Tiểu luận Cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

 

Mục lục

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6

1.1 Khái quát về NSNN 6

1.1.1 Khái niệm NSNN 6

1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN 6

1.1.3 Vai trò của NSNN 8

1.2 Khái quát về Cân đối NSNN 9

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN 9

1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường 10

1.3 Các chỉ tiêu cấu thành Cân đối NSNN 13

1.3.1 Thu NSNN 13

1.3.2 Chi NSNN 15

1.3.3 Tình trạng ngân sách Nhà nước - Bội chi ngân sách. 17

1.4 Các quan điểm về cân đối NSNN 19

1.4.1 Quan điểm ngân sách cân bằng 19

1.4.2 Quan điểm ngân sách chu kỳ 19

1.4.3 Quan điểm ngân sách thâm hụt 20

1.4.4 Quan điểm về ngân sách duy nhất và hai ngân sách 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 22

2.1 Thực trạng Cân đối NSNN của VN trong giai đoạn 2001-2010 22

2.1.1 Thực trạng thu 22

2.1.2 Thực trạng chi 30

2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010 38

2.2 Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010 43

2.2.1 Ưu điểm: 43

2.2.2 Nhược điểm: 44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 46

3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 46

3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 51

3.3 Hoàn thiện cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 52

3.3.1 Trong điều kiện bình thường 52

3.3.2 Trong điều kiện lạm phát cao. 59

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6808 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển năm 2005 đạt 83,300 tỷ VNĐ, tăng 6.1% so với dự toán và 11.3% so với thực hiện năm 2004, chiếm 32.2% tổng chi NSNN, là tỷ trọng đầu tư cao nhất từ trước tới nay. Điều này phần nào thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2005. Chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp đạt 145,595 tỷ VNĐ, tăng 23.5% so với năm 2004. Các khoản chi cho giáo dục, đào tạo, y tế, 20 văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể và cải cách tiền lương đạt 134,595 tỷ VNĐ, tăng 10.3% so với dự toán. Chi giáo dục, đào tạo đạt 18%, chi khoa học công nghệ đạt 2% tổng chi NSNN, chi cải cách tiền lương vào khoảng 24,100 tỷ VNĐ, tăng 17.6% so với dự toán (thực hiện tăng lương tối thiểu 350,000 VNĐ/tháng từ tháng 10/2005). Chi trả nợ và viện trợ cả năm 2005 đạt 34,775 tỷ VNĐ, bằng dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, góp phần thực hiện cơ cấu lại nợ nước ngoài. Năm 2005, bội chi NSNN ước tính khoảng 40,750 tỷ VNĐ, tương đương 4.9% GDP của năm 2005, dưới mức Quốc hội cho phép (5%). Đây là mức bội chi tương đương mức bội chi trung bình trong giai đoạn 2001-2005. Bội chi NSNN được bù đắp bằng các khoản vay trong nước và nước ngoài. Năm 2005, các khoản vay trong nước tăng mạnh, bằng 5.8 lần so với năm 2004, chủ yếu thông qua việc phát hành công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc. Cân đối NSNN đã đảm bảo nguyên tắc cân đối bền vững, theo đó, tổng thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên, dành phần tích luỹ cho đầu tư phát triển và mức bội chi phải trong tầm kiểm soát được (thường là dưới 5% GDP). Năm 2005, tổng thu từ thuế, phí và lệ phí (189,920 tỷ VNĐ) lớn hơn tổng chi thường xuyên (134,595 tỷ VNĐ) và phần tích luỹ 44,325 tỷ VNĐ đã được dành cho đầu tư phát triển. Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm 3.8 điểm phần trăm, còn tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 3.7 điểm phần trăm. Xét chung trong giai đoạn 2001-2005, sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực không mạnh như trong giai đoạn 5 năm 1996-2000. Mục tiêu đặt ra cho khu vực dịch vụ đến năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 41-42% GDP đã không đạt được, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Giai đoạn 2006-2010: Bảng 2: Cơ cấu chi ngân sách giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Tỷ đồng Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 GDP 973,791 1,143,715 1,477,717 1,679,200 1,951,174 Tổng chi 385,666 469,606 590,714 584,695 642,200 Dự toán 294,400 357,400 398,980 491,300 582,200 - So với dự toán (%) 131.00% 131.40% 148.06% 119.01% 110.31% - So với năm ngoái (%) 121.76% 125.79% 98.98% 109.84% 1. Chi Đầu tư Phát triển: 88,341 104,302 119,462 179,961 150,000 Dự toán 81,580 99,450 99,730 112,800 125,500 - So với GDP (%) 9.07% 9.12% 8.08% 10.72% 7.69% - So với dự toán (%) 108% 105% 120% 160% 120% - So với năm ngoái (%) 118% 115% 151% 83% 2. Chi trả nợ và viện trợ: 48,192 57,711 58,390 40,120 53,990 Dự toán 40,800 49,160 51,200 58,800 70,250 - So với dự toán (%) 118% 117% 114% 68% 77% 3. Chi thường xuyên: 161,852 204,746 252,375 347,381 428,210 Dự toán 160,670 199,650 237,250 305,900 371,050 - So với dự toán (%) 101% 103% 106% 114% 115% - So với năm ngoái (%) 127% 123% 138% 123% 4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 135 192 159 - - 5. Chi bù lỗ giá xăng dầu: 9,539 13,334 22,380 - - 6. Chi chuyển nguồn 77,608 88,821 137,948 17,233 10,000 7. Chi khác 500 Chi cân đối ngân sách (Bội chi) 48,613 64,567 67,677 115,900 113,100 - So với GDP (%) 4.99 5.65 4.58 6.90 5.80 Nguồn: Bộ tài chính Năm 2006: Tổng chi NSNN cả năm đạt 385,666 tỷ đồng, tăng 31% so với dự toán, đạt được các kết quả sau: Bội chi NSNN năm 2006 thực hiện là 48,613 tỷ đồng, bằng 4.99% GDP, được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 35,864 tỷ đồng và nguồn vay ngoài nước 12,749 tỷ đồng. Nhiệm vụ NSNN năm 2006 đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội: cơ cấu thu có chuyển biến theo hướng tích cực, chi NSNN được điều hành chắc chắn, cơ cấu chi ngân sách được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn; trên cơ sở dự toán, dự phòng và tăng thu NSNN trong năm đã bố trí tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, bổ sung kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, tăng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và chế độ đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách; tiếp tục thực hiện bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu góp phần ổn định giá cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Bội chi NSNN bằng 4.99% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; dành nguồn gối đầu cho dự toán NSNN năm 2007 thực hiện chi cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc hội. Năm 2007: Tổng chi NSNN cả năm đạt 469,606 tỷ đồng, tăng 31.4% so với dự toán, tăng 21.76% so với thực hiện năm 2006. Bội chi NSNN năm 2007 thực hiện là 64,567 tỷ đồng, bằng 5.65% GDP. Dù kinh tế năm 2007 tăng trưởng ở mức cao nhưng bên cạnh đó bội chi ngân sách cũng ở mức cao (lên đến 5.65% GDP). Điều này dẫn tới việc chính phủ phải bù đắp bội chi mạnh bằng nguồn nợ vay, đặc biệt là nợ vay trong nước (nợ vay trong nước tăng tới 43.8% so với 2006). Như vậy, nhìn vào con số bội chi năm 2007 cho thấy Việt Nam đã phải đánh đổi giữa 2 yếu tố: chấp nhận bội chi ở mức cao so với kế hoạch đề ra (5%) để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2008: Tổng chi NSNN cả năm đạt 590,714 tỷ đồng, tăng 48.06% so với dự toán, tăng 25.79% so với thực hiện năm 2007. Bội chi NSNN năm 2008 là 67,677 tỷ đồng, bằng 4.58% GDP. Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 33.5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27.2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện điều hành chi NSNN năm 2008 theo đúng dự toán đã được Quốc hội quyết định, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt chủ trương thắt chặt chi tiêu, rà soát, sắp xếp giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách để tập trung vốn cho các dự án cần thiết, cấp bách, các dự án có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008; thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; sử dụng dự phòng ngân sách các cấp và nguồn tăng thu NSNN năm 2008 thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát. Năm 2009: Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước, làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đề ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; các chính sách và giải pháp kích thích kinh tế đề ra đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ và phát huy hiệu quả, giúp thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế. Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm 2009 là không thực hiện cắt giảm tổng mức chi NSNN, nhưng có yêu cầu sắp xếp điều chỉnh các nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chưa thực sự cấp thiết; đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Tổng chi NSNN cả năm đạt 584,695 tỷ đồng, tăng 19% so với dự toán, bằng 98.98% so với thực hiện năm 2008. Thực hiện bội chi NSNN năm 2009 ở mức 6.9% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép (7%), được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung cho các công trình, dự án kích thích kinh tế thực hiện trong năm 2009. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, có sự phối kết hợp và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2009 đã đạt được những kết quả quan trọng: thu cân đối NSNN vượt dự toán (20.23%); chi NSNN đảm bảo thực hiện được tổng mức dự toán chi Quốc hội đã quyết định, đồng thời sử dụng nguồn vượt thu và tăng bội chi NSNN để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm kích thích kinh tế, tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, tới suy giảm kinh tế trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2010: Tại thời điểm này chưa quyết toán nên số liệu trình bày tạm lấy số liệu ước thực hiện lần 1 năm 2010. Chi NSNN năm 2010 ước thực hiện là 642,200 tỷ đồng, bố trí như sau: Dự toán chi đầu tư phát triển: 150,000 tỷ đồng, bằng 83% so với năm 2009. Khoản chi này tập trung ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ quan trọng: - Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA: 13,000 tỷ đồng, tăng 1,000 tỷ đồng so với dự toán năm 2009, phân bổ theo các dự án, hiệp định đã ký và tiến độ thực hiện. - Tăng chi đầu tư phát triển cho các lĩnh vực giáo dục- đào tạo- dạy nghề, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, nông nghiệp- nông thôn... trong đó dự kiến đầu tư cho các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi 23,945 tỷ đồng, chiếm 20.5% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản NSNN, tăng 13.8% so với dự toán năm 2009; đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải 26,345 tỷ đồng, chiếm 22.6%, tăng 12.3%; đầu tư cho lĩnh vực giáo dục- đào tạo 20,275 tỷ đồng, chiếm 17.4%, tăng 14.5%; đầu tư cho lĩnh vực y tế 6,483 tỷ đồng, chiếm 5.6%, tăng 14.2%,... Ngoài ra, năm 2010 dự kiến phát hành khoảng 56,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi và kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học, thực hiện đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn và xây dựng ký túc xá sinh viên,... Tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết (khoảng 7,000 tỷ đồng) thì tổng chi đầu tư phát triển năm 2010 chiếm khoảng 29.3% tổng chi NSNN. Chi trả nợ, viện trợ: ước thực hiện 53,990 tỷ đồng, bằng 77% so với dự toán. Đảm bảo trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn (kể cả khoản công trái quốc gia, công trái giáo dục phát hành năm 2005 nay đến hạn phải trả cả gốc và lãi); chi viện trợ cho Lào và Campuchia theo Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ, chi thực hiện các đề án về củng cố phát triển biên giới Việt Nam- Lào. Chi phát triển các sự nghiệp giáo dục- đào tạo- dạy nghề, y tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính: ước thực hiện 428,210 tỷ đồng, tăng 15% so với dự toán và tăng 23% so với năm 2009; kể cả chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2010 thì chiếm 66.68% tổng chi NSNN. Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ an sinh xã hội, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, y tế, an ninh quốc phòng, tăng chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, và các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới tăng thêm, các lĩnh vực chi còn lại bố trí cho các Bộ, cơ quan Trung ương cơ bản bằng dự toán năm 2009. Bội chi Ngân sách nhà nước: Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá linh hoạt có kiểm soát chặt chẽ, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, năm 2010 phấn đấu giảm bội chi NSNN xuống dưới 6.2% (119,700 tỷ đồng), kết quả đạt được là bội chi ngân sách thấp hơn so với kế hoạch (ước đạt 5.8% GDP).  * Nhận xét: i) Chi đầu tư phát triển tăng so với dự toán nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Nhiều nhu cầu bố trí chưa đủ so với yêu cầu tối thiểu cần thiết như: Bù lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; đầu tư trở lại từ lãi dầu khí được chia của nước chủ nhà cho các dự án trọng điểm dầu khí, hỗ trợ kinh phí cấp và cho vay làm nhà cho hộ nghèo và các dự án đầu tư giao thông, thuỷ lợi,... ii) Chi thường xuyên tăng thêm chủ yếu để bổ sung thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội và thực hiện một số nhiệm vụ lớn như điều chỉnh tiền lương, cải cách tư pháp, quốc phòng, an ninh, y tế, giáo dục đào tạo,... iii) Dự toán bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cơ bản mới bố trí được ở mức tăng thấp so với dự toán năm 2009. Theo đó, có một số chương trình, dự án chưa bố trí được đủ tổng mức kinh phí đã được quyết định khi phê duyệt chương trình, dự án. Đòi hỏi trong quá trình thực hiện, nếu thực sự cần thiết phải bổ sung nguồn sẽ sử dụng dự phòng NSTW, hoặc ứng trước dự toán 2011 để thực hiện. iv) Năm 2010, thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu mức 730,000 đồng/tháng, thực hiện từ 1/5/2010. Áp lực NSNN bố trí nguồn điều chỉnh tiền lương năm 2010 và một số năm tới ngày càng lớn. v) Chưa bố trí kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp công vụ (5,200 tỷ đồng), phụ cấp thâm niên giáo viên, điều chỉnh chuẩn nghèo,...; trong đó: - Đối với chế độ phụ cấp công vụ: Theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 6, từ năm 2009 thực hiện chế độ phụ cấp công vụ ở mức 10% lương cấp bậc; các năm sau mỗi năm tăng thêm 10% cho đến khi bằng 50%. Do khó khăn trong cân đối NSNN nên năm 2010 chưa bố trí kinh phí để thực hiện chế độ này.  - Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo: Theo Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, thì từ năm 2010 sẽ thực hiện chế độ này. Tuy nhiên, hiện nay mới thực hiện phụ cấp thâm niên nghề đối với khối cơ quan, gồm toà án, kiểm sát, kiểm toán, kiểm tra Đảng, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm. - Đối với việc điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2010: Năm 2010, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện điều tra, khảo sát đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo; chuẩn bị thực hiện từ năm 2011. vi) Bội chi NSNN vẫn ở mức cao (5.8% GDP). Dư nợ Chính phủ đến hết 31/12/2010 chiếm 44.3% GDP (cuối năm 2009 là 40% GDP). Nhận xét chung: Nhìn chung, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010 được thực hiện trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh. Nhưng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân, Việt Nam đã đạt kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010 đã được Nghị quyết Đại hội Đảng X đề ra. Kinh tế Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm, phục hồi và tăng trưởng khá. GDP cả năm 2010 tăng gần 6.8%, cao hơn ước thực hiện trước là 6.7% và cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6.5%. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1,160 USD. Trong điều kiện phải giảm bội chi ngân sách nhưng các lĩnh vực văn hóa và xã hội vẫn được quan tâm, chăm lo tốt hơn. Năm 2010, tạo được khoảng 1.6 triệu việc làm mới và đào tạo nghề cho trên 1.7 triệu người. Công tác giảm nghèo, cụ thể là ở 63 huyện nghèo nhất được triển khai đồng bộ với những giải pháp trợ giúp thiết thực cả về sản xuất và đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1.85% xuống còn 9.5%… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, năm qua nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục như: kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; quản lý giá một số mặt hàng, nhất là điện, sữa, giá thuốc chưa tốt; các cân đối vĩ mô chưa vững chắc; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao; cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ vừa làm hạn chế hiệu quả quản lý, vừa dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. 