Tiểu luận Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ

Cái cốt cách tài tử khác người của Nguyễn Công Trứ thể hiện ngay ở cái chí hướng muốn lập công danh, thực hiện lí tưởng người anh hùng. Nguyễn Công Trứ là con người của niềm say mê, sôi nổi, của hoài bão lớn lao trên con đường hành đạo. Trong ông luôn đau đáu nỗi niềm “chí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ công danh”, “gánh trung hiếu”, Ông là người tận tâm với công việc, trung thành với chế độ phong kiến, hết lòng vì nước, vì dân. Thế nhưng Nguyễn Công Trứ lại có cá tính mạnh mẽ, không chịu sống bình lặng trong khuôn phép của đạo lí phong kiến mà luôn luôn vươn tới khẳng định bản ngã, vượt lên thế tục, ngông nghênh, ngất ngưởng giữa cuộc đời . Chính cá tính đó đã tạo cho thơ ông một chất “ ngông ” trước và sau Nguyễn Công Trứ không mấy ai đạt được.

Thời trai trẻ sống trong chật vật cảnh nghèo lại thêm lận đận trong thi cử, thế nhưng Nguyễn Công Trứ lúc nào cũng hăm hở công danh sự nghiệp:

Đã mang tiếng ở tong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

(Đi thi tự vịnh)

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nghiên cứu về chất “ ngông” trong thơ ông chúng tôi quan tâm tới một số công trình nghiên cứu sau Năm 1983, trong cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ của tác giả Trương Chính, tác giả đã chia thơ văn ông thành “thơ lãng mạn, thơ hành lạc, thơ triết lý, thơ cầu nhàn. Nhưng cũng như các nhà thơ chân chính, thơ ông là thơ ký thác tâm sự, không có những bài không đau mà rên không có thơ thù tạc. Thơ ông gắn liền với cuộc đời ông” , tác giả đã có cách nhìn nhận sâu sắc về thơ của ông. Trương Chính cũng khẳng định: “bất cứ nỗi buồn nào cũng được phản ánh vào thơ, không dấu diếm, không tô vẽ, nghĩ thế nào thì viết thế ấy, mộc mạc nôm na nhưng ý nghĩa chân thành sâu sắc, yêu ghét rõ ràng: đọc rất thấm thía” Năm 1996 có cuốn Nguyễn Công Trứ - thơ và đời của tác giả Chu Trọng Huyến, cuốn sách là sự tổng quan nhất về cuộc đời cũng như thơ văn của tác gia Nguyễn Công Trứ. Năm 2003, trong cuốn Tác gia tác phẩm Nguyễn Công Trứ do tác giả Nguyễn Nho Thìn giới thiệu và tuyển chọn có nhiều bài viết có sự nhận xét và phát hiện có giá trị về cuộc đời cũng như thơ văn ông. Năm 2004, Tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- hết XIX đã nhận định: “Thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hành động, vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn: vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca tụng Đạo giáo: vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng: vừa tự khẳng định mình lại vừa phủ định mình, v v… Nguyễn Công Trứ là khối mâu thuẫn lớn”. Đúng vậy, khi tìm hiểu về cuộc đời cũng như thơ văn của ông ta thấy sự mâu thuẫn con người thể hiện rõ trong sáng tác của ông. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Lộc tập trung vào ba chủ đề chính: Chí nam nhi, cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình, những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc. Năm 2007, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập 2) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, các tác giả trong công trình này cho rằng: “Tiếng nói chí nam nhi là chủ đề lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thưở hàn vi và thời làm quan đắc chí”. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định công lao to lớn của ông “Nguyễn Công Trứ đã mang vào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới cho thời đại. Nguyễn Công Trứ nhất quán giữa con người trong mối quan hệ với cộng đồng và con người trong mối quan hệ với bản thân; giữa ý thức về trách nhiệm và ý thức về quyền lợi, giữa hành động và hưởng thụ” Năm 2008 cuốn Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử do tác giả Đoàn Tử Huyến chủ biên là một trong những nén hương thơm của người đời kính dâng lên một tác gia lớn của dân tộc Việt kỉ niệm 230 năm ngày sinh của ông. Nhìn chung có thể khẳng định rằng, các công trình của các nhà nghiên cứu phê bình đã đem lại một giá trị to lớn khi đánh giá, nhận xét về thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Tuy mỗi người có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng tựu chung đều thấy được vẻ đẹp trong con người cũng