MỤC LỤC
I. Vài nét về khái quát về “câu chuyện báo chí” 1
1. Đặc điểm của câu chuyện báo chí 2
1.1. Cốt truyện 2
1.2. Chủ đề tư tưởng 3
3. Đề tài 3
4. Kết cấu 4
5. Ngôn ngữ 4
6. Nhân vật 4
7. Bút pháp 4
II. Một số ví dụ về “Câu chuyện báo chí” 5
1. Câu chuyện thứ nhất 5
2. Câu chuyện thứ hai 7
3. Câu chuyện thứ ba 9
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Câu chuyện báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu chuyỆn báo chí
I. Vài nét về khái quát về “câu chuyện báo chí”
Câu chuyện báo chí, hay còn gọi là câu chuyện nhân cảm, là một thể loại báo chí, có quá trình phát sinh phát triển nhiều năm trên báo chí thế giới cugnx như báo chí nước ta
Trước cách mạng tháng tám 1945, thuật ngữ câu chuyện báo chí dùng để chỉ toàn bộ những truyện ngắn, truyện vừa được in trên báo. Từ sau cách mạng tháng tám 1945, thuật ngữ câu chuyện báo chí được dùng để chỉ những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.Nội dung của thể loại câu chuyện bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống như đời tư, thế sự hay nhân tình thế thái với lối viết ngắn gọn độc đáo, bút pháp linh hoạt dễ cuốn hút người đọc.
Đặc biệt trong những năm qua, thể loại câu chuyện báo chí xuất hiện trên báo chí ngày càng nhiều hơn, đề tài cũng đa dạng và phong phú hơn. Nó được công chúng đón nhận với lòng ngưỡng mộ và yêu thích, coi đó như món ăn tinh thần bổ ích, lí thú mỗi khi đọc báo nghe đài, xem truyền hình.
Trong báo chí hiện đại, câu chuyện báo chí thể hiện một kiểu tư duy mới, cách nhìn cuộc sống, cách nắm bắt đời sống rất riêng. Câu chuyện báo chí với lối viết giản dị, súc tích, có kết cấu linh hoạt, đề tài gần với cuộc sống đời thường đã có ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục nhân cách, lối sống của mọi người.
Cũng giống như các thể loại báo chí khác như tin tức, phóng sự, bình luận...câu chuyên báo chí là một thể loại cáo khả năng đáp ứng nhu cầu thồn tin xác thực và thông tin thời sự, có nghĩa là nó phải trả lời được các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào...và có tác dụng định hướng dư luận. Mặt khác, câu chuyện báo chí còn sử dụng cả bút pháp văn nghệ với bút pháp giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao, chi tiết cô đúc, cách hành văn mang nhiều ẩn ý để tạo chiều sâu cho câu chuyện. Ở đây, yếu tố văn nghệ được coi là yếu tố phụ trợ, là phương pháp truyền đạt một vấn đề thời sự mang tính báo chí. Câu chuyện báo chí là một thể loại kết hợp cả yếu tố văn nghệ và yếu tố báo chí, nó nằm trong miền giao thoa giữa hai thể loại báo chí và văn nghệ. Vì vậy, khó có thể định ra ranh giới cụ thể, loại biệt giữa tính văn nghệ và tính báo chí ở thể loại này
Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi đến người tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Với vai trò quan trọng của mình trong hệ thống thể loại, câu chuyện báo chí là thể loại không thể thiếu được đối với công chúng và các phương tiện truyền thông đại chúng.
1. Đặc điểm của câu chuyện báo chí
1.1. Cốt truyện
Cốt truyện phải ngắn gọn. Nó có thể bao gồm nhiều tình tiết, được cấu trúc dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưng phải hoàn chỉnh và ngắn gọn, phát triển theo logic sự việc. Với tư cách là một yếu tố của nội dung tác phẩm, cốt truyện sẽ là một hệ thống những biến cố có quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, làm thành phần nội dung quan trọng nhất của tác phẩm. Những tính cách nhân vật khác nhau, những xung đột, mâu thuẫn khác nhau trong đời sống được câu chuyện báo chí khắc họa, bố cục trong một dung lượng hạn chế theo kiểu: “qua một giọt nước biết vị mặn của biển cả, qua một tia sáng biếtánh trăng”.
