Tiểu luận Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới

Mục lục

Lời nói đầu 1

I. Tôn trọng cấp trên 1

II . Làm tốt trợ thủ của cấp trên 8

III. Duy trì khoảng cách hợp lý 11

a. “Làm cao” là biểu hiện của quyền uy. 11

b. “Làm cao” khiến cấp trên trở nên thần bí”. 12

c. " Làm cao” giúp cho cấp trên xử lý công việc thêm hiệu quả”. 13

d. “ Làm cao” từng thêm sức thu hút bề ngoài cho cấp trên. 13

e.“ Làm cao” khiến cấp trên có cảm giác hài lòng, ai cũng muốn thực hiện được giá trị cuộc đời mình. 14

g. Nói năng nhẹ nhàng, biết giữ thể diện cho cấp trên. 14

IV. Cách làm khéo léo để can ngăn , khuyên giải cấp trên. 19

a. Lấy lời để khuyên giải . 19

b. Lấy hành động làm căn cứ để khuyên giải. 21

c . Hãy khuyên bảo bằng những lời chân thật. 21

d. Nhân lúc cấp trên vui vẻ, hãy đưa ra ý kiến. 22

V. Cơ hội cũng giống như con cá bên cạnh ta. 23

a. Hãy tăng tiếp xúc với lãnh đạo, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau. 24

