Tiểu luận Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2005, thực trạng và giải pháp

A. Đặt vấn đề 2

B. Nội dung 2

I. Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu 2

1. Quyền sở hữu: 2

 Quyền chiếm hữu: 3

 Quyền sử dụng: 4

 Quyền định đoạt: 4

2. Bảo vệ quyền sở hữu: 5

II. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 6

1.Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp 6

2. Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại: 10

3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại: 13

3.1. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu: 14

3.2. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản. 15

3.3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại. 23

III. Thực trạng và giải pháp 25

1. Nên cụ thể hoá hơn quy định về bảo vệ quyền chiếm hữu. 26

2. Cần có biện pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình mạnh mẽ hơn. 28

3. Hoàn thiện pháp luật và thiết chế đăng ký tài sản. 28

4. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong thực tiễn. 29

C. Kết thúc vấn đề 29

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2005, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giám hộ có nghĩa vụ: “1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; 2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”. Tất nhiên, bù lại, người giám hộ sẽ được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ tài sản của người được giám. Nếu người giám hộ có hành vi vi phạm pháp luật (như lợi dụng việc giám hộ để chiếm đoạt tài sản của người được giám hộ), thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trong trường hợp này, việc giám hộ bị chấm dứt để thay thế bằng một quan hệ giám hộ mới, với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Một biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu rất có hiệu quả của chủ sở hữu là biện pháp đăng ký quyền sở hữu. Cơ sở pháp lý của quyền này là Điều 167 - BLDS. Tuy nhiên, để xác định những loại tài sản nào phải đăng ký thì không chỉ dựa vào Bộ luật dân sự mà còn dựa vào các văn bản pháp luật chuyên ngành (Bộ luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Hàng không dân dụng…). Thông thường, tài sản đó là nhà ở, quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy, tàu thuỷ, thuyền, máy bay… Việc đăng ký tài sản rất có ý nghĩa, vì trong các hợp đồng dân sự đòi hỏi phải đăng ký, nó là thời điểm hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, đồng thời là cũng là thời điểm để chủ sở hữu có thực hiện quyền của mình với người thứ ba khi tài sản có tranh chấp. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng việc đăng ký tài sản ở Việt Nam hiện nay được thực hiện chưa nghiêm túc. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính còn rườm rà, lệ phí cao so với mức sống trung bình của người dân, song nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa tốt. Đây là một thực tế gây rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình là biện pháp diễn ra phổ biến nhất và cũng có hiệu quả nhất. Người Việt Nam có truyền thống “ dĩ hòa vi quý ”, kiện nhau ra Toà cũng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, với sự phát triển của cơ chế thị trường, trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp bắt đầu có xu hướng tăng. Trong những trường hợp này, biện pháp tự bảo vệ xem ra không còn phát huy tác dụng, và chủ sở hữu phải sử dụng đến các biện pháp khác để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại: Ví dụ 1: A là chủ sở hữu của một căn nhà. B là hàng xóm của A, trong khi đào móng làm nhà, đã đào sát tường nhà A, làm sụt và nứt tường của nhà A. Ví dụ 2: C là chủ sở hữu một căn nhà. D là hàng xóm của C đã để ống thoát nước mưa của nhà mình chảy dội sang nhà C, làm ngấm tường của nhà C. Trong một lần mưa to, lượng nước mưa chảy xuống nhiều đã làm hư hỏng bức tranh quý của nhà C treo trên tường. Các ví dụ trên xảy ra rất phổ biến trong thực tế. Trong các trường hợp trên, A và C với tư cách là chủ sở hữu có quyền gì đối với B và D không? Theo các quy định của BLDS Việt Nam, thì A và C, với tư cách là chủ sở hữu có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, có quyền yêu cầu B và D – những người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu của mình – phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tức là A có quyền yêu cầu B phải ngừng việc đào móng sát tường nhà của mình để tìm biện pháp khác; C có quyền yêu cầu D phải dẫn nước thoát theo đường ống khác để nước không chảy và ngấm sang tường nhà mình. Tuy nhiên, tường nhà của A đã bị sụt và nứt, bức tranh quý của nhà C đã bị hư hỏng. A và C có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo