Tiểu luận Cán cân thanh toán Việt Nam 2007 - 2010

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

A. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 5

1. Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế: 5

2. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế: 5

2.1. Tài khoản vãng lai: 5

2.2. Tài khoản vốn – Tài khoản tài chính: 6

2.3. Sai số thống kê: 7

2.4. Dự trữ ngoại hối: 7

B. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010 8

1. Tài khoản vãng lai 8

1.1. Cán cân thương mại và dịch vụ 11

1.1.1. Năm 2008 11

1.1.2. Năm 2009 22

1.1.3. Năm 2010 25

1.2. Kiều hối 27

2. Tài khoản vốn và tài chính 29

2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 30

2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 35

2.3. Nợ vay 38

3. Lỗi và sai số 40

4. Dự trữ ngoại hối 43

C. TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ GIẢI PHÁP 47

1. Tình hình cán cân thanh toán VIệt Nam 6 tháng đầu năm 2011 47

1.1. Tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 47

1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2011 57

2. Giải pháp cho vấn đề cán cân thanh toán Việt Nam 61

LỜI KẾT 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

docx60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cán cân thanh toán Việt Nam 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2010 đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, nhưng vẫn ở mức cao. Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì khả năng nhập siêu  vẫn trên 23%. Đây là nhân tố chính làm cán cân văng lai thâm hụt khoảng 10% GDP. Nhập siêu cao và kéo dài trong nhiều năm, nhất là từ năm 2007 cho đến nay đă làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân văng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong những năm tới đây. Kiều hối Kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương. Đây là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Nhìn chung giai đoạn này, lượng kiều hối đổ về việt nam gần như tăng mạnh qua các năm. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Kiều hối ( tỷ usd) 4.5 5.5 7.2 6.3 8.0 2007 : lượng kiều hối chuyển về đạt 5.5 tỷ, tăng 1 tỷ so với năm 2006. 2008 : 7.2 tỷ USD, tương đương khoảng 8% (GDP) của Việt Nam 2009 : lượng kiều hối giảm xuống còn khoảng 6,3 tỷ USD do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. 2010 : lượng kiều hối đạt kỷ lục 8 tỷ USD. Nguyên nhân do nền kinh tế thế giới đang đần được phục hồi, đặc biệt là thị trường Mỹ. thời gian gần đây, nguồn kiều hối đổ về ngoài việc chuyển tiền hỗ trợ thân nhân cũng đổ về cho mục đích kinh doanh vàng, chứng khoán và bất động sản do chính sách liên quan đến kiều hối đã thoáng hơn trước. hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng phát triển mạnh cũng khiến nguồn kiều hối về Việt Nam ngày càng dồi dào hơn. Có thể lý giải việc kiều hối về nước tăng mạnh trong các năm qua là do các nguyên nhân chính sau : Sự thay đổi trong chính sách quản lý kiều hối của Nhà nước theo hướng thông thoáng, linh hoạt hơn. Sự tiến bộ trong mạng lưới hỗ trợ chuyển tiền Số người di cư và làm việc ở nước ngoài tăng. Vai trò của kiều hối đối với nền kinh tế : Thứ 1, nguồn kiều hối tương đối ổn định hơn các nguồn viện trợ khác, vì vậy nó giúp việt nam khác phục được những khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế chịu tác động của các cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Nó giúp làm giảm bớt những xáo trộn đột biến cho nền kinh tế như khan hiếm vốn đầu tư, giảm tốc độ tăng trưởng, sự biến đổi lãi suất… Thứ 2, trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại nền kinh tế : tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao và đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiên trạng môi trường đầu tư của việt nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế và khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, khi dự trữ ngoại hối Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Bởi vậy với tính chất là dòng vốn ổn định và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây mà không tạo gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, kiều hối đang hứa hẹn trở thành một kênh tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai. Thứ 3, kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Hạn chế của kiều hối: Lượng kiều hối lớn có thể ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Nguồn kiều hối không được thu hút hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng ( nhất là những thời điểm tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại), dẫn đến một phần kiều hối bán ra chợ đen đã làm trầm trọng thêm tình trạng đôla hóa tiền mặt trong nền kinh tế khiến cho NHNN khó kiểm soát được hoàn toàn thị trường ngoại hối Việc gia tăng kiều hối đổ về việt nam mà phần lớn số đó được các hộ gia đình tiêu dùng làm gia tăng tổng cầu, góp phần làm mất cân bàng cung cầu hàng hóa, từ đó gay ra lạm phát. Tài khoản vốn và tài chính Trong những năm qua tài khoản vốn của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, dòng vốn vào liên tục đạt được những mức vượt bậc ngoài mong đợi. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, chúng ta đã thực hiện lộ trình nới lỏng các hạn chế về qui mô và lĩnh vực hoạt động của các định chế nước ngoài tại khu vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam theo cam kết WTO thì dòng vốn trực tiếp và giáp tiếp gia tăng nhanh chóng. Mặc dù số liệu thống kê không chính xác và có nhiều nguồn nhiều số liệu khác nhau nhưng thực tế cho thấy dòng vốn đổ vào nước ta gia tăng liên tục. Đvt: triệu USD 2007 2008 2009 2010 Tài khoản tài chính 17,730 12,341 11,869 11,750 Đâu tư trực tiếp vào Việt Nam 20,300 64,000 21,480 18,600 Đầu tư trực tiếp ròng 6,516 9,279 6,900 7,600 Đầu tư gián tiếp ròng 6,243 –578 128 1,250 Tiền và tiền gửi 2,623 677 –305 -400 Vay trả nợ 2,348 2,963 4,729 3,300 Nguồn: IMF, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, EIU Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy một điểm đáng ghi nhận là tài khoản vốn của Việt Nam đạt mứ cthặng dư qua các năm, trong đó vốn FDI tăng đángkể. Đặc biệt năm 2008 mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước... nhưng năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, đạt khoảng 64 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách FDI, là thành quả của Chính phủ trong nỗ lực chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương đến địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO về giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Một điều dễ nhận thấy là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử, như: Intel, Compal, Foxconn, Samsung... Đặc biệt trong năm 2008 còn xuất hiện dự án của các tập đoàn lớn, như Good Choi (Hoa Kỳ), Berjaya (Ma-lai-xi-a)... Điều này cho thấy, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam các tập đoàn nước ngoài đã quyết định đầu tư quy mô lớn, xem Việt Nam như một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Các dự án lớn nói trên sẽ kéo theo nhiều nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm phụ trợ phục vụ sản xuất. Tuy dòng vốn FDI vào tăng nhưng so với các nước Đông Nam Á thì thu hút vốn FDI của Việt Nam chỉ đứng thứ 4 sau Singapore (22,7 tỷ USD), Thái Lan (10,1 tỷ USD), Malaysia (8,1 tỷ USD); và trong các năm này, xu hướng dòng vốn FDI không tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp, mà tập trung vào các ngành bất động sản, khách sạn, nhà hàng (chiếm 63%) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Điều này tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Chính điều này cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua và giải pháp cho Việt Nam là nên thu hút FDI vào các ngành sản xuất của nển kinh tế. Bước qua năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh... lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể. Cụ thể là: FDI đầu tư ra tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dòng FDI ra toàn cầu, trong đó có các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Đức, Pháp và Hoa Kỳ) đã giảm 57% trong năm 2009. Dòng FDI vào 57 nền kinh tế (chiếm 60% tổng FDI toàn cầu, trong đó các quốc gia tiếp nhận lớn nhất như Trung Quốc, Bra-xin và Nga) cũng sụt giảm tới 54% trong năm 2009. Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thì trong năm 2009, Việt Nam chỉ thu hút được tổng cộng khoảng hơn 21 tỷ đôla đầu tư ( chỉ bằng 30% so với năm 2008), tuy nhiên vượt qua chỉ tiêu đề ra cho năm 2009 là 20 tỷ đôla. Nhưng có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết quả Việt Nam đạt được trong việc thu hút FDI của năm 2009 là một cố gắng nỗ lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Trong năm này, Việt Nam đã thu hút được 18,59 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn). Tuy chỉ bằng 82,2% so với cùng kỳ năm 2009 và gần đạt mục tiêu cho năm 2010, nhưng vốn FDI vào Việt Nam duy trì được con số đáng khích lệ như trên trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhận xét FDI trong giai đoạn 2007-2010: Trong thời gian qua, ta thấy FDI đóng góp vào tăng trưởng GDP khá lớn, nhu cầu vốn để phát triển đất nước rất lớn và thời gian qua dòng vốn này đi vào khá ổn định và tăng nhanh. Tuy Việt Nam vẫn còn kiểm soát nhưng với sự gia tăng này đã phản ánh cho chúng ta thấy rằng tự do hoá có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế trong một chừng mực nào đó. Mặc dù dòng vốn vào quá nhanh và nền kinh tế không hấp thu tốt sẽ nảy sinh những vấn đề bất cập nhưng những đóng góp tích cực của nó là điều hiển nhiên. Hình: Vốn đăng ký FDI trong những năm gần đây: Nguồn MPI Trong giai đoạn này, FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh. Điều này đã góp phần cải thiện hình ảnh hạ tầng Việt Nam.Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bày tỏ quan điểm thiếu lạc quan khi luồng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản vẫn ở mức “đỉnh” so với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, khi không ít các “siêu dự án” FDI liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã bị rút giấy phép trong năm 2010 như: Dự án Khu phức hợp công nghiệp nặng STX Vina của tập đoàn STX (Hàn Quốc) của Khánh Hòa; Dự án The AJ Vietstar 200 triệu USD ở Vũng Tàu; Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với vốn đầu tư lên tới 4,15 tỷ USD…Nhưng theo một số chuyên gia thì việc vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản thời gian vừa qua vẫn không đáng lo ngại và không phải không có cách giải quyết.Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế Việt Nam về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bích Vân - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Bất động sản là một khái niệm rộng bao gồm nhiều các danh mục dự án khác nhau như: Xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, bất động sản du lịch,…chứ không hoàn toàn chỉ tập trung vào một số danh mục nhất định như bất động sản du lịch. Vì thế, khi nhìn nhận vấn đề cũng nên xét ở nhiều góc độ, và đánh giá xem các dự án nào mang lại lợi ích, tác động tốt cho xã hội thì vẫn nên khuyến khích, còn nếu dự án nào chỉ nhằm mục đích chiếm đất và quy mô phát triển dự án không tương xứng với năng lực tài chính thì sẽ cẩn thận hơn trong việc cấp phép đầu tư.Bà Vân cũng cho hay, sắp tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ làm việc với các địa phương để xây dựng các danh mục dự án thu hút đầu tư trong giai đoạn mới, và hy vọng, danh mục các dự án này sẽ rất sát với thực tế ở nhiều địa phương, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện và triển khai dự án. Bên cạnh những điểm tích cực thì khu vực FDI còn những hạn chế như: công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng một số địa phương cấp mới một loạt dự án sử dụng nhiều đất (như sân gôn, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí), tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải tại một số khu công nghiệp - khu chế xuất đến mức rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái; thiếu lao động có tay nghề cao, việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn còn chậm, điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động còn hạn chế, nhất là tình trạng đình công kéo dài không được giải quyết triệt để cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư - kinh doanh. Trong việc cập nhật và thể hiện dòng vốn này cũng có nhiều vấn đề đặt ra, đó là con số đăng ký, và con số thực hiện. Chính sự khác nhau của hai chỉ số này nên chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về nó. Trong thời gian qua, ai cũng biết rõ con số đăng ký đầu tư vào nhưng con số thực sự (giải ngân) thì ít người biết đến, mà con số đó mới phản ánh đúng. Con số thực sự đưa vào đầu tư rất thấp so với con số mà mọi người thấy là đăng ký. Hình: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với cam kết Nguồn:MPI Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng ký khổng lồ trên 64 tỷ USD năm 2008 nhưng chỉ khoảng gần 12 tỷ USD được đưa vào chính thức đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường này. Có những băn khoăn rằng liệu Việt Nam có hấp thụ được lượng vốn này hay không? Liệu có những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư? Liệu có những cái “bánh vẽ” về viễn cảnh lợi nhuận của dự án?... Trong các biện pháp áp dụng thời gian gần đây thường đặt vai trò vốn FDI lên hàng đầu, tuy nhiên đang có một sự đánh giá quá mức về nguồn vốn này đối với phát triển nền kinh tế. Trong ngắn hạn điều này là hợp lý nhưng về lâu dài khi nền kinh tế trong nước có sự trỗi dậy thì nguồn vốn này chưa hẳn là nguồn chủ lực cho quốc gia. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế, còn quá thấp so với các nước trong khu vực .Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Cụ thể như sau: Hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 làm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam mạnh mẽ. Sự biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Tuy nhiên bước qua năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chínhbắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản bắt đầu từ năm 2007, lượng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII diễn ra ở mức độ nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Bên cạnh đó đầu năm 2008 các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND.Lượng cung USD lớn tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD).Giữa năm 2008, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy USD cùng với giá vàng tăng mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán TPCP (bán ròng 0,86 tỷ USD)khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao. Đầu năm 2009,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng. Trong 10 tháng đầu năm 2009vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008).Tuy nhiên,mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế mởi nổi nhận được dòng vốn đầu tư ròng vào danh mục đầu tư chứng khoán năm 2009. Theo đánh giá các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới của trang web (www.indexq.org), chỉ số chứng khoản của Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong nhóm những chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009. Ở châu Á, Việt Nam thua Inđônêsia (36,97%); Ấn Độ (41,86%); Trung Quốc (42,17%). Ở Châu Âu, Việt Nam thua Nga (57,93%). Ở châu Mỹ, Việt Nam thua Brazil (35,33%); Argentina (44,71%); Peru (76,5%). Đặc biệt, các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc cởi mở ngành dịch vụ Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư Mỹ. Gần 50% vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là của các nhà đầu tư Mỹ. Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ tăng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là donhờ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam và sự cải thiện trong môi trường pháp luật, thương mại. Tuy nhiên, việc ban hành Luật Chứng khoán mới là lý do chính của sự gia tăng đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam;vị thế chính trị ngày càng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới và quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cũng là nguyên nhân thúc đẩy luồng vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam, làm cho các nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn vào thị trường này. Trong những phiên giao dịch các tháng cuối năm 2009, vốn đầu tư gián tiếp vào - ra Việt Nam đã ở trạng thái dương. Tức là vốn vào nhiều hơn rút ra. Nhưng luồng vốn vào còn khá thấp chỉ khoảng 3 – 5 triệu USD/ngày.Tuy nhiên,theo các chuyên gia, FII đổ vào Việt Nam là dấu hiệu tốt cho thấy, các nhà đầu tư đã có niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, điều này có tác động quan trọng đối với cán cân ngoại tệ. Bởi vì, năm 2009, do tác động của khủng hoảng, các nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam đều bị ảnh hưởng do xuất khẩu giảm khoảng 9%, kiều hối dự báo giảm khoảng 15 – 20%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng giảm mạnh so với năm 2008. Tiếp nối những tín hiệu tốt cuối năm 2009, thì từ đầu năm 2010 đến đầu tháng 12/2010 nguồn vốn FII đã tăng khoảng 712 triệu USD.Lượng vốn trên chảy vào Việt Nam khá nhanh trong tháng 10, 11 và tiếp tục tăng trong tháng 12. Nguyên nhân là nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang dần hồi phục làm cho nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán, khối đầu tư nước ngoài cũng đánh dấu một quá trình mua ròng liên tục kể từ cuối năm 2009 đến nay. Một tham khảo cho thấy, theo thống kê giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), hoạt động mua ròng đã được nối dài trong 14 tháng liên tiếp, kể từ tháng 10/2009; và hướng này tiếp tục thể hiện qua hai phiên đầu tháng 12. Nhận xét FII giai đoạn 2007-2010 Như vậy cho đến cuối năm 2010, nguồn vốn FII đã và đang trở lại, được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một yếu tố thuận lợi góp phần cho việc cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường, bên cạnh các nguồn vốn khác.Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán. Nợ vay Theo con số của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, từ năm 1993 đến năm 2006, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam trên 33 tỉ USD. Riêng năm 2007, mức cam kết đã lên tới gần 4,5 tỉ USD, tăng trên 700 triệu USD so với năm 2006 và là mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tại Hội nghị CG 2007, các nhà tài trợ đã cam kết mức viện trợ cho Việt Nam là 5,426 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Trong đó, cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ USD, cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là 250 triệu USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn thế giới Việt Nam vẫn thu hút được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ các quốc gia khác qua ODA khá cao, theo cam kết năm 2009 thì khoảng 5 tỷ USD sẽ được cung cấp cho Việt Nam. Theo Bộ KH-ĐT thì 06 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã giải ngân được 1,27 tỷ USD tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của chúng ta trong thời điểm khó khăn. Bảng: Dòng vốn vay của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Quy mô (triệu USD) ODA 1.361 958 1.073 1.258 1.394 1.525 1.850 2.000 2.200 Nguồn : Tổng hợp từ IMF, ADB và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Hình 3: Cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam từ 1993 – 2008 Dòng vốn này là bổ sung rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, tuy nhiên con số giải ngân lại không được thống kê chính xác khiến cho việc nhận định hiệu quả đầu tư của nó còn thấp, chưa phản ánh đúng thực trạng. Trong thời gian qua xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến dòng vốn này như giải ngân còn chậm, nhiều lãng phí, tham nhũng … đã làm hạn chế việc phát huy tính hiệu quả. Việt Nam cần có các chính sách tốt để giải ngân cũng như thu hút thêm nhiều nhà tài trợ. Theo số liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở Việt Nam là 1.122 nghìn tỉ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010. Dự kiến, tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011. Riêng nợ nước ngoài, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết đang ở 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010. Bộ Tài chính đánh giá, do thắt chặt tiền tệ trong nước nên các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2011 đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, dự kiến nợ nước ngoài của quốc gia sẽ ở 44,5% GDP năm 2011 Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức nợ này của Việt Nam sẽ giảm theo thời gian. Trên thực tế, World Bank và IMF đặt Việt Nam vào danh sách nhóm các nước có mối nguy cơ thấp trong vấn đề nợ nước ngoài. Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam chỉ ở mức giới hạn nhỏ. Khoản nợ ngắn hạn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng trên 8% GDP. Do các quy định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước về vay nợ nước ngoài, các khoản vay ngắn hạn của Việt Nam thường là nhỏ và chủ yếu liên quan đến tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn lại là những khoản nợ trung và dài hạn với các điều khoản cho vay ưu đãi có thời hạn trả nợ lâu dài lên đến 20 năm. Điều đó khẳng định Việt Nam không có bất cứ một khoản rủi ro nào về mất thanh khoản nợ như cuộc khủng hoảng Thái Lan năm1997. Mọi rủi ro đều loại trừ và Việt Nam hoàn toàn có thể trả dứt điểm các khoản nợ nếu như chính phủ muốn như thế. Nợ để phát triển không phải là điều đáng sợ. Các khoản nợ này cho thấy tuy chiếm tỷ trọng GDP khá cao nhưng vẫn còn trong mức an toàn, điều này tác động tích cực đến việc tự do hóa tài khoản vốn sau này. Lỗi và sai số Cán cân thanh toán gồm tài khoản vãng lai (chủ yếu là hàng mua bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài, tiền kiều hối) với tài khoản vốn và tài chính (chủ yếu là đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp, vốn vay,…) cân đối hai tài khoản này nếu dôi dư thì làm tăng dự trữ ngoại tệ, nếu thiếu hụt sẽ làm giảm dự trữ này. Vì thặng dư và thâm hụt ở tài khoản vãng lai và tài khoản vốn không thể biết chính xác nên mới có mục “lỗi và sai sót” để cân bằng cán cân thanh toán. Theo thống kê ta có lỗi sai sót các năm qua như sau: Năm 2007 là 0,4 tỷ USD Năm 2008 là 1,08 tỷ USD Năm 2009 là 12,178 tỷ USD Năm 2010 là 9 tỷ USD Nguyên nhân : Theo các chuyên gia kinh tế phần đông lỗi và sai sót có thể đến từ nhiều nguyên nhân : Do nhập siêu trong thực tế hơn nhiều hoặc nhà xuất khẩu không chuyển tiền bán hàng về trong nước. Do buôn lậu qua biên giới cao hơn nhiều. Do con số giải ngân FDI thấp hơn thống kê. Do hiện tượng đào hối mà không ai biết (ví dụ như kiều hối gửi về 6 tỷ nhưng thực tế tiền từ trong nước chuyển từ trong nước ra nước ngoài lại cao hơn). Do hệ thống quản lý ngoại hối lỏng lẻo. Hay việc bố trí lại danh mục các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước, chuyển sang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCán cân thanh toán việt nam 2007 - 2010.docx
Tài liệu liên quan