Tiểu luận Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÓNG SỰ 4

II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHÓNG SỰ 5

1. Khái niệm 5

2. Đặc trưng của phóng sự 6

III. KẾT CẤU CỦA PHÓNG SỰ 9

IV. NGÔN NGỮ TRONG PHÓNG SỰ 10

V. TÍT TRONG PHÓNG SỰ 12

VI. VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ẢNH HƯỞNG TRONG PHÓNG SỰ

VII. CÁC DẠNG PHÓNG SỰ BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI 13

1. Phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống 13

2. Dạng phóng sự chân dung 14

3. Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự 14

4. Phóng sự điều tra 14

KẾT LUẬN 16

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta đang sống trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam. Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phóng sự trở thành thể loại có vị trí quan trọng trên tất cả các loại hình báo chí. Tuy nhiên, bên cạnh những xu hướng phát triển tích cực của thể loại này cũng đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực... Trong tình hình đó, việc nghiên cứu để xác định những đặc điểm và xu hướng phát triển của phóng sự trong đời sống báo chí hiện đại Việt Nam đang được đặt ra như một yêu cầu khách quan đối với công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn sáng tạo tác phẩm. Báo chí Việt Nam hiện nay đang sử dụng hầu hết các thể loại như tin, phóng sự, tường thuật, phản ánh, xã luận, bình luận, tiểu luận, phê bình, ký chân dung, câu chuyện báo chí, điều tra, điểm báo v.v… Dù là ở thể loại nào thì theo quy luật phát triển chung của xã hội, báo chí cũng có những quy luật phát triển riêng của nó. Để phản ánh sâu sắc và kịp thời đời sống xã hội vốn rất phong phú và đa dạng, giới báo chí đã tìm kiếm nhiều hình thức thể hiện mới. Có thể coi đấy là những hình thức thông tin mới mẻ được bắt đầu từ một câu chuyện có thật! I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÓNG SỰ *. Trên thế giới Nhà nghiên cứu người Pháp Noen Duytoe cũng có ý kiến tương tự như vậy khi cho rằng “những người đi tiên phong” trong việc viết phóng sự có thể là Giắclânđơn và Aptơn Xincle ở Mỹ với những tác phẩm như “Dưới chân vực thẳm” hoặc “Rừng”. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, GS.TS Caren Stotơcan nhân thấy phóng sự bắt đầu khẳng định vị trí của nó trên báo chí từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất với sự tham gia của các nhà văn. Ý kiến của các nhà nghiên cứu nhất trí cho rằng phóng sự đã xuất hiện từ cuối thế ký XIX và khẳng định năng lực phản ánh hiện thực vào đầu thế kỷ XX ở phương Tây. Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX phóng sự đã thực sự thu hút sự chú ý của công chúng với những tác phẩm của những cây bút nổi tiếng như Halibơctơn, Laita Raixcơ, Guiliat Phuxích, Êgôn écvin Kít.... Cũng từ năm 1935, Êgôn écvin Kít nhận định: trong phóng sự có ba thành phần: “Trung thành tuyệt đối với thực tế; biểu hiện những tình cảm xã hội mạnh mẽ và có quan hệ chặt chẽ với quần chúng bị áp bức”. Năm 1947, Giăng Pôn Xáctơo cũng nhấn mạnh: “ Thật vậy, chúng ta thấy phóng sự là một thể loại văn học và nó có thể trở thành một trong những thể loại văn học quan trọng nhất”. Nhà văn, nhà báo Tam Lang Vũ Đìng Chí được coi như người thực sự mở đầu cho phóng sự Việt Nam đầu thế kỷ XX với tác phẩm “Tôi kéo xe” nổi tiếng (in năm 1932). Tuy nhiên phải đến thập kỷ 1930 phóng sự mới thực sự bùng nổ trong đời sống văn học, báo chí nước ta. Những phóng sự thời kỳ này ngoài việc khẳng định bản sắc của nền báo chí Việt Nam cũng đồng thời là những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật đã được thời gian và công chúng thừa nhận. Mặc dù phải làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn của cuộc kháng chiến trường kỳ, phải liên tục di chuyển nơi làm việc , máy in cũ kỹ, thiếu giấy mực, công nghệ ấn loát lạc hậu và số lượng phát hành hạn chế...nhưng báo chí Việt Nam vẫn là công cụ thông tin, tuyên truyền đắc lực cho cách mạng. Là một thể loại xung kích trên mặt trận báo chí, phóng sự đã phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Tuy nhiên do bối cảnh lịch sử nên phóng sự không thường xuyên có những đề tài đa dạng. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước bên cạnh đề tài đấu tranh thống nhất đất nước, phóng sự đã có thêm một mảng đề tài mới rất quan trọng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trên mặt báo khi ấy chưa có những bài phóng sự phản ánh những mâu thuẫn của cuộc sống tiềm ẩn những biểu hiện của mặt trái và hạn chế của cơ quan bao cấp, thói làm việc bằng mệnh lệnh, giấy tờ, nạn tham ô, ăn cắp của công cũng như những thói hư tật xấu của một bộ phận cán bộ nào đó trong xã hội lúc bấy giờ. Nội dung mà các phóng sự đề cập chủ yếu là những tích cực của cuộc sống làng quê, những trận bão lụt, cứu đê, cứu lúa. Về phương diện thể loại, khác với sự bùng nổ của các tác phẩm văn học đầu thế kỷ XX, sự bùng nổ lần này chủ yếu là các tác phẩm báo chí nhưng đã thể hiện khá sinh động nhuần nhuyễn nhờ sử dụng thành thạo những yếu tố cho phép của bút pháp văn học. Điều này có nguyên nhân trước hết từ những đặc điểm, năng lực phản ánh hiện thực của thể loại này. II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHÓNG SỰ 1. Khái niệm Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ta trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật - nhân chứng khách quan rất quan trọng. Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự. Từ khi mới ra đời thể lọai này đã được khai thác ở nhiều thể loại khác nhau. Thông qua những bài phóng sự độc giả biết được cuộc cãi vã của các ông nghị trong Quốc hội. Họ biết được ý kiến này, hay dự định kia được thừa nhận hay bị bác bỏ tại quốc hội và điều đó gắn liền với quyền lợi của họ. Trong lần đến thăm và nói chuyện tại Việt Nam (1982), PGS Pôrônin( khoa báo chí, trường đại học Lômônôốp khẳng định: phóng sự thuộc nhóm những thể lọai thông tin, gồm: tin, tường thuật, phóng sự, phỏng vấn và trong đó người ta thông báo tin tức về một sự kiện nhất định diễn ra trong cuộc sống”. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX – khi nhà báo Êgôn écvin Kít đang lên tiếng khẳng định sức mạnh của phóng sự và vai trò của người phóng viên trên diễn đàn của hội nghị văn hoá tại Pháp thì nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng lên tiếng khẳng định vai trò của phóng sự Việt Nam. Ông cho rằng: “ Viết được một thiên phóng sự cho hay không chỉ cần phải có tài đặc biệt trong nghề báo mà còn cần phải có nhiều chất văn sĩ mới được. Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bênh vực sự công bình”. 2. Đặc trưng của phóng sự a. Phóng sự phản ánh sự thật Ví dụ phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang đã phản ánh cuộc đời cực nhọc của người phu kéo xe; phóng sự “Hà Nội lầm than” của Trọng Lang đã đề cập đến những thân phận nhục nhằn của đời kỹ nữ; phóng sự “Kỹ nghệ lấy tây” của Vũ Trọng Phụng mô tả những mánh khóe và cuộc đời của những phụ nữ lấy chồng ngoại quốc; qua các phóng sự của Nguyễn Khải và Hồ Phương như “ chúng tôi ở phố Cồn Cỏ”, “họ sống và chiến đấu” đã nêu bật những gương anh hùng trong những năm đầu kháng chiến và trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta... Trong phóng sự “Tôi đi bán tôi” huỳnh Dũng Nhân đã phải mượn một “chiếc áo quân khu rộng thùng thình, chân xỏ đôi dép lê quèn quẹt, đầu đội chiếc mũ cối bất hủ” rồi “thả bộ ra chợ người”. Anh cũng tham gia vào đội quân bán sức lao động để được tận mắt chứng kiến cảnh tranh dành việc, mặc cả giá, nỗi thất vọng của những người không được thuê... Cũng như Tam Lang trước đây viết “Tôi kéo xe” đã tự cởi bộ đồ ký giả, chụp lên đầu chiếc nón và mặc lên mình bộ quần áo phu xe để tìm hiểu đến tận cùng nỗi vất vả nhọc nhằn của những “người ngựa” và từ đó kêu gọi xóa bỏ công việc đầy sự bất công ấy. Các sự kiện, sự việc đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nắm băt được vấn đề. Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện, chi tiết những có khuynh hướng rõ rệt. Ngọc Dũng trong phóng sự “báo động về ô nhiễm môi trường của Hải Phòng” đã cho thấy một Hải Phòng hiện tại có những điểm nóng ô nhiễm với “nền trời xanh như có sương mờ bao phủ vì những đám mây nhân tạo cuồn cuộn lan toả”. b. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận Miêu tả, tường thuật là những bút pháp được sử dụng ngay từ khi những bài phóng sự đầu tiên ra đời, như một phóng sự về hoả hoạn được tường thuật chi tiết từ nguyên nhân của vụ cháy, diễn biến và hậu quả trên báo chí Anh, phóng sự về những cuộc họp quốc hội của báo chí Mỹ. trong những phóng sự đầu tiên của Việt Nam được xem là mẫu mực của thể loại phóng sự cũng được sử dụng triệt để bút pháp miêu tả như “tôi kéo xe” của Tam Lang “ Trước mặt tôi, một bát canh sáo bò bốc khói lên ngùn ngụt. Nóng sốt như thế mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cho lắm vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bều nổi như những xác chết đuối dưới những đám hàng răm”... Cũng như mọi thể loại báo chí khác, sự vật, sự kiện, nhân vật được tường thuật, miêu tả trong phóng sự phải đảm bảo tính trung thực của nó. Tác giả không được phép bịa đặt, hư cấu khi cung cấp thông tin cho công chúng. Theo nhà báo Trần Bạch Đằng thì không chỉ bằng những thông tin, bài báo lên lớp huấn thị người đọc mà phải tranh thủ được trái tim của họ:“ Với Vác-sa-va tôi nghĩ có lẽ là ở chợ trời châu Âu, ở bến xe đầy những dãy người xếp hàng chờ mua vé đi các tuyến cũng như những dãy ghế sứt sẹo bẩn thỉu áp lưng nhau, cũng cái mùi uế tạp rất đặc thù bốc lên từ những bãi rác ở góc nhà, từ những bộ quần áo lâu ngày không giặt, từ những đôi chân lồng trong các loại giầy to sụ kia hệt như ở các bến xe tứ xứ mình vậy... cách đó không xa thay vì những cái nón mê rách, rổ rá của đám ăn mày bên ta là những chiêc đấu gỗ con con bẩn thỉu vì lâu ngày không được cọ rửa của tốp khất thực cứ huơ huơ duới đám đầu gối của khách bộ hành”( phóng sự “Đông âu trên từng cây số”). Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở bút pháp miêu tả và tường thuật thì chưa đủ để làm nên một thiên phóng sự hay mà chỉ mới là bài ghi chép thuần tuý. Điều này đòi hỏi người viết phải có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để xử ký các dữ kiện, đưa ra cho được những đánh giá đúng có tính định hướng đối với bạn đọc. c. Vai trò cái Tôi trần thuật trong phóng sự Sự xuất hiện của nhân vật trần thuật là một đặc điểm nổi bật của phóng sự nói chung và phóng sự báo chí nói riêng. Đó là cái tôi vừa lôgíc, lý trí, đủ lý lẽ, đồng thời mang sức mạnh của một tâm hồn giàu cảm xúc, thấm nhuần tính nhân văn cao cả, cho dù nhân vật trần thuật phải luôn thể hiện sự khách quan của một quan điểm chính thống, một cách nhìn đúng đắn, hướng cho công chúng nhận đúng sự thật. Tất nhiên tác giả phóng sự không thể theo đuổi mục đích tự biểu hiện mình như nhà văn hay nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nghệ thuật khác. Với đòi hỏi cao về mặt lý trí, nhân vật trần thuật trong tác phẩm phóng sự phải xuất phát từ những trách nhiệm căn bản nhất mà trước hết là quyền lợi của nhân dân, đất nước, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng mà tác giả gắn bó và cao hơn cả là sự thật, là lẽ phải, là khát vọng vươn tới chân – thiện - mỹ của người cầm bút... Tất cả những quan điểm đó tạo ra một thế vững vàng, thể hiện quan điểm và bản lĩnh của nhà báo trong đời sống hiện thực. Tất nhiên, điều quan trọng là các nhân chứng đóng góp cho tác phẩm trước hết phải là chất lượng thông tin trong ý kiến họ phát biểu trực tiếp trong tác phẩm. So với nhân chứng trong các thể loại báo chí khác, nhân chứng trong phóng sự có bản sắc hơn, sinh động và cụ thể hơn rất nhiều. Với tư cách là người đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ hoặc một phần sự kiện, có nhiệm vụ tổ chức lại toàn bộ nội dung tác phẩm, tác giả ghi nhận sự xuất hiện của các nhân chứng này thông qua diện mạo, hành vi, suy nghĩ của họ. d. Phóng sự sử dụng bút pháp sinh động, linh hoạt, giàu hình ảnh gần với văn học Phóng sự báo chí gây ấn tượng với công chúng trước hết là ở khả năng phản ánh sự thực của nó. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể tìm thấy sự thật qua các thể loại báo chí khác như tin tức, điều tra, tường thuật...Yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của phóng sự là việc trình bày sự thật với bút pháp sinh động, giàu hình ảnh gần với văn học. Điều này hết sức quan trọng, chính nó góp phần tạo nên bản sắc của thể loại. Lối thông tin khách quan, khô khan hay thông tin định hướng bằng lý lẽ như các thể loại báo chí chính luận có những hạn chế riêng. Phóng sự khắc phục những điểm yếu này bằng cách thông tin thời sự qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, có thể tác động không chỉ vào lý trí của người đọc mà còn có thể đến với họ bằng sự đồng cảm của trái tim, đồng điệu về nhân cách. Phóng sự là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát cao vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng. III. KẾT CẤU CỦA PHÓNG SỰ * Bố cục theo bậc thang diễn biến sự kiện: đây là cách thể hiện nội dung theo bậc thang nhận thức tuần tự trước sau. Đó là cách thể hiện nội dung theo trình tự thời gian, việc trước đưa trước , việc sau đưa sau. Bố cục này đòi hỏi người làm phóng sự phải chú ý trình bày diễn biến chung của sự kiện, kết hợp với những chi tiết đặc sắc, tạo cho công chúng tiếp nhận luôn luôn bắt gặp cái mới. Khi cần người làm phóng sự có thể trình bày những suy nghĩ, liên tưởng cảm xúc bằng lối văn nghị luận, nhằm gợi cho công chúng nhận thức mới. * Bố cục bằng cách đưa đỉnh cao của một số sự kiện lên trên theo mô hình tam giác lộn ngược thường được sử dụng để phản ánh những trường hợp, sự kiện xảy ra đột xuất, hoặc những trường hợp đặc sắc mà tin tức chưa giải đáp những mâu thuẫn cụ thể đang trong quá trình vận động và những biện pháp giải quyết hữu hiệu. * Bố cục theo hình thức kết hợp các biến cố của nhiều sự kiện khác nhau cùng diễn ra trong một thời gian, hoặc có thời điểm khác nhau nhưng cùng chung hệ thống quan điểm, một dòng tư tưởng và cùng một ý nghĩa hoặc một chủ đề thống nhất. * Phần mở đầu: còn gọi là phần nêu vấn đề. Thông qua một sự kiện, sự việc, tình huống hay một con người cụ thể, tác giả nêu được vấn đề mà bài phóng sự của mình sẽ đề cập tới. * Phần thân bài: còn gọi là phần diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đang nêu. Đây là thành phần chủ chốt của tác phẩm, là bộ phận trung tâm thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm phóng sự. * Phần kết luận: Đây được coi là phần quan trọng nhất vì nó là mục đích của tác phẩm đạt tới. Trong phóng sự, lập luận phải rõ ràng, các yếu tố luận cứ, luận chứng phải liên kết với nhau tạo nên hiệu quả đồng nhất. IV. NGÔN NGỮ TRONG PHÓNG SỰ Với tư cách một thể loại báo chí, phóng sự có nhiệm vụ trước hết là thông tin về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển, đồng thời trả lời những câu hỏi mà hiện thực đề ra, đáp ứng các yêu cầu chung đối với tác phẩm báo chí. Tuy nhiên tác giả vẫn có thể sử