cách thức và mức do hai bên thoả thuận. Đây chính là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế thường thông qua con đường các bên tự thỏa thuận. Như đã nói ở trên, xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt, nên các bên hoàn toàn có quyền tự bàn bạc, thu xếp với nhau mà không cần thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ chế này tỏ ra rất hữu hiệu trong rất nhiều trường hợp, vì nó có những lợi ích cơ bản sau đây: - Thứ nhất, các bên không phải mất thời gian, chi phí để khởi kiện tại Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Thứ hai, xét về mặt tình cảm, như đã nói ở trên, với truyền thống “ dĩ hòa vi quý ” của người Việt Nam, thì phương thức tự dàn xếp này nếu thành công sẽ giữ gìn được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các bên, duy trì được tình làng nghĩa xóm; - Thứ ba, nếu dàn xếp được, thì thông thường là các bên sẽ tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục và bồi thường thiệt hại, khỏi phải thông qua cơ chế thi hành bản án, quyết định dân sự - một vấn đề rất nhức nhối hiện nay khi các bản án, quyết định dân sự còn tồn đọng, không được thi hành trên thực tế còn đang chiếm một tỷ lệ rất lớn; - Thứ tư, có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là nhiều vụ án hình sự ( giết người, cố ý gây thương tích, cố ý huỷ hoại tài sản…) có nguồn gốc từ các tranh chấp dân sự. Nếu hoà giải thành thì có thể tránh được những trường hợp đau lòng, gây thiệt hại cho các bên và cho xã hội. Rõ ràng, cơ chế trên vừa đem lại lợi ích cho các bên cũng như cho Nhà nước. Nhận thức được những lợi ích này, Nhà nước ta đã thiết lập cả một thể chế, thiết chế về hoà giải. Về thể chế, đó là Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thiết chế, đó là các Tổ hoà giải ở cơ sở ( xóm, thôn, tổ dân phố ) dưới sự quản lý và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tư pháp xã phường và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Đây chính là một trong những điểm ưu việt của pháp luật Việt Nam, được quốc tế đánh giá cao. Cũng giống như biện pháp chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, biện pháp tự dàn xếp này cũng có giới hạn của nó. Giới hạn đó cũng chính là “ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ”. Các hành vi như tự ý tổ chức “ cưỡng chế đòi nợ ”, thoả thuận dàn xếp với nhau để vi phạm quyền lợi của người thứ ba… đều bị coi là hành vi trái pháp luật và bị xử lý ( cả về mặt hình sự hoặc hành chính nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm ). Pháp lệnh hoà giải cũng quy định phạm vi hoà giải không bao gồm các vụ việc có dấu hiệu hình sự hoặc hành chính. Trong những trường hợp trên, việc chủ sở hữu thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình đã vượt quá giới hạn cần thiết và do vậy bị coi là bất hợp pháp. Sự tự thỏa thuận sẽ không phát huy tác dụng nếu bên vi phạm vẫn cố tình vi phạm mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, các bên đương sự không thoả thuận được với nhau về cách thức, mức bồi thường thiệt hại… Trong các trường hợp này, chủ sở hữu nếu muốn thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu của mình, thì chỉ còn cách yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác can thiệp. 3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại: Xét về mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật, thì trong quan hệ pháp luật dân sự, sự can thiệp này ở mức độ thấp nhất, xuất phát từ chính bản thân quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính bình đẳng thoả thuận giữa các bên, Nhà nước chỉ can thiệp khi thật cần thiết. Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác – với tư cách là cơ quan công quyền – buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 3.1. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu: Xét về mặt khoa học luật, người ta thường gọi đây là phương thức kiện buộc chấm dứt hành vi. Trở lại ví dụ đã dẫn ở phần trên: A là chủ sở hữu căn nhà mình đang ở. B là hàng xóm của A. Trong lúc đào móng làm nhà, do không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng, B đã đào móng sát tường của nhà A và đã làm tường nhà A sụt, nứt một đoạn. A đã yêu cầu B chấm dứt việc đào móng nhà để hai bên bàn bạc cách giải quyết, nhưng B vẫn tiếp tục đào móng làm nhà và hậu quả là tường nhà A tiếp tục bị sụt, nứt ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống bình thường trong gia đình. Trong trường hợp này, theo quy định của BLDS, A có quyền làm đơn gửi đến Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh ), để đề nghị các cơ quan này can thiệp. Theo pháp luật hiện hành thì cần phân biệt 2 trường hợp: + Nếu A gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết, thì Toà án sẽ áp dụng thủ tục tố tụng dân sự (theo Bộ luật tố tụng dân sự) để giải quyết. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của A và xét thấy có đủ các điều kiện cần thiết, Toà án sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để buộc B ngừng việc xây dựng nhằm đảm bảo quyền lợi cho A. Sau khi có phán quyết của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về việc buộc B chấm dứt hành vi đào móng sát tường nhà của A, nếu B không tự nguyện thi hành, thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ buộc B phải thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. + Nếu A gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, thì Uỷ ban nhân dân sẽ áp dụng các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để giải quyết. Theo Pháp lệnh này cũng có cơ chế áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bằng cách buộc B chấm dứt hành vi đào móng sát tường của nhà A. Trong thực tế, các tranh chấp có đối tượng là hành vi trái pháp luật như trên chủ yếu liên quan đến bất động sản. Một ví dụ nữa cũng rất điển hình là hành vi xây tường bao hoặc tường rào chắn lối đi của nhà hàng xóm. Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp dạng này tại Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp, có thể rút ra một số nhận xét sau: + Hành vi là đối tượng của việc kiện phải là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở đây được hiểu không chỉ là trái với các quy định của Bộ luật dân sự, mà còn trái với quy định của các văn bản pháp luật khác ( như đất đai, xây dựng…). Đặc điểm chung của các hành vi này là cản trở chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp thực hiện những quyền năng của mình trong khuôn khổ pháp luật. + Trên thực tế, loại việc này thường liên quan đến bất động sản liền kề như nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, lối đi chung… 3.2. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản. Phương thức kiện này được gọi phổ biến là kiện vật quyền ( kiện đòi lại tài sản ). Loại việc này diễn ra khá phổ biến tại các Toà án trong những năm vừa qua, đặc biệt là kiện đòi nhà, đất. Liên quan đến vấn đề này, Bộ luật dân sự đã quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Theo đó, trong mọi trường hợp, người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật, thì có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó. Điều kiện để thực hiện biện pháp kiện vật quyền là : + Vật rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thông qua quan hệ hợp đồng. Ví dụ: bị mất, bị lấy cắp, bị cướp… + Người thực tế đang chiếm hữu, sử dụng tài sản là người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật. + Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải chứng minh được vật đang bị chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật là vật thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Trên thực tế, để chứng minh được thì tài sản thường phải là vật đặc định. + Vật là đối tượng của việc kiện vẫn chưa bị xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Liên quan đến vấn đề thời hiệu, Điều 247 BLDS đã quy định rất rõ ràng: “ 1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó”. Vấn đề đặt ra là quan hệ pháp luật dân sự diễn ra trong thực tế rất sinh động, không phải trong trường hợp nào tài sản cũng chỉ rời khỏi chủ sở hữu sang người khác và dừng ở đó, mà có rất nhiều trường hợp người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật lại chuyển giao tài sản đó cho người thứ ba. Vậy trong trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại vật hay không ? Liên quan đến vấn đề này, Điều 257 và 258 BLDS quy định: - Điều 257: “ Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. ” - Điều 258: “ Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.” Qua hai điều luật trên có thể thấy BLDS nghiêng về phía bảo vệ quyền sở hữu một cách tuyệt đối. Người thứ ba dù ngay tình hay không ngay tình khi chiếm hữu vật do người chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã chuyển giao cho mình, thì trong mọi trường hợp, khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp kiện vật quyền, đều phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản ( tất nhiên trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu ). Về vấn đề này, pháp luật của các nước có quy định rất khác với luật dân sự của Việt Nam: - Bộ Luật dân sự của Pháp quy định chủ sở hữu có quyền ưu tiên trong việc kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình đã rời khỏi sự chiếm  hữu của mình mà không thông qua quan hệ hợp đồng (không thông