Trong câu chuyện báo chí, chất liệu và đơn vị cơ bản để tạo thành cốt truyện chính là các sự kiện. Các sự kiện được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc hoặc làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Các bước diễn biến của cốt truyện có mối liện hệ chặt chẽ với chủ đề tư tưởng, làm toát lên nội dung của tác phẩm. Các bước diễn biến của cốt truyện, cũng giống như quá trình vận động của xung đột: có mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc. Từng phần cốt truyện đều có nhiệm vụ riêng của nó.
1.2. Chủ đề tư tưởng
Chủ đề tư tưởng bao giờ cũng hình thành từ cốt truyện. Chủ đề được thể hiện ở bản thân cốt truyện, xung đột hoặc hình tượng nhân vật thông qua các tình tiết, tính cách nội dung của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện báo chí thường hoàn chỉnh nhựng đơn tuyến. Thông thường mỗi câu chuyện báo chí có chủ đề khá rõ và mọi tình huống trong câu chuyện đều nhằm xoay quanh làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của câu chuyên báo chí thường được thể hiện thông qua tên gọi của câu chuyện, qua những lời phát biểu của tác giả câu chuyện, thông qua việc miêu tả các biến cố... Về cơ bản, chủ đề thường được biểu hiện thông qua hệ thống các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính trong câu chuyện báo chí. Qua các tình tiết, tính cách, nội dung câu chuyện, chủ đề tư tưởng hiện lên mỗi lúc một rõ ràng sâu sắc. Chủ đề của câu chuyện báo chí đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của tờ báo trong từng thời kì, từng giai đoạn nhưng không có tính thời sự.
Trong câu chuyện báo chí, chủ đề không tách rời tư tưởng của tác phẩm. Tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó có tác dụng chỉ đạo với toàn bộ tác phẩm. Nó quy định phạm vi đề tài, tạo ra ý nghĩa của chủ đề, chi phối sự hoạt động và môí liện hệ giữa các nhân vật, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, lựa chọn hình thức kết cấu, các biện pháp thể hiện sao cho phù hợp. Mỗi câu chuyện nhằm thể hiện một chủ đề nào đó, tuy nhiện cũng có trường hợp một câu chuyện lại có nhiều mạch tư tưởng.
3. Đề tài
Đề tài của câu chuyện báo chí là là phạm vi hiện thực đời sống xã hội mà tác giả chọn để phản ánh. Đề tài trong câu chuyện báo chí hết sức phong phú, đ a dạng, mang dấu ấn của đời sống khách quan song cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của người viết. Mặc dù có thể phản ánh cuộc sống trên bình diện rộng nhưng như vậy không có nghĩa là bất cứ đề tài nào cũng được đưa vào câu chuyện. Đề tài trong câu chuyện báo chí phải gần gũi với đời sống báo chí . Do vậy, một yêu cầu đặt ra là chọn đề tài phải phù hợp với tình hình, không tách rời quỹ đạo tuyên truyền của báo chí và yêu cầu bức xúc của đời sống
4. Kết cấu
Kết cấu là hình thức của câu chuyện báo chí. Kết cấu chịu sự chỉ đạo và chi phối của chủ đề tư tưởng, cốt truyện song cũng có nhiệm vụ tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất , thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm.
Thông thường, kết cấu của câu chuyện báo chí có ba phần cơ bản:
Phần mở đầu: giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh xung đột, giới thiệu nhân vật với những nét khái quát,mang tính thời sự và đặc trưng nhất, tạo ra một khung cảnh đi vào nọi dung cốt truyện.
