Chứng cứ rất rõ ràng về việc học tập đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh của hành vi. Tất cả những ảnh hưởng môi trường và xã hội hình thành nhân cách tác động tới hành vi thông qua việc học tập. Ngay cả những khía cạnh nhân cách được thừa hưởng cũng có thể bị thay đổi, phá vỡ, ngăn chặn hoặc để cho phát triển bởi quá trình học tập. Skinner (trên cơ sở công trình của Watson và Pavlov trước đó) đã cho chúng ta biết giá trị của sự củng cố tích cực, sự tiếp cận liên tục, hành vi siêu việt và nhiều biến số học tập khác như là sự tích luỹ những câu trả lời được học. Bandura đưa ý tưởng rằng chúng ta học hỏi từ những mô hình quan sát (học tập quan sát) và thông qua nhiều việc trao thưởng khác nhau. Đối với Rotter, việc trao thưởng là chìa khoá. Ông lập luận rằng động cơ chính của chúng ta là tối đa hoá việc củng cố tích cực. Bandura và Rotter đồng ý với Skinner rằng đa số các hành vi là được học và di truyền chỉ đóng vai trò hạn chế. Chúng ta đã bàn nhiều khía cạnh của nhân cách có bằng chứng khoa học để chỉ ra rằng chúng được học tập chẳng hạn như nhu cầu của McClelland về thành đạt (vốn được đề xuất bởi Murray).
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9221 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các yếu tố hình thành nên nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu
Nghiên cứu tâm lý con người được xem là trong những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất đối với trí thức con người đặc biệt là nhân cách và những yếu tố góp phần nên sự hình thành và phát triển của nhân cách. Bắt nguồn từ các bậc Tiên Nho, trong thiên Dương Hóa, sách Luận Ngữ, Khổng tử nói “Tính tương cận, tập tương viễn” có nghĩa là : bản tính con người giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau. Trong Tam tự kinh câu đầu tiên là "Nhân chi sơ, tính bản thiện" nghĩa là con người khi mới sinh ra đã mang tình thiện. Mạnh Tử quan niệm ai cũng có mầm thiện trong lòng. Nhưng đối lập với nó là câu nói của Tuân Tử ,một trong những người chủ trương pháp trị, nghĩa là cai trị bằng pháp luật. : “ nhân chi sơ tính bản ác” con người có trong mình tính ác từ khi mới lọt lòng. Cùng bàn về tính thiện ác trong con người, một nhà triết học phương Tây là Honbach cũng đưa ra quan điểm : “con người khi sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”
Vậy thì thực chất vấn đề là như thế nào? Con người ta là thiện hay là ác? tính thiện, ác do đâu mà có? Và vấn đề này có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của sinh viên hiện nay.
A . Nội dung:
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Trong đó, quan điểm triết học về nhân cách con người, về cơ bản, có những khác biệt so với quan điểm của các khoa học cụ thể. Triết học Mác - Lênin xem nhân cách là "những cá nhân con người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã hội". Theo đó, nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là "phẩm chất xã hội" của con người. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách. Giải quyết vấn đề này theo những cách khác nhau sẽ dẫn tới quan niệm khác nhau về bản chất của nhân cách. Chính vì thế, sự tranh luận giữa các trường phái triết học bàn về nhân cách thường xoay quanh chủ đề này. Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng trình bày mọi quan điểm của các trường phái triết học trong lịch sử, mà chỉ tập trung vào quan điểm mácxít về sự hình thành nhân cách.
