Tiểu luận Cái đẹp của tình yêu trong không gian văn hóa người Mông

MỤC LỤC

 

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁI ĐẸP VÀ BẢN CHẤT CÁI ĐẸP 1

II. CÁI ĐẸP CỦA TÌNH YÊU TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG 2

1. Vài nét sơ lược về Người Mông 2

2. Cái đẹp trong quan niệm sống của Người Mông 2

3. Cái đẹp trong tình yêu người Mông 2

III. KẾT LUẬN 11

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái đẹp của tình yêu trong không gian văn hóa người Mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp của tình yêu trong không gian văn hóa người Mông I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁI ĐẸP VÀ BẢN CHẤT CÁI ĐẸP Đầu tiên cần khẳng định rằng cái đẹp là một phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học. Tự thân cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng phức tạp và đa dạng. Nó tồn tại như một chỉnh thể độc lập. Nghiên cứu cái đẹp là đi vào nghiên cứu cả một phức thể bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Bởi cái đẹp là một lĩnh vực vừa có tính bản thể, vừa có tính định hướng. Chúng ta nhìn nhận tính bản thể của cái đẹp trên lĩnh vực cái đẹp có thể là một hiện tượng, một sự vật, một ý nghĩ, một hành vi… nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận nó trong tính định hướng với tư cách là một chuẩn mực do con người xác định lý tưởng sống sao cho đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Về tính chất của cáI đẹp: cái dẹp như đã nói ở trên nó là một phức thể đa diện, nội hàm của nó bao gồm rất nhiều tính chất. Cái đẹp được bộc lộ trong tính thống nhất đa màu sắc, trong tính cụ thể sinh động, trong tính hài hòa cân xứng đăng đối, trong tính toàn vẹn… Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn mực để chỉ phẩm chất người. Như vậy cái đẹp vừa gắn với tự thân nó, lại vừa gắn bó với bản chất sáng tạo của con người, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người,gắn với sự tự sản sinh ra chính con người. Cái đẹp được thể hiện qua rất nhiều phương tiện khác nhau. Trong đó nó được bộc lộ chủ yếu trên hai phân vùng: cái đẹp của cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuật. Nhưng suy cho cùng cái đẹp trong nghệ thuật cũng lại là phương tiện tái tạo một cách có sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống. Trong bài viết này chúng tôi tìm hiểu cái đẹp của tình yêu trong không gian văn hóa người Mông nhằm đi tìm cái đẹp trong quan niệm sống của tộc dân này được thể hiện trong những cung bậc của tình yêu và thông qua những tác phẩm nghệ thuật . II. CÁI ĐẸP CỦA TÌNH YÊU TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG 1. Vài nét sơ lược về Người Mông Người Mông là một tộc dân sống chủ yếu ở tây bắc và đông bắc Việt Nam. Tập trung chính ở các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai,Yên BáI,Lai Châu,Sơn La ,ĐIên Biên…Đây là một tộc dân có nhiều bản sắc văn hóa .Tuơng truyền tộc dân này có nguồn gốc từ tộc người Miêu ở vùng Vân Nam, Quảng Đông,Quảng Tây Trung Quốc. Bởi vậy người Mông còn có nhiều tên gọi khác như Ngưòi Mèo, người H’Mông… Về kết cấu người Mông ở Việt Nam có ba loại chính: Người Mông đỏ, Người Mông hoa