Tiểu luận Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mác - Lênin

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 3

1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả: 3

2. Tính chất của mối liên hệ nhân - quả. 4

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 7

1. Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. 7

2. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. 9

3. Nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau. 11

4. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại, một kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân. 12

5. Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân. 14

6. Sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong thực tiễn. 15

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 78343 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thì bản thân thằng lưu manh chưa là tai họa cho ta, chỉ khi nó có những hành động lưu manh xâm hại đến chính bản thân ta, bấy giờ hành động xâm hại đó mới là nguyên nhân gây ra tai họa cho chúng ta. Có rất nhiều ví dụ để cho người ta quán triệt được nhận thức sâu sắc này. Ví dụ bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của cái mầm, mà những quá trình sinh học và hóa học (quá trình sinh học, hóa học này mới chính là nguyên nhân làm nảy sinh nên mầm chứ không phải bản thân cái nhân). Do đó trong trường hợp này có thể liên hệ sang lĩnh vực khác, một cặp phạm trù khác đó là khả năng và hiện thực. Trong trường hợp này, cái nhân ở trong hạt mới chỉ là khả năng mà thôi, chỉ bao giờ nó hóa thành hiện thực là những quá trình sinh hóa ở trong cái hạt, bấy giờ nó mới là sự tác động và nó mới làm nảy sinh mầm. Tóm lại, cái mầm là kết quả sinh ra từ những quá trình sinh học, hóa học ở trong cái nhân chứ không phải bản thân cái nhân là nguyên nhân của nó. Vấn đề thứ hai là trong thế giới luôn luôn có sự tác động qua lại của các sự vật hiện tượng với nhau. Suy cho cùng, mỗi một sự tác động đều đưa lại những hệ quả nào đó, một kết quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của bản thân nó đều chưa được xem xét như là những nguyên nhân. Nguyên nhân chỉ là nguyên nhân trong mối quan hệ với kết quả. Nếu không có kết quả thì cũng không gọi sự tác động đó là nguyên nhân. Hay nói cách khác, nếu không quy kết quả như là hậu quả của một quá trình tác động thì tác động đó cũng không được gọi là nguyên nhân. Còn bây giờ chúng ta nói đến vấn đề kết quả. Kết quả vốn là sự xuất hiện của một sự vật hiện tượng nào đó. Như vậy, sự xuất hiện đó chỉ được xem là kết quả nếu xem xét nó sinh ra từ những nhân tố nào. Các nguyên nhân là sự tác động thì kết quả có thể là sự vật hiện tượng. 2. Tính chất của mối liên hệ nhân - quả. Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Tính khách quan của mối liên hệ nhân - quả thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân - quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau, và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân - quả luôn mang tính khách quan. Còn tính phổ biến của mối quan hệ này thì điều đầu tiên chúng ta có thể thấy là mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến như thế nào thì mối liên hệ nhân quả cũng có tính phổ biến như thế. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Ví dụ mối liên hệ nhân - quả được thể hiện trong trường hợp khi trời mưa, độ ẩm cao, làm cho con chuồn chuồn không bay được lên cao. Ngược lại, nếu trời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn. Hay như trong xã hội, nếu như luật pháp càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội đó sẽ bất ổn. Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. Ta có thể lấy một ví dụ là tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược ở trong lịch sử nhân loại dù sớm hay dù muộn đều có kết thúc giống nhau. Kẻ đi xâm lược nhất định sẽ bị thất bại. Nói riêng về quan hệ nhân quả ở trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thấy được sự thất bại của chiến tranh xâm lược với tư cách là một kết quả bắt nguồn từ những tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội, do tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó đem lại. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đó và sự tác động của tính chất đó làm cho nhân dân ở trong bản thân các nước đi xâm lược đều là chán ghét cuộc chiến tranh, đứng lên phản đối cuộc chiến tranh dẫn đến quân lính ở trong một đội quân xâm lược cũng như vậy, sớm muộn họ cũng nhận ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến, và tinh thần của họ sẽ bị giảm sút. Đó là một trong những lý do làm cho quân xâm lược bị thất bại. Ở trên chúng ta đã nói rằng, với cùng một nguyên nhân và với cùng những điều kiện giống nhau, những kết quả sinh ra sẽ giống nhau. Điều này cũng là một nguyên tắc để chúng ta rút ra một kết luận khác đó là, thực ra ở trong thế giới vật chất không bao giờ có những tác động hoàn toàn giống nhau, cũng không bao giờ có những điều kiện hoàn toàn giống nhau. Cho nên, thực tế là mỗi một sự vật hiện tượng với tư cách là kết quả đều được sinh ra từ những nguyên nhân khác biệt, ngay cả khi nguyên nhân đó có thể giống nhau về mặt chủng loại. Mặt khác, những điều kiện cũng không bao giờ có thể được lặp lại hoàn toàn, do đó kết quả bao giờ cũng rất độc đáo. Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hoàn cảnh ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra giống nhau bấy nhiêu. Tuy nhiên, sự ít khác nhau lại cực kỳ hiếm, do đó bao giờ cũng như vậy, mỗi một kết quả là một thực tại độc đáo, không lặp đi lặp lại trong bất kỳ một thời gian, không gian nào. Ví dụ, trong chiến tranh, bộ đội ta có một kết luận rất thực tế là, rất ít khi hai quả bom rơi vào cùng một chỗ. Vì vậy, các chiến sĩ ta hay tránh bom địch ở chính những hố bom mà quả bom trước đã đào lên. CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả có thể được khái quát thành năm vấn đề sau đây. 1. Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Ở đây vấn đề là tự bản thân nó đã rõ ràng, không cần phải luận chứng gì thêm, chỉ cần phải phân biệt không phải một sự vật nào đó có trước sự vật thứ hai, thì tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai. Ví dụ, ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên nhân của đêm. Ở đây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên hệ hiện thực giữa nguyên nhân và kết quả. Hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên nhân của hiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác động của nó không có liên quan gì đến sự xuất hiện của hiện tượng sau. Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm cũng như vậy. Đó là hậu quả của những vị trí khác nhau của trái đất so với mặt trời trong vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời, chứ không phải mùa xuân sinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra mùa thu… Vấn đề thứ hai cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như một sự vật, hiện tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và như vậy nó vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân. Tóm lại, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố nữa, đó là điều kiện. Không phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong những điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả. Ví dụ, trở lại các quá trình sinh - hóa ở trong hạt cây nảy mầm chúng ta thấy rằng, nếu một hạt tốt có đầy đủ khả năng để sinh ra một cái mầm tốt, nhưng nếu có được độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ đầy đủ thì cũng không bao giờ có cái mầm xuất hiện. Điều kiện có vai trò rất quan trọng, làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả nào. Có thể cùng một nguyên nhân, cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở trong những điều kiện khác nhau thì nó đưa lại những hậu quả khác nhau. Ví dụ, hai cái nhân tốt như nhau, nhưng với những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác nhau thì hai cái mầm mọc ra cũng có chất lượng khác nhau. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác động một lúc, khi đó thì kết quả ra sao còn tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa các nguyên nhân với nhau là như thế nào. Ví dụ, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của chúng ta sẽ hoàn thành trong tương lai, chắc chắn phải chịu sự tác động của các nguyên nhân như quá trình phát triển kinh tế bên trong, đồng thời là nguyên nhân của thị trường thế giới nói chung, tức là nhịp độ phát triển của kinh tế thế giới, những điều kiện thuận lợi mà kinh tế thế giới đem lại cho chúng ta, những thách thức mà chúng ta phải vượt qua để xây dựng nền kinh tế tự chủ trong hòa nhập. Vì vậy, xem xét kết quả này chúng ta vừa phải xem xét trước hết là sự tác động qua lại giữa hai nguyên nhân là sự phát triển, vận động của nền kinh tế ở trong nước và diễn biến của nền kinh tế toàn cầu, mỗi bên có những vai trò riêng biệt. Và đương nhiên chúng ta khẳng định rằng, nguyên nhân ở bên trong, những tác động nội tại của nền kinh tế nước ta, tinh thần độc lập tự chủ và những kết quả do bản thân nỗ lực của nền kinh tế Việt Nam đem lại mới là những nguyên nhân chủ yếu, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, sự hoàn thành quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta. Xét nền kinh tế trong nước, chúng ta lại còn có thể tiếp tục phân chia nguyên nhân đó thành những nguyên nhân như là: sự tác động, vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới và trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hiện nay, năm thành phần kinh tế cơ bản của chúng ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, trong đó gồm cả tư bản nước ngoài, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ và kinh tế tự cung tự cấp ở những vùng còn chưa phát triển được kinh tế hàng hóa, tất cả những thành phần kinh tế này đều có những vai trò nhất định trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, nền kinh tế quốc doanh bao giờ cũng nắm vai trò chủ yếu do chỗ chúng ta định hướng phát triển kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa, những ngành kinh tế chủ chốt có vai trò cơ bản tác động đến nền kinh tế quốc dân đều thuộc khu vực quốc doanh, do đó hiển nhiên thành phần kinh tế này luôn đóng vai trò chủ đạo, phát huy những tác dụng của nó làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại. 2. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. Cần chú ý là tác động này là hai nghĩa, cả tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Ví dụ, trình độ dân trí thấp là do nền kinh tế kém phát triển gây ra, nếu không đủ đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân, đầu tư giáo dục không đầy đủ. Đến lượt mình, dân trí thấp với tư cách là kết quả lại tác động trở lại với quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế kém phát triển và dân trí sẽ lại tiếp tục thấp xuống. Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn là kết quả của sự phát triển xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… làm cho nền giáo dục quốc dân cũng phát triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả là tầng lớp trí thức và một đội ngũ lao động với trình độ cao, tay nghề vững và điều đó chắc chắn làm cho kinh tế quốc dân càng phát triển tốt hơn. Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những hậu quả của một chính sách xã hội chẳng hạn, đặc biệt trong vấn đề đầu tư, một trong những yếu tố tạo ra nguyên nhân phát triển nền kinh tế đất nước. Việc đầu tư rất có thể mang lại những hậu quả lớn, làm cho kinh tế phát triển rất cao nếu đúng đắn. Ví dụ, người ta đầu tư vào những ngành mũi nhọn có tác dụng làm thay đổi căn bản nền kinh tế, vì chỉ một thời gian ngắn sau, nền kinh tế quốc dân đã có một động lực lớn như là công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệ tin học… Những kết quả do sự đầu tư đúng đắn đó làm cho các ngành kinh tế như công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp… có những sự phát triển vượt bậc, khi đó nó lại tạo điều kiện cho việc tái đầu tư ngày càng tốt hơn với lực lượng tài chính, lực lượng vật chất ngày càng to lớn hơn. Rồi khi đó, trong một chu kỳ khác, sự đầu tư đúng đắn lại làm cho các ngành khoa học mới ra đời, cứ như thế một chu trình đầu tư mang lại một kết quả và bản thân kết quả đó làm cho quá trình đầu tư ngày càng có ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc hơn. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có những hiện tượng đầu tư bất hợp lý. Sự đầu tư bất hợp lý như vào một nhà máy mía ở vùng không có nguyên liệu, những nhà máy xi măng lò đứng với hàng chục triệu đôla đã gây ra những hậu quả tai hại. Những hậu quả này lại làm cho bản thân những ngành đó không phát triển hoặc phát triển rất chậm, thậm chí có những bước thụt lùi. Ngày nay toàn bộ chiến lược xi măng đang phải tính toán lại cơ cấu đầu tư. Nhà máy mía cũng phải lựa chọn những vùng có nguyên liệu lâu bền, vừa làm thay đổi bộ mặt của một vùng nông thôn, vừa đem lại những bước tiến vững chắc cho ngành mía đường toàn quốc. 3. Nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau theo hai ý nghĩa dưới đây: Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân nguyên nhân khi sinh ra kết quả lại đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân - quả trước đó. Ngược lại, kết quả với tư cách là kết quả được sinh ra từ một nguyên nhân nhưng bản thân nó không dừng lại. Nó lại tiếp tục tác động, và sự tác động của nó lại gây ra những kết quả khác. Nói một cách khác, có thể tóm lại trong chuỗi nhân – quả: A sinh ra B, B sinh ra C, C sinh ra D… thì mỗi cái đều là nguyên nhân ở trong một mối quan hệ này, nhưng đồng thời lại là kết quả ở một mối quan hệ khác. Ví dụ, sự phân phối thu nhập không công bằng dẫn tới mâu thuẫn trong xã hội. Những mâu thuẫn xã hội làm nảy sinh những tệ nạn xã hội. Những tệ nạn xã hội lại làm cho nền kinh tế xã hội phát triển chậm lại. Thứ hai, đó chính là ý nghĩa đã được xét ở khía cạnh trên, tức là nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại có khả năng tác động trở lại đối với nguyên nhân. Trong mối quan hệ này, khi kết quả tác động trở lại với nguyên nhân thì kết quả lại có tư cách là nguyên nhân chứ không phải là kết quả nữa. Do đó có thể nói có sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả ngay trong cùng một mối quan hệ nhân – quả. Chúng ta có thể lấy lại những ví dụ về dân trí và giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vừa được dẫn ra ở trên. Vì vậy, Ph. Ăng – ghen nói rằng, nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Hay nói cách khác, một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể. 4. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại, một kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ trường hợp chặt phá rừng bừa bãi ở trên đầu nguồn có thể sinh ra nhiều kết quả. Sự thay đổi sinh thái ở bản thân vùng đó làm cho quỹ gien động vật và thực vật bị biến đổi, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ gây ra sự thay đổi khí hậu ở chính bản thân vùng rừng đầu nguồn. Thứ hai, nó là nguyên nhân gây ra những trận lụt, thậm chí là những trận lũ quét gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế – xã hội không chỉ ở vùng cao mà còn ở vùng đồng bằng. Thứ ba, nó gây ra những hậu quả làm xáo trộn đời sống xã hội của cư dân, làm ảnh hưởng đến tình hình xã hội chung của toàn quốc. Thứ tư, nó làm cho ngân sách quốc gia bị ảnh hưởng do phải chi trả cho những thiệt hại mà thiên nhiên và xã hội đã đưa đến. Như thế là một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. Một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Ví dụ, thành công của công cuộc đổi mới ở trên đất nước ta bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng. Khi thực tiễn đã nảy sinh những hiện tượng mới, khi cảm thấy nền kinh tế quốc dân đang bị trì trệ, không còn lối thoát, chúng ta đã nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn và đề ra chính sách đổi mới. Chính sách này còn được bắt nguồn từ những thúc ép của đời sống xã hội, nền kinh tế với cơ chế hành chính quan liêu bao cấp đã làm cho sức sản xuất của xã hội Việt Nam bị cản trở rất lớn, thậm chí có những khi đẩy đất nước đến bờ vực thẳm, như tình trạng năm 1985. Đồng thời, ngày đó chúng ta cũng thực hiện một công việc ở tầm vĩ mô rất sai lầm, đó là liên tiếp thực hiện những cuộc đổi tiền. Điều này đã làm cho nền tài chính quốc gia bị đảo lộn, càng ngày càng mất cân bằng thu - chi, làm cho đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá và sức sống của toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đã dồn ép chúng ta và bắt buộc chúng ta phải thay đổi một cách cơ bản đường lối kinh tế của đất nước. Và kết quả là sự ra đời của đường lối đổi mới. Thành công của công cuộc đổi mới còn bắt nguồn trực tiếp từ sự chỉ đạo tầm vĩ mô của Đảng và Chính phủ rất đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt là còn bắt nguồn từ những hoạt động kinh tế của một cộng đồng cư dân sáu, bảy chục triệu người, quyết tâm ra khỏi tình trạng khủng hoảng, quyết tâm thoát nghèo, thoát đói, thoát nghèo nàn, lạc hậu. Ngày nay chúng ta thấy tất cả các ngành, các cấp đều có sự tổng kết về đổi mới, và chúng ta còn có thể, nếu muốn có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân khác đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới, kể cả tri thức ngoại giao rộng mở của chúng ta, chính sách làm bạn với tất cả các dân tộc ở trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Do đó, thành công của công cuộc đổi mới cũng còn phải được xem xét như là tác động của nền kinh tế toàn cầu tới đời sống kinh tế ở đất nước chúng ta Hơn mười lăm năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển rất lớn xét riêng về mặt công nghệ, những quy trình công nghệ mới đã được du nhập vào nước ta thay thế cho những quy trình công nghệ có từ thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX, những giống mới được tạo ra và những phương pháp canh tác mới cũng được xuất hiện làm cho nền nông nghiệp của chúng ta từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, có thể nói là độc canh cây lúa đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa rất phong phú, đa dạng. Nó đã đóng góp rất lớn vào thành công vào sự nghiệp đổi mới chung của toàn thể dân tộc Việt Nam trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và hiện nay còn đang tiếp tục phát triển. Rõ ràng là một kết quả có thể do rất nhiều nguyên nhân sinh ra. Trong quá trình hoạt động thực tiễn chúng ta càng phải chăm chú nghiên cứu những tác động này để phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp và những thắng lợi mới trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 5. Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Vấn đề này đã được Hê - ghen đề cập đến trong cuốn lôgic của ông, đó là một phát hiện rất tài tình. Kết quả không bao giờ to hơn nguyên nhân, chỉ cần dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô - mô - nô - xốp cũng có thể đi đến kết luận này. Một kết quả được xem xét như là cái được sinh ra từ sự tác động thì bản thân nó không thể nào lại lớn hơn tác động được. Do đó, nếu chúng ta đun nước ở ngoài trời nắng thì nước sẽ nhanh sôi hơn, nhanh nóng hơn bởi vì nó còn được tiếp thu ánh sáng mặt trời. Ví dụ, cùng một độ củi khoảng 3000 calo là đã có thể nâng được nhiệt độ nước: 3kg nước lên một độ. Nhưng nếu để nó ở ngoài trời năng thì người ta thấy rằng, chỉ cần 2.800 calo chẳng hạn. Vì vậy, khi thấy kết quả to hơn nguyên nhân thì lập tức chúng ta phải đi tìm những nguyên nhân khác bổ sung để làm nên kết quả mà chúng có được. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Bởi vì trong thực tế, khi chúng ta nhìn thấy về mặt hình thức, nhận được kết quả to hơn sự tác động, thì chúng ta biết rằng phải đi tìm những nguyên nhân khác để bổ sung cho kết quả đó, qua quá trình đó chúng ta phát hiện thêm được những mối liên hệ mới. Và những lần hoạt động tiếp theo, chúng ta có thể sử dụng những nguyên nhân mới mà chúng ta phát hiện được vào trong quá trình hoạt động của chúng ta. 6. Sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong thực tiễn. Điều chú ý là phải cần phải phân biệt mối quan hệ nhân - quả ở trong tự nhiên và mối quan hệ nhân - quả ở trong lĩnh vực xã hội. Trong thế giới tự nhiên theo ý nghĩa là không có sự tham dự của con người đối với mối quan hệ nhân – quả là mối quan hệ “mù quáng”. Các tác động của các sự vật hiện tượng này lên những sự vật hiện tượng khác gây ra những biến đổi nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người và tuân theo những quy luật vốn có của thế giới vật chất. Mối quan hệ này được diễn ra ở rất nhiều phạm vi, trong