Các yếu tố xây dựng nhân cách con người :
Yếu tố bẩm sinh di truyền
Có cơ sở vững vàng khẳng định rằng nhiều đặc điểm nhân cách được di truyền trong đó có thể kể đến: Những khía cạnh về tâm thần, thần kinh và hướng ngoại của Eysenck (riêng về sự hướng ngoại bắt nguồn từ công trình của Jung). Năm yếu tố thần kinh, hướng ngoại, sự cởi mở trước cái mới, tính dễ thích nghi và sự tận tâm của McCrae và Costa. Ba tính cách gồm tính đa cảm, tính năng động và tính hoà đồng. Hơn nữa nét tiêu biểu về sự tìm kiếm cảm giác của Zuckerman trước tiên bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Như vậy cách tiếp cận nét tiêu biểu tập trung vào sự ảnh hưởng của tính di truyền vẫn rất quan trọng ngày nay và có thể trở thành phạm vi phát triển nhanh nhất trong nghiên cứu nhân cách. Cái còn lại cần được xác định chính xác là có bao nhiêu yếu tố di truyền, đặc điểm hay tính cách. 16 theo Cattell, 3 theo Eysenck, 5 theo McCrae và Costa, 3 theo Plomin và Buss hay chưa được xác định như một số nhà lý luận khác? Nghiên cứu trong tương lai về di truyền học hành vi có thể cung cấp them nhiều khía cạnh nữa về nhân cách được hình thành bởi các yếu tố di truyền. Không quan trọng có bao nhiêu đặc điểm, cũng không quan trọng khi đề xuất mạnh mẽ nhất về cách tiếp cận di truyền học lập luận rằng nhân cách có thể được giải thích đầy đủ và trọn vẹn bởi tính di truyền. Cái chúng ta thừa hưởng là những cái có, không phải số phận, xu hướng hay điều chắc chắn. Liệu khuynh hướng di truyền từng được nhận thức rõ phụ thuộc vào những điều kiện môi trường sống và xã hội đặc biệt là của thời kỳ thơ ấu.
2 . Yếu tố hoàn cảnh
Tất cả các nhà lý luận về nhân cách mà chúng ta đã thảo luận thừa nhận tầm quan trọng của môi trường xã hội. Alder nói về tác động của trật tự sinh, lập luận rằng nhân cách bị ảnh hưởng bởi vị trí của chúng ta trong gia định trong quan hệ với anh chị em ruột. Chúng ta được thấy nhiều hoàn cảnh gia đình và xã hội khác nhau tuỳ theo độ chênh lệch tuổi giữa các anh chị em ruột hoặc việc có anh chị em ruột hay không. Theo quan điểm của Adler, những môi trường gia đình khác nhau này có thể tạo ra nhiều nhân cách khác nhau.
Horney tin rằng văn hoá và thời đại mà chúng ta được nuôi nấng cho thấy tác động của nó chẳng hạn như tác động mà bà ghi chép được trong chứng loạn thần kinh chức năng được di truyền bởi những bệnh nhân Đức và Mỹ. Bà cũng chỉ ra các môi trường xã hội khác nhau rõ nét mà những cậu bé và cô bé bộc lộ. Bà đã nói về sự lép vế của những cô bé lớn lên trong những nền văn hoá đàn ông chi phối. Bà gợi ý rằng phụ nữ được nuôi dưỡng trong nền văn hoá mẫu hệ có thể có lòng tự trọng cao hơn và các đặc điểm nhân cách khác. Fromm tán thành ảnh hưởng của những sức mạnh và sự kiện lịch sử loan hơn như là hình thái xã hội mà một dân tộc xây dựng. Mỗi thời đại trong lịch sử - dù là Trung Cổ hay Khai sang, Phong trào cải cách tin lành hoặc Cách mạng công nghiệp chẳng hạn – đóng góp cho việc hình thành nhân cách khác nhau hoặc các đặc điểm tính cách thích hợp với nhu cầu của thời đại đó. Ngay cả Allport và Cattell những người mở đầu cách tiếp cận đặc tính cho nghiên cứu nhân cách cũng đồng ý về tầm quan trọng của môi trường. Allport nhận thấy rằng mặc dù di truyền học cung cấp nguyên liệu thô cơ sở cho nhân cách chính môi trường xã hội nhào nặn nguyên liệu ấy thành sản phẩm cuối cùng. Cattell lập luận rằng tính di truyền quan trọng hơn cho một số yếu tố nhân cách so với những yếu tố khác nhưng những yếu tố môi trường có ảnh hưởng cuối cùng tới tất cả mọi yếu tố ở một mức độ nhất định. Tám giai đoạn của Erikson về sự phát triển tâm lý mang mang tính bẩm sinh nhưng môi trường xác định những cách thức trong đó các giai đoạn có cơ sở di truyền được thực hiện. Ông tin rằng những sức mạnh lịch sử và xã hội ảnh hưởng sự hình thành