Tượng David bày tại Viện Hàn Lâm Florence mà ông đã gia công từ năm 1501 đến 1504, ngay sau khi ông trở lại Florence. Người anh hùng trong truyền thuyết cổ đại này được mô tả trong trạng thái khoả thân, rất uyển chuyển và mềm dẻo, những múi cơ bắp tuyệt đẹp đầy tính đe doạ. Khuôn mặt chàng biểu lộ lòng quả cảm và quyết tâm cao độ khiến người ta phải hãi hùng, e sợ và đây cũng là đặc điểm tiêu biểu của rất nhiều hình tượng sáng tác của Michelangielo, cũng như dấu ấn cá nhân của riêng ông. David - tác phẩm nổi tiếng của ông đã trở thành biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp và hiện nay vẫn được đặt nguyên vị tại Piazza della Signoria ngay phía trước Cung điện Vecchio, nay là toà thị chính Florence. Với bức tượng này, ông đã vượt hẳn lên so với những nghệ sĩ đương thời, không những tại Hy Lạp và La Mã mà còn hơn hẳn các nghệ sĩ hiện đại bằng những kỹ thuật mô tả những đường nét và hồn tác phẩm rất mạnh mẽ và tuyệt đẹp.
David thực sự là 1 bức tượng đẹp toàn diện từ ngày đấy đến bây giờ.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12284 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái đẹp của nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp của nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng
Cuộc sống sinh ra cái đẹp nhưng chưa có một định nghĩa tròn trặn viên mãn nào về nó, đó vẫn là một khái niệm nằm trên bờ vực chênh vênh của " khả giải " và "bất khả giải". Từ bao đời nay con đường tìm kiếm câu trả lời: cái đẹp là gì? vẫn chưa có điểm dừng chân, và chặng đường gian nan ấy vẫn sẽ tiếp tục.
Trong nội tại mỗi con người, ai cũng ẩn sâu một chút duy mỹ, dù nhiều hay ít, con người sinh ra vốn yêu thích cái đẹp, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo của con người,gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự sản sinh ra chính con người.
Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phức tạp, nó thuộc phàm trù của lĩnh vực tinh thàn tình cảm, vừa có tính chủ quan lại vừa có tính khách quan. Đặc biệt hơn, cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp, đến nghệ thuật, sự vật có giá trị thẩm mỹ tự nó đã đẹp thêm hai lần. Và tiêu chí để đánh giá cái đẹp là chân - thiên - mỹ, trong biểu hiện phong phú cúa nó qua tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp, tính nhân loại
Cái đẹp mỗi thời được gán vào nó một quan niệm khác nhau. thời Hy lạp cổ đại, các nhà mỹ học duy vật như Democrit và Aistot đều cho rằng cái đẹp có các thuộc tính: cân xứng, hài hoà, trật tự, số lượng, chất lượng…, còn các nhà duy tâm lại phủ nhận tính khách quan mang tính khách thể của cái đẹp. Thời trung cổ, ngươi ta cho rằng cái đẹp ở một miền cõi mơ, cõi cao vợi, không tìm thấy ở hiện tại. Thời khai sáng, các nhà mỹ học lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng đầy hoà điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tưởng của con người… Ở thời phục hưng, một thời đại thịnh vượng của nghệ thuật, với những bước ngoặt yển đổi vĩ đại, thì quan điểm cái đẹp cũng có những khác biệt và tiêu chuẩn riêng
Thời kỳ Phục hưng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 ở một số nước Châu Âu, nó được coi là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kỳ Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Nó cũng đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của Châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ Phong kiến sang thời kỳ Tư bản. Thành tựu rực rỡ của Văn hóa Phục Hưng thể hiện trên rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là nghệ thuật.
