MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. NỘI DUNG 2
1. Khái niệm biểu tượng văn hóa. 2
2. Cây tre trong đời sống nhân dân Việt Nam. 3
2.1. Cây tre trong đời sống vật chất con người Việt 4
2.2. Cây tre trong đời sống tinh thần của người Việt. 5
2.3. Sự biến đổi của biểu tượng cây tre từ quá khứ đến hiện tại. 8
III. KẾT LUẬN 10
PHỤ LỤC 12
MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỢC LÀM TỪ TRE : 12
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13760 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cây tre - Biểu tượng văn hóa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
---------------
Tiểu luận
Cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam
Môn học
Cơ sở văn hóa Việt Nam
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời gian gần đây, tôi truy cập Internet và đọc được những dòng tranh luận của một số người về việc làm của Hoa hậu Việt Nam 2006- Mai Phương Thúy. Trong chuyến sang Ba Lan dự thi Hoa hậu thế giới vừa rồi, Mai Phương Thúy đã đem theo cây xương rồng và giới thiệu với bạn bè thế giới rằng đó là biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Từ câu nói trên của Mai Phương Thúy đã gây ra một dư luận về việc cây xương rồng có phải là biểu tượng văn hóa Việt Nam hay một loài cây khác?
Đây là một vấn đề không mới, nhưng cũng không phải cũ và rất đáng nhận sự quan tâm của mọi người. Khi tham gia vào cuộc tranh luận này có lẽ mỗi người đều có một ý kiến của mình, riêng bản thân tôi, tôi sẽ viết về cây tre thay cho những lời bình luận.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm biểu tượng văn hóa.
Biểu tượng văn hóa là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết. Như vậy, những âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hoạt động của con người và cả những kí tự trong bài viết này đều là biểu tượng văn hóa.
Biểu tượng văn hóa biến đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ như gật đầu ở Việt Nam được hiểu là đồng ý nhưng ở Bungari nó lại có ý nghĩa là không.
Con người tạo ra thế giới biểu tượng, đến lượt nó- thế giới biểu tượng lại nói lên chính cuôc sống con người bằng ngôn ngữ riêng mà con người cần khám phá, thấu hiểu. Biểu tượng văn hóa có thể là một dòng sông, một loài cây, một ngọn núi… những hiện tượng tự nhiên đã được nhân bản hóa, cũng có thể là một cây cầu, một tượng đài, một góc phố, một con người cụ thể tiêu biểu cho một đất nước, một dân tộc, một làng quê, một thành phố.
Ví dụ như: Khi nhắc đến núi Phú Sĩ ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản, nhắc đến tháp Epphen ta biết đó là nước Pháp, nhắc đến hoa Tuylip ta nghĩ đến Hà Lan… Chính những sự vật đó được gọi là biểu tượng văn hóa của các nước đã nêu.
Một đất nước, một vùng đất càng có bề dày lịch sử thì hệ biểu tượng càng đa dang và hàm chứa nhiều ẩn số. Đất nước Việt Nam chúng ta cũng không chỉ có một mà nhiều biểu tượng văn hóa như: Văm Miếu Quốc Tử Giám, Hoa sen, áo dài, nón lá…
2. Cây tre trong đời sống nhân dân Việt Nam.
Từ ngàn xưa đến nay, cây tre luôn là biểu tượng đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Cây tre đi vào tiềm thức của dân tộc ta qua hình ảnh oai hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc và trong suốt quá trình lịch sử đất nước mấy nghìn năm cho đến nay nó vẫn là loài cây gắn bó nhất với người dân Việt Nam.
Ở Việt Nam, tre mọc rất nhiều và đều khắp. Ngoài thôn, xóm, làng, xã… còn mọc tập trung thành rừng từ Bắc vào Nam. Tre gồm trên 40 loài và 15 giống khác nhau như: Hoa, bương, Lồ ô, Gia, Vầu, mỡ, nứa, tàu, mạnh tông, tầm vông, trinh giang, le, trúc, là ngà…
Tre có đời sống gần 10 năm, cây tre cao nhất gần 35m, thấp nhất chừng vài tấc. Thân tre to nhất đến 25cm, có từ 30- 50 đốt và dài nhất là 1m (Cây lồ ô). Tre là loại cây sống quần tụ từng nhóm, từng đầm và chết nguyên bụi.
Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, Tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, đoàn kết, là một sức mạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được. Ngoài ý nghĩa răn dạy con người không phải ngẫu nhiên mà có. Câu chuyện một người bé dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ cả bó được, đó là một ví dụ cụ thể cho tính quần tụ đoàn kết của cây tre.
Thân Tre thẳng mà không bị gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính: phối hợp cương - nhu để đón gió thuận theo gió vừa đủ rồi lại ngạo nghễ vườn lên giữ lại hình dáng cũ và chỉ có loài tre chịu chết cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân. Đặc điểm này khiến ta liên tưởng đến những con người Việt Nam cũng vươn lên trong khổ đau nhưng không bao giờ biết cúi mình trước người khác, cứng rắn, mạnh mẽ mà cũng mềm dẻo, khéo léo vô cùng.