Phần diễn giải câu chuyện: dân dắt trình bày những biến cố, sự kiện liên quan đến vấn đề chủ yếu của câu chuyện. Những biến cố ấy cùng với những hành động tính cách của nhân vật sẽ làm nên nội dung cơ bản của tác phẩm. Kết cấu của câu chuyện báo chí nhìn chung khá đa dạng, phong phú.
5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong câu chuyện báo chí là ngôn ngữ kịch, đòi hỏi tính hành động cao. Ngôn ngữ gần gũi với đời thường, gắn bó với công chúng, giúp tác phẩm đi sâu vào tâm tư tình cảm của họ.
6. Nhân vật
Nhân vật trung tâm trong câu chuyện báo chí phản ánh là con người. Thông qua đối tượng được phản ánh, ý tưởng của tác giả được tỏa sáng. Nhân vật trung tâm của câu chuyện báo chí phải được thể hiện bằng những nét nổi bật về tính cách và hành động để hướng tới chủ đề tư tưởng.
7. Bút pháp
Bút pháp trần thuât, tự sự, đôi khi bút pháp liện tưởng cũng được thể hiện trong thể loại này. Do đặc điểm bút pháp trong câu chuyện báo chí là cái tôi trần thuật, nên người viết với tư cách là người thẩm định phải thể hiện được cái tôi thẩm mĩ nhưng năng động, nhạy bén và hoạt bát hơn.
Tóm lại, câu chuyện báo chí là một thể loại báo chí vừa mang yếu tố báo chí vừa mang yếu tố văn nghệ được sử dụng ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông đai chúng ở nước ta cũng như trên thế giới. Những yếu tố cơ bản của câu chuyện báo chí là cốt truyện, chủ đề tư tưởng, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ nhân vật và bút pháp- cái tôi. Việc nắm vững những đặc trưng về đặc điểm, thể loại là yêu cầu cấp thiết đối với người viết. Câu chuyên báo chí nhằm khai thác thế mạnh của thể loại này trong việc thực hiện chức năng giáo dục tuyện truyền của báo chí.
II. Một số ví dụ về “Câu chuyện báo chí”
1. Câu chuyện thứ nhất
Cái đầu sài và chiếc quần thủng
Tôi lớn lên trong lời chọc ghẹo của thiên hạ, nước mắt mẹ còn nhiều hơn nước lũ đầu mùa. Dân làng bảo mẹ cho tôi vào chùa nương nhờ cửa Phật. Nếu làm thế, có nghĩa là mẹ thoái thác nuôi tôi, phó mặc tôi cho số phận, nhưng không, mẹ đã kiên quyết giữ con bên mình để chạy chữa.
11 tháng tuổi, căn bệnh sài (chàm) quái ác ngự trị trên đầu mãi đến năm tôi 12 tuổi. Ba mẹ tằn tiện tích góp để cất căn nhà mới đành gác lại dự định, đem tôi đi chạy chữa tứ phương nhưng tiền mất tật mang. Không cam chịu số phận của con, mẹ vẫn ngày ngày lên núi hái lá lấu theo đơn thuốc của thầy lang trong làng. Trên cái đầu sài của tôi không có lấy một cọng tóc, mà chỉ là một tấm khăn trắng to cồng kềnh cùng 1kg nếp thuốc. Đi học, đi ngủ tôi cũng phải mang nó, nó trở thành vật bất ly thân với tôi suốt quãng đời tuổi thơ.
Ba buồn rầu, tiền gia đình tích cóp khánh kiệt vì đứa con mắc bệnh. Ba lấy rượu để trút bỏ nỗi buồn. Ba say, ba tàn nhẫn với mọi người. Ba đánh mẹ khi có cớ, ba chửi mẹ khi đã có chén rượu vào. Là tộc trưởng nên ba phải chịu bao lời dị nghị từ dòng họ. Ba bỏ đi Nam biền biệt không một tin tức gì về cho mẹ con tôi. Đôi gánh cuộc đời mẹ nhọc nhằn gấp bội phần. Mẹ phải mưu sinh bằng nghề cào đá núi, đôi tay chai sần, đôi chân nham nhở những vết thương bị nhiễm trùng.