dụng một lối thể hiện kết hợp giữa thông tin thời sự với bút pháp văn học để nhằm tạo ra giọng điệu phong phú, linh hoạt. Trong nhiều trường hợp tác giả có thể sử dụng những lập luận có tính logic nhưng lập luận nhìn chung mềm mại hơn, có sức thuyết phục hơn do được thể hiện thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Vẫn là trên cơ sở thông tin sự liện (có thật, tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thời sự) nhưng việc trình bày của phóng sự báo chí sinh động và có bản sắc hơn so với các thể loại báo chí khác. Trong đó, ngoài việc sử dụng tổng hợp cácyếu tố như tả, bình, thuật, bình đan xen yếu tố phân tích, nghị luận ở mức hợp lý, phóng sự báo chí đã tạo cho người trần thuật có giọng điệu riêng. Để viết được tác phẩm phóng sự có chất lượng, người làm báo hiện đại không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiể biết xã hội để tìm kiếm, lựa chọn sự kiện, vấn đề, biết cách mổ xẻ, phơi bày sự thật, mà còn phải có khả năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả thông qua miêu tả, trần thuật, bình luận, so sánh, liên tưởng, hồi tưởng, đặc tả... Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để biểu hiện chủ đề tư tưởng của một bài phóng sự. Người viết có thể sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung ngay cả tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ cổ cũngnhư các thuật ngữ khoa học, nhưng không vì thế mà tác giả sử dụng tùy tiện, thiếu chọn lọc làm thay đổi quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ hoặc làm lu mờ mất phong cách dân tộc. Vai trò của ngôn ngữ trong phóng sự rất ró thể hiện ở những điểm sau: * Vì mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đáng giá đúng người và việc mà họ đang theo dõi. * Không những thế phóng sự còn có thể khai thác tính nghệ thuật - chính luận của ngôn ngữ. Đặc điểm của phóng sự là phải đưa ra được những căn cứ lý luận vững chắc, rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, logic. nhưng đối tượng tiếp nhận thông tin là quần chúng nhân dân nên phải diễn đạt sao cho dễ hiểu, truyền cảm có thể hiểu một cách rõ ràng chính xác những khái niệm vốn phức tạp. Tính hình tượng của ngôn ngữ thể hiện ở các phép ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, chơi chữ, nói lái, nói giảm, khoa trương... tuy nhiên đây là ngôn ngữ trong phóng sự nên việc sử dụng các biện pháp tu từ của ngôn ngữ phải chính xác, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Nếu sử dụng không đúng sẽ dễ biến tác phẩm phóng sự thành tác phẩm văn học. Tuy nhiên khi sử dụng ngôn ngữ chính luận trong phóng sự sẽ mang tính đơn điệu của ngôn ngữ nhưng đây không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn mà ngược lại chính đặc điểm này của ngôn ngữ giúp cho tác giả diễn đạt sự bình giá, cảm xúc, sự suy tư đối với đề tài một cách trực tiếp và thẳng thắn, gây được hiệu quả có khi vượt cả tác phẩm văn học. *Với kinh nghiệm và kiến thức nền tảng của chính bản thân mình người viết phải đưa vào phóng sự một lượng thông tin cần thiết, đồng thời phải tưởng tượng ra đối tượng tiếp nhận thông tin là người đọc( vốn là một nhóm công chúng khó xác định được phạm vi) với những thông tin liên quan như: trình độ văn hoá, phong tục tập quán, kiến thức nền, xu thế phát triển của quan niệm chung trong xã hội có thể tác động đến việc tiếp nhận thông tin. Những điều đó cũng tác động không nhỏ đến việc người viết lựa chọn thông tin, cách thể hiện ý tưởng và mục đích của mình sao cho hợp lý và người đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận thông tin. * Ngôn ngữ là phương thức thể hiện của một bài phóng sự hay, ấn tượng. Qua nhiều tác phẩm ta thấy được sức mạnh của ngôn từ đã được khai thác một cách hiệu quả mà vẫn không ảnh hưởng tới năng