Tiểu luận Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

Sau khi nghẹn ngào và đứng rất lâu với những bức hình của cuộc “thảm sát Mỹ Lai”, tôi lặng bước đi đến nơi trưng bày những bức ảnh về nạn nhân chất độc màu da cam dioxin. Các nhà khoa học đã nói rằng chỉ cần môt muỗng cà phê là đã có thể để lại di chứng rất nặng nề cho cả một làng. Vậy mà đế quốc Mỹ đã rải hàng tấn chất độc mà có màu của nắng sớm, nhiều hơn so với lượng mà họ đã dùng trong mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến II. Tôi thật sự xúc động trước hình ảnh những đứa trẻ dị dạng vì nhiễm chất độc màu da cam, so với những đứa trẻ bình thường chúng đã chịu rất nhiều tổn thất và mất mát.

docx21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 61999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh Ngày 30/4/1975, đất nước giành được độc lập hoàn toàn sau 21 năm chống Mỹ và gần 100 năm chống Pháp, đây là những điều mà bất cứ người Việt Nam cũng biết đến và tự hào về một dân tộc anh hùng đã phá tan vòng tay xiềng xích nô lệ đứng lên giành độc lập cho nước nhà. Từ trước đến nay, tôi – một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, chỉ biết được những điều đó qua sách vở và báo chí. Nhưng sau khi tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh thì tôi đã tận mắt được chứng kiến những hình ảnh thật sự và lắng nghe cô thuyết trình viên kể về cuộc chiến đã làm cho tôi và các bạn nghẹn đi trước những đau thương mất mát mà nhân dân VN đã gánh chịu trong suốt cuộc chiến. Bảo tàng chứng tích chiến tranh quả là đang lưu giữ vô vàn những tư liệu quý giá về một thời gian khổ, đau thương mà hào hùng của dân tộc ta. Xem những bức ảnh, tôi không khỏi đau. Tôi cứ mãi canh cánh một câu hỏi:"Cùng là con người với nhau, sao người ta có thể đối với đồng loại mình như thế?", và tôi đau, đau nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới bàn tay tàn bạo của bọn giặc xâm lược. Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của tôi là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn. Mỹ đã dùng đến những vũ khí hiện đại như thế để nhắm vào một đất nước mà “con trâu đi trước, cái cày đi sâu”, vũ khí của họ chỉ là cuốc, xẻng… Khi đưa ánh mắt vào những bức hình về tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam trong chiến tranh, tôi đã thật sự căm phẫn. Và tôi tin rằng, những người lính Mỹ ở bên kia chiến tuyến cũng không thể nào tránh khỏi cảm giác tự dằn vặt, ray rứt với những vì sao? Tại sao tôi phải làm những điều không đúng với bản chất con người như thế? Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ, những bài học và thảm kịch chiến tranh VN” do cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara xuất bản năm 1995 mới thú nhận rằng: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng tôi mắc nợ tương lai cho việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy” và chính những sai lầm đó đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề và sai lầm cho đất nước và nhân dân VN” “Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ” năm 1776, nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hành phúc” thế nhưng khi xâm lược VN, quân đội Mỹ đã bất chấp tất cả những quyền hạn ấy. Lính Mỹ bắt bớ và giết tất cả mọi người mà chúng cho là Việt Cộng, kể cả phụ nữ trẻ em và người già  Càng đi sâu vào bên trong, tôi càng đứng lại nhiều hơn. Hãi hùng trước những hình ảnh về tội các của Mỹ Ngụy. Các cuộc thảm sát giết chóc, giết người hàng loạt hết sức kinh hoàng, tàn nhẫn và độc ác tưởng chỉ có trong phim ảnh bạo lực bây giờ. Con số thống kê cho các vụ thảm sát đó  thật là quá đỗi tưởng tượng với tôi, hàng trăm ngàn người như chìm trong biển máu. Trong đó, có phụ nữ mang thai và trẻ em sơ sinh có vài tháng tuổi,...Với chính sách “ đốt sạch, phá sạch, giết sạch” chúng xuống tay như thể chúng không phải là con người, như loài thú đang say máu. Chúng đếm xác, như một phương thức báo cáo  thành tích của quân đội Mỹ “ hễ có xác chết thì đó là