Những thau nước gội đầu cho con chỉ rặt một màu máu đỏ. Đôi tay mẹ 12 năm gội đầu cho tôi vì thế cũng bị sài. Nhưng điều làm mẹ khóc nhiều là vì con bị người xung quanh xa lánh, hắt hủi. Tuổi thơ con chỉ chơi với cỏ cây, côn trùng, củ khoai, củ sắn... và thiếu sự dạy bảo của ba.
Đi học, tôi không có bạn bè vì ai cũng sợ bị lây sài. Tôi không được gọi tên như ba mẹ đặt (tên gọi ở nhà của tôi là Lê Phi Lốp), mà bị trêu chọc: "Tên mày là Lốp Sài, Lốp bốp cứt trâu". Tôi tủi thân ngồi một mình co ro ở góc phòng, cô giáo cũng chỉ đứng từ rất xa để giảng bài và trò chuyện. Nhiều lần tôi xin mẹ cho nghỉ học để thôi bị chọc ghẹo. Nhưng mẹ lại đưa tôi đi học và ngồi chơi để tôi có bạn cho tới khi tôi vào lớp, cuối giờ mẹ lại đến ngồi ngoài cổng trường chờ con tan trường với chiếc nón rách tả tơi.
Đến năm 13 tuổi, tôi mới biết trên đầu mình còn có tóc, đó là những ngọn tóc đầu tiên mà từ khi mới sinh đến giờ tôi mới nhìn thấy trên đầu mình. Mẹ sung sướng biết bao khi tôi hết bệnh. Cũng vì bị bạn bè xa lánh mà tôi có thời gian học nhiều hơn và cũng vì gia đình nghèo chạy cơm từng bữa do một tay mẹ gánh vác nên tôi quyết tâm học thay luôn cả phần của mẹ. Tôi luôn là đứa dẫn đầu trong các kỳ thi.
Một sáng mùa đông lớp 9, trong cơn gió heo may buốt giá, bạn bè quần áo chỉn chu, còn tôi đến trường với chiếc quần thủng hai lỗ sau mông. Tiếng khẩu lệnh của thầy tổng phụ trách vang lên: "Chào cờ, chào!", thế nhưng hai tay tôi vẫn không thể thoát ra được hai lỗ thủng trên quần để giơ lên đầu làm lễ. Thầy Hùng, chủ nhiệm lớp, thấy đôi tay tôi cứ ôm khư khư lấy cái mông trong khi mọi người đang chào cờ nghiêm chỉnh. Thầy giật đôi tay tôi ra đưa lên đầu làm lễ, để lại hai lỗ thủng sau mông huếch hoác. Đám bạn phía sau, rồi mọi con mắt ở sân trường đổ dồn về phía tôi, mọi người chỉ tay cười rộ trong giờ chào cờ. Tôi ôm mặt nức nở khóc, chạy thật mau về nhà. Hôm ấy tôi khóc thật nhiều với mẹ, mẹ ôm tôi vào lòng và hai mẹ con cùng khóc.
Một tuần sau sân trường, lớp học thiếu bóng dáng tôi. Tôi không còn mặt mũi nào để đến trường nữa. Thầy Hùng đến thăm, ngạc nhiên vì căn nhà trống huếch chỉ độc chiếc giường của hai mẹ con và cái bàn ọp ẹp tôi vẫn ngồi học mỗi tối. Thầy đến vì hành động sáng thứ hai vừa rồi. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời đi dạy của mình, thầy đến nhà xin lỗi một học sinh. Thầy mở cặp đưa tôi một chiếc quần màu xanh da trời thật đẹp và nói: "Thầy xin lỗi, sáng mai con hãy đến trường. Lớp ta không thể thiếu con". Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được mặc chiếc quần đẹp như vậy. Cũng là lần đầu tiên tôi nhận một món quà từ tay người khác. Chiếc quần đó theo tôi suốt thời học sinh. Chiếc quần đó bây giờ tôi vẫn giữ và cất một nơi thật trang trọng trong góc học tập của mình.
