Tiểu luận Chân dung của người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam

Đã khi nào bạn phải sống trong cơ cực, đã bao giờ bạn thấy cuộc đời này mòn mỏi, le lói, đơn điệu, nhàm chán, đã bao giờ bạn nhận ra tương lai thật mờ mịt và quá xa vời. Nếu chưa thì hãy thử trải nghiệm trong văn học, trải nghiệm qua "Hai đứa trẻ". Sống là đừng chết hết ước mơ và hi vọng, bởi chỉ có vậy ta mới thực sự sống.

“Chiều chiều rồi” như là một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thở dài. Thế là một buổi chiều nữa lại đến, chiều là buồn. Ấn tượng về buổi chiều khá sâu đậm. Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện. Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ tục của làng quê. Người ở nông thôn thường trông chờ vào ngày chợ phiên đông vui tấp nập. Thạch Lam đã chọn ngày chợ phiên để nói cái xác xơ tiêu điều của phố huyện. Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn lại của buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy hay vơi của vùng quê. Tả những con người cuối cùng trao đổi với nhau rồi bước vào các ngõ tối.

Tiếng trống thu không rời rạc, chậm, lẻ tẻ và cứ tắt lịm dần. Nhưng âm thanh nhỏ nhất như tiếng muỗi vo ve gợi cảm giác về sự ngưng đọng. Nó rơi tỏm vào trong không gian đang chết lặng. Đó là những âm thanh không có hồi âm, nó chỉ nhấn mạnh thêm cái buồn tẻ đến rợn người của phố huyện lúc chiều tối.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chân dung của người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiểu luận và kiến thức hạn chế của bản thân, phạm vi của đề tài chỉ gói gọn trong một số tác phẩm của Thạch Lam như “Gió lạnh đầu mùa”, “Hai đứa trẻ”, “Dưới bóng hoàng lan”, “Sợi tóc”, “Nhà mẹ Lê”, từ đó đi sâu vào tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm trên. 5. Bố cục đề tài: Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương: Chương I: Những vấn đề khái quát chung Chương II: Chân dung của người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam Nội dung Chương I Những vấn đề khái quát chung 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: 1.1. Tác giả Thạch Lam: Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội trong một gia đình công chức,nhưng quê gốc ông ở Quảng Nam, gốc quan lại đã đến hồi sa sút. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình và tiếp tục học tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội. Sau khi đỗ bằng Thành chung năm 1927 và học một năm ở Trường Canh nông, Thạch Lam xin vào học ở Trường Albert Saraut - trường dành riêng cho con em Tây và các gia đình quan lại, giàu có. Năm 1931, Thạch Lam đỗ bằng Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông theo anh trai là Hoàng Đạo vào Sài Gòn và bắt đầu viết văn, làm báo. Năm 1933, Thạch Lam lập gia đình và về ở trong một căn nhà đơn sơ nhưng ấm cúng tại làng Yên Phụ. Cũng trong năm này, anh trai Thạch Lam là Nhất Linh thành lập nhóm “Tự lực văn đoàn.” Thạch Lam cùng Hoàng Đạo tham gia nhóm này. Thạch Lam mất ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi. 1.2. Tác phẩm: Sáng tác của Thạch Lam rất gần với văn học hiện thực phê phán và phản ánh sự phân hóa theo hướng tiến bộ của văn xuôi lãng mạn thời kỳ Mặt trận dân chủ. Tuy nhiên, do chưa thật hiểu biết sâu sắc về đời sống nhân dân lao động, tình cảm trong tác phẩm của ông chân thành song còn trừu tượng. Thạch Lam có sở trường viết truyện ngắn. Văn phong của ông giản dị, trong sáng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thâm trầm. Nhiều người cho rằng ông là người đầu tiên biết khai thác chất thơ trong đời sống hàng