Việt Cộng”  thật là không có mỹ từ nào để mô tả sự vô nhân đạo, mất hết tính người của chúng. Những tội các mà theo tôi nghĩ nếu là con người thì không thể nào nghĩ ra được. Đếm xác – một hình thức báo cáo công trạng của lính Mỹ Bước tới những hình ảnh về cuộc “Thảm sát Mỹ lai” vào ngày 16 tháng 03 năm 1968 tại thôn thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tôi đã thật sự căm phẫn đến tột cùng. 504 người bị giặc Mỹ sát hại ở Mỹ Lai mà phần lớn trong họ là phụ nữ và trẻ em những người không có vũ khí trong tay, không có khả năng kháng cự nào. Tôi tự hỏi không biết những tên lính Mỹ đó có phải là con người không? Hay chúng  là những con ác thú máu lạnh được bao bọc bên ngoài bởi lớp hình hài giống con người. Những từ ngữ nặng nhất dành cho chúng cũng không thể nào đủ để lên án tội ác của chúng! Mỗi người lính Mỹ đều được trang bị 1 zippo, 1 bình rượu hoặc xăng để tiện làm những việc như thế này đây! Một lính Mỹ đang đốt nhà của người dân làng Sơn Mỹ, mở đầu cho cuộc thảm sát! Lính Mỹ đã thảm sát vì có lệnh của cấp trên: Đây là làng của Việt Cộng! Và đây là sự thật, một bà lão không một tấc sắt, quanh năm suốt tháng chỉ làm việc đồng áng, tóm lại là hoàn toàn không có khả năng kháng cự. Tôi như muốn hét lên: những người Việt Cộng nguy hiểm mà các người nói là như thế này đây sao! Lính Mỹ đang đốt nhà của người dân! Gương mặt sợ hãi của người phụ nữ Việt Nam với các em nhỏ tại Mỹ Lai. Họ bị lính Mỹ giết gần như ngay sau khi bức ảnh được chụp Xác người dân làng Sơn Mỹ nằm la liệt sau đợt xả súng Tôi đang tự hỏi rằng những người dân vô tội này có hiểu lí do vì sao họ lại bị xả sung một cách không thương tiếc như thế không, thật không có gì tàn nhẫn bằng! Sau khi nghẹn ngào và đứng rất lâu với những bức hình của cuộc “thảm sát Mỹ Lai”, tôi lặng bước đi đến nơi trưng bày những bức ảnh về nạn nhân chất độc màu da cam dioxin. Các nhà khoa học đã nói rằng chỉ cần môt muỗng cà phê là đã có thể để lại di chứng rất nặng nề cho cả một làng. Vậy mà đế quốc Mỹ đã rải hàng tấn chất độc mà có màu của nắng sớm, nhiều hơn so với lượng mà họ đã dùng trong mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến II. Tôi thật sự xúc động trước hình ảnh những đứa trẻ dị dạng vì nhiễm chất độc màu da cam, so với những đứa trẻ bình thường chúng đã chịu rất nhiều tổn thất và mất mát. 45 triệu lít được bí mật trải xuống miền Nam. Chất độc này đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết. Người bạn làm chung bài thu hoạch này với tôi, bạn ấy đã từng gặp trực tiếp và trò chuyện với người bị nhiễm chất độc màu da cam tên Lượm (thường gọi ở nhà) và gia đình của họ. Đầu của Lượm to hơn đầu của người bình thường rất nhiều, gấp người bình thường 2-3 lần, tuy lớn hơn bạn ấy một tuổi nhưng thấp hơn rất nhiều, khoảng 1m3. Những ngón tay thì rất ngắn và to, hai bàn tay không thể nắm chặt lại. Lượm có ước mơ là trở thành cô giáo, một ước mơ tuy thật bình thường so với nhiều người nhưng nó thật sự xa xỉ đối với Lượm! Theo như gia đình Lượm kể thì những anh chị trước của Lượm khi chết đi thì đầu của họ to dần dần ra và nỗi đau về thể xác của họ đã bị đưa đến tột cùng. Chính bọn đế quốc Mỹ đã làm cho Lượm và những đứa trẻ không may bị nhiễm chất độc màu da cam ấy mất đi cả tuổi thơ và cả tương lai! Thật đáng lên án! Bọn chúng phải chịu trách nhiệm trước những tội ác đã gây ra, nhưng không, chúng đã phủ định tất cả và chỉ bồi thường cho lính của chúng.Tôi đang tự hỏi rằng liệu lương tâm của chúng có được thanh thản vào những ngày còn lại của cuộc đời mình không…. Những bào thai bị nhiễm chất độc màu da cam Người Mỹ đã tìm ra ngân sách để làm sạch các bãi mìn còn sót lại tại Việt Nam. “Họ cũng phải làm như vậy với việc sử dụng chất độc màu da cam” “Vấn đề này không tự biến mất – nó làm ảnh hưởng đến số lượng lớn người Việt Nam” Tội ác của Mỹ nhất định sẽ phải trả giá! Bức ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi có lẽ những bức hình về sức tàn phá và hậu quả của bom napalm gây ra. Những