và người Mông đen. Các kiểu người Mông này được phân biệt vơí nhau ở trang phục và một số tập tục nhưng về cơ bản các phong tục văn hóa của họ là tương đồng. Chúng tôi tìm hiểu cái đẹp trong tình yêu của Người Mông là đi vào tìm hiểu trên cơ sở những nét chung nhất của ba kiểu loại hình người Mông này. 2. Cái đẹp trong quan niệm sống của Người Mông Người Mông sống chủ yếu trên các vùng núi đá cao, nơi có không gian khoáng đạt, hòa vào mây trời bao la nên có lẽ yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, quan niệm sống của họ. Trong tình yêu người Mông có quan niệm tương đối phóng khoáng. Thanh niên nam nữ có thể tự do tìm hiểu và đi đến hôn nhân. Tất nhiên sự tự do đó nằm trong các nghi lễ văn hóa cốt yếu của họ. Cái đẹp trong quan niệm sống của họ được thể hiện trên các phương diện như nếp sống sinh hoạt, các nghi lễ cầu mùa, các bài ca lao động, các phong tục tập quán mang tính chất điển hình cho dân tộc mình. Cái đẹp trong quan niệm sống của họ được thể hiện hài hòa cân xứng đăng đối với nhịp sống phóng khoáng, tự do trên vùng núi non trùng điệp. 3. Cái đẹp trong tình yêu người Mông Bàn đến cái đẹp trong văn hóa tình yêu là bàn đến tính cụ thể của cái đẹp. Đây là một lĩnh vực mang yếu tố tế nhị và nhạy cảm rõ nét. Cái đẹp trong tình yêu của Người Mông được thể hiện trên những khía cạnh sau: Cái đẹp trong nghệ thuật tỏ tình, cái đẹp trong nghi lễ hôn nhân ,cái đẹp trong quan niệm về cuộc sống lứa đôi sau hôn nhân. Về cái đẹp trong nghệ thuật tỏ tình : Trai gái người dân tộc Mông hầu như ai cũng thuộc bài hát giao duyên: “ Mày có con trai con gáI rồi,mày đI làm nương Tao chưa có con trai,con gái tao đi tìm người yêu.” Những lời ca tiếng hát của bài ca giao duyên này là sợi dây gắn kết trai gái Mông. Mỗi nhịp bước lên nương tra lúa, chỉa ngô, mỗi nhịp bước xuống chợ đều âm vang khao khát kiếm tìm hạnh phúc của họ. Tình yêu của người Mông đẹp từ trong những câu ca, tiếng hát đến các nghi lễ tập tục tưởng chừng như rất riêng biệt. Người Mông có rất nhiều cách tỏ tình, cái đẹp trong nghệ thuật tỏ tình của họ được biểu hiện trong tính đa dạng và phức tạp. Trước hết cần tìm hiểu cái đẹp thông qua các phương thức tỏ tình của họ.Nếu như cây sáo, cây tiêu, đàn tính, đàn ChaPi … là những phương tiện cốt yếu nhằm kí thác tâm sự của người Việt, Người Tày ... thì khèn lại là công cụ chính để nam nữ Mông thể hiện tài năng và tình yêu của mình. Có thể xem khèn Mông và những bài hát giao duyên của người Mông như những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc bậc nhất của dân tộc này. Người con trai Mông được coi là trưởng thành và có quyền đi tìm bạn gái của mình chỉ khi họ biết thổi khèn. Tiếng khèn vang vọng giữa không gian bao la thúc giục tráI tim các cô gái Mông đến tuổi vấn khăn, trải đầu. Đáp lại tiếng khèn âm vang mạnh mẽ của các chàng trai Mông là tiếng đàn môi trầm ấm, réo rắt của các cô gái. Họ thổi đàn môi (hay còn gọi là đàn lá) ở bất cứ nơi đâu. Khèn và đàn môi đã trở thành những phương tiện thể hiện tình yêu thông qua những nhịp điệu, tiết tấu của âm thanh nơi núi rừng khoáng đạt. Không gian chính diễn ra các nghi lễ trong tình yêu của người Mông là chợ tình. Chợ tình Sa Pa, chợ tình Khâu Vai là những điểm hẹn lý tuởng của những chàng trai, cô gái Mông. Họ xuống chợ không phải đơn thuần để mua bán trao đổi, mà họ xuống chợ để có cơ hội giao lưu gặp gỡ với nhau. Xuất phát từ đặc đIểm cư trú của người Mông, họ không sống tập trung như người Việt , người Mường mà thường có mật độ rất thưa. Chính vì vậy không gian chợ đã trở thành không gian văn hóa trở thành không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng. Chợ tình có đIểm khác biệt hơn các phiên chợ phiên khác là mỗi năm chỉ có một lần. Nó là phiên chợ gặp gỡ của tình yêu. Thanh niên nam nữ tụ họp ở đây cùng nhau ca múa trong tiếng khèn. Từng âm thanh dìu dặt, từng điệu múa uyển chuyển hòa quyện làm một. Chợ tình cũng là nơi để người Mông chọn lựa bạn đời thông qua nghi lễ lật ô. Đó cũng là một nét đẹp văn hóa. Người con gái ẩn mình trong những chiếc ô nhiều màu sẵc, người con trai Mông đến lựa chọn người mình sẽ chung sống cả cuộc đời bằng cách thông qua chọn lựa những chiếc ô. Hình ảnh múa khèn thanh niên nam nữ Mông trong phiên chợ tình. Bên cạnh không gian văn hóa chợ tình cách tỏ tình của Người Mông còn được thông qua các phân vung văn hóa khác như thông qua các không gian lao động, không gian nghi lễ. Ném pao là một trong những hoạt động lễ hội giao duyên khá phổ biến của Người Mông. Cũng như nghi thức ném còn của người Việt, ném pao cũng là cách thể hiện tình cảm của trai gáI dân tộc này. Quả pao trở thành vật đính ước thề nguyền của đôi trai gái. Đã có một bài hát về ném pao như thế này : “ Anh ném pao, em yêu không bắt Em không yêu quả pao rơi rồi…” Có rất nhiều cách thức để bày tỏ tình cảm trong nghệ thuật tỏ tình của thanh niên Mông. Có lúc họ gửi gắm tình yêu của mình vào tiếng khèn, đIệu múa, vào quả pao nhưng cũng có lúc chỉ là chiếc áo. Tập tục này đã có từ ngàn đời xưa người con trai Mông đến tuổi trưởng thành nếu yêu cô gái vùng nào sẽ đem chiếc áo của mình bỏ vào nhà cô gái. Nếu cô gái chấp thuận cô sẽ giữ lại chiếc áo còn nếu cô từ chối cô sẽ mang chiêc áo trả lại cho chủ của nó. Tình yêu mộc mạc giản dị. Nói chung thanh niên nam nữ Mông có nghệ thuật bày tỏ tình cảm rất đa dạng, nhiều màu sắc văn hóa. Cái đẹp ẩn sâu trong nghệ thuật này mang đầy đủ tính chất của cái đẹp trong văn hóa sống. Tại sao lại đề cập đến hàng loạt các phương thức tỏ tình của Người Mông trước khi đi vào tìm hiểu bản chất cốt lõi của cái đẹp tiềm tàng trong đó? Bởi đó là những dẫn chứng sinh động về các tính chất của cái đẹp.Tình yêu của người Mông có cái đẹp trong nghệ thuật chính là những lời ca, điệu múa. Âm nhạc là lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu mà họ sử dụng để tái hiện lại những cái đẹp trong cuộc sống. Mắt khác những dẫn chứng trên cũng khẳng định được tính toàn vẹn của cái đẹp. Nghệ thuật tỏ tình của người Mông tuy không được biểu lộ tuyệt đối thành công trên phương diện hình thức cao nhất của nghệ thuật: thi ca, hội họa nhưng âm nhạc lại là mảnh đất thích hợp mà họ tìm đến. Những lời ca tiếng hát ấy đóng vai trò là những tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất. Nó chuyên chở những tâm tư tình cảm trong lòng con người. Bên cạnh đó những dẫn