2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010 Xuyên suốt giai đoạn 2001-2010, Việt Nam luôn trong tình trạng bị bội chi ngân sách, mức bội chi ngân sách giai đoạn 2001-2005 được duy trì ở mức khá hợp lý theo đúng như dự toán của chính phủ, dưới 5% GDP. Tuy nhiên, từ năm 2006 trở đi, mức bội chi ngân sách đã có nhiều biến động và không ổn định: Nguồn: Bộ tài chính Có thể xem xét một số nguyên nhân dẫn đến bội chi ngân sách như sau: Trong giai đoạn này, bội chi NSNN xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan: Thể hiện ở chính sách chủ động chấp nhận bội chi ngay khi lập dự toán để tăng cường nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng, và khi chấp hành NSNN đã cố gắng kiểm soát được con số này để góp phần tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân chủ quan còn thể hiện ở chính sách khai thác nguồn thu còn nhiều bất cập; chính sách phân bổ, sử dụng nguồn lực và cân đối giữa các khoản chi chưa hợp lí đưa đến tình trạng thất thoát, lãng phí. Và cuối cùng, cách đo lường bội chi có nhiều khác biệt đối với thông lệ quốc tế cũng làm cho tỷ lệ bội chi NSNN của Việt Nam cao hơn so với cách tính của quốc tế. Nguyên nhân khách quan + Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đưa đến sự cắt giảm thuế quan. + Giá hàng hóa trên thế giới tăng liên tục với tốc độ cao ảnh hưởng đến mức bội chi NSNN do chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, làm giảm thu nhập chịu thuế của gần như tất cả các doanh nghiệp, nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Để hỗ trợ ổn định giá trong nước, Nhà nước vừa phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. Chỉ xét riêng xăng dầu, thì ảnh hưởng của biến động giá đến chi phí đầu vào của các ngành và thu - chi NSNN cũng đã rất lớn. + Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả đầu tư giảm, Chính phủ tăng chi NSNN để kích cầu cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến bội chi. Với những nguyên nhân tổng quát vừa nêu ra, có thể thấy được thực trạng NSNN giai đoạn 2001-2010: NĂM THU CHI BỘI CHI DỰ TOÁN QUYẾT TOÁN DỰ TOÁN QUYẾT TOÁN 2001 Theo thông tư 01/2002/TT-BTC ngày 08/01/2002 của Bộ Tài chính, việc công bố công khai số liệu về NSNN được áp dụng cho năm 2000 và các năm từ 2002 trở về sau nên không có số liệu cho năm 2001. 2002 123,860 148,208 25,597 2003 177,409 197,573 29,936 2004 149,320 224,776 187,670 248,615 34,703 2005 183,000 283,847 229,750 313,479 40,746 2006 237,900 350,842 294,400 385,666 48,613 2007 281,900 431,057 357,400 469,606 64,567 2008 323,000 548,529 398,980 590,714 67,677 2009 389,900 468,795 491,300 584,695 115,900 2010 461,500 528,100 582,200 642,200 113,100 2011 595,000 725,600 120,600 Nguồn: Bộ tài chính Ghi chú: - Quyết toán thu, chi NSNN không bao gồm thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. -  Giá trị in đậm nghiêng là ước thực hiện được và số dự toán Mức thực hiện (quyết toán/ước thực hiện) thu và chi luôn cao hơn rất nhiều so với các khoản dự toán được lập, đây cũng là điều dễ hiểu vì dự toán nền kinh tế trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn này, Việt Nam đón nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở những con số kỷ lục. Do đón nhận nguồn vốn FDI và ODA lớn nên chúng ta phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng tốt để thực hiện các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn này, vì lẽ đó, số chi ngân sách cho đầu tư phát triển tăng dần kéo theo mức bội chi ngân sách cũng tăng dần từng năm. Mức độ bội chi ngân sách tăng dần qua mỗi năm, đặc biệt giai đoạn 2006-2010 được lý giải như sau: + Ngay thời điểm năm 2006, khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã phải thực hiện lộ trình cắt giảm nhiều khoản thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu, đây là một nguồn thu quan trọng của NSNN. + Giá cả các hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào quan trọng đã tăng giá mạnh, làm cho chi phí sản xuất trong nước tăng, như vậy, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống phần nào, ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN. + Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2009, Việt Nam đã tăng chi ngân sách cho việc hỗ trợ lãi