ngày. Truyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp dẫn bề ngoài, nhiều truyện dường như không có cốt truyện song vẫn có sức lôi cuốn riêng. Ông là cây bút có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thể loại văn xuôi trong văn học Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các tác phẩm chính của Thạch Lam như tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” được xuất bản vào năm 1937; “Nắng trong vườn”, xuất bản vào năm 1938; “Sợi tóc”, 1942; truyện dài “Ngày mới”, xuất bản vào năm 1939; bình luận văn học “Theo giòng”, 1941; bút ký “Hà Nội băm sáu phố phường”, 1943... Hầu hết sáng tác của ông được đăng báo trước khi in thành sách. Chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học: Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ.” Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống muôn loài. Hình tượng người phụ nữ là một trong những đề tài lớn có sức hấp dẫn của Văn học thế giới. Trong văn học việt Nam, hình tượng người phụ nữ chứa đựng nhiều vẻ đẹp. Và đây cũng là đề tài quen thuộc để các nhà văn hướng tới, khám phá và tôn vinh. Dù ở thời đại nào, người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống. Ở giai đoạn văn học nào, hình tượng người phụ nữ Việt Nam cũng tỏa sáng như những viên Rubi lấp lánh: đằm thắm, dịu dàng, tinh tế, duyên dáng khi thổ lộ tình yêu; tha thiết, thủy chung. Chương II Chân dung người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam 1. Chân dung người phụ nữ Việt Nam trên phông nền làng quê trước Cách mạng Chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn Thạch Lam nổi bật trên phông nền làng quê trước Cách mạng tháng Tám. Điểm nổi bật của loại không gian này là dễ gợi cho lòng người cảm giác trống vắng. Cái vắng lặng nơi làng quê có thể giết chết con người trong những suy tư, buồn tủi của cái nghèo. Hòa vào cái tĩnh mịch của đêm quê là những tiếng côn trùng hay những âm thanh kẽo kẹt nơi bờ tre, dễ gợi cảm giác rùng mình. Và con người như lạc lõng, rơi vào hố đen đêm tối của chính mình. Nếu như không gian thành thị bó thít con người, dồn nén họ trong cái ngột ngạt, trong những bi kịch đau đớn thì không gian nông thôn lại nhấn chìm con người trong sự đơn điệu, lãng quên (“Cô hàng xén”, “gió đầu mùa”, “nhà mẹ Lê”). Con người trong không gian ấy hòa nhịp đan quyện với những thanh âm buồn bã của đời sống, tạo thành một khúc nhạc đồng quê tấu lên như một tiếng khóc hờ để tự ru lấy đời mình. Làng quê về đêm cũng giống như hình ảnh cuộc sống và con người cứ chìm dần, khuất hẳn trong bóng tối. Nó gợi sự xót xa và thương cảm của người đọc dành cho những con người, những cuộc đời, những không gian như thế. Bóng tối càng dày đặc, cảnh sống của con người càng thê lương theo cấp số cộng của cảnh đó thì lòng nhân đạo của nhà văn nhìn từ cảnh và người ấy cũng theo cấp số nhân mà phát triển lên. Trên cái phông nền ấy, người phụ nữ hiện ra như những đốm sao băng, như Liên và Huệ trong “đêm ba mươi”, chìm nghỉm với miếng ăn trong cuộc đời giang hồ; như mẹ Lê, liều chết tìm gạo cho con lần cuối; như Tâm, “cô hàng xén”, tần tảo suốt đời, nuôi mẹ nuôi em, gánh vác nhà chồng cho đến tàn phai nhan sắc; như mẹ Hiên, vì nghèo không mua nổi áo ấm cho con nhưng lại dạy con bài học làm người – không tham của, như bà của Thanh, hiện lên vẻ đẹp nhân từ, phúc hậu, với tình thương cháu vô bờ bến. 2. Chân dung người phụ nữ Việt Nam qua những trang văn Thạch Lam 2.1. Nghèo khổ, chân chất, điển hình cho người dân quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Có thể nói những năm 30 của thế kỷ XX, tư tưởng xã hội Việt nam được coi như là “một đường quành