MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I.Một số vấn đề chung về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng 3
1.Sự cần thiết của vai trò nghĩa vụtài sản của v ợ chồng 3
2.Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng 3
2.1.Khái niệm 3
2.2.Y nghĩa của quy định này 4
II.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ, chồng về tài sản 5
1.Nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng 5
2.Nghĩa vụ tài sản riêng 7
3.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản 8
3. 1.Căn cứ vào mục đích của người thực hiện hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản 9
3.2.Căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ, chồng trong việc làm phát sinh nghĩa vụ tài sản 11
III.NHỮNG BẤT CÂP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ CHUNG, NGHĨA VỤ RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG VỀ TÀI SẢN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 11
1.Một số bất cập trong quy định pháp luật 11
2.Hương hoàn thiện pháp luật về vấn đề này 13
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản vợ, chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c định nghia vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng. Nghiên cứu về các quy định pháp luật xung quanh vấn đề này không những sẽ cho chúng ta biết được căn cứ để xác định nghĩa vụ chung riêng về tài sản vợ chồng, qua đó còn thấy được những bất cập, những thiếu sót mà pháp luật hiện nay vẫn còn đang thiếu sót,đồng thời đưa ra những kiến nghị, đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về vấn đề :”Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản vợ, chồng “
NỘI DUNG
I.Một số vấn đề chung về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
1.Sự cần thiết của vai trò nghĩa vụ tài sản của v ợ chồng
Trong điều kiện kinh tế, thị trường , việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ, chồng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự hoặc kinh tế , từ đó làm phát sinh nhiều nghĩa vụ về tài sản mà vợ chồng là người có nghĩa vụ như là tất yếu khách quan.Vì vậy, bên cạnh việc xác định tài sản thuộc quyền sở hữu không thể không xác định tài sản nợ thuộc nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng .Pháp luật HN&GĐ của các nước trên thế giới đều quy định nghĩa vụ tài sản của vợ,c hồng như là một yêu tố cấu thành của chế định tài sản vợ, chồng.Xuất phát từ thực tế trên ,Luật HN & GĐ năm 2000 bên cạnh việc xác định tài sản của vợ, chồng cũng quy định về nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng
2.Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng
2.1.Khái niệm
Theo điều 285 Bộ Luật dân sự ,Nghĩa vụ tài sản vợ chồng có thể hiểu từ khái niệm nghĩa vụ theo nghĩa rộng và hẹp
Theo nghĩa rộng , nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng là việc mà theo quy định của pháp luật thì một bên hoặc cả hai bên vợ chồng (người có nghĩa vụ) phải làm công việc hoặc không được làm công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác(người có quyền)
Theo nghĩa hẹp , nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng là việc vợ, chồng hoặc cả hai vợ, chồng là người có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho việc làm (hành vi ) cụ thể của mình
Trên thực tế , vợ chồng vừa là chủ thể của quan hệ Hôn nhân và gia đình vừa là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự khác , họ có thể xác lập các quyền về tài sản và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của mình
2.2.Y nghĩa của quy định này
Thứ nhất Chế định nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng giúp “thực tế hóa “quyền sở hữu của vợ, chồng
Quyền sở hữu và nghĩa vụ tài sản là hai chế định có quan hệ chặt chẽ với nhau.Qui định về quyền sở hữu thuộc trạng thái “tĩnh “của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm phạm vi, nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng cũng như quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với những tài sản đó .Trong khi đó , chế định nghĩa vụ tài sản thuộc trạng thái “động “, chế định này giải quyết các vấn đề tài sản trong gia đình được sử dụng, quản lí, định đoạt như thế nào ?Vì mục đích gì?Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ về tài sản thì nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung , nghĩa vụ nào thuộc nghĩa vụ riêng của một bên vợ, chồng ?Tài sản nào đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh ?Quy định trạng thái” động “ của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng .
Có thể thấy rằng, chế định nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng giúp vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu của mình trong các quan hệ tài sản cụ thể
Thứ hai Chế định nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng còn tạo cơ sở pháp lí để vợ, chồng chủ động tham gia vào cả các giao dịch dân sự và kinh tế , bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình cũng như của cá nhân vợ, chồng.Bên cạnh đó, nó còn phân định rõ trách nhiệm của các bên vọ, chồng trong quản lí, sử dụng , định đoạt tài sản.Qua đó giúp”minh bạch hóa” các giao dịch dân sự mà một bên chủ thể là vợ, chồng , tạo căn cứ pháp lí trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ, chồng , giúp người có quyền xác định được nghĩa vụ mà vợ, chồng phải thực hiện được bảo đảm bằng tài sản chung hay tài sản riêng , tức là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người có quyền khi vợ, chồng là người có nghĩa vụ , lợi ích của cộng đồng và của xã hội vì thế cũng được đảm bảo
Thứ ba ,Chế đinh nghĩa vụ tài sản giữa vợ, chồng tạo cơ sở pháp lí trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng
Chế định này giúp người có quyền xác định được nghĩa vụ mà vợ, chồng phải thực hiện được đảm bảo bằng tài sản chung hay bằng tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng .Tức là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền khi vợ, chồng là người có nghĩa vụ
II.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ, chồng về tài sản
1.Nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng( nợ chung) có thể được hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ, chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận vợ, chồng
Theo quy định tại Điều 29 và khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 , vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc thanh toán các khoản nợ chung, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết
Dựa trên lợi ích của gia đình và sự thỏa thuận của vợ, chồng được coi là nợ chung đối với các khoản nợ phát sinh khi vợ, chồng thực hiện các giao dịch để đảm bảo các nhu cầu của gia đình , bao gồm :
-Nợ phát sinh có liên quan đến việc duy trì và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của gia đình như nội trợ , chăm sóc sức khỏe , cung cấp những vật dụng thiết yếu của đời sống gia đình
-Nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng , định đoạt tài sản chung.Nghĩa vụ chung này không bao gồm nợ phát sinh khi một bên vi phạm khoản 3 điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 khi tự mình tiến hành giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình , việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh mà không có sự thỏa thuận với vợ, chồng mình và cũng không vì nhu cầu chung của gia đình
-Nợ phát sinh trong việc chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ con chung của hai vợ, chồng và giữa con riêng với cha dượng mẹ kế trong trường hợp họ sống chung với nhau theo quy định tại điều 38 Luật HN&GĐ năm 2000
Cũng coi là nợ chung đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình tạo lập , quản lí , sử dụng và định đoạt tài sản chung, bao gồm:
-Nợ phát sinh khi vợ, chồng tạo ra tài sản cho gia đình
-Nợ phát sinh do một bên vợ, chồng lao động để tạo thu nhập hoặc tiến hành hoạt động sản xuất , kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân (không bao gồm nợ phát sinh sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)
-Nợ phát sinh khi một bên vợ, chồng tiến hành khai thác hoa lợi, hoa tức từ tài sản riêng của mình trong thời kỳ hôn nhân mà vợ, chồng không có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó thuộc tài sản riêng
Có quan điểm cho rằng , những khoản nợ phát sinh trong hoạt động nghề nghiệp và trong khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên vợ, chồng mang tính chất cá nhân .Do đó không thể xác định là nợ chung của vợ, chồng mà là nợ riêng của người làm phát sinh khoản nợ đó .Về vấn đề này Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 đã khẳng định :”Tài sản do vợ, chồng tạo ra , những thu nhập do lao động , hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ, chồng , như vậy thì điều đó không còn mang tính chất cá nhân mà đã vì lợi ích chung của gia đình .Mặt khác khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định “trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của cả gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của vợ chồng”