Bây giờ là sinh viên báo chí năm 3, tôi đã từng làm gia sư, từng bưng bê cà phê với đồng lương ít ỏi để có tiền ăn học. Cái đầu sài cùng chiếc quần thầy tặng là hành trang để tôi bước hết quãng đời sinh viên và tương lai. Tôi muốn khẳng định mình, tôi học để không ai còn gọi tôi là thằng Lốp Sài, và làm điều gì đó có ý nghĩa nhất cho cuộc đời của mẹ. Mẹ vẫn thường nói người ta hơn nhau không phải cái đầu bề ngoài mà hơn nhau ở cái đầu suy nghĩ bên trong.
LÊ VĂN PHI
2. Câu chuyện thứ hai
Anh hai ơi!
Có thể các con tôi không hiểu tại sao đã 50 tuổi mà mẹ của chúng lại thích ăn cơm nguội cục, chỉ riêng tôi mới hiểu do mình không thể bỏ được thói quen, hay đó là sự trừng phạt cho đến cuối đời.
Anh hai hơn tôi năm tuổi. 40 năm qua trong ký ức của tôi không thể nào xóa nhòa mọi hình ảnh của anh, dù bây giờ anh chỉ còn hiện diện qua bức di ảnh bằng bàn tay đã ngả màu vàng trên bàn thờ bấy lâu nay cứ nhìn tôi không chớp mắt.
Lên mười, anh đã chịu cực với chúng tôi vì má tôi sinh sòn sòn mỗi năm. Bồng em, đưa em đi học, giặt đồ, đổ rác xa nhà cả cây số vừa đổ vừa chạy vì sợ bị bắt lại. Vì làm công việc nhà cực quá nên lên cấp II anh học tụt dần. Nhìn học bạ trường gửi về hằng tháng ba tôi cứ đánh anh mà không tìm hiểu tại sao anh lại học kém, rồi vì vậy mà anh hay trốn học vào xóm trong, nơi có ao cá và những căn nhà lụp xụp cất trên ao khó biết tìm anh ở đâu. Việc nhà anh không làm nên tôi phải lãnh.
Ba tôi đi làm về sẵn cái mệt của công việc trong xí nghiệp, thêm tính nóng của ba nên khi tìm được anh về thì ba không một lời giải thích, không một lời dạy bảo, không một lời khuyên nhỏ nhẹ như bây giờ tôi hay nói với các con mà chỉ có những cú đấm đá không lời và những cái đạp tàn bạo rơi lên đầu, lên ngực anh. Má tôi cũng không tìm cách che chở cho con trai cả. Nhìn anh bị ba đánh tôi sợ lắm, nhưng trong bụng thoáng nghĩ cũng đáng đời vì anh đi chơi nên tôi cực quá.
Tới bữa cơm thường là anh về trễ. Con đông nên cơm chia sớt lấy đâu để phần cho anh nhiều, thường chỉ là một chén cơm cục xắn còn lại dưới đáy nồi và chút đồ ăn để lên trên. Với cái đứa tám tuổi đang lớn như tôi thì có bao giờ thấy no sau bữa cơm đâu, thế là cứ năm phút tôi lại vào mở cái tủ cũ kỹ đen xì kiễng chân bốc từng cục cơm kẹp với miếng đồ ăn - phần cơm được để dành cho anh tôi. Chỉ vài lần như thế chén cơm vốn đã ít đâu còn gì nữa. Anh tôi về lục tủ và thế là nhịn đói.