cái tôi cá nhân. Maslow và Rogers cho rằng sự tự thực hiện mang tính bẩm sinh nhưng thừa nhận rằng yếu tố môi trường có thể kiềm chế hoặc thúc đẩy nhu cầu tự thực hiện. Các sự kiện xã hội quy mô lớn như là chiến tranh và suy thoái kinh tế có thể hạn chế sự lựa chọn cuộc sống và ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức về cá tính. Những thay đổi về cuộc sống bình thường hơn (bị bệnh, ly dị và thay đổi nghề nghiệp) cũng có thể ảnh hưởng đến nhân cách. Cuối cùng, nguồn gốc dân tộc và điều chúng ta thuộc dân tộc đa số hay thiểu số cũng góp phần xác định nhân cách. Chúng ta thấy những ví dụ về sự khác nhau dân tộc trong những biến số như sự tìm kiếm cảm giác, nơi kiểm soát, và nhu cầu thành đạt. Chúng ta cũng biết rằng thành viên của các nhóm thiểu số phát triển tính đồng nhất dân tộc cũng như cái tôi cá nhân và phải thích nghi với cả hai nền văn hoá. Thành công của sự thích nghi này ảnh hưởng nhân cách và thể chất tâm lý. Vì tất cả những lý do này không thể chối bỏ tác động của những sức mạnh xã hội và môi trường khác nhau tới nhân cách. Cách thức đáng kể nhất mà tác động này được thể hiện đó là thông qua học tập.
3 . Yếu tố giáo dục
Chứng cứ rất rõ ràng về việc học tập đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh của hành vi. Tất cả những ảnh hưởng môi trường và xã hội hình thành nhân cách tác động tới hành vi thông qua việc học tập. Ngay cả những khía cạnh nhân cách được thừa hưởng cũng có thể bị thay đổi, phá vỡ, ngăn chặn hoặc để cho phát triển bởi quá trình học tập. Skinner (trên cơ sở công trình của Watson và Pavlov trước đó) đã cho chúng ta biết giá trị của sự củng cố tích cực, sự tiếp cận liên tục, hành vi siêu việt và nhiều biến số học tập khác như là sự tích luỹ những câu trả lời được học. Bandura đưa ý tưởng rằng chúng ta học hỏi từ những mô hình quan sát (học tập quan sát) và thông qua nhiều việc trao thưởng khác nhau. Đối với Rotter, việc trao thưởng là chìa khoá. Ông lập luận rằng động cơ chính của chúng ta là tối đa hoá việc củng cố tích cực. Bandura và Rotter đồng ý với Skinner rằng đa số các hành vi là được học và di truyền chỉ đóng vai trò hạn chế. Chúng ta đã bàn nhiều khía cạnh của nhân cách có bằng chứng khoa học để chỉ ra rằng chúng được học tập chẳng hạn như nhu cầu của McClelland về thành đạt (vốn được đề xuất bởi Murray). Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh bằng tài liệu rằng việc học tập ảnh hưởng đến tính hiệu quả của bản thân (Bandura), trọng tâm kiểm soát (Rotter), và sự không tự lực được học (Seligman). Những quan niệm này dường như có liên quan đến một khái niệm rộng hơn: mức độ kiểm soát. Những người tin rằng họ kiểm soát cuộc sống của mình thường có mức độ hiệu quả cao, có điểm nội tại về kiểm soát và không đặc trưng cho sự không tự lực (bao hàm việc thiếu kiểm soát). Trong thuật ngữ của Seligman những người tin rằng họ trong trạng thái kiểm soát thường lạc quan hơn là bi quan. Kiểm soát là có ích cho nhiều khía cạnh của cuộc sống và đại diện cho một trong những phát triển lý thú nhất về nghiên cứu nhân cách trong những năm gần đây. Một mức độ kiểm soát cao có liên quan đến những cơ chế đối phó tốt hơn, ít tác động áp lực hơn, có sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt hơn và kỹ năng xã hội và tính đại chúng lớn hơn. Dù với bất cứ cái tên nào – tính tự hiệu quả, điểm nội tại về kiểm soát hay tính lạc quan - kiểm soát được xác định bởi những yếu tố môi trường và xã hội. Điều này được học trong thời kỳ thơ ấu và trưởng thành mặc dù nó có thể thay đổi trong cuộc sống sau này. Chúng ta thấy rằng các hành vi cha mẹ đặc thù có thể giúp cho sự trưởng thành cảm giác trong tình trạng kiểm soát của trẻ. Như vậy khái niệm kiểm soát mang khía cạnh học tập của nhân cách và cách cư xử của cha mẹ là hết sức quan trọng đối với nó.