như giá trị tư tưởng trong thơ văn của ông. Cho đến nay, công việc nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nguyễn Công Trứ vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống. Nghiên cứu Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, cùng với kiến thức và sự tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ hữu ích trên con đường nghiên cứu tác giả, tác phẩm thơ văn Nguyễn Công Trứ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định cho mình đối tượng cần đi sâu nghiên cứu Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ .Tức là phải tìm hiểu về những biểu hiện cụ thể từng nét nghệ thuật tạo nên chất ngông trong thơ ông. Đồng thời lý giải, chứng minh và nêu lên tác dụng nghệ thuật của nó trong văn phong của Nguyễn Công Trứ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Với đối tượng nghiên cứu là Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ nên phạm vi để thực hiện đề tài khảo sát là những bài thơ của ông. Nhưng do sự hạn chế về nguồn tài liệu cũng như với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận, chúng tôi chỉ khảo sát và làm rõ chất ngông trong thơ của ông ở một số bài thơ tiêu biểu trong cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ của tác giả Trương Chính. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp khảo sát - thống kê. - Phương pháp so sánh - đối chiếu. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. 5. Bố cục đề tài Đề tài của tôi ngoài phần mở đầu và kết luận , phần nội dung gồm có hai chương: Chương 1: Những giới thuyết chung Chương 2: Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Những giới thuyết chung Vài nét về tác giả Nguyễn Công Trứ Cuộc đời. Nguyễn Công Trứ (1778–1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một người có nhân cách cao thượng, tâm hồn phóng khoáng, tài năng về nhiều mặt: chính trị, quân sự, kinh tế và người ta vẫn nhớ đến ông như một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Công Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê, thân mẫu Nguyễn Công Trứ là con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn. Nguyễn Công Trứ quê ở làng Uy Viễn (vì thế, người ta còn gọi ông là Uy Viễn Tướng công), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Buổi thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, ông luôn cố công trau dồi kinh sử để mong thi đỗ ra làm quan giúp dân, giúp nước. Sau nhiều lần thi hỏng, ông cuối cùng đậu Tú Tài năm 1813 và năm1819 ông đỗ giải nguyên khi đó ông 41 tuổi. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực và thành công cả về quân sự, kinh tế cũng như thi ca. Con đường công danh của ông đầy những thăng trầm, được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú v.v. Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước. Ông mất năm 1858 tại chính quán, thọ 81 tuổi, được phong tước Dinh Bình  Hầu. Sự nghiệp Về Chính trị-Quân sự. Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1825 dẹp Khởi nghĩa Lê Văn Lương, 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nùng Văn Vân, 1835 dẹp giặc Khách. Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc. Kinh tế. Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Thơ ca. Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một nhà thơ hành động. Trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng và không giấu vẻ ngạo mạn. Chán chường với chốn quan trường nhưng ông vẫn luôn là người lạc quan. Nguyễn Công Trứ để lại nhiều tác phẩm chữ Hán (câu đối, sớ) cũng như chữ Nôm (thơ, hát nói, phú, câu đối, ca trù...). Thơ văn Nguyễn Công Trứ phản ảnh khá trung thực sự biến chuyển tâm lý của một nhà nho cổ điển qua từng giai đoạn đời sống. Phần lớn các tác phẩm hào hùng và ngạo nghễ, biểu lộ một bản lĩnh vững chắc, một chí khí mạnh mẽ, và thái độ cầu tiến, vươn lên. Lúc về già, sáng tác của ông lại tìm về tư tưởng an nhàn, hưởng lạc. Những Tác Phẩm tiêu biểu như: Than nghèo, Chí Nam nhi, Chí làm trai, Cây thông, Nợ Tang bồng, Kẻ Sĩ, Đi thi tự vịnh, Cầm kì khi tửu, Chơi xuân kẻo hết xuân, Tự thuật,… Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống của ông, lấy đời sống làm trung tâm để thể hiện chí khí con người.  “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có hơn ai…” Đôi nét về chất ngông Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “ ngông ” theo cách hiểu thông thường là “ tỏ ra bất cần đến sự khen chê của người đời ”, có người nói, đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác hơn đời của mình. Người Trung Hoa hiểu ngông là cuồng, là loạn. Xét đến cùng, “ ngông ” là sự khẳng định một cá tính đặc biệt. Khi thể hiện mình là “ngông” nghĩa là khi con người sống thật với mình nhất, thể hiện cá tính riêng biệt không trộn lẫn với người khác, dù người khác ấy có sự chi phối mạnh mẽ đến bản thân mình. Chương 2 : Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ Chất ngông của một nhà thơ hành đạo. Chữ “hành đạo” theo quan niệm của Nho giáo là sự ra giúp đời, làm bổn phận với nước, với dân. Cái triết thuyết “hành đạo” được thể hiện rõ nét trong thơ Nguyễn Công Trứ. Quan niệm này được bao trùm bởi một ý niệm khác mà ông gọi bằng những chữ: “chí khí anh hùng”, “chí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ nam nhi”. Ngay từ thuở hàn vi, đã nhiều lần ông bày tỏ khát vọng, cái lí tưởng sống, cái chí khí của một đấng nam tử “bất bình thường” của mình. Trong thơ ông ta luôn thấy hình  ảnh một con người với lẽ sống hăm hở, một nhân sinh quan tích cực. Là một trí thức thành danh, là một nhà Nho được đào tạo bài bản, được hấp thu một nền học thuyết Nho giáo chính thống, thế nhưng ông không bị ràng buộc bởi những qui định hà khắc của những thứ lễ giáo ấy, mà trái lại, trong thơ văn, nhất là trong mảng thơ Nôm của ông thể hiện rất rõ hình ảnh con người nhà thơ, con người tài tử, có phong cách sống tuỳ hứng, tuỳ thích, như ông đã từng tuyên bố: Sách có chữ “Nhân sinh thích chí” Đem ngàn vàng chác lấy tiếng cười                                      (Cầm kì thi tửu)           Cái cốt cách tài tử khác người của Nguyễn Công Trứ thể hiện ngay ở cái chí hướng muốn lập công danh, thực hiện lí tưởng người anh hùng. Nguyễn Công Trứ là con người của niềm say mê, sôi nổi, của hoài bão lớn lao trên con đường hành đạo. Trong ông luôn đau đáu nỗi niềm “chí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ công danh”, “gánh trung hiếu”,… Ông là người tận tâm với công việc, trung thành với chế độ phong kiến, hết lòng vì nước, vì dân. Thế nhưng Nguyễn Công Trứ lại có cá tính mạnh mẽ, không chịu sống bình lặng trong khuôn phép của đạo lí phong kiến mà luôn luôn vươn tới khẳng định bản ngã, vượt lên thế tục, ngông nghênh, ngất ngưởng giữa cuộc đời . Chính cá tính đó đã tạo cho thơ ông một chất “ ngông ” trước và sau Nguyễn Công Trứ không mấy ai đạt được.           Thời trai trẻ sống trong chật vật cảnh nghèo lại thêm lận đận trong thi cử, thế nhưng Nguyễn Công Trứ lúc nào cũng hăm hở công danh sự nghiệp:                              …Đã mang tiếng ở tong trời đất                              Phải có danh gì với núi sông                                                           (Đi thi tự vịnh)              Với Nguyễn Công Trứ, kẻ sĩ đi thi phải có danh, danh trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng quý giá, được vinh quy bái tổ “võng anh đi trước võng nàng theo sau”.           Và hơn ai hết Nguyễn Công Trứ là người ý thức rất rõ về bổn phận của kẻ sĩ. Đã nhiều lần trong thơ ông hùng hồn khẳng định trách nhiệm ấy.                              Vũ trụ nội mạc phi phận sự                                                           (Bài ca ngất ngưởng)                              Vũ trụ chức phận nội                                                           (Gánh trung hiếu)                              Vũ trụ dai ngộ phận sự                                                           (Nợ tang bồng)     Với những lời tuyên bố ấy, Nguyễn công Trứ đã khẳng định sự tồn tại, vị trí quan trọng của chính mình trong cõi trời đất “mình là khí tốt của non sông chung đúc lại”. Đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ, còn một điều đáng nói lại bởi nó cũng là điều hiếm. Đó là ý thức "cậy tài", "khoe tài" "Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi" (Cầm kỳ thi tửu) "Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài" (Con tạo ghét ghen) Tài là một giá trị nhân bản cao quý và hiếm. Nhưng thái độ người xưa đối với chữ "tài" cũng thành vấn đề. Thường là có hiện tượng dấu tài vì sợ nói ra bị cho