lịch sử” ( Lê Thanh), đường quành đó ảnh hưởng và soi chiếu đến mọi vấn đề xã hội. Văn hóa dân tộc đến đây cũng rẽ sang một đường mới, sáng tác văn học thời kỳ này bớt “khủng hoảng” hơn so với thời kỳ trước. Các văn nghệ sĩ đã tìm được cho mình mảnh đất tốt để gieo mầm, họ đi sâu vào đời sống nơi thôn dã hay những góc khuất của con phố, miêu tả số phận của những con người dưới đáy, để rồi yêu thương họ, nói lên tiếng nói của họ. Thạch Lam là một trong những thế hệ nhà văn ấy, ông đã đến, miêu tả và yêu thương họ bằng con tim của một con người, ông hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng ... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, ảm đạm của số kiếp lầm than - đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn; là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô; là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn chập choạng, là bà mẹ nghèo khổ suốt đời lam lũ không có đủ tiền may áo lạnh cho con, để rồi xót xa nhìn thân hình con tím tái giữa mùa giá lạnh (“Hai đứa trẻ”) Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực. Họ là những số phận bị xã hội lãng quên trong những góc phố huyện ẩm thấp, đầy rác rưởi, trong những mảnh vườn cô quạnh chỉ mình ta đối thoại với ta về cái khổ. Đó là Tâm trong “Cô hàng xén” đã sớm quàng cái khổ về mình ngay từ lúc còn rất nhỏ cho đến khi có gia đình và cả quãng ngày dài về sau. Chi tiết “cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dầy đặc” đã nhanh chóng ùa vào tâm hồn Tâm, khiến cô mường tượng ra một không gian đằng đẵng, triền miên của cảnh khổ hiện ra trước mắt mà “buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ” của cái nghiệp mà cuộc đời dựng lên là để dành cho cô. Trong “Tối ba mươi”, hình ảnh Liên và Huệ - hai chị em họ xa nhà từ bao lâu nay; một người mẹ chết, cha lấy vợ khác không biết ở đâu, người kia còn cha mẹ nhưng không dám về, họ cô đơn trơ trọi đón xuân trong căn phòng lạnh lẽo và chạnh lòng nghĩ đến thân phận hẩm hiu của mình. Tấn bi kịch đầy nước mắt cuộc đời hai người con gái đáng thương lỡ sa chân xuống hố sâu tội lỗi, ngụp lặn trong bể khổ mênh mông, chịu chấp nhận mang bàn chân mình xỏ vào đôi hài phong trần của kiếp đời bán thân. Cùng là số phận dưới đáy nhưng ít ra Tâm trong “Cô hàng xén” vẫn có ngôi nhà và những người thân của mình để san sẻ, còn Liên và Huệ chỉ biết ôm quàng lấy nhau nức nở khóc, “ một nỗi buồn tủi mênh mang tràn ngập cả người” trong đêm giao thừa. Đã khi nào bạn phải sống trong cơ cực, đã bao giờ bạn thấy cuộc đời này mòn mỏi, le lói, đơn điệu, nhàm chán, đã bao giờ bạn nhận ra tương lai thật mờ mịt và quá xa vời... Nếu chưa thì hãy thử trải nghiệm trong văn học, trải nghiệm qua "Hai đứa trẻ". Sống là đừng chết hết ước mơ và hi vọng, bởi chỉ có vậy ta mới thực sự sống. “Chiều chiều rồi” như là một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thở dài. Thế là một buổi chiều nữa lại đến, chiều là buồn. Ấn tượng về buổi chiều khá sâu đậm. Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện. Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ tục của làng quê. Người ở nông thôn thường trông chờ vào ngày chợ phiên đông vui tấp nập. Thạch Lam đã chọn ngày chợ phiên để nói cái xác xơ tiêu điều của phố huyện. Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn lại của buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy hay vơi của vùng quê. Tả những con người cuối cùng trao đổi với nhau rồi bước vào các ngõ tối. Tiếng trống thu không rời rạc, chậm, lẻ tẻ và cứ tắt lịm dần. Nhưng âm thanh nhỏ nhất như tiếng muỗi vo ve gợi cảm giác về sự ngưng đọng. Nó rơi tỏm vào trong không gian đang chết lặng. Đó là những âm thanh không có hồi âm, nó chỉ nhấn mạnh thêm cái buồn tẻ đến rợn người của phố huyện lúc chiều tối. Trên cái nền ấy, những cảnh đời, những con người, đúng hơn là những phiến cảnh về cuộc đời, về con người bé mọn, hoàn toàn không có ước vọng, khát khao được khắc hoạ rõ nét. Họ nói chuyện với nhau nhưng dường như chẳng có nội dung. Họ có đi lại, ăn nói với nhau nhưng chỉ thấy họ vừa lòng thoả mãn với cảnh chật hẹp. Mua chịu nửa bánh xà phòng, bán đong hơn một ngấn rượu trong chiếc cút bé nhỏ Chị Tí là điển hình cho người dân phố huyện với nhịp sống quẩn quanh : ban ngày mò cua bắt tép, ban tối chị mới mở cái hàng bán nước. Cái đáng sợ là vẫn biết bán không được gì “sớm muộn mà có ăn thua gì?” mà vẫn cứ ra. Đây không phải là sự sống thực sự mà là sự sống cầm chừng cầm cự với cuộc sống, giao tranh, tranh giành với cái đói,cái chết trông chờ vào những người trên tàu là qua bấp bênh có khác gì trông chờ vào những người khách ấy để sống. Cách chị Tí trả lời câu hỏi của Liên: không trực tiếp trả lời ngay mà còn làm them: để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời : “Ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì”. Câu văn cho ta thấy nhịp sống chập chạp, lẩn quẩn của nhân vật, mà điển hình là số phận của những người phụ nữ nơi đây. Bác phở Siêu có vẻ khá hơn nhưng nhưng nguy cơ lại lớn hơn vì thứ mà bác bán là thứ quà xa xỉ mà ngay cả chị em Liên cũng không dám ăn. Bác Xẩm góp tiếng đàn run bần bật trong đêm tối, mà không hề có tiếng động nào của một đồng xu. Cụ Thi điên là một nạn nhân đầy đủ nhất của kiếp người, như một cái cây đã tàn lụi quá nhiều - kiếp người héo hắt. Bà cụ là một con người bị tàn lụi, héo úa và cho ta cảm giác rợn người, kinh hoàng ở chi tiết vừa đi vào bóng tối vừa cười khanh khách. Cách xưng hô với Liên “chị” đã kéo xa khoảng cách tình giữa con người với con người nhưng đã ám ảnh người đọc, thức dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành. Cụ Thi xuất hiện chỉ trong mấy dòng truyện ít ỏi nhưng cũng đủ để ta hình dung ra một kiếp người, một kiếp đời hẩm hiu. Ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đời buồn thảm, héo tàn, mờ mờ lay động bóng hai chị em nhỏ tuổi cũng âm thầm không kém với cái “cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu” mà khách hàng là những người khốn khổ có khi không đủ tiền mua nổi nửa bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu nhỏ “uống một hơi cạn sạch”. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của Liên cũng cầm chừng không kém. Nỗi khổ của Liên có lẽ còn cao hơn nỗi khổ vật chất của những người khác, đó là bi kịch tinh thần bởi họ khổ mà không biết mình khổ còn Liên đã thực sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù hãm và đơn độc hết ngày này sang ngày khác. Dừng một chút với cô hàng xén tên Tâm,với Liên, với chị Tí bên quầng sáng sót lại bên chõng hàng nước lay lắt, ta đến với “nhà mẹ Lê” để phần nào thấm thía cái nghèo đói, cùng quẫn của một gia đình đông con. Mẹ Lê thuộc thành phần "những kẻ ngụ cư", không phải là nông dân. Gia đình mẹ Lê thuộc diện ngoại vi, sống bên lề xã hội. Nếu đặt vào bối cảnh bây giờ, nhà mẹ Lê có thể là một trong những gia đình lam lũ sống trong các chung cư ổ chuột ở ngoại ô các thành phố lớn. “Nhà mẹ Lê” cứ thầm lặng trôi đi trong cái khổ và cái đói, bác Lê và mười một đứa con quánh lại với nhau, không ai than thở, vì biết rằng mọi người đều khổ như thế cả, than cũng bằng thừa: "Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Ðàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau, rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm, vì