4. Yếu tố hoạt động :
Freud tin rằng nhân cách được hình thành và xác định vào lúc 5 tuổi và khó có thể thay đổi bất cứ khía cạnh nào của nhân cách sau đó. Chúng ta chấp nhận rằng những năm thời thơ ấu là rất quan trọng cho sự hình thành nhân cách, nhưng cũng rất tõ ràng rằng nhân cách tiếp tục phát triển sau thời kỳ thơ ấu, có thể suốt cả quãng đời. Những nhà lý luận như Cattell, Allport, Erikson và Murray cho rằng thời thơ ấu quan trọng nhưng đồng ý rằng nhân cách có thể được thay đổi trong những năm sau. Một số nhà lý luận cho rằng sự phát triển nhân cách tiếp tục được duy trì trong thời kỳ niên thiếu. Jung, Maslow, Erikson và Cattell lưu ý rằng thời trung niên là thời kỳ thay đổi nhân cách rõ nét. Vấn đề là nhân cách của chúng ta tiếp tục thay đổi và phát triển bao lâu? Liệu cái tôi của bạn vào tuổi 20 cho biết bạn sẽ như thế nào vào tuổi 40? Như với tất cả những câu hỏi liên quan đến nhân cách, câu hỏi này đã trở thành một câu hỏi đặc biệt phức tạp. Có lẽ đó thậm chí không phải là một câu hỏi đáng đặt ra. Có thể không làm bạn ngạc nhiên khi biết rằng bằng chứng thực nghiệm chứng minh nhiều quan điểm khác nhau (xem Matthews và Deary, 1998). Vậy nhân cách có thay đổi không? Có. Nhân cách có bền vững không? Có thể có. Nhưng nếu chúng ta phải trau chuốt câu hỏi và hỏi liệu một số đặc điểm nhân cách ổn định trong một khoảng thời gian trong khi những đặc điểm khác thay đổi, và rồi chúng ta có thể sẽ trả lời được với từ có tuyệt đối. Cái xuất hiện rõ nét từ nghiên cứu là cơ sở của chúng ta về sự kéo dài những thiên hướng nhân cách (chẳng hạn như những đặc tính được mô tả bởi mô hình năm yếu tố của McCrae và Costa) được giữ ổn định nhiều năm. Có chứng cứ rằng những đặc tính cơ bản này và khả năng dường như được kéo dài từ tuổi 30. Nghiên cứu chỉ ra rằng những yếu tố về chứng loạn thần kinh chức năng, sự hướng ngoại và cởi mở suy giảm dần từ tuổi học đường cho tới tuổi trung niên, trong khi đó những yếu tố như tính dễ mến và sự tận tâm tăng dần với tuổi tác. Những so sánh chéo về văn hoá đã cho thấy tính ổn định trong một số nước như Hoa Kỳ, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Croatia, và Hàn Quốc (Costa và McCrae, 1997; McCrae và al., 1999). Cái gì gây ra sự thay đổi nhân cách tuổi trưởng thành? Những nhà lý luận ủng hộ ảnh hưởng quan trọng hơn của các yếu tố di truyền đưa ra giả thuyết rằng mọi thay đổi nhân cách đều độc lập với những yếu tố môi trường. Những nhà lý luận khác tin rằng câu trả lời được bắt nguồn từ những ảnh hưởng môi trường và xã hội và trong những thích nghi chúng ta có trước những ảnh hưởng ấy. Những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế, việc rời bỏ trường học, xây dựng gia đình và đảm nhận vai trò cha mẹ, ly di, mất việc hoặc việc