là kiêu ngạo, tự cao, tự đại.Với Nguyễn Công Trứ thì khác. Có tài cứ “ khoe tài”, “cậy tài” để thêm tự tin, thêm quyết tâm vươn tới trong hành động vì mình và cũng vì cuộc đời. Cho nên Nguyễn Công Trứ đã không dấu tài, đã không sợ trời đất ghen tài mà còn gắn tài với tình và dõng dạc tuyên bố: "Thế nhân mạc oán tài tình luỵ Không tài tình quang cảnh có ra chi" (Tài tình) Đúng là dưới chế độ phong kiến Việt Nam xưa, và không khéo cả với thời nay, không ai cậy tài, khoe tay và ngây ngất với tài tình như Nguyễn Công Trứ. Ông còn ý thức về cái tôi cá nhân khá rõ. Ông còn nói:                              Thiên phú ngôn, địa tải ngô                              Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý                              ( Trời che ta, đất chở ta                              Trời đất sinh ra ta là có ý )           Người chí sĩ phải coi mọi việc trong trời đất đều là việc của mình, phải ôm mọi việc lớn của non sông, phải cống hiến hết mình cho đời. Khát vọng thành danh khẳng định phận sự trong trời đất là một lý tưởng đẹp đẽ, hào hùng. Làm nên những ước vọng cao cả và những ý định siêu phàm. Bởi thế, kẻ sĩ một khi đã mang lấy cái danh hiệu cao quý ấy phải đeo đuổi và làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình :                              Nợ tang bồng vay trả trả vay                                                           ( Chí làm trai )           Khi cơ hội đến kẻ sĩ phải ra sức làm nên những chiến công hiển hách lẫy lừng :                              Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây                              Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể                                                           (Chí làm trai)           Bởi thế con người kẻ sĩ phải có tư thế lớn lao sánh cùng trời đất :                              Có trung hiếu nên đứng trên trời đất                              Không công danh thà nát với cỏ cây                                                           (Gánh trung hiếu)           Thế nhưng, trung thành với chế độ phong kiến bao nhiêu thì Nguyễn Công Trứ lại muốn đi ngược lại những lễ giáo phong kiến trói buộc con người bấy nhiêu. Nếu sách thánh hiền xưa ca ngợi đạo nghĩa, xem nhẹ sở thích cá nhân, theo kiểu “người quân tử làm việc đời không có gì là thích hay không thích, hợp với nghĩa thì làm”  (Lý Nhân) thì ngược lại Nguyễn Công Trứ thường ngâm đi ngâm lại câu “nhân sinh quý thích chí” , và sở thích cá nhân của ông là xem cuộc đời này là một sự thi thố tài năng. Và nếu như sách thánh hiền xưa đề cao, ca ngợi người quân tử ở sự chăm lo đạo đức cao thượng mà hạ thấp kẻ tiểu nhân ở chỗ chỉ lo ăn sung mặc sướng thì Nguyễn Công Trứ lại xem trọng cả hai. Nếu người xưa chủ trương sống khổ hạnh theo kiểu an bần lạc đạo, khắc kỉ phục lễ, trên kính dưới nhường thì Nguyễn Công Trứ lại xem cuộc đời này là một cuộc chơi. Có thể nói rằng đằng sau ngôn ngữ mang hình thức nhà Nho kia, Nguyễn Công Trứ đã gửi gắm vào đấy cái ý thức cá nhân mới mang quan niệm nhân sinh tích cực. Bởi thế Nguyễn Công Trứ đã từng phát biểu một chách thẳng thắn rằng :                              Thuỳ năng thế thượng vong danh lợi                              Tiện thị nhân gian nhất hóa công                        ( Trên đời ai quên được danh lợi, hẳn chỉ có mình ông trời )           Ông lớn tiếng tự hứa cái điều mà không ai có thể dám nếu không đủ tài năng sự nghiệp hiển hách.                              Xếp kiếm cung cầm thơ vào một gánh                              Làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh           Không chỉ thế ông còn hứa cả việc :                              Giắt lỏng giang sơn vào nửa túi                              Rót nghiêng phong nghuyệt cạn lưng bầu                                                           (Hành tàng)           Để quyết trả cho xong  nợ tang bồng , và sự thực thì Nguyễn Công Trứ cũng đã tự hào vì sự nghiệp công lao của mình. Ông là một tài năng đích thực ! Bởi “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây cờ đại tướng, Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên”           Như vậy Nguyễn Công Trứ là nhà Nho hành đạo. Suốt đời theo đuổi lí tưởng làm người anh hùng với khát vọng kinh bang