Khi con người biết sáng tạo ra những cối xay gió, những bảo tàng, những công trình hiện thực khác, thì con người cũng nhậ ra rằng mọi triết lý khắc kỷ chỉ là lừa dối, và cái đẹp phải dược nhìn nhận lại bằng một nhãn quan, cảm quan riêng. Thời kỳ phục hưng thừa nhận tính hiện hữu và tính hiển nhiên của nhiều sự vật, không quá đặt nó vào những miền ảo tưởng miền mơ, để khẳng định :"con người do tự nhiên sinh ra", Adam và Eva chỉ là những miền huyền thoại, "trái đất tròn" chứ không viển vông như nhiều suy nghĩ khác.. . ừa nhìn nhận về cái đẹp, con người thời ấy cho răngf cái đẹp trước hết là phải có tính chân thực, tính hiện thục.
Xu hướng tạo hình sự vật và đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng mỹ học Phục hưng là sự gắn bó chặt chẽ với thực tiễn nghệ thuật. Nó không phải là thứ tư tưởng mỹ học trừu tượng mà là tư tưởng mỹ học cảm tính, thực tiễn. Nó xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn.
Lêôn Battixta Anbécti (1404 – 1472) coi con người là phần tốt nhất của tự nhiên, có “yếu tố tối thượng và thần thánh, đẹp hơn tất cả những gì vô sinh”. Ngoài khả năng học tập, trí thông minh, tính thánh thiện, Chúa còn đặt vào con người “tâm hồn tính điềm đạm, lòng dũng cảm, tính xấu hổ, khiêm tốn và những mong muốn vinh quang”. Anbécti cho rằng, hạnh phúc không lệ thuộc vào số mệnh mà phụ thuộc vào bản thân con người, thói xấu của con người là sự dốt nát. Ông khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi các nghệ sĩ phải vững cả tay nghề lẫn lý luận. Về cái đẹp, ông cố gắng tìm ra cơ sở khách quan của nó là sự thống nhất hài hòa giữa các bộ phận trong một chỉnh thể chung. Con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Đến thế kỷ thứ 25, các nghệ sĩ đã đạt đến miêu tả tự nhiên gần như hoàn hảo. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được.
Tác phẩm" La-giô-công-đơ "của Leona Da vinci là một đại diện xuất sắc cho tư tưởng thẩm mỹ của thời đại. Khi xem tranh, công chúng thưởng thức nghệ thuật vô cùng khâm phục khả năng xử lý chất liệu sơn dầu của Leona Da vinciChân dung La-giô-công-đơ sống động đến mức chúng ta có cảm giác như đang đối diện với một con người bằng xương, bằng thịt và thế giới tâm hồn phong phú ẩn sâu bên trong. Từng nếp gấp của ống tay áo, từng khoé miệng, những chi tiết nhỏ nhất, cụ tỉ nhất cũng đã được tái hiện lại một cách chân thực, sống động, và thật đáng ngạc nhiên nếu nghĩ đây là một bức vẽ, bởi nó quá chân thực.
Lêôna đơ Vanhxi đặc biệt quan tâm đến quan hệ lý thuyết và thực tiễn, ông khẳng định: “Người ham mê thực tiễn mà thiếu khoa học chẳng khác nào thuyền trưởng đi tàu mà không có tay lái hoặc thiếu địa bàn”. Ông coi trọng vẻ đẹp tự nhiên và con người, khuyên các họa sĩ “rình và chớp lấy nó trong những khoảnh khắc mà nó bộc lộ ra một cách trọn vẹn. Nghệ thuật là sự diễn tả hiện thực, vẻ đẹp cuả thế giới hiện thực bộc lộ rõ nhất trong thiên nhiên và vì vậy, con người cần phải học tập ở tự nhiên. Lêôna đơ Vanhxi thường xuyên ví sự thông minh của hoạ sĩ là tấm gương phảnchiếu tự nhiên.