Chuyện ấy lặp đi lặp lại quá thường vì anh cứ đi về trễ. Chẳng ai quan tâm và tôi thì không bao giờ bị phát hiện vì anh chẳng bao giờ kêu lên, có cũng được mà đói cũng không sao. Anh càng ngày càng ốm, người cứ choắt lại không ra dáng nổi một thiếu niên. Lúc ấy tôi không biết đó là một cái sai vô cùng lớn mà cứ thản nhiên ăn phần của anh. Chắc có lẽ nhờ phần cơm của anh mà tôi được no bụng hơn và không bao giờ biết được cái đói mà anh phải chịu.
Cuộc đời anh rõ tội. Lớn lên ba càng ghét anh mà má thì không có khả năng bênh vực và che chở cho con nên lúc đó anh chỉ là một cái gì đó làm khó chịu trong gia đình. Ba má tôi đưa anh ở nhờ nhà bà con ở Vũng Tàu. Anh tôi lại tiếp tục khổ. Cái khổ xa nhà, cái khổ lẻ loi, không em út và có lẽ chỉ một mình anh cảm giác cô đơn, buồn bã cho đến khi anh chết trẻ, lúc mới 15 tuổi, vì bệnh không ai biết để mà chăm vì có ai để mắt tới anh đâu.
Bây giờ động tác chúm cơm nguội ăn của bốn mươi năm trước cứ như một cái máy ở tay tôi không bao giờ thay đổi được. Và cái chúm tay ấy hằng ngày vẫn bóp trái tim tôi. Tôi muốn trái tim tôi nát ra kia nhưng nó không nát được. Tôi vẫn thường dành phần nhiều cho hai đứa con tôi dù chúng đã lớn, đứa đi làm, đứa đi học. So với cậu hai thì chúng hơn nhiều vì có bao giờ con tôi thiếu thứ gì đâu. Tôi muốn kêu lên: "Anh hai ơi có ăn được không, em đưa mọi thứ cho anh ăn nhé”.
Nhưng đôi mắt anh trên bàn thờ không chớp nhìn tôi làm lòng tôi cứ đau đáu. Mãi mãi... mãi mãi... Cái chúm tay bốc cơm nguội ngày ấy có thể chỉ là một mũi kim nhỏ nhưng nó đã châm nát trái tim tôi ngần ấy năm. Anh hai ơi! Anh ở cõi nào có tha thứ cho đứa em này không?
Thu Hà
3. Câu chuyện thứ ba
Trưởng thôn đi tuần
Mấy năm gần đây, xã N (Nghệ An) rất tích cực trong công tác bảo vệ trật tự trị an khu vực thôn khóm. Mỗi thôn đều thành lập riêng một tổ tự quản.
Thôn M thành lập mỗi khóm một tổ gồm 4 người, do ông Biên trưởng thôn làm tổ trưởng và 3 công an viên. Thi thoảng có các đồng chí công an xã N về hợp tác tuần tra bảo vệ.
Như thường ngày, hôm ấy ông Biên ăn cơm từ lúc bảy giờ tối. Ăn xong ông không quên mang theo chiếc đèn pin và chiếc dùi cui gỗ. Đến hội trường xóm, sau khi bàn bạc cùng các đồng nghiệp xong, ông Biên lại chọn cho mình khu vực khóm Đông của thôn để tuần tra. Và địa điểm mà ông thường xuyên nháy đèn pin là trên đường sau khu vườn nhà chị Thảo.
Chị Thảo là một phụ nữ góa chồng. Cách đây 3 năm, sau trận ốm nặng, chồng chị đã qua đời và để lại 4 đứa con. Mặc dù đã ngoài 40 nhưng chị Thảo trông còn khá trẻ. Các con chị đứa đi làm xa, đứa thì về quê ngoại tận Thanh Hóa. Nên chị phải ở nhà một mình. Thương cảm trước cảnh “đàn bà gối chiếc” nên ông trưởng thôn đã đến “tâm sự” và cùng “sẻ chia” nỗi buồn “thiếu bóng đàn ông” của chị.
