3. Về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Căn cứ vào quy định của pháp luật và những vấn đề trong thực tiễn, có thể rút ra các quyền và nghĩa vụ của bên kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
① Nghĩa vụ thực hiện các công việc theo đúng thỏa thuận với khách hàng.
Dù không có điều luật nào trực tiếp quy định nghĩa vụ này, song xuất phát từ bản chất của dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại thì có thể nói đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của người làm dịch vụ logistics.
Người làm dịch vụ phải thực hiện các công việc liên quan đến hàng hóa như đóng gói, kí mã hiệu, giao nhận hàng hóa theo đúng những điều kiện đã thỏa thuận với khách hàng. Các điều kiện này có thể được ghi nhận trong hợp đồng kí giữa hai bên, hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thể trên cơ sở các quy định chung của hợp đồng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc từ chối thực hiện những hướng dẫn không phù hợp với các điều kiện của hợp đồng dịch vụ logistics đã kí kết, hoặc những hướng dẫn đó là trái pháp luật.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.
Nội dung: Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng.
Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: Đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàng khác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển;
Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được vận chuyển đến;
Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định; nhận hàng hóa được vận chuyển đến;
Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việc giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.
Tính chất: Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lí khác từ việc cung ứng dịch vụ.
II. Các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Như đã trình bày ở trên, các công việc nằm trong nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, phong phú. Do vậy có thể nói dịch vụ này có phạm vi rất rộng, từ đó kéo theo việc nó phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau. Ngoài các quy định từ Điều 233 đến Điều 240 Luật thương mại 2005 trực tiếp điều chỉnh, việc kinh doanh, sử dụng dịch vụ và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ dịch vụ còn được quy định bởi nhiều văn bản khác như Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (sau đây gọi tắt là Nghị định 140/2007/NĐ-CP); Luật hàng hải; Luật hàng không,.. và cả các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế liên quan..
Dưới đây xin được trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
1. Phân loại dịch vụ logistics.
Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP phân loại dịch vụ logistics thành ba loại chủ yếu như sau:
Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
Dịch vụ vận tải hàng hải;
Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
Dịch vụ vận tải hàng không;
Dịch vụ vận tải đường sắt;
Dịch vụ vận tải đường bộ.
Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
Dịch vụ bưu chính;
Dịch vụ thương mại bán buôn;
Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Cách phân loại như trên về cơ bản đã tương đối rõ ràng, cụ thể, song vẫn chưa thể bao quát được nội dung rộng lớn của dịch vụ logistics với các công việc hiện đang tồn tại, mà chỉ mới nghiêng về các dịch vụ logistics mang tính vận tải.
2. Về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics không được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005. Khoản 1 Điều 234 luật này chỉ quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. Như vậy, ta phải xem xét những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ ban hành, quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics – mà ở đây cụ thể là Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được các điều kiện chung sau đây:
Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
Riêng với thương nhân nước ngoài, thì ngoài hai điều kiện nói trên, họ còn phải đảm bảo một số điều kiện cụ thể khác như sau:
Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hoặc Luật doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản hướng dẫn những luật này. Đây là điều kiện tiên quyết. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, song dù tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phải đáp ứng điều kiện của pháp luật về hình thức ấy.
Ngoài ra, một thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ còn phải có “đầy đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu”. Các phương tiện, thiết bị, công cụ ở đây là xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hàng hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng…; đội ngũ nhân viên được đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc có nghĩa là đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức hiểu biết pháp luật. Nếu điều kiện đầu tiên “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp” là điều kiện cần, thì đây là điều kiện đủ.
Riêng với đối tượng là thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, thì ngoài hai điều kiện chung nói trên, còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về vốn góp, tỉ lệ góp, hình thức tồn tại… và phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics khi gia nhập WTO.
Riêng đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, Điều 6 Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh như sau:
“1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thương nhân nước ngoài ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;
e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Điều kiện đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan khác thì được quy định tại Điều 7 của Nghị Định:
“1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
c) Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy để có thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì các thương nhân phải đáp ứng rất nhiều điều kiện,và ở loại hình dịch vụ nào thì các thương nhân ngoài việc phải đáp ứng những yêu cầu chung còn phải đáp ứng các điều kiện riêng của dịch vụ ấy theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”
3. Về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Căn cứ vào quy định của pháp luật và những vấn đề trong thực tiễn, có thể rút ra các quyền và nghĩa vụ của bên kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
① Nghĩa vụ thực hiện các công việc theo đúng thỏa thuận với khách hàng.
Dù không có điều luật nào trực tiếp quy định nghĩa vụ này, song xuất phát từ bản chất của dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại thì có thể nói đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của người làm dịch vụ logistics.