Một đặc tính khác hầu như không có ở bất kể loài nào: Đó là vào một thời điểm đặc biệt nào đó, quần thể tre hầu như tự lão hóa bằng cách đồng loạt trổ bông rồi tự hủy diệt đồng loạt để chuẩn bị cho ra một thế hệ tre mới. Về điểm này ta không có ý khảo sát đến hoan cảnh sinh thái và các mặt khoa học khác liên quan thì sẽ thấy một “đức tính” hi sinh cao cả của loài tre, nó cũng giống như con người Việt ta vậy.
2.1. Cây tre trong đời sống vật chất con người Việt
Tre là một loài cây dễ kiếm và dễ sử dụng, lại có hiệu quả cao. Những ứng dụng của nó trong cuôc sống hàng ngày đã được chứng minh bằng một thước đo của lịch sử đó là thời gian.
Với đặc điểm là một loài cây rất dễ trồng, lớn nhanh, nó có thể sống ở vùng nhiệt đới cận nhiệt và phục vụ nhiều lợi ích của con người.
Trong xây dựng: Dùng để làm nhà, lợp mái…
Trong công nghiệp: dùng để sản xuất giấy, chất đốt diesel có thẻ lấy từ cây tre.
Trong nông nghiệp: dùng để làm các dụng cụ lao động như: đòn gánh, quang, xảo, rổ, rá… giúp ổn định đất trồng và bón phân cho đất.
Trong y học: lá tre dùng chữa một số bệnh như: bệnh ngứa, chảy máu, hen suyễn…
Trong thực phẩm: búp non của cây tre là măng có thể ăn được.
Trong âm nhạc: cây tre dùng để làm ra các nhạc cụ âm nhạc như: Đàn Tơ-rưng, sáo, đàn gió…
Trong thủ công - mĩ nghệ: cây tre dùng để làm ra các sản phẩm trang trí nhà cửa rất đẹp, và tiện dụng như: khung tranh ảnh, bát, đĩa, khay, bàn, ghế, giường, tủ…
Tất cả những lợi ích trên của cây tre đã được nhân dân ta tận dụng từ bao đời, nó có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực đời sống, vật chất cho thấy sự gắn bó và vai trò quan trọng của cây tre với người dân Việt Nam.
2.2. Cây tre trong đời sống tinh thần của người Việt.
Ngay cả trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta cũng không thể phủ nhận mỗi khi quá căng thẳng với cuôc sống thường nhật, khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bên kia bia đá thời gian đã gõ nhịp không đều vẫn có một chốn bình yên để chúng ta tìm về. Đó là quê hương với lũy tre làng từng vươn những cánh tay dài. Vẫy chào người ra đi và đón chào người trở lại.
Tôi nghe người ta nói hình như đằng sau lũy tre làng cuôc sống bình dị và thật hơn thì phải!? Tại sao khi nói đến “làng” người ta luôn kèm theo “lũy tre” mà không phải một cụm từ nào khác? Bởi cây tre là tâm hồn người Việt, cây tre là loài cây gần gũi nhất với người dân Việt nói chung và gắn bó mật thiết với “văn hóa làng” nói riêng. Có lẽ chưa bao giờ ta nghe nói đến “lamgf mà không nhắc đến “lũy tre”.
Những làng Việt cổ ngày xưa luôn có những lũy tre dài bao quanh như bức tường thành vững chắc bảo vệ, mọi sự xâm lăng. Nó sẽ chẳng là gì so với những vũ khí hiện đại của đế quốc thời hiện đại khi vào trận tuyến nhưng nó vẫn là bức tường thành bảo vệ mọi sự xâm lăng văn hóa. Thời Bắc thuộc khi quân Hán đô hộ nước ta, bọn chúng bắt nhân dân ta khi ra chợ phải quỳ trước giày người Hán mới được vào chợ, nhân dân ta chấp nhận. Thế nhưng dù có tìm mọi cách để xâm lăng văn hóa thì đằng sau những lũ tre làng ấy bọn chugns vẫn không thể bắt dân ta thay đổi.
Tất cả những gì được bao bọc bởi lũy tre làng đều được dân ta gìn giữ thành những nét bản sắc riêng mà chỉ dân tộc Việt Nam mới có. Mọi sự xâm lăng văn hóa khi bắt gặp “lũy tre làng” đều bị chặn lại, dễ bây giờ chúng ta vẫn còn có nưhngx ngôi làng điển hình, làng cổ, làng nghề truyền cho thế hệ sau. Cũng chính những câu ca, điệu hát, lời thơ dân gian đã được lưu giữ và phát triển đằng sau lũy tre làng ấy. Điều đó giải thích tại sao ngày xưa người dân Việt Nam mù chữ nhưng để lại những giá trị văn chương đồ sộ đến vậy.
Từ những cụ già tóc bạc đến những thanh niên thuở trước, có ai biết chữ đâu mà ai cũng thuộc truyện Kiều của Nguyễn Du. Đó là một điều kì diệu mà lũy tre làng đã làm được.