b. Hãy thể hiện thật tốt, hãy thể hiện những ưu điểm của mình với lãnh đạo. 27

c. Nắm bắt những thời điểm quan trọng để thể hiện năng lực của mình. 27

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo 31

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tùng đây cũng là một phương châm sống. Đương nhiên, làm trợ thủ cũng phải khéo léo, người nào chú ý sẽ phát triển hiện ra điều như thế này, ở một cơ quan cũng là phục tùng cấp trên, tôn trọng cấp trên nhưng vị trí của mỗi người trng con mắt cấp trên lại không giống nhau, vì sao vậy? Mấu chốt của vấn đề chính là bạn có nắm được nghệ thuật làm trợ thủ không, có người chịu động não, biết cách thể hiện, chủ động xuất đầu lộ diện, luôn khiến cấp trên cảm thấy hài lòng vì mệnh lệnh của mình đã được hoàn thành tốt đẹp. Ngược lại, có người chỉ làm việc cấp trên giao cho cách đối phó qua loa, đối phó một cách bị động, thích làm một “ Anh hùng vô danh” nhưng lại muốn chơi thật chân thật. Trước tiên, nên chịu khó đề xướng ý tưởng với cấp trên. Trên cánh đồng bội thu, bác nông dân có lý do để khiến mọi người nhớ tới sự lao động mệt nhọc không ngừng nghỉ và mồ hôi đã đổ xuống của mình. Đây không phải là hư vinh, mà là sự đòi hỏi chân thực. Vậy bạn hãy nắm chắc nghệ thuật và kỹ xảo để làm một người trợ lý giỏi. Thứ nhất : Đối với cấp trên có điểm yếu rõ ràng, tích cực hợp tác là thượng sách. Thời nay có thời đại khoa học kỹ thuật, văn hóa phát triển như vũ bạo, có một số cấp về cơ bản kiến thức chuyên ngành không giỏi. Những cấp trên như thế này thường biết mình không có vị trí cao trong con mắt cấp dưới, nên họ rất mãn cảm với phản ứng của cấp dưới. Bạn cứ việc nắm lấy nhược đỉêm này. Lấy kinh nghiệm làm việc lâu năm của ông ta làm gương, dùng tài của bạn để bù đắp vào kíên thức chuyên môn bị thiếu hụt của cấp trên vừa thể hiện thích hợp khả năng của mình. Anh hùng tìm thấy đất dung võ, trở thành cánh tay đắc lực của cấp trên. Cấp trên không những sẽ chú ý tới bạn mà còn rất cảm kích, bỏ một mà thu được hai, vậy thì sao không tình nguyện vui vẻ mà làm.! Thứ hai : Cấp dưới năng động thường được cấp trên chú ý. Sự chú ý của cấp trên sẽ càng tập trung nhiều hơn vào những cấp dưới “ tinh anh”, tài năng xuất chúng. Trình độ của những người này trực tiếp quyết định số lượng và mức độ thi hành quyết sách của cấp trên. Cho nên, nếu bạn quả thật có năng lực , phương pháp đúng đắn không phải coi thường cấp trên mà là chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, bù đắp thoả đáng những sai sót của cấp trên, thể hiện tài trí siêu phàm trong lúc phục tùng. Như vậy bạn sẽ giành được ưu thế về sự ưu đãi của cấp trên. Tài dở chính là ở chỗ khéo léo. Thứ ba: Việc cư xử của cấp trên có lúc rất khó, bạn phải dũng cảm đón nhận, thể hiện năng lực và dũng khí của mình. Có một nhân viên độc thân ở một đơn vị mắc bệnh lao phổi, phải nằm viện. Lãnh đạo động viên mọi người hãy thay nhau thường xuyên chăm sóc anh ta. Mọi người đưa mắt nhìn nhau, chẳng ai tỏ thái độ gì, khiến cấp trên lúng túng. Cuối cùng, chàng trai trẻ Lưu Quân tự động đứng ra giải quyết tình huống khó xử cho cấp trên. Cấp trên vô cùng cảm động, đã biểu dương Lưu Quân trong cuộc họp, tất nhiên sự cảm ơn không chỉ là ở lời nói. Có thể thấy ở thời khắc mấu chốt giúp cấp trên giải quyết khó khăn, sẽ ngầm khiến cấp trên cảm động và ghi nhớ trong lòng. Thứ tư : Tranh thủ sự phân công của cấp trên. Cấp trên không muốn chỉ ra lệnh để đôn đốc mọi người làm việc. Một người thân cận cấp trên đã nói : “ Làm cấp dưới phải tranh thủ cảm tình của cấp trên, xin cấp trên giao việc chứ không phải bị động chờ cấp trên sai bảo. Đây là một thủ thuật để biến bị động thành chủ động, nó không những thể hiện tính tích cực trong công tác của cấp dưới, mà còn tăng cơ hội để cấp trên biết mình. Cách làm việc này đã ngày càng được cấp trên và cấp dưới có quan điểm tiến bộ ủng hộ”. III. Duy trì khoảng cách hợp lý Nói đến làm cao dường như rất nhìêu người ghét, cho rằng đó là biểu hiện xa rời tập thể. Nhưng trên thực tế, nó đã tồn tại thì tất phải có lý do bên trong hoặc là có tính hợp lý. “ Làm cao” về thực chất là một loại tâm lý khoảng cách mà cấp trên phải tranh thủ, nó thể hiện quyền uy của họ, làm tăng về thần bí của bản thân, khiến cho họ càng có sức thu hút, đồng thời lợi dụng nó để điều tiết mối quan hệ đồng nghiệp và xử lý công việc. “ Cấp trên vì sao cần phải làm cao” vậy? Tôi nghĩ, chúng ta có thể tiến hành phân tích và tìm hiểu từ góc độ dưới đây. “Làm cao” là biểu hiện của quyền uy. Gỉải thích từ “ làm cao” trong Hán ngữ từ đỉển: Tác phong tự cao tự đại, cố làm ra vẻ. Đây chính là ấn tượng phổ biến và nguyên nhân sinh ra ác cảm với làm cao. Nhưng nhìn từ góc độ khác làm cao không chỉ làm một thứ “ tiêu cực” mà nó còn có ý nghĩa tế nhị, trở thành một phương pháp có tính nghệ thuật rất hiệu quả của nhiều cấp trên trong việc quản lý cấp dưới. “ Làm cao” thật ra có thể hiểu là một loại tâm lý khoảng cách. Rất nhiều cấp trên thông qua việc cố ý duy trì một khoảng cách đối với cấp dưới để cho cấp dưới ý thức được sự tồn tại đẳng cấp quyền lực, cảm nhận được sự chi phối quyền uy của cấp trên mà loại quyền uy này rất cần thiết đối với lãnh đạo củng cố địa vị, mở rộng việc thi hành chính sách và chủ trương của mình. Nếu cấp trên quá hiền, không chú ý ra oai với cấp dưới, cấp dưới có thể coi thường cấp trên mà lười biếng kéo dài việc hoặc cố ý phá hoại. Cho nên cấp trên muốn thông qua làm cao để thể hiện quyền lực, sử dụng quyền lực một cách hiệu quả, đây cũng là một cách để cấp trên làm tốt chức trách của mình. “ Làm cao” vừa tạo cho cấp trên, lại vừa khiến cấp trên có ấn tượng cấp trên thể hiện quyền lực bất cứ lúc nào để đạt được mục đích, uy quyền cũng biến cấp trên thành một người đáng sợ khiến cấp dưới nhận thấy phục tùng có lẽ là lựa chọn tốt nhất, còn không phục tùng có khi lại bất lợi cho mình. Thực ra, tác dụng của làm cao từ mấy trăm năm trước đã được chính trị gia Machili người Italia trình bày trong một cuốn sách. “ Quân tử luận”. Làm kinh động thế giới bằng việc vạch trần chân tướng của chính trị, đồng thời đưa ra rất nhiều kiến giải thấu triệt, chính xác về những kẻ thống trị một cách không hề lấp liếm. Cách kể chuyện ngắn gọn súc tích kiểu một mũi tên trúng luôn đích có thể so với tài năng của Hàn Phi Tử. Ông viết trong sách rằng : “ Vua buộc phải là cáo để biết được bẫy, đồng thời cũng phải là sư tử để khiến cho sài lang kinh sợ”. Vua nếu thay đổi thất thường, làm việc khinh suất nông cạn, mềm yếu nhát gan thì sẽ bị coi thường,cho nên ông ta phải cố gắng thể hiện sự vĩ đại anh dũng, luôn nghiêm túc, kiên định trong hành động của mình. Machiali không chỉ một lần đề cập rằng vua phải dùng các loại thủ đoạn, thậm chí giả vờ và dùng một số mánh khoé nhỏ để giành được sự tôn trọng, kính yêu và biết được cả sự sợ hãi tiềm tàng của người khác. Việc này nhất quán với việc khéo léo sử dụng “ làm cao”. Là cấp dưới, nếu bạn hiểu được cấp trên chỉ vì sử dụng và phát triển quyền lực mà đã vắt óc suy nghĩ, không tiếc công sức, đây chính là cơ sở để ông ta có hy vọng thành công trong sự nghiệp thì bạn sẽ hiểu được bí mật của sự làm cao của cấp trên. “Làm cao” khiến cấp trên trở nên thần bí”. Vì sao cấp trên phải làm như vậy? Vì cấp trên thuộc vào tiêu điểm của các loại mâu thuẫn cũng như lợi ích. Ông ta muốn thực hiện được mục đích của mình thì phải biết cách ân mình để dự đinh của mình không bị phá hỏng. Nếu cấp dưới dễ dàng đoán được ý đồ của cấp trên, anh ta có thể sẽ lợi dụng nó để đạt được mục đích nào đó, từ đó sẽ gây hại cho việc thực hiện ý đồ của cấp trên. Vừa không để lộ cách làm hữu hiệu nhất của mình mà cũng không làm tăng thêm khoảng cách với cấp dưới, giảm bớt tiếp xúc, duy trì cho mình một vẻ thần bí không thể đoán được. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các cấp trên thích “ làm cao”. Có thể thấy,“ làm cao” không chỉ vì cấp trên muốn thể hiện mình mà còn là cách đề phòng cấp dưới. Làm cấp trên quả thật rất mệt! c. " Làm cao” giúp cho cấp trên xử lý công việc thêm hiệu quả”. Như trên đã nói thực chất là một loại “ tâm lý khoảng cách”. “ Tâm lý khoảng cách” không chỉ mang lại cảm giác an toàn về tâm lý cho cấp trên mà còn giúp xử lý mối quan hệ xã giao và công việc, tạo một chỗ để còn tiến thoái. Nhiều cấp trên dựa vào sự điều hoà của mình “ tâm lý khoảng cách” để thực hiện mục đích của mình. Trong các trường hợp, các khoảng thời gian khác nhau, áp dụng sự làm cao khác nhau với những người khác nahu sẽ hình thành một cách khác biệt với mối quan hệ giữa mọi người. Cấp trên sẽ căn cứ vào nhu cấp cầu để điều tiết loại khoảng cách này bất cứ tíên thủ của những nhân viên khác nhau, để phục vụ cho việc thực hiện ý đồ của mình. Phải tùy cơ ứng biến, nếu“ nhân có thừa mà uy không đủ” thì không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn bất lợi cho việc xử lý những vấn đề phức tạp. d. “ Làm cao” từng thêm sức thu hút bề ngoài cho cấp trên. Thời đại phát triển, kiểu đi trong đám đông không biết ai lãnh đạo là cấp trên dưới một mức độ nào đó đã không còn thích hợp với cuộc sống xã hội nay nữa. Bây giờ mọi người đều tiếp thu quan điểm mỗi người đều nên chú trọng phong độ bền ngoài. Các cấp trên cũng như vậy.“ làm cao” sẽ làm tăng khí thế và vẻ uy nghiêm của cấp trên, chỉ cần không quá đáng nó sẽ khiến cấp trên càng có sức thu hút. Có một chính trị nói rằng, mọi người đều có xu hướng phục tùng quyền uy, còn cấp trên lại dựa trên sự “ làm cao” đúng mức để thể hiện sự tự tin, chú ý vị trí cao hơn quần chúng của mình để tăng thêm quyền uy khiến mình càng có sức thu hút, khiến mọi người càng thêm kính phục. e.“ Làm cao” khiến cấp trên có cảm giác hài lòng, ai cũng muốn thực hiện được giá trị cuộc đời mình. Mọi người đều có quan điểm về giá trị cuộc đời khác nhau, mức độ thực hiện nó cũng khác nhau. Người Trung Quốc nói trong việc giành quyền lực, để thực hiện giá trị cuộc sống và xã hội của mình luôn luôn là một tiêu chuẩn so sánh vô cùng quan trọng. Cấp trên cần có cảm giác hài lòng vì giá trị cuộc đời được thực hiện, nhiều lúc cấp trên còn tỏ ra vô cùng đắc ý về vấn đề này và vô tình thể hiện sự “làm cao”. Ních- Xơn đã viết trong tác phẩm “ Mũi kiếm” của mình rằng: “ Một cấp trên phải khiến cấp dưới có lòng tin và biết cách giữ quyền lực của mình”. Điều quan trọng nhất là nếu không có vẻ thần bí thì không thể uy tín, vì thế nếu để cấp trên dưới hiểu mình quá rõ thì bản thân sẽ bị coi thường. Một cấp trên không có uy tín thì sẽ không có quyền uy, trừ khi anh ta duy trì khoảng cách với cấp dưới. Cho nên sự “ làm cao” của cấp trên không phải là vấn đề đạo đức đơn giản mà nó còn bao hàm ý kỳ diệu về mặt tâm lý học. Và để làm tốt vấn đề thì cấp trên dưới phải duy trì một khoảng cách thích hợp với cấp trên. g. Nói năng nhẹ nhàng, biết giữ thể diện cho cấp trên. Người Trung Quốc rất chú ý giữ diện trong mối quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp. Cấp trên bị xấu mặt thì ông ta sẽ nghĩ bạn có ý xấu với ông ấy và cảm thấy quyền lực bị uy hiếp