Sau 3 lần nháy, ánh đèn pin tắt ngấm, bóng ông trưởng thôn cũng khuất dần cùng đêm tối. Nhưng nửa tiếng đồng hồ sau, trong nhà chị Thảo bỗng ầm vang tiếng chửi bới của một người đàn bà. Đó là bà Vi, vợ ông Biên. Thì ra do nhiều lần nghe bà con nhỏ to bàn tán, bà Vi đã biết chuyện chồng mình “lấy cớ tuần tra để làm chuyện bậy”.
Bị “bắt tận tay day tận mặt”, trong bộ dạng không mảnh vải che thân, chị Thảo không nói được gì, còn ông trưởng thôn chỉ biết van lạy bà vợ đừng làm ầm lên. Nhưng vô ích, tiếng chửi bới của bà Vi đã làm cả khóm Đông biết tin và sự thật đã sáng như ban ngày.
Ông trưởng thôn lặng lẽ mang dụng cụ trang bị cho đêm tuần tra của mình về nhà, để lại đằng sau là những tiếng cười chế giễu cùng những câu vè mỉa mai của người dân: Trưởng thôn ta thật tốt/Đi tuần tra cả đêm/Thăm hỏi các chị em/ Cảnh goá chồng đơn gối.
Sau chuyện ấy, ông Biên bị khai trừ khỏi Đảng và cách chức trưởng thôn. Còn chị Thảo cũng nhanh chóng khăn gói để về quê ngoại sống. Ngôi nhà đành để lại cho ông anh chồng trông hộ.
Phan Anh
Nhận xét: Câu chuyện mang tính châm biếm, mỉa mai, sử dụng bút pháp trào phúng khá rõ. Giọng kể tưởng chưng khách quan nhưng lại chất chứa thái độ mỉa mai, phê phán kín đáo của tác giả. Truyện khá súc tích song hàm chứa nhiều ý nghĩa.
Câu chuyện thứ bốn
Những cơn mưa ngoài cửa lớp
Những năm đất nước vừa thống nhất, bước chân đi dự buổi sinh hoạt lớp cuối tuần mà lòng tôi buồn rười rượi. Buồn không phải vì những hạt mưa rả rích ngoài hiên trường mà là vì lớp tôi chủ nhiệm từ vị trí thứ ảy tụt xuống thứ mười bốn.
Sau khi ổn định lớp xong, lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp tuần qua. Trong tuần có bốn lần học sinh không thuộc bài, ba lần không làm bài ở nhà. Một học sinh tóc dài quá lứa. Ba lần xếp hàng vào lớp không trật tự. Một trường hợp hút thuốc lá trong trường.
Với tâm trạng vừa giận vừa buồn, tôi tiếp tục bài giáo huấn của mình: "Thầy nhiều lần nhắc nhở các em chú ý về cách ăn mặc, tóc tai, chỉ có một việc sắp hàng vào lớp mà cũng không nên. Thầy đã dặn phải học thuộc bài kỹ, làm tất cả các bài tập về nhà trước khi đến lớp. Chương trình học tập này người ta biên soạn cho những học sinh bình thường như các em. Các thầy cô đã hết lòng giảng dạy để mong các em tiến bộ. Chỉ cần mỗi em cố gắng, chú ý một chút thì lớp chúng ta đâu có kết quả tệ hại như tuần rồi. Thầy đã nói như nhét lời vào đầu, thế mà các em...".
Nói đến đây giọng tôi nghẹn lại, hai hàng nước mắt tràn ra. Cả lớp im phăng phắc, hồi lâu có học sinh đứng lên nói:
- Thưa thầy, anh ba em không có ở nhà, em phải lẻ (chọn riêng một con) bò đi ăn, mẹ nói bò mà nhốt miết sẽ bị cóng chân. Ngày mai nhất định em sẽ hớt tóc, em xin lỗi thầy và các bạn.
- Thưa thầy, mấy bữa nay bà ngoại em bệnh, em phải đến nhà bà ngoại mỗi đêm để canh chừng bà, em không ngủ được nên không thuộc bài, sau này em sẽ cố gắng.