thăng chức, khủng hoảng tuổi trung niên, cha mẹ cao tuổi tất cả mang lại những vấn đề mà người lớn phải điều chỉnh. Hai nghiên cứu theo chiều dọc về phụ nữ xem xét yếu tố xã hội của phong trào giải phóng phụ nữ vào những năm 70 và tác động của nó từ những năm trung học cho tới tuổi trung niên. Nhiều điểm tăng quan trọng đã được nhận thấy trong khoảng thời gian này liên quan đến những đặc tính nhân cách về tính ưu thế, tự công nhận, sự thấu cảm, sự thành đạt và sự tự lập. Trong khi đó việc tôn trọng nguyên tắc hay chuẩn mực được nhận thấy giảm (Agronick và Duncan, 1998; Robert và Helson, 1997). Tất cả những thách thức cá nhân và văn hoá như vậy để lại dấu vết cho nhân cách. Một nhà lý luận đương đại đã đưa ra ý kiến rằng nhân cách có thể được mô tả theo ba cấp độ để giải thích sự phát triển liên tục trong tuổi trưởng thành. Các cấp độ này bao gồm những đặc điểm tâm tính, những mối quan tâm cá nhân và quá trình sống (McAdams, 1994). Những đặc điểm tâm tính là những đặc tính di truyền như theo kiểu được McCrae và Costa nói tới, những đặc tính điểm nhân cách này được nhận thấy ổn định và tương đối không thay đổi từ tuổi 30 trở đi. Những mối quan tâm cá nhân bao gồm cảm giác ý thức, kế hoạch và mục tiêu chẳng hạn cái mà chúng ta muốn, làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó và chúng ta cảm nhận như thế nào về những người chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống. Những cảm giác, kế hoạch và mục đích này thường thay đổi trong quãng đời như là kết quả của những ảnh hưởng khác nhau mà chúng ta phải đối mặt như những ví dụ đã được nêu trên. Tất cả những tình huống này có thể muốn nói đến những thay đổi trong cảm giác và ý định của chúng ta, tuy nhiên những đặc điểm tâm tính cơ bản (chẳng hạn như cấp độ cơ sở về tính dễ bị kích thích hay hướng ngoại) mà chúng ta sử dụng chúng để đối mặt với những tình huống trong cuộc sống này thì tương đối không thay đổi. Cấp độ thứ ba, quá trình sống, bao hàm việc hình thành cái tôi, có được cái riêng và tìm được một mục tiêu thống nhất trong cuộc sống. Chúng ta liên tục viết lên câu chuyện cuộc sống của mình, làm chúng ta trở thành ai và chungs ta phù hợp với thế giới như thế nào. Cũng như những mối quan tâm cá nhân, quá trình sống thay đổi tuỷ theo những đòi hỏi của môi trường và xã hội. Khi là người lớn chúng ta thêm vào và viết lại quá trình sống với từng giai đoạn của cuộc sống với những nhu cầu, thách thức và cơ hội khác nhau. Tóm lại quan điểm này cho rằng những đặc điểm tâm tính cơ bản phân chia nhân cách là bất biến trong khi đó những phán xét có ý thức của chúng ta về chúng ta là ai và chúng ta mong muốn là như thế nào thay đổi. Ý tưởng này dẫn đến một yế tố khác mà những nhà lý luận đã xem xét đó là sự ý thức.
5. Yếu tố giao tiếp : Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở quá trình thông tin hiểu biết rung động ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Vai trò của nó trong việc hình thành nhân cách được thể hiện qua các mặt như :
- Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của XH cũng như của cá nhân. Nó là con đường quan trọng nhất của sự phát triển tâm lý con người trong quá trình hình thành đạo đức và nhân cách .
Ví dụ: Trong gia đình những lời hỏi thăm ân cần của bố mẹ đối với con cái những câu chuyện về cuộc sống xung quanh mâm cơm là cách giao tiếp điển hình giúp ta có được những tri thức cần thiết. Từ đó ta trưởng thành hơn, có cái nhìn sâu sắc hơn đúng đắn hơn hình thành những phẩm chất đáng quý, hay những cuộc bàn luộn giữa bạn bè với nhua về HIV ma túy học đường hay an toàn giao thông sẽ cho ta nhận ra điều gì tốt hay xấu có lợi hay hại từ đó hướng ta đến những điều thiện nhũng điều tốt đẹp.
- Giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản nhất và xuất hiện sớm nhất hay có thể nói là nhu cầu bẩm sinh của con người. Nếu như nhu cầu này không được thỏa mãn thì sẽ có thể gây ra hậu qủa nghiêm trọng.
Ví dụ: Những bệnh nhân mắc bệnh Hospitalism hay còn gọi là bệnh do nằm viện thường có những biểu hiện chậm phát triển về mặt thể chất , thiếu cảm nhận về mặt kỹ năng vận động , ngôn ngữ . Sau này người ta mới hiểu rằng nguyên nhân của bệnh là do trẻ không có được những liên hệ xã hội cần thiết .
- Qua con đường giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội lĩnh hội nền văn hóa xã hội chuẩn mực xã . Ở đây con người học được cách đánh giá hành vi thái độ lĩnh hội được một cách trực tiếp từ cuộc sống vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn dần dần hình thành nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy những phẩm chất nhân cách như tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc trung thực…được biểu hiện và hình thành trong quá trình giao tiếp, cũng nhờ có giao tiếp con người mới có thể đóng góp sức lực và tài năng của mình cho sự phát triển của xã hội.
- Qua tiếp xúc con ng nhận thực được người khác đồng thời cũng qua giao tiếp con người cũng nhận thức được về chính mình. Khi tiếp xúc con người thấy được những cái có ở người khác tự so sánh đối chiếu với cái mình có với các chuẩn mực xã hội nên đã thu được những thông tin về sự hình thành đánh giá bản thân. Ví dụ một người thường được khen ngợi, được đánh giá quá cao dễ trở nên tự cao tự coi mình là thiên tài.
Các yếu tố sinh thể môi trường xã hội giáo dục hoạt động và giao lưu đều tác động đến sự hình thành nhân cách nhưng có vai trò không giống nhau. Theo quan điểm tâm lí học Macxit thì yếu tố sinh thể giữ vai trò là tiền đề yếu tố môi trường thì giữ vai trò quyết định yếu tố giáo dục tự giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động và giao tiếp của cá nhân giữ vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển của nhân cánh.
Ý nghĩa thực tiễn với sinh viên hiện nay
Sinh viên người chủ tương lai của đất nước người đang được đào tạo để trở thành nguồn lao động chính của xã hội, có nghĩa là chúng ta một mặt cần phải nâng cao kiến thức mặt khác quan trọng hơn là rèn luyện đạo dức hoàn thiện nhân cách bởi “có tài mà không có đức cũng là kẻ vô dụng”. Theo những thông tin “ hội thỏa giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp” do hội khoa học tâm lí giáp dục Việt Nam vừa tổ chứ tại Đồng Nai. Tỉ lên quay cop ở bậc đại học cao đẳng lên tới 69%; 80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt bố mẹ. Tỉ lệ người thành niên phạm tội ngày càng cao. Theo thống kê của viện kiểm soát nhân dân tối cao nếu năm 1986 có 3607 người thì năm 1996 con số này là 11726, trung bình mỗi năm cả nước có 4764 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện.