tế thế, là người trí túc đa tài, đã từng “Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ”, nhưng đằng sau đấy ta còn thấy cái tôi tài tử ngông ngạo sống ngoài vòng cương toả của lễ giáo phong kiến bó buộc. Nguyễn Công Trứ không chỉ có danh. Bởi ông biết hư danh bao giờ cũng đi với chữ nhục “Dưới công danh đeo khổ nhục” (Nguyễn Trãi). Biết thế nên ông lại nói “ Làm trai chỉ sợ áng công danh” có điều Nguyễn Công Trứ xem vinh nhục là thường “Cái vinh nhục, nhục vinh là đắp đổi”. Về điều này Nguyễn Công Trứ đã vượt lên trên thói đời thường tình, và vì thế ông có thể tự hào về mình :                              Không Phật không Tiên không vướng tục                              Chẳng Trái Nhạc cũng vào phường Hàn Phú                                                                    (Bài ca ngất ngưởng)           Cái tư thế ngông ngạo, bất chấp mọi luật lệ, thế tục, dư luận của người đời đã được Nguyễn Công Trứ xem như một triết lí sống ngay cả khi ông còn làm quan trong “ lồng” của những thứ lễ giáo phong kiến. 2.2 Chất ngông của một nhà thơ tài tử trong hành lạc Ngoài khát vọng công danh, khẳng định bản ngã cái tôi, Nguyễn Công Trứ còn chủ trương hưởng lạc. Thơ ông không chỉ mang chất ngông trong hành đạo mà còn mang chất ngông trong hành lạc. Việc khẳng định nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lí sống, có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ. Đây chính là điểm mạnh, điểm độc đáo của ông.          Ai cũng thừa nhận trong thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ có yếu tố hiếu sắc, nhục dục, thế nhưng những yếu tố này được thể hiện rất tế nhị, được che đậy rất nghệ thuật. Ở Nguyễn Công Trứ, cái nhục dục không bao giờ biến thành cái dâm dục, nó được kiềm chế và chi phối bởi những yếu tố có tính chất văn hoá tinh thần thanh lịch, chất hào hoa tài tử phong nhã, thi hứng thẩm mĩ sành sõi, tinh vi, không chấp nhận tất cả những cái gì là thô bỉ, xô bồ, là xác thịt trần trụi :                                       Chơi cho lịch mới là chơi                                       Chơi cho đài các, cho người biết tay                                       Tài tình dễ mấy xưa nay !                                                           (Cầm kì thi tửu)           Đọc thơ hành lạc, thơ nói về thú uống rượu, thú đánh tổ tôm của Nguyễn Công Trứ, người đọc dể nhận ra cái khẩu khí hào mại trước cái cảm hứng anh hùng không giả tạo :                                       Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí                                       Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy                                       Nếu không chơi thiệt ấy ai bù !                                                           (Chơi xuân kẻo hết xuân đi)           Chữ chơi ở đây không nên hiểu theo nghĩa dung tục, là lối ăn chơi trác táng, bạt mạng. Cuộc chơi, tiếng cười ở đây mang màu sắc hội hè rõ ràng, chúng khẳng định mình một cách quyết liệt trước hiện thực cuộc sống thường nhật có sức mạnh đè bẹp trước những trí khôn thông thường, trước lối sống ki bo cóp nhặt của người đời, trước lễ giáo, tục lệ nghiêm trang chán ngắt trong xã hội. Cho nên cần phải có một cuộc sống khác :                                       Nhân sinh bất hành lạc                                       Thiên tuế diệc vi thương           Con người sống ở trên đời cần chơi và phải biết chơi. Nâng tư tưởng hành lạc lên thành triết lí sống. Nguyễn Công Trứ biểu lộ tính nhân bản rất sâu sắc và anh minh, và tỏ ra đồng thanh tương ý, đồng khí tương cầu  một cách lạ lùng với thời đại ngày nay khi con người càng ngày càng cần cảm thấy có nhu cầu thể hiện mình như một sinh vật tinh khôn, sinh vật chế tạo... nhưng còn là sinh vật chơi.           Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạc là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời  người. Nguyễn Công Trứ khi nói đến đời người không dùng chữ “trăm năm” như mọi người mà nói “ ba vạn sáu nghìn ngày”  là rất thâm thuý, sự hưởng lạc phải tính từng ngày :                                       Trăm năm trong cõi người ta                                       Xoá sổ tính ngày chơi đà được mấy                                                           (Trong trần mấy mặt làng chơi)           Muốn thực hiện chí công danh thì phải đợi thời, phải vào “lồng”, còn hưởng lạc thì tuỳ mình, tự do, tự tại.                                       