tất cả các phương thức tồn tại của thế giới vật chất và thường đưa lại cho chúng ta những hiểu biết về sự tác động qua lại và chuyển hóa giữa các bộ phận của thế giới khách quan. Ví dụ như sự tăng cường của các phản ứng hóa học có phản ứng nhiệt hạch ở trên mặt trời, ở những cường độ tối đa gây nên những trận bão từ rất lớn, làm ảnh hưởng tới cả từ trường của trái đất và chiếu xuống trái đất nhiều tia rama hơn bình thường. Hoặc một ví dụ khác như lực hút của mặt trăng của trái đất đã gây nên hiện tượng thủy triều; các thiên thạch bay tự do ở trong vũ trụ thỉnh thoảng lại rơi vào bầu khí quyển của trái đất tạo ra những trận mưa thiên thạch… vv… Đối với những mối liên hệ nhân - quả ở trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người. Ví dụ biết được về hiện tượng của thủy triều là do sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện. Một số nước ở châu Mĩ đã bắt đầu sử dụng năng lượng của thủy triều để tạo ra điện năng sử dụng trong đời sống xã hội. Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân - quả của các hiện tượng tự nhiên để thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra. Điển hình nhất là hiện tượng sóng thần vừa qua ở vùng biển Ấn Độ Dương, một vụ tai họa nghiêm trọng, hiếm có ở trong lịch sử hiện đại. Nếu chúng ta biết được rằng, các hoạt động núi lửa và động đất ở dưới lòng biển là nguyên nhân gây ra những đợt sóng thần thì người ta có thể dự báo trước những trận động đất để tránh được cho các vùng cư dân ven biển khỏi bị tai họa sóng thần. Đấy là chưa kể mỗi một lần có sóng thần thì tự nhiên đã sản sinh ra một năng lượng vô cùng lớn. Nếu chúng ta có đủ trình độ và tri thức để lợi dụng những nguồn năng lượng đó thì sẽ có ích lợi cho nhân loại rất nhiều. Mối liên hệ nhân - quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức tạp hơn rất nhiều. Mối quan hệ nhân - quả này có đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi có hoạt động của con người. Ở đây chúng ta đề cập đến các đặc điểm của hoạt động con người là hoạt động có ý thức. Đặc điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có những hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản thân mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những mối liên hệ và những hậu quả xã hội mà nó gây ra. Ví dụ, lợi nhuận buôn ma túy là rất cao, cho nên bọn buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại, hành động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân - quả. Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân – quả ở trong đời sống xã hội cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ tác động về mặt lợi ích. Những lợi ích nào được sinh ra từ những tác động nào, nó đưa lại những hậu quả nào, đó chính là mục tiêu để nghiên cứu mối quan hệ nhân - quả trong đời sống cộng đồng. Ví dụ tình trạng tai nạn giao thông hiện nay rất là phổ biến. Chúng ta biết rằng, một trong những nguyên nhân làm cho nó tăng lên là ý thức của người tham gia giao thông rất là hạn chế. Vì vậy, việc tuyên truyền, dạy luật giao thông cần rất nhiều hình thức tham gia khác nhaukhác nhau, kể cả tham gia những cuộc thi chính là sự tác động để làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Điều đó được xây dựng trên quan niệm cho rằng, ý thức của con người với tư cách là hình thức vận động trong hoạt động của con người sẽ có tác động tiêu cực hay tích cực tùy vào việc chủ thể ý thức thế nào về hành động mà chủ thể đó sẽ thực hiện. Ý thức của cộng đồng biến đổi trong nhận thức về luật giao thông và sự cần thiết của việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông là một trong những nhân tố làm giảm tai nạn giao thông. Tương tự như vậy, trước đây người ta hoàn toàn bất lực trước hiện trạng xa lánh những người bị nhiễm HIV. Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu và xác định rằng, chính ý thức kỳ thị, thái độ kỳ thị của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV và AIDS lại là một trong những nguyên nhân cơ bản của việc tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccap_pham_tru_nguyen_nhan_ket_qua_0714.doc
  • pdfcap_pham_tru_nguyen_nhan_ket_qua_0714.pdf