoạt động đánh giá phòng ngừa là chính.
Em mong rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, cùng với nhân dân thực hiện tốt và kịp thời những giải pháp, kiến nghị đã nêu ở trên. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp, tăng thêm nguồn lực trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Khoa Học Quản Lý Trường ĐHQL & KDHN.
2. Giáo trình khoa học quản lý tập 1. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Trường ĐHKTQD.
3. Giáo trình lý thuyết quản lý kinh tế. Trường ĐHKTQD, Nhà xuất bản giáo dục 1997.
4. Tinh hoa quản lý 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
5. Tìm hiểu vai trò quản lý Nhà nước đối với sự phát huy đối với con người trong phát triển kinh tế. TS. Nguyến Thị Phi Yừn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia , Hà nội – 2001.
Một số Thông tin trên phương tiện báo chí.
MỤC LỤC
A. Phần mở bài........................................................................................................1
B. Phần nội dung.....................................................................................................2
I. Khái quát chung về quản lý...............................................................................2
1. Quản lý là gì?.................................................................................................2
2. Các phương pháp quản lý...............................................................................2
II. Các phương pháp quản lý tác động đối với các đối thủ cạnh tranh..................3
1. Các phương pháp cạnh tranh...........................................................................3
2. Các phương pháp thương lượng......................................................................6
3. Các phương pháp né tránh..............................................................................7
III. Thực trạng và xu thế vận dụng các phương pháp quản lý vào doanh nghiệp ở nước ta........................................................................................................................7
1. Xu thế.............................................................................................................7
2. Giải pháp………………………………………………................................7
* Ví dụ về các chiến lược trong cạnh tranh vận dụng trong doanh nghiệp.
C. Kết luận.........................................................................................................11
Tài liệu tham khảo............................................................................................12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL TCQL (doi thu canh tranh).docx