Chen chúc lợi danh đà chán ngắt                                        Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao!           Và hưởng lạc chính là phạm vi thể hiện sự tài tình: cầm, kì, thi, tửu, tùng, cúc, phong, nguyệt,…           Vấn đề là sự khẳng định cá nhân, nhưng nếu trong chốn quan trường hoạn lộ là tu thân thì ở đây là sự phô diễn tài tình:                                       Đàn năm cung réo rắt tính tình đây                                       Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó                                       Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ                                       Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà                                                           (Cầm ki thi tửu)           Lối sống hưởng thụ cũng là một cách tự khẳng định, một sự đối lập với xã hội phong kiến, với nhiều chế định khắt khe, và tất nhiên con là một kiểu chơi ngông nữa khi không chỉ với cầm kì thi tửu mà còn có cả giai nhân, không chỉ một mà “đủng đỉnh một đôi dì”. Lên cửa thiền hay chuyện “Lênh đênh một chiếc thuyền nan. Một cô thiếu nữ, một quan đại thần” đâu chỉ là chuyện ham sống, ham hưởng thụ của người tài tử. Đó là một kiểu ngất ngưởng, ngất ngưởng đến mức “Bụt cũng phải cười ông ngất ngưởng”,chứ còn biết làm thế nào?           Cũng phải có tài mới dám vượt lên thói thường để chơi ngông, chơi ngông trong môi trường hưởng thụ, không chỉ để khoe tài mà còn để tìm tự do. Lại cũng là một cách ngạo thế cho thoả chí:                                       Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưỡng                                       Kìa núi nọ phau phau mây trắng                                       Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi                                       Gót tiên theo đủng đỉnh một đôii dì                                        Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng                                                           (Bài ca ngất ngưởng) Nguyễn Công Trứ sống theo ý thích của mình, dù có khác người, trái đời cũng bất chấp thế luận, lúc cưỡi bò vàng ngất ngưỡng rong chơi, ông đeo mo cau vào đuôi bò với dụng ý rất ngông: che miệng thế gian. Lúc đến chốn thâm nghiêm như chùa chiền, miếu mạo, ông vẫn đem theo “đủng đỉnh một đôi dì”, lúc nghe hát ả đào ông say say, tỉnh tỉnh lắc lư theo nhịp trống phách. Nguyễn Công Trứ sống hết mình, ngông nghênh, ngất ngưỡng giữa cuộc đời không quan tâm đến phú quí hay bần hàn, được hay mất, khen hay chê:                                 Được mất dương dương người tái thượng                                       Khen chê phơi phới ngọn đông phong                                                           (Bài ca ngất ngưởng)           Tinh thần thao lược, tinh thần đua tài khoe sức, tinh thần thượng võ, mã thượng tiềm ẩn rất phong phú trong thơ Nguyễn Công Trứ. Cái chơi trong thơ ông không phải là sự phóng dục buông tuồng, ngược lại, nó đòi hỏi một sự làm chủ bản thân cao độ, sự hun đúc ý chí, mài dũa tài nghệ không ngơi. Trong sự chơi ấy, đằng sau cái say mê là sự tỉnh táo, đằng sau cái hăm hở là sự bình tĩnh, bên cạnh chí hiếu thăng là sự sẵn sàng chấp nhận sự thất bại, thái độ nhập cuộc nghiêm túc cực độ song hành với cái nhìn thanh thản, nhẹ nhõm, cười cợt đối với cuộc chơi. Ông còn ngất ngưởng trong nhiều hoạt động khác nữa như năm ông 73 tuổi mà cưới một cô hầu 23 tuổi :“Tân nhân dục vấn lang niên kỉ / Ngũ thập niên tiền nhị thập tam” hay chính ông cũng tự nhận “ Xưa nay mấy kẻ đa tình / Lão trần là một với mình là hai”           Triết lí hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ, xét về cốt lõi đồng nghĩa với một triết lí nhân sinh sâu rộng hơn đã nảy sinh và tồn tại hàng ngàn năm ở phương Đông cũng như ở phương Tây - triết lí “an lạc”, trong đó chữ “an” có ý nghĩa tinh thần, ý nghĩa chủ quan. Cái an hiểu theo nghĩa ấy là điều kiện tiên quyết để cho con người được hưởng cái “lạc”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan hoc trung dai.doc
Tài liệu liên quan