Nghệ thuật phục hưng để cao vẻ đẹp phồn thực và chân thực của con người. Rất nhiều bức vẽ khoả thân, tượng khoả thân được sáng tạo nên , giải phóng một lỗi suy nghĩ, một lối nhìn, thoát khỏi những tư tưởng kìmkẹp của quan niêm phong kiến trước đó. Tượng David là một kiệt tác mẫu ực
Đá cẩm thạch dưới bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc đã biến thành chất da thịt sống động. Những đường gân, mạch máu được diễn tả chính xác, nhất là trên đôi bàn tay. Mọi chi tiết của tượng Đa-vít có thể nói đều đạt tới sự mẫu mực, chính xác. Tác phẩm là một chuẩn mực hoàn thiện của vẻ đẹp cơ thể con người. Từ các khối hình: mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân…cho đến ngày nay vẫn là những chuẩn mực để các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc tiếp tục kế thừa, học hỏi. bức tượng là vẻ đẹp toàn diện về 1 người đàn ông tỷ lệ chuẩn từng cm.
Những sáng tác ở giai đoạn thứ hai của ông phản ánh tinh thần thời đại không chỉ riêng ở nước Anh mà cả Tây Âu. Mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân văn tốt đẹp với tình trạng cùng khổ của nhân dân, giữa khát vọng tự do với những xiềng xích đã được bộc lộ ra một cách rõ rệt. Các vở bi kịch đều phản ánh cuộc đấu tranh quật cường mà đầy bi thảm của những nhân vật lý tưởng nhằm khẳng định khát vọng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao. Romeo và juliet đi vào cõi vĩnh hằng đã xoá tan mối oán thù của hai dòng họ, mối oán thù ấy chính là sản phẩm tai ương của chế độ quý tộc phong kiến. Hamlet suy nghĩ và triết lý, nhìn thấy xã hội đầy những tội phạm, những kẻ đớn hèn, những kẻ cầm quyền hống hách, chàng quyết định sống và đấu tranh, lập lại công bằng và lẽ phải. Ôtenlô cùng với Đétxđêmôna vượt qua trở ngại của chế độ phụ quyền, những định kiến hẹp hòi về chủng tộc và đẳng cấp nhưng lại bị mưu mô của kẻ nô lệ bạc tiền và danh vọng hãm hại. Dường như một thời đại mới bắt đầu, nhưng những điều đen tối còn lâu mới chấm dứt. Như vậy, giá trị của cái đẹp, cái thẩm mỹ trong thời đại này gắn liền với việc phải phản ánh hiện thực, có tính hiện thực, và neu những vấn đề của thời dại. Vậy nghệ thuật, tự nó nâng mình lên thêm những giá trị mới..
Ở thời phục hưng, quan niệm về cái đẹp là phải dựa trên nền tảng của sự cân xứng, hài hoà.Xuất phát từ góc độ bản thể, tri thức loài người cho thấy, cái đẹp có trước hết là do các phẩm chất, các yếu tố kết cấu khách quan của sự vật hiện tượng... có tính cân đối, hài hoà, tỉ lệ, nhịp điệu, nhạc điệu đem lại. Các yếu tố đó chuyển đổi, thăng giáng theo những số lượng, chất lượng, kích thước theo sự linh hoạt không gian, theo từng khoảnh khắc của thời gian... Cái tạo nên một tỉ lệ vừa phải là một số đo không hề xá định mà lại vô cùng xác định do sự tổng hợp của con người đem lại. Sự cân đối, tỷ lệ hài hoà tạo nên sự liên kết hài hoà giữa các cảm giác, chủ yếu là thị giác và thính giác, tạo nên sự sảng khoái, gây những rung động thẩm mỹ.