nỗi đau, mất mát đó sẽ là mãi mãi và không có gì bù đắp được…. Nhân vật chính trong ảnh là chị Phan Thị Kim Phúc, lúc ấy 9 tuổi, cô đang bỏ chạy khỏi cuộc tấn công quân sự và bị thương bởi bom Napalm Trong một số trường hợp, napan vô hiệu hóa và giết chết nạn nhân rất nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ 3, phần da và mạch (vascular dermis) bị thương tổn không có các cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị các giọt napan bắn phải sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn. Napalm là những “người biện hộ” cho các biện pháp quân sự của Mỹ. Họ tự động quy tất cả các trường hợp Napalm cho các tai nạn xảy ra ở gia đình. Sau khi được tham quan những bức ảnh bên trong bảo tàng, tôi bước đến “địa ngục trần gian” được phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình nhà tù ở Côn Đảo. Đây là một hòn đảo tuyệt đẹp nhưng giặc Mỹ và Pháp đã biến nơi đây thành nỗi kinh hoàng của từng tù nhân chính trị, chỉ nghe đến hai từ Côn Đảo thôi là đã thấy rùng người rồi! Chuồng cọp là nơi giam giữ và tra tấn tù nhân tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình nơi này. Khi được nghe cô thuyết trình viên nói đến những đòn tra tấn của Mỹ đã áp dụng với những người mà chúng xem là Việt Cộng, tôi thật sự cảm thấy ghê tởm trước tội ác của bọn tay sai. Chuồng cọp nhốt tù nhân chung trong chuồng nhưng chuồng có mái bằng tôn xi - măng thấp, rất nóng vào mùa nắng, rất lạnh vào mùa đông. Ở đây, tù nhân không bị tra tấn bằng đòn roi mà bị tra tấn bằng sự nóng bức, sự lạnh giá, bằng mùi hôi thối, sống chung với giòi bọ. 7, 8 người ở trong một phòng khoảng 4m vuông ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ, giòi bọ khắp người và cai tù thay phiên dập vào cửa sắt để tra tấn tù nhân bằng tiếng ồn. Địa ngục trần gian là như thế này đây! Những chuồng cọp kẽm gai, nhốt 2-3 người, họ phải nằm sát nhau Càng căm phẫn tội ác bọn cai ngục bao nhiêu, thì tôi lại càng khâm phục tinh thần và ý chí kiên cường bấy, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng bấy nhiêu. Tôi nghĩ rằng lòng yêu nước sâu sắc của họ là tấm gương sáng ngời cho thanh niên tuổi trẻ Việt Nam noi theo. Đi vào sâu bên trong thì tôi lặng người trước cỗ máy chém mà chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã dùng để đàn áp nhân dân ta. Biết bao nhiêu con người đã bị chém ở nơi này và biết bao nhiêu linh hồn vẫn còn đó… Cỗ máy chém tử thần, bên cạnh là hộp sắt dùng để đựng xác người Cùng có chung một dòng máu Việt Nam chảy trong người, vậy mà bọn Diệm và tay sai của hắn đã đàn áp một cách dã man không thương tiếc! Những hành động tội ác của đế quốc Mỹ đã bị thế giới lên án, ngay cả trong lòng nước Mỹ là những người dân ủng hộ chiến thắng của Việt Nam. Chúng ta không đơn độc trong hành trình tìm kiếm khát vọng độc lập dân tộc! Trong số các dân tộc an hem trên thế giới thì Cuba-một dân tộc anh hùng, luôn luôn kề vai sát cánh giúp đỡ Việt Nam mỗi khi khó khăn. “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” – Fidel Castro “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi được tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đã cho tôi hơn cả một sàng khôn, được thấy, được nghe những khó khăn của ông cha ta trong kháng chiến dựng nước và giữ nước. Đồng thời cũng thấy rõ được bản chất độc ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này trước sự phản đối dữ dội không chỉ của các dân tộc trên thế giới mà ngay cả người dân nước Mỹ yêu chuộng hòa bình. “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các cháu.” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi – là một sinh viên nói riêng và cả tuổi trẻ nói chung, những con người tri thức của đất nước phải ra sức xây dựng và đổi mới đất nước để xứng với những xương máu mà ông cha đã để chúng ta có được hòa bình ngày hôm nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhững chứng tích tội ác của Mi ngụy ,sau chuyen tham quan bảo tàng chứng tich lịch sử.docx
Tài liệu liên quan