đèn đóm không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét, khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm mà chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm, bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau”. Sự im lặng chịu đựng ấy kéo dài và bao trùm lên bi kịch y như giọng nói của bác Lê, sau khi đi vay nợ ông Bá bị chó tây cắn, chỉ nhỏ nhẹ giảng giải phàn nàn với các con: "Thật cậu Phúc ác quá! Ðã không cho thì thôi, lại còn thả chó ra đuổi." Yếu tố "đối chất" duy nhất nằm trong câu "cậu Phúc mà lại ác quá" còn tất cả đều hiền lành. Phải chăng chính bởi lối viết đầy "nhân phong" ấy mà tác phẩm Thạch Lam cứ âm thầm dày vò chúng ta: "cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi; và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con... " Cuốn phim đời bác từ từ quay lại trong mê sảng của những cơn sốt, người ta chú ý đến câu "giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi", như thể bác Lê ở bên kia cuộc sống vẫn còn phân trần, giải oan cho hoàn cảnh oan nghiệt của mình và các con. Nhưng Thạch Lam hiền lành trong lời nói bao nhiêu thì lại mạnh dạn trong hình ảnh bấy nhiêu: "Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc", "Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết" . Những hình ảnh mạnh, cực thực, phi lý, gần như ác mộng báo hiệu thảm cảnh Ất Dậu, cứ chọc thẳng vào tim người đọc. Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chất thơ thành một thể tuyệt vọng mới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn là phận người trước khi trở thành thây người. Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộn tuyệt vời đói khát với no đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng qua những hình ảnh đẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chết của mười một đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn tay của tử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại. Bác Lê chết rồi, nhưng hình ảnh "một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé,da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô" như vẫn chiếm trọn ký ức người đọc, cái ký ức ấy có lúc thấy "Bác Lê đè thằng Hỉ, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một mảnh chai sắc", có lúc bác còn "lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống một mẹ con đàn gà" khiến cho bác Ðối phải nhắc: "Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không mất.". So sánh với các tác giả cùng thời với Thạch Lam như Khái Hưng, Nhất linh và với Nguyễn Công Hoan để đưa ra những nhận xét về các nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam : “nhìn chung những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp, họ thường nép mình trong bóng tối và không gian hẹp, thường tìm kiếm nơi ẩn náu ấm áp trong gia đinh, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn – có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, khỏi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế, con người mới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung quan. Dường như họ thu mình trước thực tại để xét mình và thương người, để buồn rầu hồi tưởng về quá khứ. Họ không dám nhìn về tương lai mà mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau”. Dù những ngày chợ búa có bừng lên rực rỡ và nhiều màu sắc đến đâu, chúng cũng chỉ là một quãng thời gian ngắn ngủi. Bởi phần chính trong cuộc đời ấy là một cái gì nhạt nhoà, âm điệu chính của cuộc đời ấy là một cái gì mòn mỏi. Mà đó không phải là trường hợp riêng của Tâm trong Cô hàng xén, của mẹ Lê, của chị Tí, của Liên, của Huệ…Trước Nam Cao khá lâu, Thạch Lam đã bày ra cho thấy những kiếp sống mòn. Ông không đi vào một trường hợp nào thật sâu, thật kỹ. Nhưng ông thấy nó ở khắp nơi. Nó là quá khứ, là hiện tại lại cũng là tương lai. Nó là cái mẫu số chung làm nên cuộc sống nhiều người. Đứng về mặt kết cấu mà xét, trong vẻ đa đạng của đời sống, người ta thường bắt gặp trong tác phẩm Thạch Lam những truyện ngắn dựa trên tình thế chung là cả cuộc đời nhân vật. Cuộc đời ấy đồng thời là một quá trình chuyển cảnh, sự di chuyển lặng lẽ, nhưng rõ rệt; trong cuộc đời ấy, ánh sáng cứ nhạt dần, con người cứ héo hon dần, cho đến khi chính họ mất hút đi trong bóng tối. 2.2. Giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Nhân vật của Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ. Cuộc sống nghèo nàn, cùng cực, xã hội xô đẩy đến tận cùng, bế tắc nhưng họ luôn ánh lên vẻ đẹp rạng ngời của phẩm giá, xác lập chỗ đứng tốt đẹp cho mình trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xã hội cũ. Vả chăng, trong Thạch Lam cũng như trong các nhân vật của ông, sự buồn chán không hề dẫn tới thái độ buông xuôi, hoặc lối sống lưu manh tuỳ tiện. Khi là một bà mẹ khá giả, một người nông dân, một cô hàng xén thậm chí một cô gái trông hàng cho mẹ, song các nhân vật của Thạch Lam có chỗ giống nhau: họ đều là những người tận tuỵ với nghĩa vụ làm người của mình, ở họ, có sự lương thiện, sự trong sạch, dấu hiệu của một đời sống nội tâm ổn định. Trong khi có vẻ như là chịu đựng, thậm chí như là đầu hàng, người ta lại thấy toát lên ở cái nhân vật ấy một khí phách cứng cỏi: họ vẫn là mình; không hoàn cảnh nào bẻ gãy nổi họ. Hợp cả lại, bấy nhiêu sự tận tuỵ, sự trong sạch, sự cứng cỏi làm cho nhân vật của Thạch Lam có một nét chung này: sự cao quý. Tác phẩm như để ca ngợi tấm lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam nhưng chủ đề chính là bi kịch về thân phận con người, về những cuộc đời gian khổ đáng thương điển hình là “cô hàng xén” Hình ảnh cô Tâm gánh hàng xén ra chợ nuôi mẹ, nuôi các em ăn học để sau này đỗ đạt đi làm trên tỉnh giúp thầy mẹ già, không nghĩ đến cuộc đời riêng của mình tiêu biểu cho những cái đẹp tuyệt vời của nền nếp xã hội thời ấy. Đó là người phụ nữ mang đặc điểm chung của tính cách người phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, nhẫn nại, chịu đựng… “Tâm thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quí của mình. Nàng đã đảm đang nuôi cả một nhà” Nàng cũng là thể hiện của sự chịu khó nhọc nhằn của những người phụ nữ Việt Nam đảm đang. “Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng . . .tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô. Trong lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em”  Tâm chỉ nghĩ đến sự hy sinh cho cha mẹ, cho các em không nỡ bỏ nhà đi lấy chồng, bà Tú thương con buộc nàng phải xuất giá. Cô hàng xén xinh đẹp nổi tiếng cả một vùng ngày càng dấn thân vào cuộc đời khó nhọc, một tấn bi kịch không lối thoát. Về nhà chồng được mấy ngày nàng phải quẩy gánh hàng đi bán ngay, cậu giáo Bài lương chẳng bao nhiêu, Tâm lại phải è cổ gánh vác giang sơn nhà chồng:   “Bây giờ gánh hàng đã trở nên quá nặng trên đôi vai nhỏ bé. Chiếc đòn càng cong xuống và rền rĩ. Ngoài giang sơn nhà chồng nàng phải gánh vác, Tâm lại lo sao kiếm được đủ tiền để gửi thêm cho các em ăn học. Trong sương muối sớm, xót và giá lạnh, nàng đã phải bước ra ngõ và đi chợ rồi . . . Ðời nàng lại đi như trước, chẳng khác gì. Những ngày khó nhọc và cố sức lại kế tiếp nhau”  Ðó là thân phận một người phụ nữ một cổ hai chòng, cuộc đời nàng chỉ toàn là hy sinh gánh vác:mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào nàng. Bà Tú nhắn người bảo Tâm gửi thêm cho em, nàng phải đưa giấu vì mẹ chồng và cậu giáo Bài đã bắt đầu nghi ngờ và đay nghiến nàng.  