qua ý chí của chủ sở hữu). Tuy nhiên, quyền đòi lại vật cũng không phải là tuyệt đối: “ Người nào đã đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật thì có thể đòi lại vật từ người đang giữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày mất, nhưng người giữ vật có thể kiện lại người đã chuyển nhượng vật cho mình ”. Như vậy, trong trường hợp đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật, thì chủ sở hữu chỉ có thời hạn là 03 năm để thực hiện quyền đòi lại vật. Quy định trên của pháp luật các nước là xuất phát từ mục đích bảo vệ sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự, mặt khác, tạo cho chủ sở hữu phải có ý thức cảnh giác cao trong việc bảo quản tài sản của mình để không bị mất hoặc bị ăn cắp. Còn trong Bộ luật dân sự Việt Nam, có thể thấy quyền đòi lại vật của chủ sở hữu là rất mạnh. Trên cơ sở các quy định này, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình phải trả lại tài sản đó, cho dù người thứ ba là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Tất nhiên, phương thức hoàn trả sẽ có sự khác nhau: nếu là không ngay tình thì người chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; còn nếu là ngay tình, thì chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ chi phí ra để làm tăng giá trị của tài sản, thì sẽ được thanh toán những chi phí đó khi họ phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. Vậy phải chăng người thứ ba ngay tình không được pháp luật bảo vệ ? Họ vẫn được pháp luật bảo vệ, nhưng theo một phương thức khác, đó là kiện đòi bồi thường thiệt hại ( kiện trái quyền ). Giao dịch dân sự chính là công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau. Nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Nhà làm luật gọi những chủ thể này là người thứ ba ngay tình. Nguyên nhân nằm ở chỗ lợi ích của họ bị đối kháng với lợi ích của một chủ thể khác – đó là chủ sở hữu đích thực của tài sản trong giao dịch. Hay nói cách khác người xác lập giao dịch với người thứ ba ngay tình là người không có quyền định đối với tài sản đó. Vậy pháp luật sẽ quy định như thế nào để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản với quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Một nguyên tắc được thừa nhận trong chế định sở hữu đó là các quyền năng của chủ sở hữu sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối, thông qua các quy định cho phép chủ sở hữu được đòi lại tài sản của mình từ những người chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu có quyền đòi tài sản từ những chủ thể có mối quan hệ trực tiếp với chủ sở hữu là lẽ hoàn toàn tất yếu, hợp cả về lý lẫn tình. Có thể phân chia mối quan hệ này thành 2 loại : + Những quan hệ mà tài sản rời khỏi chủ sở hữu phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như quan hệ cho thuê, cho mượn tài sản, dùng tài sản để cầm cố, cầm đồ…Vậy, theo bản chất của những quan hệ này và sự thoả thuận của các bên trong quan hệ nên chủ sở hữu hoàn toàn có căn cứ để đòi lại tài sản của mình; + Những quan hệ mà tài sản rời khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí của họ, có 2 loại: thứ nhất, tài sản bị chiếm đoạt trái pháp luật như bị trộm cắp, cướp giật, lừa đảo; thứ hai, tài sản của chủ sở hữu mà người khác có được do được lợi, do vô tình phát hiện nhặt được…nhưng không thông báo theo luật định. Công nhận cho chủ sở hữu được đòi lại tài sản trong trường hợp này là chính đáng bởi những chủ thể đang nắm giữ tài sản này có động cơ bất hợp pháp, không trong sáng và tham lam khi chiếm giữ tài sản Nhưng nếu người đang thực tế chiếm giữ tài sản là người thứ ba ngay tình (có mối quan hệ bắc cầu với chủ sở hữu qua người trung gian; và hoàn toàn thiện chí, ngay thẳng khi xác lập, thực hiện các giao dịch này) thì quyền đòi tài sản này của chủ sở hữu có được duy trì hay không ? Ở đây, cần phải cân nhắc sự xung đột về lợi ích giữa quyền của chủ sở hữu tài sản và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình. Thực chất, đứng sau quyền lợi của người thứ ba ngay tình còn là lợi ích chung của cả xã hội, cụ thể đó là sự ổn định và an toàn của các giao dịch dân sự đã được các chủ thể xác lập. Nếu tuyệt đối hoá hoàn toàn quyền được đòi tài sản của chủ sở hữu thì sẽ tất tạo ra tâm lý e dè, lo sợ của các chủ thể khi quyết định thực hiện một giao dịch dân sự để xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể. Và vô hình chung quy định này sẽ tạo ra một rào cản cho sự thúc đẩy các giao lưu dân sự, thương mại phát triển và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đang chuyển mình hội nhập của nước ta hiện nay. Để cân bằng sự xung đột về lợi ích trong trường hợp này, chế định bảo vệ quyền sở hữu trong BLDS 2005 đã có những quy định rất mềm dẻo và linh hoạt, đặc biệt đã dành một thái độ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình - một điểm tiến bộ hơn hẳn so với quy định của BLDS 1995 trước đó. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được bảo vệ trong 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Chủ sở hữu được đòi lại tài sản theo các điều kiện luật định ( Điều 257 và 258 – BLDS 2005). Lúc này, người thứ ba ngay tình phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản và lợi ích của họ sẽ được pháp luật bảo hộ dưới các góc độ sau: - Được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ( giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản…) từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình. Quy định này hoàn toàn logic về mặt lý thuyết : tuy mục đích trong giao dịch đã xác lập không đạt được ( họ muốn sở hữu tài sản nhưng nay tài sản đã phải trả về cho chủ sở hữu ) nhưng họ được quyền đòi lại những gì đã mất từ người đã trực tiếp xác lập giao dịch; nhưng xét dưới góc độ thực tế thì đây không phải là quy định mang tính lý tưởng. Bởi lẽ, chỉ có thể thi hành quy định này trên thực tế nếu thoả mãn được hai điều kiện: + Tìm được người đã chuyển giao tài sản đó cho người thứ ba ngay tình; + Người phải bồi thường có khả năng tài chính và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Điều kiện thứ 1 là khó thực hiện được bởi vốn dĩ họ là người có động cơ tham lam, không trong sáng nên sau khi thực hiện giao dịch xong, đạt được lợi ích mong muốn họ thường tìm cách xoá mọi tin tức để tránh trách nhiệm sau này. Điều kiện thứ hai phụ thuộc vào điều kiện thứ nhất có tồn tại hay không và cũng thường gặp những phức tạp như: người phải thi hành nghĩa vụ không có tiền để bồi thường hoặc họ tìm cách biển thủ tài sản để chây ì không chịu thực hiện nghĩa vụ. - Được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. - Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản. Lưu ý: Nếu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu đích thực nhưng không bao giờ được hưởng tất cả các quyền lợi trên, cụ thể như sau: - Không được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình, bởi họ bị coi như vị trí của người tiêu thụ tài sản do hành vi bất hợp pháp mà có - Phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức đã thu được từ tài sản. - Không được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản, bởi nhà làm luật coi đó như là hành vi nguỵ trang đối với tài sản - Phải bồi thường toàn bộ khoản lợi nhuận mà chủ sở hữu bị mất do khai thác và giá trị tài sản. Trường hợp thứ 2: Chủ sở hữu đích thực không có quyền kiện đòi tài sản trong 2 trường hợp: không đáp ứng được các điều kiện về đòi tài sản được quy định tại Điều 257, 258 – BLDS 2005 ; và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo quy định tại điều 247 - BLDS 2005. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong trường hợp này là được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu. Đây là phương thức bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình ưu việt nhất và có tính khả thi cao hơn so với cách thức đòi bồi thường thiệt hại như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên cách thức bảo vệ này vẫn bộc lộ những khó khăn trong việc xác định các loại giấy tờ cần thiết nào và các trình tự thủ tục cụ thể gì để đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người thứ ba ngay tình trong trường hợp họ đang chiếm hữu những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Có thể thấy rằng việc pháp luật quy định người thứ ba ngay tình phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ là một bất lợi lớn đối với họ trong rất nhiều trường hợp. Nếu đó là tài sản mà người này đã đầu tư vào kinh doanh ( ví dụ máy móc, trang thiết bị kỹ thuật…), thì khi phải trả lại, họ sẽ phải chịu những xáo trộn nhất định trong công việc của mình. Hoặc nếu đó là những tài sản quý hiếm ( tranh quý, đồ mỹ nghệ, đồ trang sức…) mà họ đã bỏ tiền ra mua để sưu tập, làm kỷ niệm… nay dù không muốn trả lại thì họ vẫn buộc phải trả lại nếu chủ sở hữu có yêu cầu đòi lại tài sản. Tóm lại là dù không muốn trả lại tài sản vì lý do nào đó, nhưng khi bị chủ sở hữu kiện đòi tài sản, thì người thứ ba ngay tình vẫn phải trả lại tài sản. Rồi để thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình, họ lại phải đeo đuổi một vụ kiện khác: kiện người đã giao tài sản cho mình phải bồi thường thiệt hại, mà điều này cũng không phải là dễ dàng nhất là trong trường hợp tài sản đã qua tay nhiều người. 3.3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2005 Thực trạng và giải pháp.doc