và tổn hại. Cho nên cấp dưới khi góp ý với cấp trên thì phải chú ý giữ thể diện cho cấp trên. Ưu điểm của nó khiến mọi người luôn hoà nhã với nhau, dĩ hoà vi quý. Trên có trời xanh, nếu mọi người tự an phận thì sẽ chẳng xảy ra chuyện gì, sẽ vui vẻ, hòa thuận. Đây là cách thức nên được áp dụng trong mối quan hệ xã giao, một phương thức độc đáo để chỉnh hợp toàn xã hội. Từ việc tranh nhau trả tiền ở quán cơm đến việc xem mặt trong tiệc cưới đã thể hiện được tính triết lý về giữ thể diện. Ở những nơi công cộng nên chú ý giữ thể diện cho mình và cho người khác, trừ phi bất đắc dĩ nhưng quyết không nên làm mất thể diện của người khác. Cho dù kẻ đứng trước mặt là kẻ đối địch với mình, trong lòng bạn đang vô cùng tức bực, thậm chí đã tính mưu trình bày kế hãm hại kẻ đó thì mặt vẫn nên tỏ ra tươi cười vui vẻ. Còn nếu người nào nói thẳng không kiêng nể, không giữ thể diện cho người khác thì sẽ bị cho là người có ý xấu xa, khiêu khích người khác. Vì vậy chúng ta rất dễ đưa ra suy luận về mặt lôgíc là : Đầu tiên làm mất thể diện người khác đìêu này khẳng định bạn đã rơi vào tình huống cực chẳng đã, hoặc là bạn bị người khác ức hiếp, hoặc trong lòng bạn đang oán hận không nói không được. Cho nên khi bạn không có đồng quan điểm với cấp trên về một vấn đề nào đó thì đừng đưa ra một cách làm chắc chắn, hãy giữ chút thể diện cho cấp trên. Thứ nhất : Ở nơi công cộng phải chú ý tôn nghiêm của cấp trên. Với cấp trên, nếu cấp dưới của mình làm mình khó xử, mất mặt thì nhân viên này chắc là có thành kiến hoặc thù oán với mình. Đúng như vậy, một nhà tâm lý học đã nói : “ mọi người đều thích những người quý anh ta, ghét những người ghét anh ta” vậy kết quả của việc làm mất mặt cấp trên ở chỗ đông người sẽ là dùng đòn “ ăn miếng trả miếng”, sử dụng quyền lực để đòi lại chút thể diện hoặc là bụng sau này sẽ tính nợ. Đây tất nhiên không phải là kết quả mà cấp dưới mong muốn xảy ra, nó cũng trái ngược với ý muốn ban đầu của anh ta. Cấp trên vô cùng chú ý giữ thể diện của mình ở chỗ đông người, nhất là lúc có cấp trên khác và nhiềù cấp dưới có mặt. Đây không phải là xuất từ tiềm thức mà xuất phát từ góc độ thực thi quyền lực và duy trì bảo vệ sự uy nghiêm của mình. Uy tín bị tổn hại sẽ mất đi hiểu quả thi hành của quyền lực. Nó ảnh hưởng tới quyết định về thực hành, giám sát các mặt về quyết sách trước sau của cấp trên. Nếu mọi người cứ cố hỏi thì cấp trên trả lời liệu có đúng không? Liệu có hỏi thì cấp trên trả lời liệu có đúng không? Nếu cấp dưới tỏ ra hơi hoài nghi khi thi hành mệnh lệnh thì tất sẽ làm giảm tính hữu hiệu về quyền lực của cấp trên. Cũng tỏ ra phục tùng thì cũng chứng tỏ được hiểu lực mệnh lệnh của cấp trên. Thi hành lệnh rất phải lấy phục tùng có hiệu quả làm tiền đề không có phục thì mệnh lệnh của cấp trên cũng không chứng tỏ được tác dụng. Tự trọng bị tổn thương gây ảnh hưởng lớn nhất đến mỗi người vì nó động chạm đến chỗ mẫn cảm nhất của con người, làm tổn thương đến lòng tự trọng của con người, mất mặt ở nơi đông người. Điều này phản ánh cấp trên đang làm mất khả năng kiểm soát hữu hiệu với cấp dưới, khiến mọi người nghi ngờ năng lực làm việc cũng như nhân cách của cấp trên. Do vậy cấp dưới nếu làm mất mặt cấp trên thì dù đang ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, phản ánh đầu tiên của lãnh đạo vẫn là giận cháy lòng chứ không thể bình tĩnh phân tích ý kiến của cấp dưới được. Cho dù cấp trên rất có ý sĩ diện, che giấu đúng mực chuyện này thì sự bực bội trong lòng vẫn không tiêu tan, bóng đen này sẽ dần thay thế ấn tượng tốt đẹp về bạn, khiến mọi người nhiều lần phiền toái, về sau hối cũng không kịp. Do vậy, làm cấp trên mà bị cấp dưới làm xấu mặt