- Thưa thầy, con heo nái nhà em đẻ, em phải thức suốt đêm phụ mẹ cắt răng nanh, thoa dầu cho heo con nên không soạn được bài, em hứa sẽ không còn chuyện này xảy ra nữa.
- Thưa thầy, em theo ba lên núi đánh Mỹ ngụy hút thuốc đã quen. Em hứa từ nay không hút thuốc ở trường nữa.
- ...
Nghe các em trình bày, lòng tôi bỗng dịu lại và có phần hối hận. Thì ra những học trò của tôi có nhiều hoàn cảnh rất khác nhau mà từ trước đến giờ tôi chưa hề nghĩ tới. Thường ngày tôi bảo các em nên làm những việc này, không được làm những điều kia mà không quan tâm đến cuộc sống riêng của từng học sinh. Hoàn cảnh riêng tác động rất nhiều đến tính cách và kết quả học tập của từng em trong lớp. Nếu trước đây tôi không chủ quan mà theo sát từng em thì kết quả của lớp tôi đã tốt hơn nhiều. Đặc biệt qua cuộc sống của mỗi học sinh, tôi được học tập nhiều thứ, nhiều điều mà không giáo trình sư phạm nào ghi chép. Đến lúc này tôi mới biết:
- Gia súc nuôi trong nhà cũng cần phải vận động để mập mạp.
- Học trò tôi tuy mới học cấp II nhưng cũng biết đảm đang, tận tình lo cho những người thân của mình.
- Việc phải cắt răng nanh, bôi dầu cho heo con mới đẻ, sau này tôi mới biết tác dụng của nó. Cắt nanh để khi bú heo con không làm trầy xước vú heo mẹ. Bôi dầu để da heo con được bóng láng và heo mẹ không xem heo con nào là lạ vì chúng cùng một mùi.
- Lớp tôi đã có học sinh tham gia cách mạng. Tôi chỉ biết em là con của một bí thư xã bên cạnh. Em lớn tuổi và được bầu làm lớp trưởng.
Sau buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó, phương cách giáo dục của tôi đã đổi khác. Tôi quan tâm tới từng em hơn, không áp đặt những việc nên làm, không nên làm đối với các em một cách máy móc. Các mặt hoạt động của lớp ngày càng tiến bộ. Học sinh gần gũi với tôi hơn. Các em sẻ chia, tâm sự xem tôi như một người anh trai trong nhà.
Cách đây bốn năm tôi có đến phòng cảnh sát giao thông tỉnh để đăng ký xe máy cho con. Bị mắc mưa giữa đường nên cảm thấy khá lạnh. Lúc đang loay hoay lấy số ở sườn xe thì nghe giọng nói:
- Thầy để em, đưa giấy tờ cho em và ra băng ngoài chờ.
Đó là một anh công an, nét mặt rất quen nhưng tôi không nhớ là đã gặp nơi nào. Tôi ngồi chờ mà vẫn chưa hết lạnh. Trong lòng cũng lo vì nghe nói người đăng ký xe phải trực tiếp làm thủ tục.
Một lúc lâu cô thư ký gọi tên con tôi, tôi bước đến bàn, cô nhìn sững tôi một lúc, có lẽ do tên và tuổi người khác nhau. Nhưng rồi cô cũng đưa giấy hẹn và bảng số xe cho tôi. Khi đi qua các băng ghế có người khẽ đẩy bảng số xe ra và nói "số đẹp lắm". Tôi thấy số ghi 4546, lúc đó tôi nghĩ đẹp bởi các số liên tiếp nhau.
Đến giờ tôi cũng chưa có dịp trở lại phòng cảnh sát giao thông để nói lời cảm ơn với anh công an đó, mà tôi biết chắc là một học sinh của lớp tôi chủ nhiệm.
Cuộc đời dạy học của tôi không có những học trò vinh danh như ông Carnot, nhưng khi ở trong lớp nhìn những cơn mưa ngoài cửa lòng tôi lại ấm lên.
MAI VĂN THẮNG
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 83.doc