Giai doạn đàu thời kỳ phục hưng (từ khoảng 1420 đến 1490/1500) khởi điểm từ thành phố Firence với nhưũng bưc tượngc ủa Donatello, tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích hoạ của Masacio và các công trình xây dựng của Filippo Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 l là đỉnh cao của thời kỳ phục hưng. Rung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hoà cao độ này là thành phố Roma của giáo hoàng. Đây là thời gian phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thành Peter ở Roma của giáo hoàng. Chiều sâu của không gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh. Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khoả thân bằng các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hòa và đối xứng được hỗ trợ bằng những hình dáng tam giác hay hình tròn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Ở tranh vẽ nàng Mona Lisa, ngoài sự hài hoà trong đường nét, màu sắc, còn là sự hài hoà giữa nọi tâm bên trong và dáng vẻ bên ngoài. Leona Da Vinci đã lột tả được một chiều sâu nội tâm của nàng , nhưng cái chiều sâu ấy, vẫn chưa ai giải mã hết được. Tác phẩm là đỉnh cao trong sự thể hiện tư tưởng thẩm mỹ của thời đại về một mẫu người công dân có nội tâm phong phú
Bưc tượng David, cân đối tỷ lệ 7_1/2, pho tượng Da-vít có thể coi như đồng nghĩa với sự hoàn thiện, hoàn mỹ về tỷ lệ, sự hài hoà giữa vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần
. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối.
Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà
Hài hoà, là sự tương hợp thống nhất giữa những yếu tố đa hình dạng, theo một nghĩa khác , là sự thông snhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập-để thôpngs nhất. Đó là sự thô'ng nhất kết hợp giữa các yếu tố muon hình muôn vẻ theo những tỷ lệ nhất định hết sức uyên rhcuyển giưũa các bộ phận, mảng khối, số lượng, chts lượng...mỹ học thời phục hưng đã đạt đến chuẩn của quan điểm này. Cái đẹp thời phục hưng khong chỉcó sự hài hoà trật tự ở hình thức mà còn ở nội dung. Sự cân xứng không chỉ thể hiện trong mối quan hệ muôn hình vạn trạng với cấc cái khác , mà còn thể hiện ra ngay trong mõi sự vật, hiện tượng, hành vi, cử chỉ, lý tưởng con người.
. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội hoạ, điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghẹ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học
Nghệ thuật phục hưng đòi hỏi cái đẹp không chỉ hài hòa, cuốn hút bên ngaòi, ma còn phải lột tả được những thần thái sâu kín bên trong tác phẩm. Và sức hút cũng nằm rất nhièu ở lớp ẩn ngôn bên trong này
Đặc biệt nhất là nụ cười của nhân vật Mona Lisa. Hoạ sỹ đã nhấn mạnh hai khoé môi, kết hợp với đường cong lên của mắt, mũi, miệng đã tạo được một nụ cười đặc biệt, tồn tại theo thời gian, làm say đắm lòng người. đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn.
Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến.
Nhà sinh học thần kinh Maraget Livingstone cho rằng đó là do bản thân cảm xúc thị giác người xem: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn". Leona Da vinci đã sử dụng một cách biểu hiện mới mà người Ý gọi là phương pháp " Sfumato". Có nghĩa là mọi thứ không diễn tả quá rõ ràng để khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho người xem tranh. Cách biểu hiện đó đã góp phần tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm, tạo sự thu hút đặc biệt với người xem
Bức tượng Đavid cũng biểu lộ một chiều sâu nội tâm đầy nhân văn; David đang nhìn vào một khoảng không mông lung sau khi đã đã đánh gục người khổng lồ Goliath, kẻ thù bất thình lình của chàng. Khuôn mặt chàng biểu lộ lòng quả cảm và quyết tâm cao độ khiến người ta phải hãi hùng, e sợ
Suốt thời trung cổ, trên các bức tranh ta chỉ thấy những gương mặt gầy guộc, má hóp với đôi mắt mở to ngơ ngác như đang chìm đắm vào một thế giới mênh mông nào đó. Đến thời Phục Hưng, bên cạnh những hình tượng tôn giáo, con người thực với vẻ đẹp mà tạo hoá ban cho đã được đưa vào tranh hết sức đẹp đẽ, thánh thiện. Điều này hoàn toàn chưa được thể hiện trong nghệ thuật thời kỳ trung cổ
Tác phẩm "Trường học A-ten" cũng mang trong nó không chỉ tính cân đôi hài hoà trong bố cục, màu sắc, mà còn thể hiện được một hiện thực và tư tưởng con người trong hiện thực ấy.Chính giữa tác phẩm là cuộc tranh luận giữa Platon và Aristot, thẻ hiện sự dụng hợp giữa triết học duy tâm chủ quan và duy vật khách quan. rong tranh, Ra-pha-en đã thể hiện hai nhà triết học cổ đại đang từ trong phòng bước ra, trước sự chờ đón của mọi người. Tác giả đã đưa vào trong tranh một số lượng nhân vật khá đông. Họ là những học giả, nhà triết học, những đại biểu của khoa học và nghệ thuật từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ Phục Hưng. Mặc dù bố cục tranh được bó gọn trong không gian kiến trúc nhưng tác giả vẫn tạo được chiều sâu thẳm trên mặt phẳng hai chiều.