Quy định này đã gắn kết trách nhiệm của gia đình đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên , nên cần phải xác định là nợ chung , có như vậy mới đảm bảo được lợi ích chính đáng của người có tài sản riêng khuyến khích được họ tạo ra nhiều của cải, vật chất hơn nữa cho gia đình đồng thời tăng cướng sự gắn bó trong quan hệ gia đình và để gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên của mình trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Ngoài ra nợ chung của vợ, chồng còn có thể là nợ phát sinh theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc xuất phát từ trách nhiệm liên đới trong việc làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản, bao gồm các khoản nợ phát sinh có liên quan đến những công việc do hai vợ, chồng cùng tiến hành , bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn ; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện công việc không vì lợi ích của gia đình nhưng được bên kia đồng y sử dụng tài sản chung để thực hiện
2.Nghĩa vụ tài sản riêng
Nghĩa vụ tài sản riêng của vợ , chồng (nợ riêng) có thể được hiểu là các nghĩa vụ phát sinh do hành vi không vì lợi ích gia đình (mang tính chất cá nhân hoặc hành vi trái pháp luật ) của một bên vợ, chồng thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân
Dựa trên nguyên tắc loại trừ thì tài sản riêng phải được sử dụng để thực hiện các khoản nợ không thuộc nhóm nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng , cụ thể:
-Các khoản nợ không vì nhu cầu chung của gia đình phát sinh trước khi kết hôn
-Nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng , định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nợ phát sinh khi một bên vợ, chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ , chồng không có thỏa thuận hoa lợi, lợi tức đó là tài sản riêng của mỗi người
-Nợ phát sinh khi thực hiện một nghía vụ tài sản gắn liên với nhân thân của một bên vợ, chồng như chi phí cho con riêng(trừ trường hợp được quy định tại Điều 38 Luật HN&GĐ) hoặc chi phí cho người mà vợ, chồng là người giám hộ của họ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật HN&GĐ, hoặc thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại các chương V và VI cuảt Luật HN&GĐ năm 2000
-Nợ phát sinh trên cơ sở vợ chồng vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 khi tự mình tiến hành giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình mà không có sự thỏa thuận của bên kia và cũng không vì nhu cầu chung của gia đình
-Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng
3.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản
Theo luật hôn nhân gia đình năm 2000 , tài sản của vợ chồng được phân định thành tài sản chung hợp nhất và tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Việc phân định hai hình thức sở hữu tài sản trong gia đình tất yếu cũng làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung hoặc tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng
Thực tế cho thấy rằng , việc phân định nghĩa vụ tài sản riêng và nghĩa vụ tài sản chung giữa vợ và chồng còn có nhiều quan điểm và y kiến khác nhau
Có quan điểm cho rằng :Các nghĩa vụ tài sản phát sinh từ tài sản thuộc hình thức sở hữu nào thì được bảo đảm thực hiện bằng tài sản đó.Tuy nhiên, có thể thấy rằng nếu quan niệm như vậy sẽ có mâu thuẫn với tính chất cộng đồng của hôn nhân, trong đó ,trong đó đặc điểm nổi bật là trong gia đình thường có sự trộn lẫn về tài sản và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng
Lại có quan điểm cho rằng việc phân định nghĩa vụ tài sản chung hay tài sản riêng cần lấy yếu tố lỗi làm căn cứ cơ bản để xác định.Tuy nhiên quan điểm này chỉ có y nghĩa trong việc xác định có hay không có trên thực tế nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn nghĩa vụ tài sản đó là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng của một bên , ngoài yếu tố lỗi còn được phân định bằng những căn cứ khác .Xuất phát từ nội dung chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có thể đưa ra những căn cứ sau:
3. 1.Căn cứ vào mục đích của người thực hiện hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản
Theo điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định :”Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng như cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”
Như vậy, hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình hay lợi ích cá nhân của người thực hiện hành vi sẽ là căn cứ để xác định nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng của một bên vợ hoặc chồng .
Theo điều luật thì những giao dịch hợp pháp do một trong hai bên vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì đó là nghĩa vụ chung của vợ và chồng, cả hai phải liên đới chịu trách nhiệm với giao dịch đó
Tuy nhiên sự liên đới trong trường hợp này lệ thuộc vào một số điều kiện như:
-Giao dịch phải hợp pháp :hợp pháp ở đây có nghĩa là không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội
-Giao dịch phải nhằm đáp ứng nhu cầu sinh họa thiết yếu của gia đình
Quy định này nhằm quy kết trách nhiệm (nghĩa vụ) chung của hai vợ, chồng đối với các giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình (nghĩa là tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm cho các giao dịch hợp pháp dù chỉ có một bên vợ(chồng) thực hiện vì lợi ích gia đình) đồng thời cũng khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của gia đình.Đây cũng là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, khi dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung)
Khẳng định này xuất phát từ tính chất cộng đồng của hôn nhân .Tính chất này đã kiến tạo để vợ ,chồng thực hiện nghĩa vụ :”Vợ, chồng chung thủy thương yêu, quy trọng , chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau ,cùng nhau xây dựng gia đình no ấm , bình đẳng, tiến bộ ,hạnh phúc, bền vững”(Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Trách nhiệm có tính đặc trưng này đã quy định đặc điểm cơ bản trong phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là các chủ thể thực hiện quyền của mình vì lợi ích của gia đình.Quyền sở hữu của vợ chồng cũng được nhà làm luật Việt nam xây dựng trên cơ sở lợi ích gia đình .Và như vậy, đề phù hợp với đặc điểm của quyền sở hữu trong Luật hôn nhân và gia đình , việc phân định nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng cũng cần lấy lợi ích từ gia đình là căn cứ xác định với nguyên tắc hành vi do vợ hoặc chồng tiến hành vì lợi ích chung của gia đình thì tài sản chung cũng phải được sử dụng để bảo đảm cho hành vi đó
Một điều cần lưu y ở đây đó là “lợi ích gia đình “ phải luôn được đặt trong lợi ích của cộng đồng và xã hội .Điều đó có nghĩa là hành vi của vợ, chồng được xác định vì lợi ích chung của gia đình , trước hết hành vi đó phải được thực hiện phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội .Khi nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hành vi trái pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì nghĩa vụ phát sinh được thực hiện bằng tài sản chung hay tài sản riêng của một bên phải căn cứ vào yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi đó
3.2.Căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ, chồng trong việc làm phát sinh nghĩa vụ tài sản
Trong cuộc sống chung của gia đình .hành vi mang lợi ích cá nhân hoặc hành vi trái pháp luật có thể được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng .Trên thực tế có những hành vi cá nhân như chồng hoặc vợ đầu tư kinh doanh riêng , thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì họ có thể thỏa thuận chia tài sản chung (Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ 2000) thì khi phát sinh nghĩa vụ về tài sản , đó là nghĩa vụ riêng do một bên vợ hoặc chồng thực hiện.Hoặc khi một trong hai bên thực hiện những hạnh vi trái pháp luật , xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ thì đương nhiên nghĩa vụ về tài sản đó là nghĩa vụ t riêng,tuy nhiên hành vi đó cũng có thể được thực hiện với sự thỏa thuận của (chồng(vợ) của người thực hiện hành vi do xuất phát từ tình cảm vợ chồng, sự ổn đinh của gia đình mà đã tự nguyện chịu trách nhiệm chung đối với nghĩa vụ tài sản đã phát sinh .Vì vậy, việc phân định nghĩa vụ tài sản phát sinh trên cơ sở hành vi không vì lợi ích chung của gia đình cần dựa trên nguyên tắc khi người thực hiện hành vi mang lợi ích cá nhân hoặc hành vi trái pháp luật , người đó sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình , ngoại trừ trường hợp vợ (chồng) của họ thỏa thuận cùng thực hiện hoặc sử dụng tài sản chung để bảo đảm thưc hiện nghĩa vụ
III.NHỮNG BẤT CÂP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ CHUNG, NGHĨA VỤ RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG VỀ TÀI SẢN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
1.Một số bất cập trong quy định pháp luật
Các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
Thứ nhất Theo các quy định tại Điều 25 , khoản 2 Điều 28 và khoản 3 điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000 , nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng chưa được quy định cụ thể
Theo khoản 2 Điêu 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. tài sản chung của vợ, chồng phải được đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng (Tài sản chung của vợ, chồng chỉ được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ- chồng nhà làm luật còn gọi là thành phần tiêu sản của khối cộng đồng tài sản chung của vợ, chồng).Vấn đề đặt ra là cần xác định những nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung của vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ, chồng mới phải “gánh chịu”(bảo đảm) cho các nghĩa vụ chung đó .Cho đến nay , các văn bản quy định , hướng dẫn áp dụng luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn “bỏ qua” vấn đề này
- Thứ hai, theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản.
Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Đây là một điểm cần được xem xét lại để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền và lợi ích liên quan .