suất, kích cầu tiêu dùng trong khi phải cắt giảm bớt các nguồn thu (miễn thuế, giảm thuế). + Do nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về cơ sở hạ tầng lớn nên nguồn chi cho đầu tư phát triển được quan tâm, như vậy, bản thân chúng ta chấp nhận một mức bội chi nhất định để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. + Việc cải cách thủ tục hành chính, rà soát các khoản đóng góp không còn hợp lệ cũng góp phần làm giảm nguồn thu cho ngân sách. + Bước vào năm 2009, căn cứ tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu, nguồn thu NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, do vậy Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7% GDP thay vì mức 4.82% theo dự toán ban đầu. Kết quả thực hiện cả năm 2009, mức bội chi quyết toán là 6.9% so với GDP, như vậy, Chính phủ đã xử lý tốt các mục tiêu đảm bảo cân đối ngân sách trong giới hạn cho phép. + Việt Nam xử lý bội chi ngân sách chủ yếu qua phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ (cả trong và ngoài nước), một phần bội chi ngân sách được tài trợ bằng nợ nước ngoài. Tuy tỷ lệ nợ nước ngoài ngày càng tăng nhưng Nhà nước vẫn theo đuổi mục tiêu đảm bảo an toàn (tỷ lệ nợ nước ngoài không vượt quá 50% GDP). Hoạt động vay trong nước tốt hơn do bởi các khoản vay trong nước thường được thực hiện thông qua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương. Đây là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản không cao, bởi lẽ kỳ hạn trái phiếu thường là 5 năm, với mức lãi suất do Chính phủ đưa ra và không có sự cạnh tranh, người mua trái phiếu cũng khó có khả năng suy đoán chi phí cơ hội cho hình thức đầu tư này. Một phần các trái phiếu được bán cho cán bộ công nhân viên chức dưới hình thức bắt buộc. Trường hợp phát hành trái phiếu quốc tế hay vay nợ nước ngoài thì chúng ta gặp nhiều khó khăn do đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có nhiều người bán. Do vậy, phải cân nhắc mức lãi suất phù hợp. Mặt khác, khi vay bằng ngoại tệ thì ảnh hưởng đến tỷ lệ dự trữ ngoại tệ quốc gia khi các khoản vay đáo hạn vì áp lực tăng tỷ giá hối đoái. Thực trạng thời gian qua, VN chủ yếu vay nợ nước ngoài thông qua các kênh cung cấp vốn ưu đãi như các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA với lãi suất rất thấp, nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), JICA, JBIC,… Nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33.8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là 36.2%GDP và năm 2009 chiếm 41.9% GDP. Nợ quốc gia: năm 2005 (32.2% GDP); 2006 (31.4% GDP); 2007 (32.5% GDP); 2008 (29.8% GDP); 2009 (39.9% GDP) Với dự toán thu - chi NSNN nêu trên, hoạt động tài chính - ngân sách 5 năm 2006 - 2010 đã quán triệt thực hiện mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã đề ra: Tổng thu NSNN 5 năm 2006-2010 ước vượt khoảng 400,000 tỷ đồng (trên 26%) so với chỉ tiêu 5 năm; tốc độ tăng thu bình quân (loại trừ yếu tố tăng giá) là 13.4%, cao hơn chỉ tiêu đề ra cho 5 năm (10.8%/năm); quy mô thu NSNN năm 2010 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005, tỷ lệ động viên NSNN (loại trừ yếu tố tăng giá) đạt 22.9% GDP (mục tiêu là 20-21% GDP); cơ cấu thu cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ mức 52% năm 2006 lên 63.9% năm 2010, góp phần tăng tính chủ động và ổn định của NSNN. Tổng chi NSNN 5 năm 2006-2010 ước tăng 480,000 tỷ so với chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt trên 20%/năm, cao hơn chỉ tiêu đề ra (tăng 11.2%/năm). Quy mô chi NSNN năm 2010 tăng 2.2 lần so với năm 2005. Đã bố trí tăng chi các lĩnh vực quan trọng, như giáo dục- đào tạo, văn hoá, khoa học- công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh...; cơ cấu chi đang thay đổi theo hướng tăng chi mạnh hơn cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tóm lại, tình hình cân đối ngân sách trong giai đoạn 2001 – 2010 là khá sáng sủa khi Chính phủ đảm bảo được mức bội chi dao động quanh mốc 5% so với GDP đồng thời giữ vững được tỷ lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom 5-De tai 3.doc
  • pdfNhom 5-De tai 3.pdf
  • pptNhom 5-De tai 3.ppt
Tài liệu liên quan