Chính sự gợi tả bên trong mới tạo được chiều sâu cà sư'c hút cho các tác phẩm, nó gợi những thông diệp, những lý tưởng, và gợi được những tư duy suy nghĩ của con người, kích thi'ch sự tưởng tượng, phân tích , phỏng đoán. Chính những sự tác động ấy đến người thưởng thức mà khiển cho cảm xhúc của họ cũng mang nhiều giá trị thẩm mỹ hơn và tô luyện những tư duy thẩm mỹ cho họ.
Thời kỳ phục hưng là thời kỳ cởi trói giải phóng cái tôi bản ngã, thoát khỏi những ràng buộc trong suy nghĩ bó buộc con người. Và trong quan niệm về cái đẹp, các nhà mỹ học cho rằng con người là trung tâm, là hình mẫu lý tưởng nhất. Shakespear đã từng thốt lên: kỳ diệu thay là con người
Những bức ảnh khoả thân, tượng khoả thân được sáng tạo sống động chân thực, các ngợi vẻ đẹp phồn thực vốn có của nhân sinh, Những bức ảnh các cô gái khoả thân lột tả đẹp và rõ các đường cong và vẻ tròn đây trên cơ thể. Con người là sản phẩm đẹp nhất của tạo hoá.
Tượng David bày tại Viện Hàn Lâm Florence mà ông đã gia công từ năm 1501 đến 1504, ngay sau khi ông trở lại Florence. Người anh hùng trong truyền thuyết cổ đại này được mô tả trong trạng thái khoả thân, rất uyển chuyển và mềm dẻo, những múi cơ bắp tuyệt đẹp đầy tính đe doạ. Khuôn mặt chàng biểu lộ lòng quả cảm và quyết tâm cao độ khiến người ta phải hãi hùng, e sợ và đây cũng là đặc điểm tiêu biểu của rất nhiều hình tượng sáng tác của Michelangielo, cũng như dấu ấn cá nhân của riêng ông. David - tác phẩm nổi tiếng của ông đã trở thành biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp và hiện nay vẫn được đặt nguyên vị tại Piazza della Signoria ngay phía trước Cung điện Vecchio, nay là toà thị chính Florence. Với bức tượng này, ông đã vượt hẳn lên so với những nghệ sĩ đương thời, không những tại Hy Lạp và La Mã mà còn hơn hẳn các nghệ sĩ hiện đại bằng những kỹ thuật mô tả những đường nét và hồn tác phẩm rất mạnh mẽ và tuyệt đẹp.David thực sự là 1 bức tượng đẹp toàn diện từ ngày đấy đến bây giờ.
Bức tranh MonaLisa ,phía sau nhân vật là phong cảnh núi non xa xa trập trùng, mờ ảo. Tất cả điều đó đã biểu hiện rõ ràng lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Con người luôn được coi là trung tâm của vũ trụ, là báu vật của thiên nhiên.