trước trong lòng người cho dù không tiện nổi cáu tại chỗ thì sau này cũng có chút kỵ mặt, thậm chí còn trả thù vì nếu ông ta không làm như vậy thì cũng bị người khác ở đó trách móc khiến cấp trên day dứt, “ giết dà doạ khỉ” cũng bắt nguồn từ đây! Luôn thể diện cho cấp trên chứng tỏ bạn có thiện ý với cấp trên, quan tâm yêu mến cấp trên, mong muốn cấp trên làm tốt công việc của mình. Có như thế cấp trên mới chịu phân tích theo lý trí ý kiến của bạn. Giữ thể diện cho cấp trên còn thể hiện bạn tôn trọng cấp trên, nghe theo cấp trên, ý kiến của bạn không phải để chỉ trích cấp trên mà vì lo nghĩ cho công việc của ông ta. Giữ thể diện cho cấp trên cũng chính là giữ cho bạn một chỗ đứng. Cấp dưới nhờ vào chỗ đứng này mà còn có một quan hệ sâu sấc hơn cấp trên. Đồng thời chỗ đứng này còn thể hiện cấp dưới chị thực hiện một số quyền góp ý nhất định, còn cấp trên mới là người quyết định. Giữ được chỗ đứng còn giúp cấp dưới tíến thoái tự nhiên. Một khi ý kiến đưa ra không hề chuẩn xác thì mình vẫn giữ được thể diện. Tất nhiên chúng tôi không nói góp ý với cấp trên ở nơi đông người, phải nên chý ý giữ thể diện cho cấp trên nhưng không có nghĩa là khuyến khích các bạn “ gió chiều nào che chiều ấy”, làm người ba phải. Chúng tối rất tán thành bạn đưa ra những kiến nghị quý báu, đồng thời cũng rất kính trọng những người dám nói thẳng. Điểm chúng tôi muốn lưu ý là khi kiến nghị phải chú ý tình huống, chừng mực và cách thức. Kinh nghiệm lịch sử chứng minh nếu chỉ chú ý đến sự hợp lý nội dung của ý kiến mà không nghĩ đến hiệu quả thực tế của nó thì sự góp ý đó chỉ mang lại hoạ cho cấp dưới. Chúng tôi thực lòng khuyên các bạn nên giữ thể diện cho cấp trên ở nơi đông người. Thứ hai : Kiến nghị theo kiểu thỉnh giáo khiến cấp trên dễ nghe hơn, khiến cấp trên thấy mình đươc tôn trọng, nên dễ tiếp thu ý kiến của bạn hơn, từ đó sẽ làm tăng sự tin tưởng lẫn nhau giữa cấp trên và bạn, sẽ làm giảm mâu thuẫn và những ý nghĩ đối địch, giúp cho ý kiến của bạn càng dễ dàng được người khác chấp nhận. Khi cấp dưới góp ý, cấp trên có tiếp thu hay không , điều này không chỉ phụ thuộc vào sự hợp lý của nội dung, ý kiến, mà còn phụ thuộc vào cách mà cấp dưới đưa ra ý kiến. Chính là lúc nào cũng phải chú ý sự cảm nhận về tâm lý và sự thay đổi tập trung của cấp trên, tức là lúc cấp dưới góp ý phải được thừa nhận về tâm lý của cấp trên. Rất nhiều kinh nghiệm cho thấy, góp ý theo kiểu thỉnh giáo càng dễ được người khác tiếp thu. Thỉnh giáo phản ánh cấp dưới trước lúc góp ý đã nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận phương án và kế hoạch của cấp trên, tìm hiểu tư tưởng suy nghĩ của cấp trên một cách khoa học. Do vậy, ý kiến của cấp dưới là cơ sở quan điểm của cấp trên, ấn tượng này sẽ khiến cấp trên cảm thấy tinh thần thoải mái và sẽ giảm ý nghĩ đối địch với bạn. Khi bạn học cấp III, bạn sẽ gặp các em học sinh cấp II và chúng sẽ khâm phục hỏi bạn các vấn đề về phương pháp học tập bạn sẽ trả lời từng câu hỏi của chúng một cách nhiệt tình và giành được sự hài lòng về tâm lý từ trong ánh mắt ngưỡng mộ của bọn chúng. Bình tĩnh phân tích sự việc này ta sẽ cảm giác gặt hái đã cắm rễ sớm và kiên cố trong tâm hồn mỗi con người chúng ta. Người khác thỉnh giáo , điều này chứng tỏ mình là người đi trước vể một số mặt nào đó, chúng ta được sùng bái điều này có lẽ hơi quá nhưng nói chung ta đã ít nhiều được coi trọng và có một sự ảnh hưởng nhất định thì quả không sai chút nào. Khi được thỉnh giáo, trong lòng chúng sẽ trào dâng lên cảm giác vui sướng, tự hào, đây là điều mà chúng ta không tự ý thức được và nó chi phối tình cảm của chúng ta thậm chí có lý trí, mỗi người bình thường đều rất vui