chứng trên còn là minh chứng cho tính cụ thể, tính thống nhất của cái đẹp. Trở lại vấn đề cái đẹp như ta đã biết cái đẹp có tính bản thể – cụ thể. Nó có thể là một ý nghí đẹp, một hành vi đẹp, một sự vật đẹp …tất cả nghệ thuật tỏ tình trong những cách thức biểu hiện tình yêu trên đây của ngươì dân tộc Mông là biểu hiện cho tính đa dạng, phức tạp của cái đẹp. Trên hết cái đẹp trong tình yêu của họ là cái dẹp cụ thể của nghi lễ, của văn hóa. Vừa mang tính chất cụ thể lại vừa mang tính thống nhâtcho toàn vùng miền, nó biểu thị quan hệ chủ thể - khách thể của cái đẹp trong tính cân xứng, đăng đối, hài hòa của nó. Tất nhiên quan hệ chủ thể - khách thể này cũng như tỉ lệ đăng đối, cân xứng, hài hòa lại phụ thuộc vào quan niệm “cái gì là đẹp?” cũng như “cái đẹp là gì?” của Người Mông. Về cơ bản bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật tỏ tình của họ là cái đẹp của sự tự do,phóng khoáng của tâm hồn. Cái đẹp này cũng mang tính chất, bản sắc vùng miền mà ta thường gọi là tính nhóm của cái đẹp. Về cái đẹp trong nghi lễ hôn nhân: Trong hôn nhân người Mông dựng vợ,gả chồng thường theo ý nguyện của đôI trai gái. Hôn nhân đó có thể là sản phẩm của nghi thức lật ô trong phiên chợ tình, sau khi đôi trai gái đã thật sự ưng thuận lấy nhau và đã có lời hẹn ước sau những buổi tâm sự ở phiên chợ đặc biệt này. Nhưng cũng có khi họ đi đến hôn nhân từ những nghi lễ mà người Mông gọi là tục “bắt vợ”. Tục này chủ yếu diễn ra bằng hai cách thức chính: người con trai chủ động “bắt vợ” hoặc người con gái lại chủ động tạo điều kiện cho người con trai bắt mình. Sau khi gặp gỡ ở những phiên chợ nếu chàng trai Mông thấy ưng bụng cô gái nào và muốn cưới nàng làm vợ chỉ việc cùng bạn bè chặn nàng trên đường về nhà bắt đem về nhà mình. Cô gái có thể chống cự việc lấy chàng trai bằng cách không bước qua bậc cửa. Bởi khi đã bước lên bậc cửa nhà chàng trai thì cô gái sẽ không còn cách chọn lựa nào khác. Nếu bắt được vợ thành công,người con trai sẽ đem cô gái về nhà bố mẹ đẻ xin cưới sau một thời gian khi đó lễ cưới mới được tổ chức. Cũng có những cô gái được gả chồng bằng cách đặc biệt hơn, là khi cô đến tuổi trưởng thành bố mẹ sẽ đem cô ra bờ suối hoặc trong rừng để các chàng trai đến bắt cô về làm vợ. Người trong gia đình sẽ trở lại sau một thơì gian, nếu cô gái đã được bắt thì đó là niềm vui sướng, tự hào cho cả gia đình. Nếu không thì họ coi đó là một sự xúi quẩy, đen đủi và mời thầy cúng đến giải “con ma” cho cô gái. Thiếu nữ Mông- vẻ đẹp của núi rừng khoáng đạt. Người Mông rất coi trọng sự chung thủy trong hạnh phúc lứa đôi. Sau khi chọn lựa được ngày lành tháng tốt hai bên gia đình sẽ tiến hành tổ chức lễ cưới rất long trọng. Các cô gái trước khi về nhà chồng được sắm sửa kỹ lưỡng về trang phục, đồ trang sức. Chính những bộ trang phục cầu kỳ, khổ công này là minh chứng cho cái đẹp tự do phóng khoáng trong tâm hồn cũng như trong cuộc sống của họ. Những bộ trang phục của người Mông thường được may sắm rất lâu thường là từ 1 năm đến hai năm. Có thể coi đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Những chiếc váy áo nhiều màu sắc, nhiều lớp. Thướng lấy những màu đỏ, đen, xanh lá cây là màu chủ đạo. Trên váy áo được thêu thùa rất cầu kỳ, theo những tỉ lệ nhất định. Các màu sắc được kết hợp với nhau trong sự hài hòa cân xứng, đăng đối. Các trang sức như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, xà tích cũng đươc chạm khắc rất tinh tế. Chúng mang những biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc lứa đôi cũng như biểu tượng của văn hóa phồn thực. Váy áo chuẩn bị cho cô dâu trước ngày lên xe hoa-một biểu tượng của cáI đẹp trong văn hóa. Cuộc sống hôn nhân của trai gái Mông không chỉ đẹp trong sự toàn vẹn của những mối tình song phương mà tình yêu của họ còn đẹp ngay trong cả những nghi lễ văn hóa sau hôn nhân. Đó chính là nét đẹp của những tình yêu dang dở không đến được với nhau . Người Mông có chợ tình là nơi hẹn hò của thanh niên nam nữ chưa có hẹn ước nhưng nó cũng là nơi để những mối tình dang dở tìm đến nhau. Vào phiên chợ này người vợ cũng như người chồng hoàn toàn có tự do đi tìm lại người yêu cũ của mình để tâm sự, để gặp gỡ. Sau phiên chợ ấy họ lại trở về bên gia đình nhỏ của mình tiếp tục phận sự của những người cha, người mẹ đem theo lời hẹn ước với người yêu cũ rằng năm sau sẽ gặp lại nhau ở chợ tình. Các thiếu nữ Mông chuẩn bị đến chợ tình. Như vậy nghi lễ hôn nhân của người Mông lại một lần nữa là minh chứng cho những tính chất đăng đối, hài hòa, toàn vẹn, cụ thê của cái đẹp. Cái đẹp chủ đạo trong văn hóa tình yêu của họ là cái đẹp của sự tự do, phóng khoáng. Cái đẹp này gắn liền với các nghi lễ tôn giáo, văn hóa, đa diện, đa màu sắc. Do người Mông là một trong những tộc dân thiểu số của Việt Nam các tác phẩm nghệ thuật tồn tại độc lập của họ hầu như không còn được lưu giữ như các dân tộc khác vì vậy muốn tìm hiểu bản chất của cái đẹp trong văn hóa tình yêu của họ buộc chúng ta phải gián tiếp tìm hiểu thông qua các nghi lễ văn hóa, các phương thức biểu hiện. Cái đẹp trong nghi lễ của họ được thông qua chủ yếu trên lĩnh vực nghệ thuật là những bài ca, tiếng hát dân gian. ít có thành tựu trên mảng thi ca, hội họa. Tuy nhiên cũng cần khẳng định trong những lĩnh vực nghệ thuật bậc cao này vẫn có hơi hướng trong nghệ thuật âm nhạc (chất thơ trong những bài ca dân gian), cũng như sự phối kết hợp màu sắc trên trang phục (manh nha của nghệ thuật hội họa). KẾT LUẬN Cái đẹp là một phạm trù cơ bản và là tiêu điểm trung tâm của mỹ học. Cái đẹp tồn tại trong tính đa chiều, nó là sự thống nhất giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan. Tìm hiểu cái đẹp của tình yêu trong không gian văn hóa người Mông cũng là một phương tiện để tiếp cận nghiên cứu văn hóa của dân tộc này. Cái đẹp trong văn hóa, trong quan niệm sống cũng như cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật của họ mang đầy đủ những tính chất của cái đẹp theo nội hàm là cái chung. Cái đẹp đã trở thành thước đo cho mọi sự vật, hiện tượng, mọi hình thái ý thức – xã hội. Nghiên cứu cái đẹp trong văn hóa là một cách nghiên cứu cái đẹp trên lĩnh vực tinh thần, tình cảm. Bởi cái đẹp không chỉ đơn thuần tồn tại như một chỉnh thể độc lập mà nó còn tồn tại với vai trò là sự đánh giá, thẩm định của con người về bản thân mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (26).doc