Trong thế giới nghệ thuật, cây tre đã trở thành quá quen thuộc, là biểu tượng hình mẫu của nhiều tác phẩm. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà tôi thấy hình ảnh cây tre được in lên trong bìa của cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Giáo sư Trần Quốc Vượng.
Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân li, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của một người làm trai.
“Ba đời, bảy họ nhà tre
Hễ cất lấy gánh, nó đè lên vai”
Hay để nói lên lòng thương con vô bờ bến của tình mẫu tử thiêng liêng.
“Vì dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”
Hình như những tác phẩm viết về cây tre đều là những tác phẩm bất tử. Ta chẳng thể quên bài thơ của Nguyễn Duy.
“Tre xanh, xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thần gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!
ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”.
Hay bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương cũng viêt:
“Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát,
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”
Theo quan niệm của người phương Đông, Tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử: cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách cảu dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường.
2.3. Sự biến đổi của biểu tượng cây tre từ quá khứ đến hiện tại.
Cây tre đã đi và văn hóa Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đến nay đá bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hóa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có mặt ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Phi líp pin, Inđônêxia . Từ xa xưa cây tre cũng gắn bó với nhân dân Việt Nam từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với lũy tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - thiên tai. Không thể kể hết tính đặc dụng của tre . Người dân Việt Nam làm nhà cửa (kèo, lanh tô, xa phên liếp, vách tường …) và vô số vật dụng: cái cần câu, vó cất tôm, cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao, cầu bắc qua mương, kênh. Đồ gia dụng: bàn chế, giường chõng, vật sụng sinh hoạt: đòn gánh, đôi quanh để gánh mọi thứ ra đồng rồi về nhà, làm trạn bát, khung cửu, quay sợi, rổ, rá, dần, sàng, rế đựng nồi, gáo múc nước, chào đời, quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre.
Ngày nay vật dụng của nhà nông, vũ khí thời xưa có phần có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Vây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược đã trở thành chứng tích đi vào lịch sử. Cây Nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà Nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay tre con còn chơi… tất cả đều làm từ tre.
Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với những lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc bộ được như ngày hôm nay là do đắp đe chống lụt trị thủy, những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở Việt Nam là cây tre và các loại trẽ vẫn bị bỏ quên.
Hiện nay, khoảng hơn 1000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhất là những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các sản phẩm chế biến từ tre. Ở các nước Đông Á - nơi được coi là cây hương của cây tre đang có xu hướng quay trở lại sử dụng các vật liệu có nhiều đặc tính quí báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và phát triển mạnh ở một số nước châu Á, điển hình là Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan.
Đã có một thời, tre và một số cây thuộc họ tre đã được chúng ta sử dụng chế biến xuất khẩu, khi thị trường truyền thống với hàng mây tre Việt Nam là Liên Xô và các nước Đông Âu không còn, ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lạc hậu và công nghệ của ta đã suy sụp. Sau một số năm, khi các dặng tre làng trở nên hiếm thì tre nứa chỉ được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu giấy và sử dụng với nhu cầu nhỏ ở thôn quê, chỉ một số loại tre. trúc được trồng làm cây cảnh, được coi là có giá trị kinh tế. Gần đây cây tre được quan tâm trở lại còn việc nghiên cứu cải tạo giống tre, trúc không biết bao giờ mới được tiến hành. Phong trào trồng cây ở một số địa phương gần đây là một tín hiệu đáng mứng. Cây tre - loại cây mà có thời gần gũi với người Việt Nam cũng như cây lúa hy vọng sẽ tìm lại được vị thế xứng đáng của nó.
III. KẾT LUẬN
Trở lại vấn đề tranh luận ở phần mở đầu, để thay cho lời kết luận, tôi xin kể một câu chuyện mà tôi đã được nghe.
Năm 1985, khi người dân Việt Nam di cư sang Đức nhiều, một nhà văn Đức đã viết một tác phẩm với nội dung như sau: có một người Đức sang Việt Nam du lịch, khi về mang theo một mảnh thân tre, anh ta để dựa ở chậu cảnh. Một thời gian sau, từ mảnh thân tre đó đã nảy rễ bám đất và sinh sống, phát triển thành một cây tre khỏe mạnh. Từ cây tre nhanh chóng phát triển thành cả bụi tre lớn và rễ của nó đã làm bật cả ngôi nhà của anh người Đức. Dần dần, từng lũy tre đua nhau mọc lên khiến cả nước Đức phải lo lắng. Từ đó đặt ra yêu cầu nước Đức phải nhanh chóng tiêu diệt những câu tre Việt Nam.
Câu chuyện trên có ý nghĩa gì:
Ngoài ý nghĩa chính của nó theo ý đồ của tác giả là bêu xấu người dân Việt Nam và mong muốn tiêu diệt nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam thì còn có một ý nghĩa khác. Tại sao một nhà văn Đức lại chọn hình ảnh cây tre làm hình tượng thay cho người dân Việt Nam? Có lẽ chỉ có thể giải thích một lí do rằng: cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam.
Nguồn tư liệu: website: www.google.com
PHỤ LỤC
MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỢC LÀM TỪ TRE :
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (46).doc