khi có cảm giác này, cả cấp trên cũng không ngoại lệ. Thỉnh giáo không phải chỉ là một việc tìm ra điểm chung giữa người. Điểm chung này vừa bao gồm tính thống nhất về phương án, lại bao gồm sự tiếp thu lẫn nhau về mặt tâm lý của cấp dưới và cấp trên. Nhiều nhà tâm lý đã phát hiện “ chấp nhận” là phương pháp hiểu quả để đồng cảm giữa hai người, cũng là một phương pháp hữu hiệu để thuyết phục người khác. Nếu bạn muốn thử thay đổi sở thích cá nhân của một người nào đó thì bạn phải khiến mình giống anh ta, như vậy bạn sẽ càng có sức thuyết phục. Do vậy một người bán hàng giỏi thì luôn cố làm cho thanh điệu, âm lượng, tiết tấu của mình tương xứng với khách hàng. Đúng như nhà tâm lý học đã nói “ một ông chủ xưởng rượu có thể bảo bạn loại rượu này ngon hơn loại kia, nhưng bạn của bạn cho dù là người có kiến thức uyên thâm hay học vấn kém cỏi lại có ảnh hưởng đến việc chọn loại rượu nào”, mà sự ảnh hưởng là tiền đề của sự thuyết phục. Nhưng người có kinh nghiệm thuyết phục thường sẽ tìm hiểu trước một số tình hình của đối phương trước khi sự việc xảy ra, đồng thời dựa vào những sự việc đã biết để tạo một số chỗ đứng vững cho mình. Sau đó, trong lúc tiếp xúc với đối phương sẽ tìm được điểm chung giữa hai người, dần dần các điểm chung tăng lên, hai bên ngày càng thân mật, càng gần gũi về tâm lý, mọi nghi ngờ cảnh giác sẽ dần dần tiêu tan, từ đó đối phương sẽ càng dễ tin và tiếp thu ý kiến của bạn. Trước khi cấp dưới đề xuất ý kiến thì hãy thỉnh giáo cấp trên của mình để tìm ra điểm chung giữa hai người, xây dựng lên tâm lý hoà hợp giữa hai bên. Nếu ý kiến của bạn là ý kiến bổ sung thì trước tiên bắt đầu từ cái chung là xác nhận ý kiến của cấp, ý kiến mà bạn đưa ra là để giúp cho cách làm , phương án của cấp trên thêm hoàn thiện càng có sức thuyết phục, càng có hiệu quả thi hành hơn. Nếu ý kiến của bạn là ý kiến phản đối. Vậy thì làm sao tìm điểm chung? Thực ra điểm chung không chỉ hạn chế ở bản thân nội dung của ý kiến mà còn có vun đắp tâm lý để đối phương chịu nghe. Hơn nữa , khi bạn có ý kiến phải đối thì bạn càng dễ khiến người khác có ý đối địch với bạn,để thừa nhận về tâm lý việc này. Thỉnh giáo làm tăng sự uy tín của cấp trên với bạn, nếu bạn tạo ra sự đồng cảm với cấp trên bằng thái độ thành khẩn, cấp trên dần dần tiêu tan những suy đoán về sự bất kính của bạn, dần hiểu được động cơ của bạn và hồi phục tín nhiệm của bạn. Các nhà tâm lý xã hội học cho rằng tín nhiệm là “ cái máy lọc” của sự đồng cảm giữa con người. Chỉ có đối phương tín nhiệm bạn mới hiểu được động cơ tốt đẹp của bạn còn ngược lại, đối phương không tin bạn, cho dù động cơ đưa ra kiến nghị là tốt thì cũng sẽ qua “ lọc” không tin tưởng mà biến thành thứ khác. Điều này luôn luôn bị méo mó và mang màu sắc của chủ nghĩa hoài nghi, khiến cấp trên không thể phân tích bằng lý trí ý kiến của bạn và mỗi câu nói của bạn đều sẽ gắn liền với động cơ không tốt đẹp. IV. Cách làm khéo léo để can ngăn , khuyên giải cấp trên. a. Lấy lời để khuyên giải . Dùng lời nói của cấp trên làm một tiêu chuẩn đánh giá sự vật, sẽ giúp bạn có được một vị trí an toàn và có lợi trong lúc khuyên giải cấp trên. Vì cấp trên tuyệt đối không phản đối người khác dẫn ra quan đỉểm của mình, hơn nữa nó khiến cho cấp trên có được cảm giác thành công và sự thừa nhận, khi đó trong lòng sẽ cảm thấy vui vẻ hoặc ít nhất cũng không gây ra ác cảm nào. Khi ủng hộ quan điểm của cấp trên, cuối cùng cũng sẽ có được kết luận khả thi thể hiện rõ, sẽ làm cho lãnh đạo có được sự tỉnh táo và đồng thời cũng làm cho quan điểm của bạn có được sự thể hiện khôn khéo. Một cấp dưới thông minh là không coi nhẹ cách khuyên giải khéo léo nhưng cực kỳ hiệu