Người làm dịch vụ phải thực hiện các công việc liên quan đến hàng hóa như đóng gói, kí mã hiệu, giao nhận hàng hóa theo đúng những điều kiện đã thỏa thuận với khách hàng. Các điều kiện này có thể được ghi nhận trong hợp đồng kí giữa hai bên, hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thể trên cơ sở các quy định chung của hợp đồng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc từ chối thực hiện những hướng dẫn không phù hợp với các điều kiện của hợp đồng dịch vụ logistics đã kí kết, hoặc những hướng dẫn đó là trái pháp luật.
Tuy nhiên việc thực hiện đúng thỏa thuận với khách hàng phải là nhằm hướng đến bảo vệ lợi ích của khách hàng. Quán triệt tinh thần đó, điểm b khoản 1 Điều 235 Luật thương mại quy định: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng”. Lí do chính đáng có thể do thời tiết hay một lí do khách quan nào khác, để đảm bảo lợi ích của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ không thực hiện theo những chỉ dẫn của họ. Nhưng hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này, vì vậy, việc xác định thế nào là lí do chính đáng nếu không được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì rất khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, quy định tại điểm c khoản này: “Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn” cũng là nhằm ràng buộc trách nhiệm cho thương nhân thực hiện dịch vụ logistics phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận với khách hàng. Nếu việc thông báo trong hai trường hợp nói trên diễn ra chậm trễ, gây ra thiệt hại cho khách hàng thì thương nhân có thể sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại phát sinh đó.
Ngay cả tại điểm d: “Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý” – mặc dù không có quy định nào giải thích rõ thế nào là “thời hạn hợp lý”, song cũng có thể hiểu đây là thời hạn phù hợp để không làm phát sinh thiệt hại cho khách hàng.
② Quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
Quyền này của thương nhân kinh doanh dịch vụ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 235 Luật thương mại 2005.
Mức thù lao dịch vụ do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng, có thể được xác định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ trên giá trị hàng hóa. Các bên thỏa thuận mức thù lao dựa trên nội dung, mức độ phức tạp của công việc mà khách hàng ủy thác.
Ngoài tiền thù lao, thương nhân còn có thể yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thực hiện dịch vụ, nếu điều này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
③ Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa.
Quyền này được quy định cụ thể tại Điều 239 Luật thương mại 2005 mà theo đó, thương nhân thực hiện dịch vụ logistics có quyền “cầm giữ số hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng” (khoản 1).
Pháp luật thương mại quy định quyền này cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics với mục đích đảm bảo quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác cho họ. Quyền này phát sinh nếu sau 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa mà khách hàng vẫn không trả nợ, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng thì thương nhân có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng (khoản 2). Trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo cho khách hàng biết (khoản 3). Các chi phí liên quan đến việc cầm giữ và định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu (khoản 4). Số tiền thu được do định đoạt hàng hóa sẽ được dùng để thanh toán các khoản khách hàng nợ mình và các chi phí liên quan, khoản còn dư (nếu có) sẽ trả lại khách hàng (khoản 5).
Mọi nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến việc cầm giữ hàng hóa được quy định chi tiết tại Điều 240 Luật thương mại 2005.
④ Đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật Thương mại thì các thương nhân này còn có các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong các luật chuyên ngành, chẳng hạn đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vận chuyển đường biển thì nghĩa vụ của họ được quy định tại điều 75 Luật Hàng hải:
1. Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng,hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.
2 Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
3. Người vận chuyển phải thông báo trong thời gian hợp lí cho người giao hàng biết trước về nơi bốc hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sang nhận hàng và thời hạn tập kết hàng hóa. Việc thông báo này không áp dụng đối với tàu chuyên tuyến,trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định ở các văn bản pháp luật trong nước thì quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn được quy định trong các công ước quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc kí kết như Công Ước của Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hóa quốc tế đa phương thức năm 1990…
4. Về quyền và nghĩa vụ của khách hàng.
Theo Điều 236 Luật thương mại 2005 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng sử dụng dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác, kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hành hóa, trừ trường hợp thương nhân làm dịch vụ thực hiện công việc này;
Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc do lỗi của mình gây ra;
Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
5. Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Điều khoản về giới hạn trách nhiệm bao giờ cũng được các bên trong hợp đồng rất quan tâm, đặc biệt là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, bởi họ phải biết trách nhiệm của mình đến đâu trong mối quan hệ với khách hàng. Theo quy định tại Điều 238 Luật thương mại thì: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá”. Đây là trách nhiệm cao nhất được đặt ra đối với thương nhân. Tuy nhiên ở đây lại không nói rõ giới hạn tổn thất cho khách hàng là giới hạn tổn thất hiện tại hay tương lai. Vì thực tế, có những tổn thất xuất hiện tại thời điểm hàng hóa bị hư hỏng, nhưng có những tổn thất có tính “tương lai”, chẳng hạn do hàng hóa bị hư hỏng ảnh hưởng đến thu nhập hình thành trong tương lai của khách hàng. Mặc dù vậy, nhưng thương nhân sẽ không được hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại này trong trường hợp “nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra”. Quy định này là hoàn toàn phù hợp vì trong trường hợp do lỗi chủ quan, chứ không phải khách quan mang lại mà thương nhân gây tổn thất cho khách hàng thì trách nhiệm về bồi thường thiệt hại được đặt ra và trong trường hợp này thương nhân cũng không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm, có nghĩa lúc này thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể phải chịu trách nhiệm lớn hơn tổn thất gây ra đối với toàn bộ hàng hóa.