Thứ ba, về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yêu của gia đình (Điều 25);Tuy nhiên cần phải xác định, vợ, chồng vay nợ có nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hay không và”nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình “bao gồm những gì thì hiện nay Luật và những văn bản hướng dẫn áp dung của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quy định và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này
2.Hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Các quy định về nghĩa vụ tài sản vợ chồng trong Luật hôn nhân gia đình năm 2000 về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của thực tế khách quan , tuy nhiên để các quy định này thực sự đi vào thực tiễn đời sống xã hội, các cơ quan chức năng cần có các văn bản quy định hoặc hướng dẫn cụ thể một số vấn đề sau
Pháp luật cần có các quy định cụ thể hơn về chế định nghĩa vụ tài sản vợ, chồng
Hiện nay, tại điều 25, các khoản 2 Điều 28, khoản 3 điều 33 , khoản 2 điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình đã có các quy định liên quan đến nghĩa vụ tài sản vợ, chồng .Tuy nhiên , các quy định này mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện (Điều 25), hoặc nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng(khoản 2 Điều 28, khoản 3 điều 33 , khoản 3 điều 95) mà chưa quy định cụ thể căn cứ xác định nghĩa vụ tài sản chung và nghĩa vụ tài sản riêng .Để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của vợ, chồng , của các chủ nợ , đồng thời tạo thêm căn cứ pháp lí khi xét xử các tranh chấp liên quan , Luật cần dự liệu cụ thể về tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, bao gồm:
- Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình;
- Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng;
- Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;
- Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện;
- Các khoản nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng
Về nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ (khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Quy định này còn sơ sài chưa đầy đủ, chưa có căn cứ cụ thể để xác định loại nghĩa vụ tài sản này. Luật cần dự liệu nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng bao gồm các nghĩa vụ sau:
- Trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình;
- Trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình;
- Trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
- Bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP);
- Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình; các chi phí cho người mà vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình;
- Cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới đối với các thành viên trong gia đình theo quy định tại Chương V và Chương VII của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích;
- Phải trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000);
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.
Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ưng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (Điều 25), Luật cần dự liệu “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình “bao gồm các nhu cầu về ăn, ở , mặc, học hành , khám chữa bệnh và các chi phí thông thườngcần thiết khác để đảm bảo của các cuộc sống thành viên gia đình
“Nhu cầu của gia đình”phải được hiểu là sự tồn tại và phát triển của gia đình ; tài sản chung phải được dùng vào việc “nuôi sống gia đình”, đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày của gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần , nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, giáo dưỡng các con …(theo khả năng từ tài sản chung của vợ chồng).Trên cơ sở đó mà “quy kết” trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ chồng trong việc tạo lập tài sản chung và đóng góp “phí tổn” về nhu cầu đời sống chung của gia đình
Bên cạnh đó, luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về mức đóng góp của mỗi bên đối với các chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Từ những thực tế trên thì yêu cầu đặt ra hiện nay đó là :
Trước hết , cần rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành, cắt bỏ những quy định không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo với thực tế và bên cạnh đó phải bổ sung một số quy phạm pháp luật mới nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật
Bên cạnh đó, Quốc hội nên nghiên cứu, xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật về vấn đề này đầy đủ, chặt chẽ và cụ thể hơn nhằm đảm bảo cơ sở pháp lí cho căn cứ xác định nghĩa vụ tài sản chung, riêng hiện nay
Một điều cần thiết nữa là cần phải tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật HN&GĐ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể
Điều này giúp giải quyết các mâu thuẫn giữa vợ, chồng trong khi tranh chấp về vấn đề nghĩa vụ tài sản chung, riêng
Trên đây là một số kiến nghị của cá nhân em, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và việc áp dụng các quy định đó vào thực tiễn cuộc sống.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những phân tích về vấn đề “Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản” chúng ta có thể thấy pháp luật hiện nay vẫn đang còn nhiều thiếu sót trong việc quy định về vấn đề này, từ đó yêu cầu đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật hiện nay nhằm tránh xảy ra các tranh chấp xung quanh vấn đề nhiều tranh cãi này
Những kiến nghị trên mong mỏi đóng góp phần nào vào việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về căn cứ xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, để bảo đảm trật tự pháp lý xã hội chủ nghĩa cũng như bảo đảm lợi ích cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội 2002.
2.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 – Nhà xu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bái tập học kì hôn nhân.doc