Nàng đã già đi, nhan sắc phai tàn, đâu còn là cô hàng xén xinh đẹp nổi tiếng cả một vùng, tre già măng mọc, nàng nay đã hết thời, đã có những cô gái khác mới lớn tươi tắn và rưc rỡ .Tác giả cũng ngụ ý về số mệnh con người.   “Tâm lại nghĩ đến ngày trước kia, hình như đã lâu lắm, nàng còn là cô hàng xén má hồng, môi đỏ e lệ cúi mặt dưới cái nhìn âu yếm của cậu giáo Bài nho nhã và đứng đắn trong tấm áo lương. Thời ấy bây giờ đâu? Chị Liên may mắn đã lấy được chồng giầu, lên buôn bán trên tỉnh. Chị ấy vẫn trẻ đẹp như xưa. Tâm khẽ thở dài: “bây giờ các chị em bạn cũ không còn ai ở lại để cùng chia sẻ những nỗi khó nhọc với nàng”  “Cô hàng xén - một truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam đã được nhiều người hâm mộ,ca ngợi tấm lòng hy sinh của người phụ nữ Việt Nam và cũng là một bi kịch cuộc đời không lối thoát. Tác phẩm như để ca ngợi tấm lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam nhưng chủ đề chính là bi kịch về thân phận con người, về những cuộc đời gian khổ đáng thương điển hình là cô hàng xén. “Cô hàng xén”, một trong những đoản thiên hay nhất của nền văn chương Việt Nam đã cho ta thấy giá trị hiện thực tuyệt vời trong nghệ thuật tả chân dung của Thạch Lam. Trong “Tối ba mươi”,mặc dù đã phải đằm mình trong cái nghề ô nhục nhưng cả Liên và Huệ vẫn giữ lại những khoảng sáng tâm hồn mình. Trước giờ phút thiêng liêng của năm mới, hai cô vẫn biết bày cúng tổ tiên, hồi tưởng lại những ngày thơ ấu khi hai chị em còn là những cô gái trong sạch và ngây thơ, thật đúng là cái khổ có thể đầy đọa, vùi dập họ, song không thể chiến thắng họ. Tuy cả Tâm, Liên, Huệ đều rơi vào những hoàn cảnh khác nhau của cái khổ, dẫn đến chi phối nếp nghĩ và tâm lý dằng xé trong mỗi nhân vật cũng khác nhau. Nhưng chung lại, họ đều là những sợi tơ sầu bay trong muôn chiều gió thổi của cái khổ ấy , một tác phẩm tuy ngắn ngủi nhưng cũng chan chứa tình thương yêu đồng loại. Thạch Lam đã khẳng định bản chất tốt đẹp của con người, nâng đỡ những số phận hẩm hiu và mong muốn sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương của người đời đối với những mảnh đời bất hạnh. Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam. Mẹ Lê nghèo khổ đến cùng cực nhưng vẫn nguyên vẹn là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ chịu thương chịu khó, hết lòng vì đàn con. Liên và Huệ hai cô gái điếm, hai con người tưởng như bỏ đi ấy, trong đêm giao thừa ngồi khóc vì nỗi trơ trọi, thiếu quê hương và chán chường cho cảnh bèo bọt của thân phận mình. “Dưới Bóng Hoàng Lan” - đoản thiên thanh tao và trang nhã nhất của “Tự lực Văn Ðoàn”, của nền văn chương Việt Nam. Dưới không gian vô cùng thi vị thanh tao đầy những hương thơm của hoa hoàng lan, thiên lý, nổi bật lên là hình ảnh hai ngươi phụ nữ. một già, một trẻ với tình yêu thương vô bờ bến với người đi xa. Một tình cảm thật đơn sơ nhưng đậm đà, một tình cảm khác lạ, tình bà cháu dịu dàng trìu mến . “Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Ði vào trong nhà không nắng cháu. Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ chống gậy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ”  Thanh vắng nhà gần hai năm nay, chàng làm việc trên tỉnh và mong đến ngày nghỉ để tìm lại tình thương trìu mến của bà già mái tóc bạc phơ: “Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChân dung của người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam.doc