quả. Trong “ Cổ kim đàm khái” có viết câu chuyện thế này : “ Khi chuẩn bị chu di chín tộc nhà Châu Thạch Phụ, mọi người trong nhà Châu Thạch Phu đã đến cầu cứu Ngãi Tử. Ngãi Tử đã đến gặp Tề Tuyên và hỏi : “ Kẻ phản nghịch chỉ có một mình Châu Thạch Phụ, mọi người họ hàng có tội vì đâu mà phải chém đầu?” Ngãi Tử nói: “ Thần cũng biết Đại Vương làm như vậy cũng là bất đắc dĩ, thần nghe nói trước đây công tử Vu Hàm Đan đầu hàng trước Tần. Công tử Vu chẳng phải là cậu của Đại Vương cũng là họ hàng của kẻ phản nghịch. Nếu theo luật thì Đại Vương cũng mắc tội, hy vọng Đại Vương hãy làm đúng chứ đừng vì lợi ích riêng mình mà làm sai luật” Nói xong, bèn đưa sợi giây thừng cho Tề Tuyên. Tề Tuyên dở cưới dở khóc, đành nói : “ Tiên sinh, được rồi, ta sẽ bỏ qua cho họ, được chưa nào!”. Trong câu chuyện này, nghệ thuật khuyên giải của Ngãi Tử cực khôn khéo. Đọc toàn bộ câu chuyện, mặc dù không có nửa lời van lớn nào để xin tha tội cho họ hàng nhà Châu Thạch Phụ nhưng cuối cùng vua Tề Tuyên cũng tự mình hiểu được và đành phải thoả thuận với đối phương. Cái khôn khéo ở đây là hoàn toàn dựa vào việc Ngã Tử nắm chắc được lời nói của Tề Tuyên, dùng câu “ giết hết những người họ hàng của kẻ phản nghịch” làm nguyên tắc và tiêu chuẩn phán đoán. Sau đó dẫn đến những việc của vua Tề Tuyên, từ đó đã kết luận hoang đường là Tề tuyên tự sát. Đương nhiên, vua Tề không thể tự sát được, mà Ngãi Tử chỉ muốn dựa vào đó để có được sự linh hoạt của lập luận mình. Như vậy là Ngãi Tử đã đạt được mục đích cứu sống được mọi người nhà Thạch Phụm khuyên can vua Tề Tuyên. Đặc sắc nhất là ở chỗ khi Tề Tuyên đang “ dở khóc dở cười” thì phải nhận lấy kiến nghị từ kẻ dưới quyền nhưng lại không thể nổi giận như trước được. Khó là chỗ Tề Tuyên không thể phủ nhận lời nói của mình và cũng không muốn tự mình tìm đến kết luận không phải cho chính mình. Lựa chọn tốt nhất của Tề Tuyên là nghe theo khuyến cáo của đối phương. b. Lấy hành động làm căn cứ để khuyên giải. Nhiều khi, có những chỗ không nhất trí giữa lời nói và việc làm của lãnh đạo. Mà ở điểm này thì tự người lãnh đạo cũng có thể chưa ý thức được. Lúc đó, cấp dưới có thể lấy những điểm thiếu sót trong quan điểm nào đó, giúp cấp trên tỉnh ngộ được. Một đại thần đời Bắc Tống là Triệu Phổ đã nói rất rõ quan điều này sau khi lập triều, trong thời gian đầu tiên, Triệu Phổ đã tổng kết được kinh nghiệm của những triều đình trước đã bị suy vong. Nguyên nhân chủ yếu là : “cướp đoạt quyền binh của trọng thần đại tướng”. Từ đó, ông đã nhiều lần khuyên Tống Thái Tổ hãy đem những kẻ đi ngược lại với Tống Thái Tổ để khuyên giải, Tống Thái Tổ đã chấp nhận kiến nghị của Triệu Phổ. Sau đó, khi xem xong vở kịch nổi tiếng “ chén rượu thâu tóm binh quyền”, tướng Tống Thái Tổ đã nói với các tướng lĩnh những điều lo âu của mình: “ Nếu một ngày nào đó, quân lính của các người mang hoàng bào dâng các người, thì các người có từ chối không?” Trong câu nói này, chúng ta có thể hiểu được rằng lời nói của Triệu Phổ đã đụng chạm đến tim đen của Tống Thái Tổ. Câu chuyện này cũng cho ta thấy rằng Triệu Phổ đã làm cho Tống Thái Tổ phải xem lại mình, từ đó khiến Tống Thái Tổ biết được những lợi hại và những nguy cơ quyền lực tiềm ẩn ở trong đó. c . Hãy khuyên bảo bằng những lời chân thật. Khi người lãnh đạo xem xét và xử lý vấn đề, do nhiều nguyên nhân, có lúc do chưa nắm vững công việc mà dẫn tới kết cục tồi tệ. Những lúc thế này, nếu cấp dưới thể hiện lòng trung thành, tìm được biện pháp thì đó là cơ hội tốt nhất để lấy được lòng tin của lãnh đạo, lần sau nhất định không vấp phải sai lầm. Hãy nói ít

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (44).doc
Tài liệu liên quan