Xec van-tec cũng là một nhà văn luon đặt con người vào vị trí trung tâm. Tác phẩm Đông Kisốt lên án hiện thực xã hội Tây Ban Nha đương thời đầy những bất công, áp lực. Ở tác phẩm Đông Kisốt có thể thấy chủ nghĩa tư bản mới ra đời vừa nêu khát vọng giải phóng cá nhân, vừa vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm con người, vùi dập ảo tưởng hiệp sĩ cao thượng của Đông Kisốt cũng như của khát vọng Phục hưng về tự do, công bằng và nhân đạo
Những tác phẩm phân tích trên đây là đỉnh cao cho tư tưởng thẩm mỹ thời đại Phục Hưng. Một thời đại mà cái đẹp hướng vào chính bản thân con người và thiên nhiên. Đứng trước những tác phẩm đó người ta luôn tin rằng con người là mạnh nhất và con người có thể vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống. Nếu ở thời kỳ trung cổ, hình tượng con người được diễn tả với đôi mắt mở to như nhìn vào cõi hư vô, tư thế cúi xuống để thể hiện sự cầu xin, ngước lên để sám hối, gương mặt hốc hác, thân hình kéo dài ra thì trong nghệ thuật Phục Hưng con người được diễn tả đẹp đẽ, trong sáng với sự cân xứng hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và chiều sâu của nội tâm. Nếu tư tưởng thẩm mỹ của thời kỳ trung cổ lấy thánh thần làm đích để đánh giá và phấn đấu thì tư tưởng thẩm mỹ Phục Hưng lấy chính con người, coi con người là thước đo mọi giá trị, là trung tâm của vũ trụ.
Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa. Những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai trò và vị trí của con người được khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này. Con người được coi như bản sao của hình ảnh thánh thần. Bắt đầu từ thế kỉ 15 xuất hiện những tham vọng về khả năng phát triển, sự sáng tạo hài hòa và duy lí của con người, để ganh đua với quyền năng của thánh thần, bắt đầu với sự khám phá về luật phối cảnh thẳng của Filippo Brunelleschi, Leone Battista Alberti. Sau đó là sự nở rộ của những tài năng khác như Leonardo da Vinci, Raphael và đặc biệt là Michelangelo.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật, ca ngợi con người là sự tôn vinh cái đẹp thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý Alberti , còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên. . Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo cân đối. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc âu.
Các nhà điêu khắc Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Cổ đại khi sáng tác. Bức tượng được làm mô hình toàn diện, con người được biểu diễn khỏa thân, tư thế hai chân thường là theo kiểu Cotraposto cổ điển. CÁc nghiên cứu về giải phẫu học được dùng để miêu tả lại cơ thể con người giống như trong thực tế.
Những tác phẩm phân tích trên đây là đỉnh cao cho tư tưởng thẩm mỹ thời đại Phục Hưng. Một thời đại mà cái đẹp hướng vào con người và thiên nhiên. Nếu ở thời kỳ trung cổ, hình tượng con người được diễn tả với đôi mắt mở to như nhìn vào cõi hư vô, tư thế cúi xuống để thể hiện sự cầu xin, ngước lên để sám hối, gương mặt hốc hác, thân hình kéo dài ra thì trong nghệ thuật Phục Hưng con người được diễn tả đẹp đẽ, trong sáng với sự cân xứng hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và chiều sâu của nội tâm. Nếu tư tưởng thẩm mỹ của thời kỳ trung cổ lấy thánh thần làm đích để đánh giá và phấn đấu thì tư tưởng thẩm mỹ Phục Hưng lấy chính con người, coi con người là thước đo mọi giá trị, là trung tâm của vũ trụ.
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, là khát khao cươn tới cuỷa con người. Cái đẹp thanh lọc tâm hồn con người, và nói như Doxtoievxky, cái đẹp cứu rỗi thế giới.Cho dù mỗi thời đại, chuẩn mực cái đẹp có khác nhau, thì đó vẫn là một cái đích hướng đến của nhân loại, và cái đẹp, có giá trị tự thân nó , chưa chưa hẳn mỗi một quan điểm đánh giá về nó đã là một điều tuyệt đối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Myhoc (19).doc