Nhận thức sâu sắc về sự tác động của hoàn cảnh tới nhân cách con người nên hơn ai hết sinh viên chúng ta phải tự mình rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân , hoàn thiện nhân cách bằng cách học tập , trau dồi thêm kiến thức theo đề xướng của UNESCO :
1.học để biết: học là công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày hằng giờ thậm chí cả đời , học là một quá trình tìm hiểu quan sát thu nhận rèn luyện tích lũy kiến thức cho bản thân mình từ thấy cô giáo từ bạn bè người thân và từ cuộc sống , ngày nay khoa học tiến bộ đời sống xã hội ngày cáng phát triển , những gì chúng ta biết chỉ như giọt nước trong đại dương kiến thức mênh mông của nhân loại , cho nên mục đích đầu tiên cũng là bước đầu trong quá trình hình thành nhân cách của con người đặc biệt sinh viên là nắm bắt và làm phong phú thêm vốn kiến thức của bản thân .
2. học để làm: “Học đi đôi với hành”. Học lí thuyết mà không biết vận dụng vào thực tiễn không biết biến những kiến thức trên sách vào đời sống thì học cũng không mang lại hiệu quả cao. như vậy mục đích tiếp theo của unesco như một bước nữa cao hơn để hoàn thiện con người. học lí thuyết vốn hiểu biết rộng nhưng khi áp dụng vào thực tế thì lúng túng thì liệu chúng ta học để làm gì. Học và biết áp dụng mới là cách học đúng đắn , muốn vậy chúng ta phải học lí thuyết thật chắc chắc,học và áp dụng thực tế phải luôn luôn song song với nhau , có như vậy thì việc học mới thức sự là hiệu quả.Có thể nói đây vừa là phương pháp vừa là mục đích học tập . Khi biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt những kiến thức khô khốc trên sách vở vào từng điều kiện cụ thể của hoàn cảnh con người đã học được cách tự hoàn thiện bản thân và mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội .
3. học để chung sống : Như bác hồ đã nói" có tài mà không có đức thì thành ng vô dụng" , bởi vậy cùng song song với việc được trang bị đầy đủ tri thức là sự hiểu biết đối nhân xử thế là đạo lí làm người." sống trong đời sống cần có một tấm lòng . Trong quá trình học tập rèn luyện chúng ta biết đến vô vàn những bài học đạo lí tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới nói chung và của dân tộc Vn nói riêng . Qua đó chúng ta ý thức được cái hay cái đẹp trong nhân cách con người do đó sẽ cũng không ngừng rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của bản thân .
Một khi đã ý thức được bản thân mình một cách sâu sắc thì con người sẽ học tập được nhiều đức tính tốt của cộng đồng và sống hòa đồng với xã hội hơn , qua đó tạo nên một cộng đồng đoàn kết tương thân tương ái biết đồng cam cộng khổ dựa vào nhau cùng xây dựng và phát triển ngày cáng tốt đẹp .
4. học để tự khẳng định mình: Một khi chúng ta đã có kiến thức sâu rộng có ý thức sâu sắc về bản thân thì tất yếu là mong muốn được người khác công nhận và muốn tự khẳng định chính mình . Bởi vậy unesco đưa ra mục đích này nhằm khuyến khích và tạo động lực cho con người càng ngày càng cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân hoàn thiện nhân cách của chính mình .
Danh sách tài liệu tham khảo
1.Giáo trình tâm lí học đại cương - đại học luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân
2.từ điển tâm lý học - Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia viện Tâm lý học ( Vũ Dũng )
3. Giáo trình tâm lý học đại cương - NXB ĐHSP ( Nguyễn Quang Uẩn )
4.Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lí học, Nxb. Quốc gia HN 2000
5.Nguyễn Ngọc Bích,, tâm lí học nhân cách,NXB Hà Nội, 2001
6. http: tamlyhoc.net
7. http: tamly.com.vn
8. http: vietbao.com.vn
9. A.N.Leonchev, hoạt động - ý thức- nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- {tâm lý học đại cương} các yếu tố hình thành nên nhân cách.doc