Để cụ thể hóa các quy định này, tại Điều 8 Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải như sau:
“1. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải.
2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hoá thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hoá và được thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó.
3. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.”
Hệ thống pháp luật về dịch vụ logistics của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đều quy định rất rõ về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhằm hạn chế đến mức tối đa những tranh chấp có thể xảy ra.
Việc pháp luật quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là bước tiến lớn của pháp luật Việt Nam trong việc hội nhập với các quy định pháp luật thế giới cũng như đảm bảo được lợi ích cho khách hàng và cho chính các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics.
6. Về quản lí nhà nước về logistics.
Điều 9 Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định quản lí nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
“1. Bộ Công thương chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
2. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc trong lĩnh vực được phân công.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.”
Như vậy, đối với mỗi lĩnh vực logistics cụ thể thì lại có một Bộ chuyên ngành quản lí, chẳng hạn dịch vụ logistics đường thủy sẽ do Bộ giao thông quản lí mà cụ thể là Cục Hàng hải Việt Nam… Tuy nhiên, trong thực tế, một chủ thể khi tiến hành kinh doanh một dịch vụ logistics nhất định thì phải chịu sự quản lí của nhiều cơ quan. Ví dụ đối với một chủ thể muốn kinh doanh dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận tải đường biển thì chịu sự quản lí của nhiều cơ quan khác nhau: Bộ công thương quản lí chung, Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận kinh doanh và chịu sự quản lí trực tiếp của Bộ giao thông vận tải.v.v..
Việc quản lí nhà nước về dịch vụ logistics phải thông qua hệ thống các cơ quan. Để quản lí được thì các cơ quan nói trên phải sử dụng đến công cụ là hệ thống các văn bản pháp luật và bộ máy hành chính. Trong trường hợp các chủ thể có hành vi vi phạm thì theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Một lĩnh vực dịch vụ mà phải chịu sự điều chỉnh, quản lí của nhiều Bộ, ngành, tất yếu sẽ dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau về thẩm quyền giữa các cơ quan nói trên. Vì vậy, việc quy định làm sao cho rõ ràng về thẩm quyền quản lí sẽ tránh được tình trạng chồng lấn nhau trong việc tiến hành quản lí nhà nước về dịch vụ logistics. Việc tiến hành quản lí nhà nước rất quan trọng, nó có tác dụng hỗ trợ và định hướng cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên,vai trò này khi thể hiện không rõ ràng thì có tác dụng ngược lại. Vì vậy. việc quy định rõ ràng các quy định về quản lí nhà nước là điều hết sức cần thiết.
III. Hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
1. Một số nhận xét về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Những lợi nhuận do dịch vụ logistics đem lại ở Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP. Từ đó có thể thấy việc kinh doanh và sử dụng dịch vụ này ở nước ta đang ngày càng trở nên phổ biến, theo đúng xu thế khách quan của thế giới nói chung cũng như quá trình hội nhập ở nước ta nói riêng. Đánh giá vấn đề này, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam cho rằng có bốn thuận lợi cơ bản để kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay:
① Pháp luật đang được điều chỉnh dần để trở nên phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và các cam kết của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
② Việc Việt Nam gia nhập AFTA và WTO tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics;
③Việt Nam có bờ biển dài, có biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia, nên thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là nhân tố rất quan trọng để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics;
④ Nguồn nhân lực trong nước đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics.
Song bên cạnh đó, ngành dịch vụ logistics cũng đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức như:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường dịch vụ logistics;
Thứ hai, khó khăn nhất hiện nay chính là quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ, không thể đáp ứng yêu cầu gia nhập thị trường dịch vụ logistics thế giới. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số lượng và chất lượng nguồn lực của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ có 3 đến 5 người, kể cả người phụ trách. Doanh nghiệp chỉ đáp ứng được một số công việc đơn giản của khách hàng. Cũng thiếu vốn và nhâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Logistic.doc