lực thông tin thời sự của tác phẩm. Lao Động, Sài Gòn giải phóng, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh... là những tờ báo hàng đầu trong việc khai thác những thế mạnh của phóng sự báo chí hiện đại. Những ngòi bút tiêu biểu như: Vĩnh Quyền, Chính Đức, Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân, Quảng Hà... đã thuần thục trong việc sử dụng ngôn ngữ để cho ra đời ngững tác phẩm gần gũi với những sự thật điển hình, bất ngờ, nhiều khi tưởng nhhư nằm ngoài sự tưởng tượng. Đó là chuyện “ Cái mặt bằng”, “Cà phê nợ”, “Đời khuân vác”, “ Những cuộc đời bị gán nợ”... đã gây ấn tượng với công chúng về chân dung người lao động và những chuyện đời thường. V. TÍT TRONG PHÓNG SỰ Trong phóng sự ngoài tít chính còn có tít phụ. Tít chính là phần nêu vấn đề - tên gọi của bài báo. Còn tít phụ thuộc về phần diễn giải vấn đề. Tuỳ thuộc vào nội dung tác phẩm mà tác giả xây dựng các tít. Tít chính có nhiều loại. Có loại giới thiệu khái quát và đầy đủ toàn bộ vấn đề sẽ nêu. Loại tít này hàm chứa thông tin cao, người đọc có thể nhận dạng được ngay vấn đề cần nêu trong phóng sự. Loại tít mở thường nêu một vấn đề dang dở của vấn đề . Người đọc chưa thể biết ngay loại thông tin sẽ được đề cập tới là gì. Loại tít này không có ưu điểm là thâu tóm được cốt lõi của vấn đề nhưng lại có ưu điểm gợi trí tò mò của người đọc. Loại tít dùng ẩn dụ, dùng những sự kiện, sự việc nhân vật có tính tượng trưng cũng là một loại được sử dụng nhiều lần trong phóng sự. Loại tít này đòi hỏi người đọc phải có khái niệm và ý nghĩa của hình tượng đó. Cách đặt tít báo hai vế bổ sung về ý nghĩa cũng hay được sử dụng. Thường về đầu các tít là nêu hiện tượng còn vế sau là tính chất của hiện tượng đó. Tít trong phóng sự cũng như nhiều tít các thể loại báo chí khác có thể là một câu hỏi đầy đủ, hay chỉ là một con số, một mệnh đề. Tuy nhiên, một phóng sự không nhất thiết buộc phải có tít phụ, nhưng nếu bài viết có dụng ý lớn thì nên có tít phụ vì nó làm tăng thêm phần hấp dẫn. Một bài có thể có một hay nhiều tít phụ. Trong một phóng sự có từ hai đến bốn tít phụ là hợp lý nhất. VI. VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ẢNH HƯỞNG TRONG PHÓNG SỰ Xu hướng báo chí hiện đại thì ảnh minh hoạ do chính tác giả bài viết chụp được dùng trong phóng sự có vai trò quan trọng, giúp tô đậm chủ đề, tăng thêm tính hấp dẫn, làm cho người đọc dễ dang hình dung sự kiện, sự việc, nhân vật được nội dung bài viết đề cập tới. Một bài phóng sự có thể sử dụng một hoặc nhiều ảnh minh họa làm tăng thêm sự tin tưởng cho công chúng. Trong một số trường hợp người ta sử dụng những ảnh minh hoạ có tính độc lập tương đối với nội dung của bài viết nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện chủ đề vì nó được tác giả gắn với những cảm nhận riêng của mình. Những ảnh như vậy có tác cụng như một thông tin gợi mở để người đọc suy ngẫm. Một số bài phóng sự thì ảnh minh hoạ lại đặt ra những câu hỏi cụ thể về cuộc sống, con người, sự kiện, v.v… Dù ở hình thức nào thì ảnh minh hoạ trong phóng sự càng tăng thêm tính hấp dẫn cho chủ đề của bài viết. Như vậy khiến bạn đọc hiểu rằng tác giả bài viết đã trực tiếp thu thập thông tin ngay tại những nơi đang diễn ra sự kiện, sự việc mang tính thời sự cao. VII. CÁC DẠNG PHÓNG SỰ BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI 1. Phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống Cùng với các thể loại khác như bình luận chuyên luận, ký chính luận, phóng sự báo chí có nhiện vụ phản ánh và phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống, và trong một mức độ nào đó phóng sự đã giao thoa với những thể loại này. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong quá trình giao thoa là vấn đề trở thành nội dung trung tâm tác phẩm phóng sự. Tất nhiên đó phải là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và phải đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự. Tuy không trực tiếp tham gia phản ánh những sự kiện lớn những tình huống nổi bật nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập vẫn có sức lay động rất lớn - từ những vấn đề có tầm bao quát rộng lớn đến những vấn đề có phạm vi nhỏ hơn trong đời sống hàng ngày. 2. Dạng phóng sự chân dung Đây là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại ký chân dung. Hiện nay dạng phóng sự này đang chiếm ưu thế trên một số tờ báo có ảnh hưởng lớn và phạm vi phát hành rộng. Phóng sự chân dung là sự kết hợp những ưu thế của phóng sự báo chí và thể loại ký chân dung, trong đó tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn những đặc điểm của phóng sự cũng được bộc lộ rõ nhất ở yếu tố hình thức và trong cách thức tổ chức tái hiện những chân dung đó. Điều này được biểu hiện ở những tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở bối cảnh và nhất là ở năng lực khái quát và cái góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật. 3. Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự Những sự kiện được chọn để thể hiện trong một bài phóng sự thường phải đáp ứng được một số yêu cầu như: Có cấp độ điển hình cao, đấp ứng yêu cầu thông tin thời sự, chứa đựng mâu thuẫn hoặc những câu hỏi cần được làm sáng tỏ, gợi lên những vấn đề mà công chúng quan tâm. Tác phẩm phóng sự sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống để phản ánh sự kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh,phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang ảnh và hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ có thực của nó. Đôi khi tác phẩm phóng sự sự kiện còn có thể đề cập nguyên nhân và nêu lên những vấn đề đặt ra sau sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Điều đáng nói là trong dạng phóng sự này một số yếu tố thuộc về hình thức thể hiện của thể loại của phóng sự nói chung có phần bị hạn chế, không thực sự sinh động như trong các dạng phóng sự khác. 4. Phóng sự điều tra Một trong những đặc điểm của thể loại điều tra là phải trả lời câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Sự kết hợp giữa phóng sự và điều tra thường diễn ra theo nguyên tắc sau: tính chất phóng sự được thể hiện ở những yêu tố thuộc về hình thức của tác phẩm như ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, sự xuất hiện của nhân vật... còn đặc điểm thể loại của điều tra thì được biểu hiện ở việc phát huy động những chi tiết, số liệu, dữ kiện nhằm xây dựng một hệ thống các luận cứ nhằm làm sáng tỏ cái lôgíc bên trong thể hiện bản chất của sự thật mà tác phẩm đề cập, trả lời câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Trong những bài phóng sự điều tra hình thức phóng sự có thể giúp tác giả trình bày những vấn đề gai góc, căng thẳng một cách mềm mại, linh hoạt. Dạng bài này thường được sử dụng trong khi đứng trước những sự kiện tình huống hịên trạng nào đó đang còn những câu hỏi chưa được trả lưòi hoặc có những cách trả lời khác nhau. KẾT LUẬN Dù ở thời đại nào, nền báo chí nước nào thì phóng sự là một trong những đề tài quan trọng với khả năng thông tin thời sự về con người, sự việc một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Vừa thông tin sự kiện, phóng sự còn khả năng thông tin lý lẽ, thông tin thẩm mỹ. Chính sự kết hợp giữa các yếu tố đó đã tạo cho phóng sự một khả năng riêng trong việc phản ánh hiện thực, nó có thể thoả mãn nhu cầu hiểu biết và khám phá hiện thực của công chúng. Thông qua vai trò của cái tôi trần thuật – tác giả - nhân chứng, tác phẩm phóng sự ngoài việc trình bày hiện thực còn nhằm giải quyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 85.doc
Tài liệu liên quan